VIẾT KỊCH VỀ BÁC HỒ
Hồi ký
VŨ ĐÌNH PHÒNG
Một hôm, hình như vào
năm 2010, Đài Truyền hình VTV1 gọi điện cho tôi, báo chuẩn bị để Thứ ba tuần
sau, Đài sẽ cử phóng viên đến phỏng vấn tôi về những suy nghĩ khi viết "NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT", vở kịch đầu
tiên về Bác. Thoạt đầu tôi từ chối vì tôi rất ngại trả lời các cuộc phỏng vấn.
Tôi rất lúng túng mỗi khi phải ứng khẩu. Tôi viện lý do : "Kịch bản không chỉ của một mình tôi" Nhưng anh cán bộ Đài Truyền hình đáp : "Đã thế cháu phải xin tự giới thiệu. Bố cháu là X. đã nghỉ hưu nhưng trước kia rất thân với bác và bố cháu biết chắc chắn, tác giả đúng ra là của Bác..." Anh ta đã tỏ ra kiên quyết, tôi không tìm ra được lý do từ chối, đành phải đồng ý.
*
*
Sáng hôm hẹn, tôi lại hoảng hồn khi thấy không phải chỉ
phóng viên với chiếc máy ghi âm cầm tay mà cả một "đoàn" lỉnh kỉnh
máy móc : mấy chiếc đèn rọi, mấy chiếc micro... Không khí "trịnh
trọng" quá làm tôi bối rối. Đến khi cô phóng viên hỏi : "Nhà văn suy
nghĩ thế nào khi viết về Bác Hồ ?" tôi vẫn chưa hết cơn ngỡ ngàng. Bao
nhiêu điều đã chuẩn bị trong óc biến đâu mất sạch. Do mất bình tĩnh, đầu óc rối
tung, tôi trả lời ấp úng, lộn xộn, rối rắm, câu được câu chăng khiến cô phóng
viên giầu kinh nghiệm cũng phải tủm tỉm cười, không ngờ một nhà văn, một đạo diễn mà nói năng
câu cú lủng củng như thế. Khi đoàn VTV đã về, vợ tôi ra dọn cốc tách, cứ cười rũ rượi, sao chồng bà cứ như "gà mắc tóc" đến thế,
*
*
Nhưng cũng từ hôm ấy tôi
mới thử nhớ lại.
Ý nghĩ viết về Bác nảy sinh từ khi tôi được đọc bản thảo tác phẩm "NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHỦ TỊCH". ..
*
Ý nghĩ viết về Bác nảy sinh từ khi tôi được đọc bản thảo tác phẩm "NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHỦ TỊCH". ..
*
Bấy
giờ là năm 1955, ra khỏi quân đội, tôi may mắn được chuyển ngành về Bộ Văn hóa[1] và
nhận công tác tại Phòng Quản lý Xuất bản của NHÀ IN QUỐC GIA[2].
Vào thời điểm ấy, các nhà xuất bản chỉ làm công việc biên tập, rồi gửi bản thảo đến chỗ chúng tôi làm tiếp các khâu cho đến khi ấn phẩm đến tay người đọc : từ rà soát bản thảo lần cuối cùng, cho đánh máy lại, thuê họa sĩ vẽ bìa, đếm số trang để định giá bán, tạm xếp loại để định số lượng in, chuyển đến nhà in, xem lại bản mo-rat cuối cùng, ký giấy cho in, rồi báo cho cơ quan phát hành biết để phân phối cho các hiệu sách trong toàn quốc...
*
Vào thời điểm ấy, các nhà xuất bản chỉ làm công việc biên tập, rồi gửi bản thảo đến chỗ chúng tôi làm tiếp các khâu cho đến khi ấn phẩm đến tay người đọc : từ rà soát bản thảo lần cuối cùng, cho đánh máy lại, thuê họa sĩ vẽ bìa, đếm số trang để định giá bán, tạm xếp loại để định số lượng in, chuyển đến nhà in, xem lại bản mo-rat cuối cùng, ký giấy cho in, rồi báo cho cơ quan phát hành biết để phân phối cho các hiệu sách trong toàn quốc...
*
Mỗi
ngày, Phòng Quản lý Xuất bản chúng tôi nhận được hàng chục bản thảo từ các nhà
xuất bản, các cơ quan nhà nước... Công việc này hoàn toàn hợp với sở thích của
tôi : được tiếp cận với hoạt động văn học nghệ thuật để học hỏi, và nó còn nhen
nhúm cho tôi niềm hy vọng đã le lói từ nhỏ là một ngày nào sẽ có tên in trên
bìa một cuốn sách. Tôi đã sung sướng biết bao khi được gặp gỡ nhiều nhà văn,
nhà thơ qua công việc biên tập, xuất bản những tác phẩm của họ. Đã qua tay tôi vô
số tác phẩm giá trị : "TRUYỆN TÂY BẮC" của Tô Hoài, "NGƯỜI NGƯỜI LỚP LỚP" của Trần Dần, "VƯỢT CÔN ĐẢO" của Phùng Quán, vân vân và vân vân...
Tôi còn được gặp gỡ và làm việc với nhiều họa sĩ tầm cỡ để đặt họ vẽ bìa cho sách : Văn Cao, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Linh Chi ...
Tôi còn được gặp gỡ và làm việc với nhiều họa sĩ tầm cỡ để đặt họ vẽ bìa cho sách : Văn Cao, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Linh Chi ...
Nhưng đến một hôm,
trong chồng bản thảo được gửi đến có một bản thảo thu hút sự chú ý đặc biệt của
tất cả anh em trong Phòng. Chính là bản thảo cuốn "Những mẩu chuyện..." đã nói đến ở trên, do Nhà xuất bản SỰ THẬT gửi đến. Người đầu tiên cầm bản thảo ấy lên, vừa liếc nhìn đã reo to :
"Sách về Bác Hồ, các cậu ơi !" Thế là tất cả bỏ công việc đang làm, lao
đến, tranh nhau xem. Điều ấy rất dễ hiểu : anh em chúng tôi ngưỡng mộ Bác từ
lâu nhưng đều khao khát được biết thêm về Người. Những điều chúng tôi biết phần
lớn chỉ qua những lời kể lẻ tẻ và chưa được kiểm chứng. Bây giờ đã có người
viết khá chi tiết, mà bản thảo lại của Nhà Xuất bản Sự thật, có nghĩa tư liệu
tuyệt đối chính xác.
Duy có một điều khiến
chúng tôi băn khoăn, bàn tán mãi : tên
tác giả bản thảo nghe rất lạ tai : "TRẦN DÂN TIÊN". Lúc đầu chúng tôi
tưởng đánh máy thiếu dấu sắc, phải là "Trần Dân Tiến", sau mới biết đúng
là Trần Dân Tiên. Rõ ràng không phải tên thật. Của ai được nhỉ ? Một cán bộ Ban
tuyên giáo chăng ? Rất có thể là nhà thơ TỐ HỮU. Nhưng không phải. Chắc là
một người đã từng hoạt động với Bác nhiều thập kỷ trước.
Cái tên "Tiên" nghe rất lạ tai. Tác giả "Trần Dân Tiên" chắc phải là nam giới, nhưng nam giới Việt Nam hiếm ai tên là "Tiên". Đoán già đoán non, mỗi người một ý. Có người bảo tên "Dân Tiên" nghe gần với "Dật Tiên". Hay tác giả là người Hoa hoặc người Việt nhưng hoạt động lâu năm ở Trung Hoa ?
*
Phải rất lâu sau này, khi sách đã ra và đến tay người đọc nhiều năm, tôi mới nghe nói tác giả chính là Bác. Nhưng cũng phải đến lúc gặp ông Hà Huy Giáp, khi tôi đến đọc kịch bản "KỂ CHUYỆN BÁC HỒ" (lúc ấy đã "bị" đổi tên thành "NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT") để ông nghe và góp ý kiến, tôi mới dám tin tác giả cuốn sách ấy chính là BÁC. Có thế chứ ! Ngoài Bác ra ai mà biết được đầy đủ quá trình hoạt động cách mạng của Người như thế.
Cái tên "Tiên" nghe rất lạ tai. Tác giả "Trần Dân Tiên" chắc phải là nam giới, nhưng nam giới Việt Nam hiếm ai tên là "Tiên". Đoán già đoán non, mỗi người một ý. Có người bảo tên "Dân Tiên" nghe gần với "Dật Tiên". Hay tác giả là người Hoa hoặc người Việt nhưng hoạt động lâu năm ở Trung Hoa ?
*
Phải rất lâu sau này, khi sách đã ra và đến tay người đọc nhiều năm, tôi mới nghe nói tác giả chính là Bác. Nhưng cũng phải đến lúc gặp ông Hà Huy Giáp, khi tôi đến đọc kịch bản "KỂ CHUYỆN BÁC HỒ" (lúc ấy đã "bị" đổi tên thành "NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT") để ông nghe và góp ý kiến, tôi mới dám tin tác giả cuốn sách ấy chính là BÁC. Có thế chứ ! Ngoài Bác ra ai mà biết được đầy đủ quá trình hoạt động cách mạng của Người như thế.
Được ông Trưởng Phòng
Quản Lý Xuất bản giao cho "làm" cuốn sách, tôi lập tức bắt tay vào
việc. Bản thảo đánh máy rất cẩn thận, nhìn qua đã thấy Nhà Xuất bản Sự Thật
trân trọng bản thảo này đến mức nào. Càng đọc tôi càng bị cuốn hút. Tôi đọc đi
đọc lại đến mức gần như thuộc lòng... Chính nó đã gợi cho tôi ý tưởng viết về Bác.
Thoạt đầu tôi thử viết một truyện ngắn có nhân vật Bác, dựa theo một số tình
tiết trong đoạn kể về Bác ở Pắc Bó, rồi mở rộng ra... Một cậu bé dân tộc Tày
chăn trâu ở Pắc Bó tình cờ gặp và trò chuyện với ông Ké và sau đấy cậu đã hiểu
ra mình phải đối xử với cha mẹ, anh chị em như thế nào...
*
*
Đang loay hoay dập
xóa, thêm bớt với cái truyện ngắn đầu tay ấy thì công việc phải dừng lại. NHÀ IN QUỐC GIA bị giải thể để thành lập CỤC XUẤT BẢN. Nhân viên trong cơ quan lần lượt được chuyển đi nơi
khác, một số đi học. Tôi được cho theo học một khóa tiếng Nga ở Trường Trung
cấp Ngoại ngữ bên Gia Lâm. Truyện ngắn về cậu bé và ông Ké ở Pắc Bó đành bỏ dở.
Học đã vất vả, sau
đấy về nhận công tác tại VỤ NGHỆ THUẬT, công việc cũng không nhàn nhã hơn. Ít
lâu sau, tôi lại được Bộ VĂN HÓA cho đi đào tạo nghề đạo diễn sân khấu tại trường ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU ở LIÊN XÔ (đóng tại thủ đô Moskva). Phải đến khi mọi thứ đã tạm ổn, ý định viết
về Bác Hồ mới trở lại, nhưng lần này không phải truyện ngắn mà là kịch. Tại sao
?
*
*
Chẳng là trong khi học rồi tìm
hiểu thêm về nghệ thuật biên kịch, tôi thấy một thể loại kịch rất hợp cho việc khai
thác chất liệu trong cuốn "NHỮNG MẨU CHUYỆN...". Đấy là thể loại "kịch biên niên". Thể loại này gần
với truyện ở chỗ không đòi hỏi hành động kịch phải tập trung, xoay quanh một
xung đột, mà có thể trải rộng trong một quãng thời gian dài, có khi hàng chục
năm, và diễn ra tại nhiều địa điểm cách xa nhau... Do đấy, ngòi bút được phép
thoải mái hơn, không phải gò ép vào cái khung cứng nhắc "tam duy
nhât" nữa. Thể loại kịch biên niên này
hoàn toàn thích hợp để chuyển dịch "Những
mẩu chuyện..." sang dạng kịch bản.Nó rất gần với thể loại truyện viết theo lối "Kể chuyện" mà tôi rất thích
Hình mẫu cho thể loại
kịch này, tôi thấy trong những vở kịch biên niên của Shakespeare, và trong rất
nhiều kịch bản của các tác giả xô-viết. Trong số này, kịch bản "NHỮNG NĂM THÁNG TRÔI QUA" của nhà văn xô-viết A.
ARBUZOV khiến tôi chú ý nhất. Kịch bản này viết về "quá trình lưu
lạc" của một nhóm bè bạn trong thời gian Chiến tranh Vệ quốc của Liên Xô[3]. Đề
tài chiến tranh rất gần với những kỷ niệm của tôi khi còn trong quân ngũ. Tôi
đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần. Chính vở kịch này đã gợi ý cho tôi
viết một vở kịch về một tốp thanh niên Hà Nội, cũng "lưu lạc" trên
những nẻo đường của cuộc Kháng chiến chống Pháp 1946-1954. Cốt truyện kịch tôi
đã có sẵn trong đầu từ khi đơn vị tôi về tiếp quản Thủ đô, nay tôi đem thực
hiện, mục đích chính là để thí nghiệm và tập dượt các kỹ xảo viết thể loại "kịch
biên niên". Do cốt truyện gần như đã hình thành sẵn trong đầu, ngòi bút của
tôi khá thoải mái lướt trên trang giấy. Và khi đọc lại, tôi thấy khá ổn, và tạm lấy tên là "NGƯỜI HÀ NỘI" (sau tôi đổi tên thành "TỪ CĂN GÁC ẤY"). Từ kinh nghiệm ấy, tôi bắt tay viết "KỂ CHUYỆN BÁC HỒ" theo kiểu "biên niên", dựa theo chất liệu cuốn "NHỮNG MẢU CHUYỆN...".
*
Năm cuối ở Trường Sân khấu Liên Xô quá vất vả, tôi mới chỉ phác qua bố cục và phác qua vài lớp thì phải ngưng lại, tính khi về nước sẽ tiếp tục. Khốn nỗi về nước, tôi cũng chưa rảnh rỗi được. Nghề chuyên môn tôi được đào tạo chính quy đâu phải nghề biên kịch mà là nghề đạo diễn. Công việc dồn dập, luôn phải làm việc ở các địa phương, hết dựng tiết mục cho đoàn Kịch tỉnh này lại dựng tiết mục cho đoàn Chèo tỉnh kia, đoàn Cải lương tỉnh nọ. Tôi chỉ có thể dành rất ít thời gian giữa hai đợt dàn dựng cho việc viết.
Đúng lúc ấy, một đề tài khác lại cuốn hút tôi hơn, vì tính thời sự của nó và vì vốn sống khá phong phú của tôi về cuộc sống nông dân. Đấy là đề tài về tiến hành cách mạng khoa học kỹ thuật ở nông thôn. Tôi bắt tay vào viết về đề tài này, cũng sử dụng thủ pháp của kịch biên niên. Vở được viết khá nhanh và hoàn thành vào đầu năm 1975, tôi lấy tên là "SAO THẦN NÔNG". Vậy là vẫn chưa có thời giờ thực hiện ý đồ hoàn thiện vở kịch về Bác Hồ mà tôi cảm thấy quá khó.
*
*
Năm cuối ở Trường Sân khấu Liên Xô quá vất vả, tôi mới chỉ phác qua bố cục và phác qua vài lớp thì phải ngưng lại, tính khi về nước sẽ tiếp tục. Khốn nỗi về nước, tôi cũng chưa rảnh rỗi được. Nghề chuyên môn tôi được đào tạo chính quy đâu phải nghề biên kịch mà là nghề đạo diễn. Công việc dồn dập, luôn phải làm việc ở các địa phương, hết dựng tiết mục cho đoàn Kịch tỉnh này lại dựng tiết mục cho đoàn Chèo tỉnh kia, đoàn Cải lương tỉnh nọ. Tôi chỉ có thể dành rất ít thời gian giữa hai đợt dàn dựng cho việc viết.
Đúng lúc ấy, một đề tài khác lại cuốn hút tôi hơn, vì tính thời sự của nó và vì vốn sống khá phong phú của tôi về cuộc sống nông dân. Đấy là đề tài về tiến hành cách mạng khoa học kỹ thuật ở nông thôn. Tôi bắt tay vào viết về đề tài này, cũng sử dụng thủ pháp của kịch biên niên. Vở được viết khá nhanh và hoàn thành vào đầu năm 1975, tôi lấy tên là "SAO THẦN NÔNG". Vậy là vẫn chưa có thời giờ thực hiện ý đồ hoàn thiện vở kịch về Bác Hồ mà tôi cảm thấy quá khó.
*
Giữa lúc ấy, tình
hình chiến sự diễn biến nhanh chóng. Quân đội ta tốc chiến tốc thắng tiến thẳng
về phía Nam, giải phóng hết tỉnh này đến tỉnh khác. Cuối cùng là Sài Gòn. Xe
tăng quân đội ta tiến vào Dinh Độc Lập. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc tòa
nhà kiên cố ấy. Chế độ miền Nam sụp đổ. Tổ quốc hoàn toàn độc lập, thống nhất.
Lịch sử dân tộc mở ra một trang mới đầy triển vọng huy hoàng...
Trong niềm hân hoan
chung ấy, giới nghệ sĩ sân khấu hào hứng xây dựng những tiết mục ca ngợi Tổ
Quốc Anh hùng. Riêng tôi thấy đã có đà để làm tiếp vở kịch về Bác Hồ. Tôi lấy
bản bố cục đã phác qua từ hồi học ở Liên Xô, cân nhắc. Rồi đọc lại cuốn "Những Mẩu chuyện...".
Cảm thấy vốn sống còn
ít ỏi khó phóng bút, tôi tính sẽ bám sát từng sự việc trong cuốn sách, chỉ thêm
lời đối thoại cho các nhân vật. Cảnh mở đầu là khi Bác lần đầu đặt chân lên đất
Nga. Hành động kịch diễn ra trên bến cảng Leningrad. Trong cảnh này tôi tạo vài
lớp "gây không khí" chuẩn bị cho sự kiện chính : Bác xuất hiện. Lớp
đầu : một tốp thủy thủ chờ đón con tầu biển nước ngoài sắp cập bến. Vừa làm họ
vừa bình luận, tranh cãi sôi nổi về những sự kiện chính trị đang diễn ra trên
đất nước xô-viết, rồi về bệnh tình trầm trọng của Lênin... Lớp hai : mấy nhân
viên Ủy ban Đặc biệt Toàn Nga giải một tên sĩ quan Bạch vệ đi ngang qua, hắn bị
mọi người la ó, chưởi rủa... Cuối cùng là Bác của chúng ta xuất hiện, lúc ấy
còn là một chàng trai khôi ngô, tuổi mới ngoài 30, khuôn mặt gầy, dáng nhanh
nhẹn, mặc bộ âu phục dản dị, đội mũ
"phớt", tay xách chiếc va-li nhỏ...
*
Thấy cảnh đầu xem chừng đã tạm ổn, tôi viết sang cảnh tiếp theo... Phác ra xong vài cảnh, đọc lại thấy chưa ổn, tôi tạm gác lại để suy nghĩ thêm. Tôi hiểu viết về Bác là một trách nhiệm quá lớn, có lúc đã định bỏ. Nhưng tôi nghĩ, mình viết trước hết là "cho mình", để tự khẳng định với bản thân và để thỏa mãn ý thích, còn sau này có được dàn dựng và biểu diễn hay không, thành công hay thất bại là chuyện không quan trọng. Nhất là thành công về tài chính lại càng không. Bởi tôi nghĩ, để sống thì đã có lương nhà nước, lại thêm thù lao đạo diễn, cũng tạm đủ. Nếu thiếu thì có thể dịch để kiếm thêm. Còn viết là công việc hoàn toàn tự nguyện và tự ý, không cần quan tâm đến có ai sử dụng không và kết quả thế nào. Cách suy nghĩ ấy cho phép tôi được hoàn toàn tự do viết theo ý mình, không bị bất cứ một sức ép nào. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái là tôi dễ dàng gác lại mỗi khi có một công việc khác hữu dụng hơn.
*
Thấy cảnh đầu xem chừng đã tạm ổn, tôi viết sang cảnh tiếp theo... Phác ra xong vài cảnh, đọc lại thấy chưa ổn, tôi tạm gác lại để suy nghĩ thêm. Tôi hiểu viết về Bác là một trách nhiệm quá lớn, có lúc đã định bỏ. Nhưng tôi nghĩ, mình viết trước hết là "cho mình", để tự khẳng định với bản thân và để thỏa mãn ý thích, còn sau này có được dàn dựng và biểu diễn hay không, thành công hay thất bại là chuyện không quan trọng. Nhất là thành công về tài chính lại càng không. Bởi tôi nghĩ, để sống thì đã có lương nhà nước, lại thêm thù lao đạo diễn, cũng tạm đủ. Nếu thiếu thì có thể dịch để kiếm thêm. Còn viết là công việc hoàn toàn tự nguyện và tự ý, không cần quan tâm đến có ai sử dụng không và kết quả thế nào. Cách suy nghĩ ấy cho phép tôi được hoàn toàn tự do viết theo ý mình, không bị bất cứ một sức ép nào. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái là tôi dễ dàng gác lại mỗi khi có một công việc khác hữu dụng hơn.
Đầu năm 1976 đột
nhiên Sở Văn hóa Quảng Ninh quyết định xây dựng tiết mục cho Đoàn Kịch của Tỉnh
bằng cách sử dụng kịch bản "SAO THẦN NÔNG" của tôi và mời tôi làm đạo diễn luôn. Công việc lại bận rộn,
nhưng may thay, khi nghe có tiết mục mới vừa hoàn thành, lãnh đạo Bộ[5] yêu
cầu diễn thử cho xem. Xem xong, các vị khen ngợi hết lời và hứa sẽ giới thiệu
với Ban Trù bị Đại Hội Đảng sắp tới để làm tiết mục chào mừng Đại hội. Không
ngờ buổi diễn cho Ban Trù bị đạt thành công tốt đẹp ngoài dự đoán của tôi khiến
tôi rất vui và cũng cho tôi được rảnh rang để tiếp tục làm công việc sáng tác.
*
Niềm vui mới đang bao trùm khắp đất nước. Thấy các đoàn sân khấu hồ hởi đua nhau xây dựng tiết mục mới ca ngợi Tổ Quốc, và thấy đề tài lịch sử đang thu hút sự chú ý đặc biệt. Tôi bèn gác lại mọi công việc, dành toàn bộ công sức cho "KỂ CHUYỆN BÁC HỒ".
Lấy bản nháp đã viết ra đọc lại, tôi thấy không thể mở đầu bằng cảnh Bác đặt chân lên đất nước của Lenin... Cần có một hoặc hai cảnh kịch xảy ra trước đấy, thể hiện hoạt động của Người ở Tây Âu. Thậm chí cảnh mở đầu có thể xảy ra tại Sai-gòn, khi Bác quyết định rời Tổ Quốc để "xem các nước".
Niềm vui mới đang bao trùm khắp đất nước. Thấy các đoàn sân khấu hồ hởi đua nhau xây dựng tiết mục mới ca ngợi Tổ Quốc, và thấy đề tài lịch sử đang thu hút sự chú ý đặc biệt. Tôi bèn gác lại mọi công việc, dành toàn bộ công sức cho "KỂ CHUYỆN BÁC HỒ".
Lấy bản nháp đã viết ra đọc lại, tôi thấy không thể mở đầu bằng cảnh Bác đặt chân lên đất nước của Lenin... Cần có một hoặc hai cảnh kịch xảy ra trước đấy, thể hiện hoạt động của Người ở Tây Âu. Thậm chí cảnh mở đầu có thể xảy ra tại Sai-gòn, khi Bác quyết định rời Tổ Quốc để "xem các nước".
Tôi bèn bố cục lại :
Cảnh I (cảnh mở đầu) xảy ra tại Sài-gòn, trong một ngôi nhà nhỏ ở xóm nghèo, nơi Nguyễn đến tạm trú với một người bạn. Anh quyết định xin làm chân phụ bếp trên con tầu biển sắp rời Đông Dương. Thân sinh người bạn của anh là một nhà nho già yêu nước nhưng đã mất hết hy vọng cứu nước.
Đến đây tôi sực nhớ đến ông nội tôi. Thuở nhỏ tôi đã nhìn thấy ông nội tôi dán một tờ giấy hồng điều rất to, trên viết một chữ Hán đại tự bằng mực Tàu. Tôi hỏi chữ gì thì ông nội tôi chỉ cười, không nói. Cha tôi bảo đấy là chữ "NHẪN" ! Cảnh mở đầu này tôi cũng đặt hành động trên cái nền trang trí có một chữ Hán : "NHẪN" rất to bằng mực đen viết trên tờ giấy đỏ dán trên vách... Trong Cảnh là cuộc trao đổi giữa nhà nho già bi quan về thời cuộc với Nguyễn và giữa anh với người bạn thân, con trai cụ, nhằm thể hiện sự "chuyển giao thế hệ" giữa lớp người yêu nước "Văn thân" với lớp trẻ. Vở kịch có được sự mở đầu tốt nên phát triển rất thuận lợi.
Cảnh I (cảnh mở đầu) xảy ra tại Sài-gòn, trong một ngôi nhà nhỏ ở xóm nghèo, nơi Nguyễn đến tạm trú với một người bạn. Anh quyết định xin làm chân phụ bếp trên con tầu biển sắp rời Đông Dương. Thân sinh người bạn của anh là một nhà nho già yêu nước nhưng đã mất hết hy vọng cứu nước.
Đến đây tôi sực nhớ đến ông nội tôi. Thuở nhỏ tôi đã nhìn thấy ông nội tôi dán một tờ giấy hồng điều rất to, trên viết một chữ Hán đại tự bằng mực Tàu. Tôi hỏi chữ gì thì ông nội tôi chỉ cười, không nói. Cha tôi bảo đấy là chữ "NHẪN" ! Cảnh mở đầu này tôi cũng đặt hành động trên cái nền trang trí có một chữ Hán : "NHẪN" rất to bằng mực đen viết trên tờ giấy đỏ dán trên vách... Trong Cảnh là cuộc trao đổi giữa nhà nho già bi quan về thời cuộc với Nguyễn và giữa anh với người bạn thân, con trai cụ, nhằm thể hiện sự "chuyển giao thế hệ" giữa lớp người yêu nước "Văn thân" với lớp trẻ. Vở kịch có được sự mở đầu tốt nên phát triển rất thuận lợi.
*
Đúng vào thời điểm ấy, báo chí đăng thông báo sẽ triệu tập ĐẠI HỘI ĐẢNG Khóa IV.
Giới sân khấu càng hăng hái, sôi nổi viết và dàn dựng để ca ngợi chiến thắng và thống nhất đất nước, chào mừng Đại hội. Bộ Văn hóa và Cục Biểu diễn Nghệ thuật của Bộ cùng với Hội Nghệ sĩ Sân khấu chủ trương phải có một món quà dâng lên Đại Hội. Mấy cuộc họp gồm lãnh đạo các đoàn sân khấu ở Trung Ương cùng với một số nhà biên kịch và đạo diễn có uy tín đã được triệu tập, nhưng qua mấy cuộc họp, câu hỏi "chọn tiết mục nào" vẫn chưa có lời giải.
Đúng vào thời điểm ấy, báo chí đăng thông báo sẽ triệu tập ĐẠI HỘI ĐẢNG Khóa IV.
Giới sân khấu càng hăng hái, sôi nổi viết và dàn dựng để ca ngợi chiến thắng và thống nhất đất nước, chào mừng Đại hội. Bộ Văn hóa và Cục Biểu diễn Nghệ thuật của Bộ cùng với Hội Nghệ sĩ Sân khấu chủ trương phải có một món quà dâng lên Đại Hội. Mấy cuộc họp gồm lãnh đạo các đoàn sân khấu ở Trung Ương cùng với một số nhà biên kịch và đạo diễn có uy tín đã được triệu tập, nhưng qua mấy cuộc họp, câu hỏi "chọn tiết mục nào" vẫn chưa có lời giải.
Đến cuộc họp cuối
cùng. Thứ trưởng Bộ Văn hóa CÙ HUY CẬN chủ trì, tuyên bố, việc chọn tiết mục
nào để dâng lên Đại Hội phải giải quyết dứt điểm trong cuộc họp này, bởi từ nay
đến Đại Hội thời gian không còn nhiều, mà việc xây dựng tiết mục không đơn
giản, nào chỉnh đốn kịch bản, dàn tập, nào đóng trang trí, may trang phục v.v...
Nếu trong ngày hôm nay không quyết định được thì đành bỏ ý định "dâng
quà" lên Đại hội vậy.
Trước tiên là điểm
lại tất cả những tiết mục sân khấu về đề tài lịch sử vẻ vang của dân tộc hiện
có, xem tiết mục nào xứng đáng "đại diện" cho giới sân khấu để dâng
lên Đại Hội ? Mỗi đại biểu mỗi ý, cuối cùng không tiết mục nào được đa số ủng
hộ. Có người đưa ra ý kiến, hay lấy ở mỗi tiết mục đề tài lịch sử dân tộc một
trích đoạn rồi ghép lại thành một chương trình biểu diễn. Ý kiến này bị bác
ngay vì nếu thế sẽ thành một đêm trình diễn hổ lốn, bởi sẽ có trích đoạn Kịch, trích
đoạn Tuồng, Chèo, Cải lương, Dân ca...
Cuộc tranh cãi diễn
ra sôi nổi nhưng không ý kiến nào được đa số tán thành. Sau cuộc cãi vã gay gắt
đến một sự im lặng nặng nề, mỗi người đuổi theo một ý nghĩ về cách chọn
"quà của giới nghệ sĩ sân khấu" dâng lên Đại Hội Đảng.
Tôi ngồi phía sau,
thấy người nóng ran lên, bèn mạnh dạn giơ tay. "Hay ta xây dựng một tiết mục về Bác Hồ ?" Mọi
người nhao nhao : "Nếu thế thì nhất rồi. Nhưng kiếm đâu ra kịch bản
?" Tôi ân hận đã chót đưa ra ý kiến ấy. Nhưng đâm lao phải theo lao. Tôi
đành nói : "Tôi đang viết một vở lấy tên là "Kể chuyện Bác Hồ", đến nay đã xong 5 cảnh, chỉ còn cảnh cuối
cùng tuy chưa viết nhưng đã có dàn ý tỷ mỷ, chi tiết, thậm chí đã viết một vài
lớp tạm hoàn chỉnh."
Thứ trưởng Cù Huy Cận
nói, để quyết định vấn đề này, tốt nhất là ngay bây giờ Vũ Đình Phòng đem đọc
thử cho mọi người nghe những cảnh đã viết xong rồi trình bầy ý đồ viết cho cảnh
cuối cùng. Tôi nói để bản nháp ở nhà. Ông Huy Cận hỏi, xa đây không, nếu về lấy
thì cần bao nhiêu thời gian ? Tôi trả lời là ở Khu Tập thể Trung Tự, đạp xe về đấy
và đến đây mất không quá 40 phút. Ông Cận bảo : "Cho cậu một tiếng !"
Rồi ông hướng về phía các đại biểu, nói đại ý : "Ta nghỉ giải lao một
tiếng. Cuộc họp kéo dài, chắc không ai kịp về ăn trưa, ta ra phố ăn tạm thứ gì
rồi quay vào tiếp tục làm việc. Cần khẩn trương bởi không thể nấn ná thêm được
nữa. Nếu hôm nay vẫn không quyết định được tiết mục nào, thì đành chân tay
không... nhìn Đại hội Đảng vậy."
*
*
Sau khi nghe tôi đọc xong năm cảnh và trình
bầy ý đồ chi tiết cảnh cuối cùng, mọi người đều nhất trí chọn kịch bản của tôi.
Thứ trưởng Cù Huy Cận hỏi tôi cần bao nhiêu thời gian để hoàn tất kịch bản. Tôi
đáp, mười ngày. Ông Thứ trưởng cười : "Cho ông hai tuần lễ." Rồi quay
sang chị Hà Nhân, quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, và cũng là thủ
trưởng của tôi, nói : "Chị Hà Nhân thu xếp
để ông Phòng được tập trung hoàn toàn vào việc này."
Tiếp theo, cuộc họp bàn
về đơn vị nào sẽ đảm nhiệm việc dựng vở. Bà Ái Liên, Giám đốc Nhà hát Cải lương
Trung ương xin nhận. Đến khâu chọn đạo diễn. Mọi người đề nghị Dương Ngọc Đức và
anh nhận...
*
*
Tôi về nhà viết ngày đêm. Thứ trưởng Hà Huy
Giáp cho người nhắn tôi đến đọc cho ông nghe để ông biết, còn "có ý
kiến" trong Đảng Đoàn Bộ[6]. Tôi cố hoàn thành và đem đến đọc cho ông
nghe. Nghe xong, ông nói đại ý. Nội dung được. Nhưng có vài chỗ nên bổ sung.
Thứ nhất, Bác đến Liên Xô lần đầu không phải bằng tầu biển mà bằng xe lửa, qua
đất Ba Lan..."
Tôi đáp : "Tôi
viết theo cuốn "Những Mẩu chuyện về
đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch..."
Ông H.H. Giáp nói :
"Nhiều lúc Bác quên. Nhưng theo tư liệu chính xác thì không phải Bác đến
bằng tầu biển, và lại trước khi Lenin mất khá lâu. Nhưng thôi được, nhà văn có
thể hư cấu thêm đôi chút, trường hợp này không hại gì. Còn điểm thứ hai, tôi
muốn cậu thêm một lớp Bác đọc "Luận
cương Tháng tư" của Lenin. Cậu thêm vào trong cái chỗ miêu tả Bác ở
Paris ấy. Cái này thì cậu phải làm vì chính do đọc tác phẩm ấy mà Bác quyết
định gia nhập Quốc Tế III."
*
*
Về nhà, tôi viết thêm
một lớp Bác đọc tác phẩm ấy của Lenin trong một nhà trọ tại Paris.
Một tuần sau tôi đem
đến đưa chị Hà Nhân, Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn. Chị hứa sẽ đọc
ngay. Hôm sau, chị gặp tôi và cuộc trao đổi diễn ra như sau :
- Kịch bản nội dung
tốt, rất tốt là đằng khác. Chỉ có điều ông viết khô quá.
- Tôi nghĩ đây là
viết về lãnh tụ, làm sao đùa giỡn được. Nghiêm một chút cũng là cần thiết...
- Nhưng người xem
cũng phải thấy hứng thú chứ ? Các đại biểu cũng thế mà công chúng bình thường
càng cần tươi mát hơn. Tôi đề nghị thế này. Kéo Hà Văn Cầu cùng tham gia vào
công việc này. Ông ấy sẽ thêm chất tươi mát cho kịch bản. Nổi tiếng là chuyên
gia về "hề Chèo" kia mà.
Tôi choáng váng và
nói :
- Tôi sợ văn phong
của tôi và của anh Cầu không ăn nhập với nhau. Sẽ thành một kịch bản không nhất
quán. Tôi đề nghị thế này : chị thấy chỗ nào khô quá thì bảo tôi, tôi sẽ sửa
sang, thêm mắm muối vào cho mát mẻ hơn...
- Ôi, ông Phòng ! Ông
nên nghĩ rộng ra. Đây không còn là kịch bản của ông nữa mà là của chung giới
sân khấu dâng lên Đại hội Đảng. Của chung toàn giới ! Ông mở đầu thế rất tốt,
nhưng không nên hẹp hòi thế. Nên để cả người khác cùng tham gia vào.
Nghe chị nói xong tôi
nghẹn lời. Chị ấy bảo đây không còn là của một mình tôi nữa, mà là của cả giới sân khấu ! Thế thì cãi sao được
? Tôi thầm nghĩ "Vậy là công cốc.
Kịch bản không còn của riêng mình ! Cái lý chị ấy đưa ra làm sao phản bác được
? Đành chịu thua thôi !"
Cái câu : "Bây giờ kịch bản không còn là của cá nhân
ông nữa mà đã là chung của cả giới sân khấu !" sau này sẽ ám ảnh tôi
suốt đời. Đã nhiều lúc tôi thử nghĩ xem, trong trường hợp ấy, người khôn ngoan
sẽ đáp lại ra sao ? Sẽ viện cớ gì để từ chối ? Nghĩ suốt bốn chục năm nay mà
chưa nghĩ ra.
*
*
Mươi hôm sau chị Hà
Nhân đưa tôi bản đã sửa chữa bổ xung của ông Hà Văn Cầu, được đánh máy cẩn
thận, để tôi "xem và có ý kiến". Từ lúc cẩm về tôi để một chỗ, định
lúc nào thật bình tĩnh cũng thử đọc một cái. Nhưng rồi không đủ can đảm để đọc,
tôi cất đi. Vậy là cho đến ngày hôm nay tôi vẫn chưa đọc cái kịch bản
"chung" của hai người ấy.
Vài hôm sau, tôi tình
cờ gặp bác sĩ Lê Hải Chi, Phó Chủ nhiệm khoa Tinh Thần Kinh của Bệnh viện Quân
đội 103. Anh Hải Chi hỏi tôi về bệnh đau dây thần kinh hông hiện ra sao. Khi tôi
bảo vẫn còn đau, bác sĩ Chi khuyên tôi vào chỗ anh ấy nằm ít lâu, vừa để chiếu
chụp kiểm tra vừa tiếp tục điều trị. Bệnh viện 103 vẫn còn ở nơi sơ tán, rất thoáng
mát, chỉ cách Thị xã Hà đông mươi cây số. Tôi ngẫm nghĩ rồi nhận lời.
*
*
Hai tháng sau, sát
Tết âm lịch, tôi ra viện mới biết kịch bản đã có tên mới, không do tôi đặt, là
"Người Công Dân số Một". Và
tiết mục chỉ diễn mấy ngày trong thời gian Đại hội Đảng, nay đã thôi không diễn
nữa. Vậy là cho đến ngày hôm nay, kịch bản tôi chưa đọc và tiết mục tôi cũng
chưa xem, không biết mặt mũi nó ra sao ! Tôi có tính gạt phăng mọi thứ làm mình
không vui, nên quyết định quên cái kịch bản và tiết mục ấy đi.
*
Nói thêm, là nghe tin tôi ra viện, ông Phạm Chính, Trưởng Ty Văn hóa Quảng Ninh đến gặp, cho biết "SAO THẦN NÔNG" được diễn trong Đại hội Đảng IV và được Ban Tổ chức Đại hội tặng bằng khen. Tết năm ấy, ông Cù Huy Cận, Thứ trưởng Bộ Văn hóa đến chúc Tết một số cán bộ của Bộ sống tại Nhà A1, khu Tập thể Trung Tự. Khi ghé vào nhà tôi, ông vui vẻ bắt tay tôi nói : "Chào tác giả Sao Thần Nông !"
Nói thêm, là nghe tin tôi ra viện, ông Phạm Chính, Trưởng Ty Văn hóa Quảng Ninh đến gặp, cho biết "SAO THẦN NÔNG" được diễn trong Đại hội Đảng IV và được Ban Tổ chức Đại hội tặng bằng khen. Tết năm ấy, ông Cù Huy Cận, Thứ trưởng Bộ Văn hóa đến chúc Tết một số cán bộ của Bộ sống tại Nhà A1, khu Tập thể Trung Tự. Khi ghé vào nhà tôi, ông vui vẻ bắt tay tôi nói : "Chào tác giả Sao Thần Nông !"
Sau Tết chừng một
tháng, Thứ trưởng Hà Huy Giáp cho người gọi tôi đến gặp "để truyền đạt ý
kiến của ông Trường Chinh" sau buổi xem vở kịch về Bác Hồ. Tôi rất muốn từ
chối nhưng không nghĩ ra được lý do gì, đành đến gặp vậy. Ông cho biết, trong
số lãnh đạo cao cấp của Đảng ngồi xem, chỉ có ông Trần Quốc Hoàn cho rằng tiết
mục chưa hay nhưng vẫn có thể dùng và cho phép Bộ Công An diễn ở Câu lạc bộ của Bộ. Các vị khác thì yêu cầu phải sửa chữa, nâng
cao rồi mới diễn được. Tóm tắt mấy nhận xét của các vị ấy chủ yếu xoay quanh
hai điểm như sau :
1 - Những lớp gây
cười, thí dụ hai tên lính khố xanh pha trò, vô duyên và hạ thấp tiết mục, cần giảm
bớt.
(Mấy lớp gây cười này
không phải của tôi.)
2 - Diễn viên đóng
vai Bác chẳng giống Bác chút nào, già quá, lại gù lưng. Diễn cùng chưa được.
Phải thay diễn viên khác, - ông Giáp cười nói : - Trong lúc xem, mấy lần anh
Trường Chinh quay sang mình, nói nhỏ "Bảo cậu diễn viên đóng vai Bác đứng
vào chỗ tôi tối cho đỡ lộ cái lưng gù và cái mặt chẳng giống Bác chút nào ấy đi!"
Rồi ông Thứ trưởng
kiêm Bí thư Đảng đoàn Bộ Văn hóa đưa ý kiến, liệu tôi có thể thu xếp để đi tìm diễn viên
đóng vai Bác được không ? Đến tất cả các địa phương từ Bắc chí Nam, lựa những thanh
niên có thể đóng vai Bác, rồi đưa tất cả về Hà Nội huấn luyện. Sau đấy chọn 2-3
người đóng đạt nhất. Bây giờ đất nước mình bao la, thiếu gì người để ta có thể cân
nhắc, chọn lựa. Bộ sẽ cho xe đưa cậu đi và cấp kinh phí đầy đủ suốt thời gian
công tác .
*
*
Tôi hứa sẽ suy nghĩ và
trả lời ông sau, nhưng trong đáy lòng tôi đã quyết định không quan tâm, suy
nghĩ đến cái kịch bản cũng như cái tiết mục biểu diễn ấy nữa. May thay sau đấy
ông Hà Huy Giáp không còn ở Bộ Văn hóa nữa. Thế là tôi đỡ phải tìm lý do từ
chối.
Chuyện không vui nhưng
biết làm sao được ? Sống ở đời, mỗi người đều gặp cả những chuyện vui và không
vui. Đấy là lẽ bình thường.
______
CHÚ THÍCH. Bài viết này đã đăng
trên Tạp chí Sân khấu cách đây vài năm, tôi không nhớ số bao nhiêu và ra ngày
nào.
[1] Bấy giờ
các Hội văn học nghệ thuật còn nằm trong Bộ Văn Hóa
[2] Tiền
thân của Cục Xuất bản bây giờ
[3]
Sau này tôi đã dịch và Vụ Nghệ thuật Sân khấu đã xuất bản, tôi lấy tên người
dịch là Nguyễn Nam
[4] Vở đầu tay này về sau tôi
đặt tên là "Từ Căn gác ấy".
Cảnh đầu xảy ra ở Hà Nội năm 1946, khi họ "ra đi" và cảnh cuối cũng
lại ở Hà Nội, khi họ trở về năm 1954. Những cảnh giữa xảy ra tại nhiều địa điểm
ở Việt Bắc vào các năm 1949, 1951... Có cả một cảnh ở Điện Biên Phủ xảy ra năm 1954. Vở được NHÀ HÁT
KỊCH dàn dựng, nhưng chưa xong thì vướng tình hình Thống nhất Đất nước nên đã
bị gác lại, và cũng đã được đưa vào trong cuốn "KỊCH VŨ ĐÌNH PHÒNG"
do Nhà Xuất bản Sân khấu in năm 2010.
[5] Lúc ấy
là Tướng Trần Độ, về Bộ Văn hóa làm Bí thư Đảng đoàn.
[6] Lúc ấy
ông là Bí thư Đảng đoàn Bộ Văn hóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét