NÀNG MANI THOONG
XINH ĐẸP
Kịch trào lộng và hoang đường
NHÂN VẬT
Người
trần :
MANI THOONG - cô gái 17 tuổi, xinh
đẹp
KHĂM PHÈNG - chàng trai 19 tuổi,
đức hạnh
QUAN - Chau Mường[1]
- cha Ma-ni Thoong
ÔNG - cha Khăm Phèng, lòa.
BÀ - mẹ
Khăm Phèng cũng lòa
BÀ VÚ
LÍNH 1
LÍNH 2
Nhân
vật hoang đường :
NGỌC HOÀNG - chúa tể hoàn vũ
BẮC ĐẨU - Thần mặt
đỏ, áo mũ đỏ
NAM TÀO - Thần
mặt đen,áo mũ đen
ĐẦU TRÂU - quỷ sứ
ĐẦU BÒ - quỷ sứ
ĐẦU NGỰA - quỷ sứ
Nhân vật trong cổ tích :
ANH MÙ
ANH SÁNG
PHẦN THỨ NHẤT
1. Mani Thoong
Phòng riêng của Tiểu Thư Mani Thoong, con gái quan
Chau mường Viêng Phạ. Bà vú nuôi của Tiểu Thư bước vào.
BÀ VÚ : Con gái
thời nay đến lạ. Chẳng biết e
thẹn là gì.
Mới nhác thấy cậu trai nào vừa mắt là về nhà đã tơ tưởng không nguôi. Nước
chẳng thiết uống, cơm chẳng thiết ăn. Đêm cũng trằn trọc không yên giấc. Chẳng
biết cậu trai kia tuấn tú đến mức nào mà cô Tiểu Thư nhà tôi say mê đến thế !
[Mani Thoong chạy vào. Đấy là một cô gái
trẻ, trạc 16-17 tuổi, ăn mặc gọn gàng theo kiểu dân tộc miền núi.]
MANI THOONG: Vú ơi, đội giúp em cái
khăn này với!
(Ngồi
xuống ghế để bà Vú làm giúp.) Vú nhanh tay lên kẻo chàng
sắp đến bây giờ.
BÀ VÚ : Đến đây à ?
MANI THOONG : Đến dinh của cha.
BÀ VÚ : Thế thì lo gì ? Công từ
còn phải hầu chuyện quan Chau hàng nửa buổi ấy chứ.
MANI
THOONG : Nhưng lỡ chàng đi qua
sân, nhìn vào
đây thấy em thì sao ? Ôi, không biết chàng sẽ nghĩ gì về em nhỉ? Chàng có chê
trách em điểm nào không ? Hay em mặc cái áo tím màu hoa sim vậy ? Vú thấy thế
nào ? Trong hai cái áo ấy vú thấy cái nào hợp với em hơn ?
BÀ VÚ : Áo nào chẳng thế. Áo quần
chỉ là thứ bên ngoài.
Người ta nhìn là nhìn vào mặt mày, vóc dáng con người ấy chứ.
MANI
THOONG : Nhưng em xấu xí lắm. Nếu ăn mặc khéo
thì trông còn đỡ. Vú nói đi ! Cái áo nào hợp với dáng người em hơn ? Cái
áo nào làm mờ đi những xấu xí của em hơn
?
BÀ VÚ : Hai cái áo như nhau.
MANI THOONG :
Không phải. Hình như cái áo màu hồng hợp với
em hơn. Kìa, Vú nói đi chứ ? Vú nhìn hộ em xem.
BÀ VÚ : Ừ, cái áo ấy đẹp đấy.
MANI THOONG : Hay cái màu tím ? Vú
thấy thế nào ? Vú
trả lời em đi chứ ? (Rơm rớm nước mắt.) Ôi, Vú không giúp, em biết nhờ
ai được ? Giá còn mẹ em thì em chẳng phải hỏi Vú.
BÀ VÚ : Thôi được. Để Vú nhìn lại
xem nào. Phải rồi, áo hồng hợp với em hơn.
MANI THOONG : Vú nói thật đấy chứ ? Thế
là em yên tâm
rồi. (Soi gương.) Em đánh phấn thế này đậm quá không, Vú ?
BÀ VÚ : Hôm nay em đánh rất vừa.
Không đậm đâu.
MANI THOONG : Vú nói thật đi. Em không
ngại đánh lại đâu.
BÀ VÚ : Vú nói dối em làm gì ?
MANI THOONG : Thôi được, vậy Vú vấn
khăn cho em thật
khéo vào nhé. Lỡ có điểm nào sơ suất mà chàng không vừa ý thì đau khổ cho em
chừng nào. Ôi, Vú ơi ! Em hồi hộp quá. Tương lai cuộc đời của em phụ thuộc vào
giây phút sắp đến này đây.
Chỉ
cần chàng nhận lời.
Em
sẽ là người con gái sung sướng nhất thế gian!
Hơn
mọi Bà phi, Bà chúa trên đời
Nhưng
lỡ chàng không ưng em.
Em
sẽ thành con bé khốn khổ nhất.
Tất
cả chỉ ở cái gật đầu.
Chàng
có thể ban cho em hạnh phúc vô biên,
Hoặc
đẩy em vào ngục tù đau khổ.
BÀ VÚ : Còn quan Chau nữa chứ ?
Hình như hôm nay Quan lớn gặp Công Tử là lần đầu phải không ?
MANI THOONG : Cha thì em không
ngại. Thế nào cha cũng
chiều em. Mà nếu cha không chiều thì em chỉ cần nhịn cơm vài bữa là cha
hết vía và làm theo mọi điều em muốn. Cái chính là chàng. (Đứng dậy, soi
gương, làm dáng.) Sao hôm nay Vú vấn khăn cho em xấu thế ? Vú vấn lại đi. (Bỏ
khăn, làn tóc dài xổ tung.) Vú vấn đúng như hôm Tết, đầu năm, Vú đưa em đi
xuất hành ấy. Hôm ấy Vú vấn khéo đến nỗi các bà đến lễ chùa đều trầm trồ khen
em đẹp. (Ngồi xuống, ngoan ngoãn.) Hôm nay Vú phải vấn đẹp hơn hôm ấy
đấy.
BÀ VÚ (miễn cưỡng
vấn lại). Cậu
ta đẹp trai lắm phải không
? Tiểu Thư chưa kể Vú nghe đấy. Dáng người ra sao ? Cặp mắt, cái miệng thế nào
? Rồi cái mũi, đôi tai ? Cậu ta đi đứng ra sao ? Nhẹ nhõm kiểu thư sinh hay bệ
vệ như Quan lớn nhà ta ?
MANI
THOONG : Chính em cũng đang hồi hộp, chưa biết mặt mũi chàng ra sao...
BÀ VÚ (ngạc nhiên). Sao
lại thế ? À, mà Tiểu Thư cũng chưa
kể vú nghe, Tiểu Thư gặp Công Tử ở đâu, trong dịp nào đấy.
MANI THOONG : Em chưa gặp chàng bao
giờ.
BÀ VÚ (lại càng kinh ngạc). Vậy
sao Tiểu Thư lại đòi Quan
Chau cho lấy chàng ? Trong khi chính Tiểu Thư chưa hề gặp, chưa biết mặt mũi
chàng ra sao?
MANI THOONG : Đối với đàn ông, con trai
thì mặt mũi,
dáng hình có gì hệ trọng ? Cái chính là đầu óc, lòng dạ.
BÀ VÚ
: Nhưng Tiểu Thư đã gặp đâu mà biết lòng dạ người ta thế nào ?
MANI
THOONG : Em
biết chứ. Chàng là người thông minh hiếm có, lại đức hạnh không ai bằng.
BÀ VÚ : Tiểu Thư nghe ai kể về chàng
hay sao ?
MANI THOONG : Nhiều người kể lắm. (Lại
đứng dậy soi
gương, uốn éo.) Tạm được đấy, nhưng chưa đẹp bằng hôm Tết đi
lễ chùa. Hôm ấy Vú vấn cho em đẹp lắm kia. À, phải rồi, cái đầu khăn. Vú gài
lên trên đẹp hơn. Hôm Tết vú gài thế trông khuôn mặt em dễ chịu hơn nhiều.
BÀ VÚ (sửa lại cái khăn). Họ
kể về Công Tử thế nào ?
MANI THOONG : Kể nhiều chuyện lắm.
Chàng sống trong
một ngôi nhà tranh giản dị, làm nương rẫy nuôi hai bố mẹ, cả hai đều mù lòa.
Chàng vừa có hiếu với cha mẹ, vừa phúc đức với người ngoài. Ngoài việc nương
rẫy, hàng ngày chàng chăm chỉ đọc sách. Đọc xong lại vào núi kiếm thuốc lá về
chữa bệnh cho dân trong bản cũng như các bản gần đấy. Người bệnh ở xa tìm đến,
không ai chàng từ chối...
BÀ VÚ (sửng sốt). Có phải
Khăm Phèng không ?
MANI THOONG : Vú biết chàng à ?
BÀ VÚ
: Khăm Phèng thì ai chẳng biết tiếng ? Tên tuổi đồn
về đến tận Kinh đô chứ đâu phải chỉ trong mường ta. Vú còn nghe đồn cậu ta dũng
mãnh nữa. Dám vào tận rừng sâu bắt cọp, giết lấy mật về chữa mắt cho bố mẹ.
Nhưng Khăm Phèng là dân thường lại nghèo khó. Cậu ta chỉ chữa bệnh làm phúc chứ
không lấy tiền. Vú còn nghe đồn...
MANI THOONG : Vú nghe đồn sao ?
BÀ VÚ
: Vú nghe đồn cậu ta không định lấy vợ. Bao nhiêu
gia đình giàu có trong bản gọi cậu ta đến gả con gái cậu ta đều thoái thác.
MANI THOONG : Lời đồn ấy em cũng có
nghe, nhưng em
không tin. Tại chàng chưa gặp ai vừa ý đấy thôi. (Sau một chút.) Trên
đỉnh núi làm sao có được cô gái nào xinh đẹp ? Chứ nếu được làm rể quan Chau
mường thì chắc chàng không từ chối.
BÀ VÚ : Tiểu Thư nói đúng đấy. Cậu ta chưa gặp ai vừa ý đấy thôi,
chứ con trai, anh nào chẳng muốn lấy vợ. (Ngắm Mani Thoong.) Tiểu Thư
lại xinh đẹp thế kia ! Khắp cả Mường Viêng Phạ này còn ai đẹp được bằng Tiểu
Thư ? Bà Chau ngày xưa, lúc trẻ cũng từng nổi tiếng đẹp nhất Mường. Tiểu Thư
bây giờ cũng vậy. Cứ nhìn thử con gái các quan xung quanh Mường ta xem. Không
ai sánh được với Tiểu Thư. Chao ơi, nhưng điều vú không ngờ là Tiểu Thư đã sớm
biết suy nghĩ đến thế.
"Vú quen nhìn Tiểu Thư vẫn như ngày nhỏ:
Non dại của đứa trẻ được nuông chiều.
Ai ngờ Tiểu Thư đã thật sự trưởng thành.
Đã biết phân biệt cái gì chính cái gì phụ
Biết tự lo lấy hạnh phúc cho mình..
Thật không uổng công Vú nuôi nấng, chăm sóc mười sáu năm qua, từ khi Tiểu thư cất tiếng
khóc chào đời. (Vui vẻ.) Thì ra không phải Công Tử nào mà chính là Khăm
Phèng ! Thế nào quan Chau chẳng ban cho cậu ta một chức vị nào đấy trong Mường
ta. Tiểu Thư sẽ là người con gái hạnh phúc nhất. Vú sẽ rất sung sướng được hầu
hạ hai người.
MANI THOONG : Nhưng lỡ chàng không ưng
em?
BÀ VÚ : Ưng ! Nếu cậu ta còn ngần
ngại điều gì thì Vú sẽ
tìm cách gặp Khăm Phèng và nói để cậu ta hiểu. Cậu ta không thể tìm được người
vợ nào vừa xinh đẹp vừa biết suy nghĩ như Tiểu Thư đâu. Khắp cái Mường này, mà
khéo cả khắp giang sơn của đức Vua nữa chứ !
MANI THOONG : Em vẫn lo lắm Vú à.
BÀ VÚ : Không lo! Đừng lo gì hết.
Nhưng
sao Tiểu Thư lại biến sắc thế kia ? Tiểu Thư nhìn gì đấy ?
MANI THOONG (đăm đăm nhìn ra cửa
sổ). Đám mây lạ quá ! Vú nhìn kìa. Không biết là điềm gì ?
BÀ VÚ (nhìn theo hướng Mani
Thoong nhìn). Mây ngũ sắc!
Không phải mây mà một vị nào trên Thiên đình dạo chơi xuống trần đấy thôi.
MANI THOONG : Thật à, Vú ? Nhưng sao em
chưa thấy một đám mây như thế bao giờ ?
BÀ VÚ : Bởi thần tiên trên trời rất
hiếm khi xuống chơi hạ
giới ? Chà, đám mây đẹp quá ! Đủ các màu sắc của cầu vồng. To thế kia, khéo
đích thân đức Ngọc Hoàng đi tuần du nơi hạ giới đấy.
MANI TIHONG : Ôi, đám mây bay đi rồi.
Tiếc quá, Ngọc Hoàng dạo chơi hướng khác.
BÀ VÚ : Việc Thiên đình ấy mà.
Thôi, em cúi xuống để vú cài nốt cái trâm bạc nữa là xong.
MANI
THOONG : Vú
ơi, có thật
Ngọc Hoàng định đoạt số phận mọi người dưới trần không ?
BÀ VÚ : Đúng đấy. (Cười.) Chuyện Khăm Phèng có ưng Tiểu Thư và lấy Tiểu Thư hay không đều đã được định sẵn trên trời cả rồi.
BÀ VÚ : Đúng đấy. (Cười.) Chuyện Khăm Phèng có ưng Tiểu Thư và lấy Tiểu Thư hay không đều đã được định sẵn trên trời cả rồi.
MANI THOONG : Chẳng lẽ lại thế ? (Băn
khoăn.) Nếu mọi họa phúc
ở cõi trần đều được định sẵn thì ai còn cố gắng làm gì ? Biết thế em chẳng mất
công năn nỉ cha sai người mời chàng về đây, chẳng vất vả lựa chọn cái áo trang
nhã nhất làm gì. Rồi lại còn bắt Vú đội khăn cho thật đẹp nữa. Vì mọi sự đều đã
được quyết định từ trên trời rồi kia mà ?
BÀ VÚ (cười) . Tiểu Thư nói lẩn thẩn. Nếu cứ
nghĩ như Tiểu Thư thì
đừng ai làm lụng gì nữa, chứ ngồi mà chờ sung rụng thôi.
MANI THOONG : Chứ còn gì nữa ! Vì ông
Trời lo hết cả
cho ta rồi kia mà. (Bỗng giật mình lắng nghe.) Tiếng vó ngựa !
BÀ VÚ (cũng lắng tai nghe). Tiếng
vó ngựa thật! Người Quan lớn sai đi đã về.
MANI THOONG (hồi hộp). Không
biết chàng có chịu cùng về không ? Ôi, em hồi hộp quá, Vú ơi !
[Tiếng vó ngựa dồn dập, mỗi lúc một gần.]
Vú ra nhìn hộ em đi, xem có thấy chàng không ?
BÀ VÚ (chạy ra cửa nhìn). Vú
đã biết mặt cậu ấy đâu ? Nhưng
trong đám có một người trông rất lạ. Không biết có phải Khăm Phèng không ?
MANI
THOONG (khuỵu
chân vì không
đứng vững nữa).
Lạy các thần tiên trên đám mây ngũ sắc kia ! Hãy giúp con.
Hãy thương con và ban hạnh phúc cho con !
2. Khăm Phèng
Dinh quan Chau Mường. Quan vẻ mặt phúc hậu, dễ
dãi, ngồi trên phản sơn son. Sau lưng là tên lính cầm quạt phe phẩy
*.
Cảnh phụ (ngoài màn hoặc trên cao)
Một đám mây ngũ sắc rất lớn. Ngọc Hoàng ngồi
giữa, mặt mũi phương phi, đội mũ bình thiên màu xanh da trời, râu dài bạc
trắng, dáng phúc hậu. Bên phải là thần Nam Tào mặt đen vẻ mặt lanh lùng, nghiệt
ngã. Bên trái là Thần Bắc Đẩu mặt đỏ, nhân từ. Cả ba cùng ngồi trên ghế có lưng
và tay ngai, đang chăm chú nhìn xuống dưới trần.
*.
Trở lại
dinh quan Chau Mường. Khăm Phèng
bước vào, theo sau một tên lính nhà quan.
KHĂM
PHÈNG (chắp tay, cúi đầu). Kẻ dân dã
xin cúi chào quan Chau.
QUAN CHAU MƯỜNG
(niềm nở). Chúng bay ! Lấy ghế cho khách.
[Lính hầu đem ghế nệm đến.]
Mời cậu ngồi.
KHĂM PHÈNG : Bẩm Quan lớn, người bệnh
ở đâu ạ ?
QUAN : Cậu ngồi xuống đã, coi
như người trong nhà cho thân tình.
KHĂM
PHÈNG : Trông Quan ông khỏe mạnh thế kia, chắc không bệnh tật gì. Bị bệnh hẳn là Quan bà
?
QUAN (vui vẻ). Đúng, Quan
bà bị bệnh. Nhưng
cậu không chữa được đâu.
KHĂM PHÈNG : Xin cho tôi bắt mạch Quan
bà đã, rồi mới có thể biết tôi chữa được hay không ?
QUAN : Nhưng Quan bà hiện không
ở đây.
KHĂM PHÈNG : Bẩm, vậy Quan bà ở đâu ạ
?
QUAN : Dưới Âm phủ ! (Cười vui vẻ.) Cho nên cậu cứ ung
dung. Ta mời cậu về đây trước hết để mừng cho cậu. Tiếng đồn cậu là người giỏi
giang, đức hạnh bay về tận Mường Lị. Ta được nhà Vua giao chăm sóc dân chúng trong cái Mường Viêm Phạ
này. Bổn phận ta là phải quý trọng giúp đỡ những ai là hiền tài trong Mường. Ta
sai lính triệu cậu về đây, trước hết để tỏ lời ngợi khen cậu.
KHĂM PHÈNG : Đa tạ quan Chau. Nhưng
nếu có ai bị bệnh cần tôi xem mạch và bốc thuốc thì...
QUAN : Cậu thật
lạ ! Đến như ta, ngần
này tuổi đầu,sống chẳng bao lâu nữa mà còn không vội.
KHĂM
PHÈNG : Nếu
không có ai cần chữa bệnh, xin Quan
cho tôi về, kẻo không kịp đến nhà trước khi trời tối.
QUAN : Cậu không nán lại ở đây
ít ngày được ư ? Cuộc đời
cậu còn dài, đâu phải như cuộc đời tôi ngày một ngày hai, chưa biết lúc nào...
KHĂM PHÈNG : Xin quan Chau cho phép:
Tôi còn bố mẹ già cả, lại tàn tật.
QUAN : Có, ta biết cả hai
ông bà đều
mù lòa. Tội nghiệp
! Nhưng cậu yên tâm, ta sẽ cho quân lính mang chăn bông, mang gối lụa, mang gạo
trắng, cá thịt đến thay cậu chăm sóc hai ông bà ít bữa.
KHĂM
PHÈNG : Bẩm quan Chau tha tội. Tôi không ở lại
được. Không ai chăm sóc cha mẹ già chu đáo bằng đứa con họ đẻ ra. Nếu đúng có
người bị bệnh, xin cho tôi đến xem mạch. Tôi sẽ kê đơn rồi cân thuốc ngay.
QUAN : Bây giờ thì ta nói thật.
Không có người bệnh nào
hết ! (Cười.) Ta đặt chuyện ra thế thôi vì sợ cậu không chịu theo lính
về Mường lị gặp ta.
KHĂM PHÈNG (đứng dậy).Vậy Quan
Chau cho tôi về.
QUAN : Khoan đã nào
! Tính khí cậu
nóng như lửa.
Đến
với quan mà cứ nằng nặc đòi về là nghĩa làm sao ? Nhưng ta thông cảm, vì thuở
trẻ ta cũng hay sốt ruột như cậu. Bây giờ ta mới hiểu rằng, có nhiều việc giá
ta không làm cũng chẳng sao. Và bây giờ, cậu thấy đấy, ta rất ung dung. Lính
đâu ? Đem rượu cần ra đây !
KHĂM PHÈNG : Tôi không uống rượu.
QUAN : À, phải rồi, cậu
là thầy thuốc. (Cười.) Nhưng
ta
biết các thầy thuốc khuyên người ta đừng uống rượu, nhưng bản thân các thầy thì
ông nào cũng nốc rượu không thua gì nước lã. Có điều họ toàn uống giấu. Cho nên,
vì coi cậu như con cháu trong nhà, ta sẽ không hở cho ai biết đâu. Cậu cứ uống thoả thích. Lính đâu ? Ơ kìa, sao chậm
chạp thế ? Bảo đem rượu cần ra kia mà !
[Lính vội vã bưng vò rượu ra.]
KHĂM PHÈNG : Bẩm quan Chau tha tội.
QUAN : Cậu vẫn giữ ý à ? Sợ ta đánh giá chứ gì ? Rượu
thì có gì mà
đánh giá ? Rượu vào cho thêm hăng hái lại tốt ấy chứ. Nhịn rượu để rồi chẳng
hăng hái gì hết chính lại không nên. Nói thật với cậu. Nhiều lúc ta phải xử
những vụ án oái oăm. Nghĩ nát óc không ra. Ta bèn hô quân bưng rượu ra. Ngà ngà
rồi, ta mới cho gọi bên nguyên, bên bị đến. Lạ chưa ? Ta nghĩ ngay ra cách phân
xử công bằng. Nhiêu lần như thế quá rồi, bây giờ không có rượu là ta không xử
nổi vụ kiện nào nữa. Nào, mời cậu !
KHĂM PHÈNG : Bẩm quan Chau tha tội.
Xin cho tôi
về
ngay, kẻo từ đây đến bản Chăn Tha toàn đường rừng, trời tối rất khó đi.
QUAN : Thì ta
sai lính đốt
đuốc đưa cậu về ! Với lại
cậu
hãy nghe và ghi nhớ lời ta. Tính cậu hay sốt ruột, lắm lo lắm nghĩ. Giả sử đêm
nay cậu không về, cậu tưởng hai ông bà
lo lắm. Nhưng sáng mai gặp hai cụ, cậu thử hỏi xem,
ta cam đoan các cụ vẫn vui vẻ và đêm trước vẫn ngủ say sưa, chẳng lo lắng gì
hết. Ngay việc chữa bệnh cũng thế. Không có cậu rồi người ta vẫn khỏi. Mà giả
sử không khỏi, họ chết cũng có gì đáng để ta phải nghĩ ngợi. Sớm muộn rồi họ
cũng chết ấy mà. Sống thêm vài ba năm hay vài ba chục năm đi nữa phỏng có ăn
nhằm gì ? Nhưng thôi, xem chừng cậu không tán thành lời khuyên của ta. Cũng
được. Ta cho cậu về.
[Khăm Phèng đứng dậy cúi chào.]
Nhưng
khoan đã, ta nói với cậu một câu, chỉ một câu thôi. Một câu tốt cho cậu, rất
tốt là đằng khác. Một câu mà nghe xong,
cậu sẽ chắp tay vái lia lịa, ôm chầm lấy ta mà cảm ơn rối rít ấy chứ. Đúng, ta
chỉ nói một câu thôi. Một câu sẽ làm cậu từ thằng khố rách áo ôm trở nên giàu
sang. Đố cậu biết ta định nói với cậu câu gì ?
KHĂM PHÈNG : Không một câu nói nào có
thể biến
đổi số phận con người đến thế.
QUAN : Vậy mà có đấy. Cậu chưa
nghĩ ra chứ gì ? Mà
nghĩ
ra sao nổi ? Vì ngay trong giấc mơ liều lĩnh nhất, cậu cũng không dám nghĩ đến
chuyện ấy. Vậy bây giờ cậu hãy dỏng tai lên mà nghe cho rõ câu ta sắp nói. Dỏng
tai chưa ? Rồi hả ? Vậy nghe nhé : Ta-sẽ-gả-con-gái-cho-cậu.
"Đứa con gái duy nhất của ta
Năm nay Tiểu Thư tròn mười sáu
Sắc đẹp như bông hoa hàm tiếu
Đức hạnh cũng không ai thể bằng."
*
[Trên cao trong đám mây ngũ sắc.]
NGỌC HOÀNG (vỗ vai Nam Tào cười ha hả).Hay
lắm!
Hay
lắm ! Ta thấy ông, mặt mũi đen đủi, nhưng quả là được việc.
NAM TÀO
(mặt đen, áo mũ đen). Đa tạ đức Chí tôn đã
biết
đến công lao của kẻ hạ thần. Được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ cai quản nơi trần
gian, thần không dám lơ là lười biếng, ngày đêm không quản, cố gắng làm tròn
phận sự.
NGỌC
HOÀNG : Việc
sắp xếp số phận, phân bổ họa
phúc,
khanh đã làm rất tốt, quả là không hổ thẹn với việc ta giao. Hôm nay tuần du
nơi hạ giới, đến mấy nơi ta đều thấy cuộc sống dưới trần trật tự, êm đềm. Đấy
là công lao của ông Nam Tào. Đúng như thế không, ông Bắc Đẩu ?
BẮC ĐẨU : Dạ, bẩm đức Chí tôn...
NGỌC
HOÀNG (trỏ xuống dinh quan Chau). Người để
râu kia là một vị quan, nếu ta không lầm ?
NAM TÀO : Tâu Ngọc Hoàng, đúng thế.
Ông ta cai trị
một
khoảnh đất chừng năm vạn mẫu và sáu ngàn dân, theo dưới trần gọi là một Mường.
NGỌC HOÀNG (trỏ Khăm Phèng). Ông
ta định gả con
gái
cho cậu trai kia, có vẻ cũng là người hiền. Thì ra dưới trần có kẻ kêu ca ông
Nam Tào không công bằng. Họ bảo thế nào nhỉ, ông Bắc Đẩu ?
BẮC ĐẨU : Tâu Ngọc
Hoàng, người trần kêu vị quan
trên
Thiên đình ấn định số mệnh, phân bổ họa phúc không công bằng. Người tài đức làm
nên công trạng lớn thì bắt họ chịu lắm tai họa đắng cay. Còn kẻ lười biếng,
tham lam độc ác lại ban cho họ bao nhiêu bổng lộc...
NGỌC HOÀNG : Nhưng hôm nay ta thấy rõ
người trần
kêu ca như thế là không có cơ sở.
BẮC ĐẨU : Muôn tâu Ngọc Hoàng, cuộc tuần du chưa
kết thúc,
xin Ngọc Hoàng khoan hãy kết luận. Vì theo dự kiến, ta còn đến thăm vài nơi
nữa...
NGỌC HOÀNG : Thế này là đủ ! Để dịp
khác ta sẽ đi
thăm
những nơi kia. Chiều nay ta chót hẹn với Tây Vương Mẫu, đến dự hội múa của chư tiên
ở vườn Bồ Đào, nên phải về. Mà ta nghĩ, có xem thêm, chắc gì đã thấy tình hình
khác. Đúng thế không, ông Nam Tào ?
NAM TÀO
(sung sướng). Tâu Ngọc Hoàng, đúng như
thế
đấy ạ. Xin cho phép thần được nói vài câu với thần Bắc Đẩu. Tôi thừa nhận Ban
của tôi không tránh hết mọi sơ suất, nhầm lẫn, và cũng có đôi ba trường hợp
không được hoàn toàn công bằng. Nhưng rất ít, rất ít !
BẮC ĐẨU : Tôi lại thấy rất nhiều,
rất nhiều !
NAM TÀO : Tôi e ông vội vã nghe
những kẻ không biết
điều.
Lười biếng nhưng lại đòi giàu sang. Độc ác nhưng lại đòi sung sướng. Ăn chơi
trác táng nhưng lại đòi sống lâu...
NGỌC HOÀNG : Thôi, hôm nay trời đẹp,
ta dạo chơi
nơi
trần thế, sao các ông không nghĩ đến hưởng cảnh đẹp nơi trần gian mà cứ hục hặc
nhau như thế ? Ông Bắc Đẩu ! Ta nghĩ việc gì cũng không tránh được hết sai sót.
Cái chính là đại cục. Qua mấy nơi vừa rồi, ta thấy về đại cục, ông Nam Tào đã
làm tròn phận sự. Thế là tốt. Tất nhiên việc gì cũng có thề làm tốt hơn, nhưng
ta không nên đòi hỏi nhiều quá. Dù thần tiên đâu phải muốn làm gì cũng được ?
Nhưng thôi, ta hỏi ông Nam Tào, rồi cậu trai kia lấy được con gái vị quan kia
không ?
NAM TÀO : Bẩm Ngọc Hoàng, có đấy ạ.
Và họ sẽ
thương yêu nhau cho đến đầu bạc răng long.
NGỌC HOÀNG : Tốt ! Tốt lắm! "Đầu bạc răng long !"
(Cười
ha hả.) Cậu trai kia đáng được như thế lắm ! Mà ta
thấy vị quan để râu kia thật đáng mến, thấy người hiền bèn gọi đến gả con gái
yêu ! Làm quan mà không hách dịch, tàn nhẫn. Loại người trần như thế đáng được
hưởng nhiều phúc lộc. Thôi, ta về chứ, các khanh ?
BẮC ĐẨU : Muôn tâu đức Chí tôn...
NGỌC
HOÀNG : Ta
hứa sẽ đến mấy nơi ông đề xuất.
Nhưng
để dịp sau. Còn hôm nay thì không được. Bà Tây Vương Mẫu sẽ giận ta mất...
[Đám mây ngũ sắc
bay đi mất, mang theo ba vị thần tiên.]
*
[Trở lại cảnh dưới trần, trong dinh quan
Chau Mường.]
KHĂM
PHÈNG : Tôi
không thể nhận lời làm rể Quan
lớn.
QUAN (kinh ngạc) : Cậu
nói sao ?
KHĂM PHÈNG : Tôi không thể nhận lời
lấy Tiểu Thư.
QUAN : Hay đức Vua ở Kinh đô đã
nhận lời gả Công
chúa
cho cậu rồi ? Bởi ta nói cậu biết, con gái ta, nếu thua chỉ thua con gái đức
Vua thôi ! Đã bao trai trẻ giàu sang, tài giỏi, con cái gia đình vọng tộc cầu
hôn mà nó chưa chịu nhận lời ai. Hay cậu không tin lời ta nói ? Lính đâu, mời
Tiểu Thư lên đây cho cậu Khăm Phèng xem mặt !
KHĂM
PHÈNG : Khoan
đã ! Thưa quan Chau, tôi hết
sức
cảm tạ Quan lớn đã có lòng thương yêu. Tôi không hề nghi ngờ những điều Quan
lớn vừa cho biết về nhan sắc và đức hạnh của Tiểu Thư. Nhưng tôi không thể lấy
Tiểu Thư.
QUAN : Nhưng tại sao ?
KHĂM PHÈNG : Tiểu Thư là bậc cao
sang...
QUAN : Làm rể ta, cậu cũng sẽ thành cao sang.
KHĂM PHÈNG : Lấy Tiểu Thư tôi sẽ phải
cố gắng. Mà
tôi
chỉ là kẻ biếng lười nơi thôn dã. Tôi đã quen thói thích gì làm nấy. Nay
phải gò vào khuôn phép nhà quan, tôi e không chịu nổi. Xin quan Chau Mường tha
tội. Điều tôi tâm niệm chưa phải lắm tiền nhiều của, chưa phải chức cao quyền
trọng, mà là....
QUAN : Mà là gì ? Cậu thèm khát
cái gì ?
KHĂM PHÈNG : Thưa Quan lớn, điều tôi
khao khát là
được
sống theo ý riêng, được làm công việc mình thích thú. Đi tìm một cây thuốc quý,
một giống sâm lạ, tôi có thể chịu đói khát, lặn lội hết ngày này sang ngày
khác, leo hết núi này sang núi nọ, chui qua những khu rừng rậm rạp, đầy gai
góc. Nhưng đứng chắp tay theo đúng phép tắc nhà quan, dù chỉ một khắc, tôi cũng
không chịu nổi. Cúi lạy quan Chau Mường tha tội.
QUAN : Ta chưa
hiểu. Ta nghe nói
cậu vất vả làm
nương
rẫy nuôi hai cha mẹ mù lòa kia mà ? Chẳng lẽ đấy là cậu làm theo ý thích riêng
?
KHĂM
PHÈNG : Đúng
như thế, thưa Quan lớn. Được
hầu
hạ cha mẹ già, được chăm sóc người đã có công sinh thành ra mình và mình vô vàn
yêu quý là điều sung sướng của tôi.
QUAN (mặt đỏ bừng, đứng phắt
dậy, thét lớn). Đồ kiêu
ngạo
! Ngươi nên nhớ, ta là Quan phụ mẫu, cai trị khắp cả Mường này. Ngươi chỉ là
một dân đen. Số phận ngươi đang nằm trong tay ta.
KHĂM
PHÈNG : Thưa Quan lớn, tôi rất hiểu Quan lớn
thương
yêu tôi. Chỉ có điều tôi tự xét không đủ tài sức để nhận điều Quan lớn ban, nên
không dám nhận. Như thế đâu phải tội?
QUAN (đập bàn, quát). Quan
ban cho mà không nhận
cũng là một tội, một tội nặng !
KHĂM PHÈNG : Nếu thế tôi xin nhận cái
tội ấy, còn
hơn
sau này, khi làm con rể Ngài rồi, không ăn ở cho đúng phép nhà quan, tôi còn
mắc tội to hơn.
QUAN (không nhịn được nữa). Ta
chưa thấy một tên
dân
đen nào dám ăn nói hỗn hào với ta như mi. Lính đâu ? Gông cổ thằng này, giam
ngục cho ta.
[Hai lính vào trói Khăm Phèng lại.]
Cùm
chân nó cho cẩn thận, sáng mai giải ra pháp trường xử trảm. Những đứa kiêu căng
hợm hĩnh, dám phỉ báng quan trên cần phải nghiêm trị ! Để làm gương cho kẻ khác
! (Giận dữ đi ra.)
LÍNH 1 : Chà, không biết chú mày
có cái mật to đến
đâu
mà dám vuốt mặt quan Chau đến nỗi Ngài giận dữ như thế ?
LÍNH 2
: Gan mật thì
lớn, nhưng cái óc lại
nhỏ xíu.
Ngu ! Ngu
hết chỗ nói. Bao nhiêu kẻ giàu có tài giỏi thèm làm rể quan không được, thế mà
chú mày được Ngài gọi đến cho không, thì lại thoái thác ! Sao có đứa ngu thế !
Ngu hết chỗ nói !
LÍNH 1 : Anh rất khâm phục cái bộ
gan cóc tía của chú
mày.
Và anh quý chú mày lắm. Anh nhận kết nghĩa vườn đào với chú mày. Nếu ngày mai
chú mày không bị chặt đầu thì về ở với anh. Tiền bạc của anh sẽ là tiền bạc của
chú. Còn bây giờ chú mày đến đây, mang theo tiền làm gì lắm cho nặng túi ? Có
bao nhiêu đưa đây anh giữ hộ. Kẻo vào trong kia, thấy chú
mày có tiền, bọn cai ngục sẽ lột hết.
LÍNH 2 : Thằng kia, mày thầm thì
gì đấy ? Lại vòi tiền
hả? Tao mách quan thì đừng có trách !
LÍNH 1 : Mày nhìn mặt tao đây !
Nhìn đi ! Nhìn kỹ vào
!
Mặt mũi tao thế này mà thèm vòi tiền à ? Tao thấy chú em đây hiền lành, tao quý
thì tao giữ hộ chú ấy. Nhưng mà thôi, làm phúc phải tội. Anh giữ hộ chú rồi lại
có đứa hiểu lầm. Bây giờ chú em chịu khó khoác cái gông này vào cổ, đeo cái cùm
này vào chân rồi đi theo chúng anh.
LÍNH 2 : Ờ, mà thằng bạn tôi nói
đúng đấy. Vào nhà
ngục
thì đem tiền theo làm gì cho nặng túi, chỉ kéo thêm tai họa. Nó không dám giữ
hộ thì cậu gửi mình... (Vừa nói vừa giải Khăm Phèng đi.)
[Quan Chau vào, theo sau là bà Vú.]
QUAN : Bà không
còn việc gì làm hay sao mà cứ
lẵng
nhẵng bám theo tôi như cái đuôi thế này ?
BÀ VÚ
: Để rồi xem ai là cái đuôi của ai ?
Nhưng thôi,
chuyện
ấy để lúc khác. Còn bây giờ, cậu Khăm Phèng ấy làm gì nên tội mà ông nỡ chém đầu ?
QUAN : Nó dám hỗn với tôi !
BÀ VÚ : Thế hễ ông muốn gì người
ta cũng phải chiều
theo đấy hẳn ?
QUAN : Sao lại không? Tôi là
Quan, là cha mẹ dân! Tôi
bảo
gì, nó không thích thì để sau, còn bây giờ hãy cứ nghe đi đã nào ? Mà thôi, Bà
đừng dính dáng đến công việc của tôi ! Bà là vú nuôi con gái tôi, chứ đâu phải
là Bà Chau Mường, là mẹ đẻ ra con Mani Thoong.
BÀ VÚ
: Từ khi
bà lớn mất
đi, ông mồ côi mồ
cút,
không
ai cai quản. Tạm thời tôi phải quản. Bao giờ có bà Chau khác về đây quản ông
hãy hay. Không ! Cái cậu Khăm Phèng ấy không làm gì nên tội. Ông gả con gái ông
cho nó, nó không chịu thì ông đuổi nó về. Ông giết nó thì dân khắp các bản
trong cái Mường này sẽ coi ông là ma quỷ. Riêng tôi, tôi cũng sẽ bỏ cái nhà này
tôi đi.
QUAN : Bà đi đâu ?
BÀ VÚ : Đi đâu mặc xác tôi, ông
không cần biết.
QUAN : Bà đi thì ai cơm nước cho tôi ?
BÀ VÚ : Thiếu gì đứa ! Ông sai
đứa nào cơm nước cho
ông chẳng được ?
QUAN : Nhưng tôi quen các thức
bà nấu rồi.
BÀ VÚ : Ít lâu rồi ông sẽ quen
thức ăn đứa khác nấu.
QUAN: Tôi sợ không quen được.Còn
con Mani Thoong,
ai sẽ trông nom nó ?
BÀ VÚ : Ông kiếm bà vú khác cho
nó.
QUAN : Sợ nó không chịu.
BÀ VÚ : Với lại nó lớn rồi, đâu
cần vú ? Ông để tôi đi.
QUAN (sau một
chút) : Thôi được. Tôi đành
chịu thua
Vú.
Hì-hì, Vú bảo lính thả thằng mất dạy ấy ra. Cho nó về ! (Nghiêm mặt.) Còn
bà, về sau, đừng có lẵng nhẵng theo sau tôi, làm rối óc tôi nữa. (Đi nhanh
ra.)
[Mani Thoong chạy vào, ôm Vú khóc nức nở.]
BÀ VÚ. Nín đi, bố em chịu thả cậu
ta rồi.
MANI
THOONG : Em
đã nghe thấy. Nhưng
em khổ
chuyện khác kia. Em khổ lắm Vú ơi !
BÀ VÚ
: Nó không lấy
thì thôi chứ việc gì mà khổ ?
Thiếu gì đám tài giỏi, giàu sang hơn nó.
MANI
THOONG : Nhưng
Khăm Phèng mới
thực là
người
em mong ước. Không lấy được chàng em thà ở vậy suốt đời chứ nhất định không lấy
ai khác. Vú chưa biết, lúc nãy ngồi sau tấm bình phong kia, em càng nghe càng
thêm kính phục chàng, thêm yêu quý chàng. Con người không ham tiền bạc, không
thèm địa vị, danh vọng, một con người không nề vất vả khó khăn làm tròn bổn
phận và lại lấy việc làm tròn bổn phận là vui. Con người như thế không kiếm nổi
trên thế gian này.
BÀ VÚ (bĩu môi). Vú thì
lại thấy cậu ta là thằng gàn,
thằng hâm !
MANI THOONG : Ôi, không phải thế đâu,
Vú ơi ! (Lại
càng
khóc to.) Vú không thấy chàng từ chối đấy ư? Chàng không
yêu em !
BÀ VÚ
: Nó đã
biết mặt mũi Tiểu Thư ra sao đâu mà
yêu
với chẳng yêu ? Nếu yêu nó thì em phải làm cách nào để nó mê em, chứ chịu ngồi
khóc thế ư ?
MANI
THOONG (ngạc
nhiên nhìn Vú). Ôi, đơn giản
thế
mà sao em không nghĩ ra ? Phải rồi em phải làm cách nào để chàng yêu em. Nhưng
cách nào ? Vú mách em với.
BÀ VÚ : Cái ấy thì ú chịu. Nếu em
thật sự yêu nó thì
em phải nghĩ ra chứ.
MANI
THOONG : Vú
phải giúp em. Vú phải nghĩ hộ
em.
Xưa nay Vú vẫn nghĩ hộ em kia mà. (Lại khóc nức nở.) Vú không nghĩ được cách nào thì em tự tử đấy. Bởi không lấy
được chàng em chẳng thiết sống nữa. (Lại khóc.)
[Bà vú bật cười, vuốt tóc Mani Thoong.]
BÀ VÚ
: Con gái lớn bằng ngần này mà còn làm nũng
Vú
như hồi lên bảy lên tám ấy. Thôi được, Vú sẽ nghĩ cách cho.
MANI THOONG : Vú nghĩ nhanh lên đấy !
BÀ VÚ
(phì cười) : Được, Vú sẽ nghĩ. Em
về buồng đi
đã, vú đang bận.
MANI
THOONG (nũng nịu). Vú bận việc gì ? Vậy bao
giờ
vú mới nghĩ hộ em ? Ôi, mà khéo em nghĩ ra cách rồi. Ôi, cách này thì chắc chắn
chàng sẽ không nỡ từ chối em... Em phải chuẩn bị ngay bây giờ. (Ôm Vú). Em
có cách rồi ! Sướng quá ! (Rú lên). Em nghĩ ra cách rồi ! (Buông Vú,
chạy đi.)
BÀ VÚ
(nhìn theo). Hồi trẻ mình có khác gì ? (Quay ra
gọi to.) Lính đâu ?
[Lính chạy vào.]
Quan
lớn ra lệnh thả Khăm Phèng. Bọn bay cởi trói, tháo cùm, bỏ gông ra rồi cho cậu
ta về bản.
LÍNH 1
: Bà nói
thật không đấy ? Tôi
phải vào bẩm
Quan lớn, hỏi xem có thật không đã.
LÍNH 2 : Đúng thế. Phải bẩm
báo Quan lớn
xem thế
nào,
chứ ai đời vừa ra lệnh chém, đùng một cái lại tha bổng. Vô lý !
BÀ VÚ
: Không tin lời ta hẳn ? Nếu thế thì vào mà hỏi,
nhưng
ta báo trước, lần sau thì cứ liệu. Quan lớn phạt gì các anh, đừng có lạy van ta
nói với quan hộ. (Giận dỗi bỏ đi.)
[Hai lính vội vã túm hai tay bà Vú giữ lại,]
LÍNH 1 : Dạ, con hiểu chứ. Ở cái
dinh này quyền bà Vú
to hơn quyền quan Chau nhiều.
LÍNH 2 : Đúng thế. Con đâu dám
không tin bà Vú. Duy
có điều từ
án chém đầu sang tha bổng, khoảng cách lớn quá. Nhưng thôi được, con xin tin
lời bà.
LÍNH 1 : Lỡ hai chúng con phạm tội gì oan uổng, bà Vú
gỡ cho chúng con nhé. (Chạy ra cùng lính 2.)
[Mani Thoong về đã mặc quần áo dân thường
vải chàm, tay khoác một bọc hành lý.]
MA-NI
THOONG : Vú
ơi, em đi theo chàng và sẽ có
mẹo
làm chàng chịu lấy em. Em đã mường tượng ra được vài mẹo. Vừa đi em sẽ vừa nghĩ
xem mẹo nào hay hơn cả.
BÀ VÚ : Đúng, rất đúng. Vú tin em
sẽ thành công.
MANI THOONG: Nhưng em phải xin phép cha
không?
BÀ VÚ.
Xin thì không đời nào quan Chau chịu cho Tiểu
Thư đi ! Thấy cần đi thì cứ đi, sau này xin
lỗi sau.
MANI THOONG : Nhưng cha giận thì sao ?
BÀ VÚ : Sợ cha giận thì đừng đi.
Ngồi ở nhà mà khóc.
MANI
THOONG : Em
hỏi thế thôi. Chứ em sẵn sàng
mọi
thứ đây rồi. Có gì Vú nói hộ em nhé. Thôi, em đi. (Ra nhanh.)
Cảnh phụ
Đêm khuya. Mani Thoong đi một mình trong rừng.
Mỗi tiếng động làm cô giật mình. Vấp ngã. Có lúc đã nản chí, định quay về,
nhưng rồi lại đứng dậy, quyết tâm đi tiếp.
Cảnh phụ này chủ yếu diễn tả bằng âm thanh (âm
nhạc và tiếng động) và bằng động tác vũ điệu của diễn viên đóng vai Mani
Thoong.
3. Cặp vợ chồng già
Túp lều giữa rừng rậm. Hai ông Bà già đều mù.
Đấy là cha mẹ Khăm Phèng.
ÔNG : Trời tối chưa, bà ?
BÀ : Hình như tối rồi. Gà lên
chuồng lâu rồi.
ÔNG : Sao lại "hình như" ? Bà nhìn thử ra ngoài hộ
tôi.
BÀ : Tôi có thấy gì đâu ? Sao
thỉnh thoảng ông lại hỏi
tôi những câu kỳ quái thế ?
ÔNG : Sao lại kỳ quái ?
BÀ : Ông bảo tôi nhìn thử ! Làm như tôi sáng mắt ấy.
ÔNG (cười) : Ờ nhỉ ! Thú
thật, nhiều lúc tôi cứ có cảm
giác
chỉ mình tôi lòa còn bà vẫn sáng ! (Lảng chuyện.) Ôi, chưa thấy thằng
Khăm Phèng về nhỉ?
BÀ : Tôi cũng
đang lo. Tính nó cẩn thận, Hôm
nào có
việc
phải về muộn cũng báo trước. Cái hôm quan Chau mời xuống Mường Lị nó cũng nói
trước với bố mẹ là có thể sẽ về muộn, thậm chí vắng nhà vài hôm. Nó còn chu
đáo chuẩn bị trước thức ăn thức uống để ông với tôi đủ dùng trong mấy ngày. Cho
nên hôm nay gà lên chuồng rồi mà chưa thấy tiếng chân nó tôi đâm lo.
ÔNG : Là nhân tiện hỏi thế, chứ
tôi thì không lo gì hết.
Nơi
rừng núi hoang vu này, thiếu gì chuyện có thể xảy ra khiến con mình về muộn ?
Có thể nó mải đào một thứ rễ cây quý nào đấy để làm thuốc. Mà cũng có
thể gặp một bệnh nhân nguy cấp, phải ở lại chữa chạy cho người ta.
BÀ : Ừ, ông nói có lý. Nhiều lúc ngẫm nghĩ tôi cứ tạ ơn
Trời
Phật ban cho vợ chồng mình đứa con hiếu thảo quá. Nhưng ông ạ, sao mọi hôm nó
về muộn tôi không thấy sốt ruột , mà hôm
nay ruột gan cứ bồn chồn. Hay nó gặp phải chuyện gì ?
ÔNG : Chẳng có chuyện gì hết.
Tôi bảo, có cách này sẽ
làm cho bà hết bồn chồn.
BÀ : Cách nào ?
ÔNG : Bà với tôi ăn cơm trước. Tôi đói rồi.
BÀ : Đợi con thêm chút nữa.
ÔNG : Cũng được. Nhưng Bà không được sốt ruột bồn
chồn. Hay ta
nói chuyện khác, để Bà đỡ mong ngóng đợi nó ?
BÀ : Chuyện gì ?
ÔNG : Tôi hỏi chuyện này, bà phải nói thật. Có đúng bà
cũng lòa như tôi không đấy ?
BÀ : Ôi, giời đất ơi ! Sao đến
giờ ông vẫn nghi hoặc nhỉ
?
Đã sáu năm rồi mà ông còn chưa tin là tôi cũng lòa như ông hay sao ? Nếu mắt
tôi sáng thì ngần ấy năm tôi giấu ông sao nổi? Mà giấu ông làm gì?
ÔNG : Thì bà thương tôi, bà
không muốn tôi khổ sở một
mình.
Bà muốn tôi tin rằng bà cũng chịu tai họa ấy như tôi.
BÀ : Không làm gì có chuyện
ấy.
ÔNG (cười) : Bà biết tại
sao tôi lại nghĩ lẩn thẩn như
thế
không ? Tưởng như chỉ mình tôi lòa, còn những người lòa khác đều là họ giả vờ. Chỉ
tại câu chuyện ngày nhỏ tôi được nghe đấy. Câu chuyện ai nghĩ ra thật là độc
đáo nhưng cứ làm tôi suy nghĩ mãi. Và từ ngày tôi bị bọn cướp ấy chọc mù mắt
thì câu chuyện kia luôn ám ảnh tôi.
BÀ : Mà ông chưa kể tôi
nghe đấy. Hứa bao nhiêu lần
mà vẫn chưa kể. Hôm nay ông kể
tôi nghe đi.
ÔNG : Một câu chuyện cổ xưa...
BÀ : Nếu ông chưa đói thì kể
đi rồi con về ta cùng ăn.
ÔNG : Chuyện chỉ có thế này. Một anh mù đang đi trên
đường...
Cảnh phụ
[Câu chuyện cổ
được diễn tả bằng hình ảnh. Đạo diễn làm cách để khán giả hình dung được, đây
là câu chuyện xa xưa và mang tính giai thoại.]
[Một người đàn ông mù dò dẫm đi trên đường.
Một người đàn ông sáng mắt đi ngang qua, chợt nẩy ra một ý nghĩ, quay lại nhìn
anh mù.]
ANH SÁNG (với khán giả) : Ta
thử thằng cha này một
cái
cho vui. (Đi ngược lại, giả vờ va phải anh mù làm anh mù này ngã bệt xuống
đất.)
ANH MÙ : Tôi mù lòa mà ai đi không
chịu khó tránh ra
một chút.
ANH
SÁNG : Ôi, tôi lỡ ! Bác
lòa đấy à ? Thì tôi cũng
lòa khác gì bác ! Bác không đau lắm đấy chứ ?
ANH MÙ (mừng rỡ): Không,
không sao ! Vậy bác cũng
lòa
à ? (Lồm cồm đứng dậy.) Hay quá. Tôi với bác đồng cảnh, ta kết bạn hỗ
trợ, giúp đỡ nhau.
ANH SÁNG : Phải đấy. Ta kết nghĩa
anh em, có gì giúp
đỡ nhau.
ANH MÙ (vui vẻ) : Tuyệt
vời !..
ANH SÁNG : Này, bác ạ, nhân đây tôi
có việc đang cần
nhờ
nhưng chưa biết ai đáng tin. Nay gặp bác cùng cảnh, may quá. Chẳng là tôi vẫn
chưa thạo phân biệt bạc thật với bạc giả. Hôm qua tôi giẫm trúng một đồng bạc,
nhấc lên nằng nặng tay, nhưng vẫn chưa dám chắc bạc hoa xoè thật hay bạc hoa
xoè giả.
ANH MÙ
(cười) : Thứ ấy
tôi có kinh
nghiệm lắm,
không nhầm bao giờ. Để tôi nghe thử cho.
ANH SÁNG : Thế thì còn gì bằng (đưa
anh mù đồng
tiền).
ANH MÙ
(cầm đồng tiền xong, ngẫm nghĩ rồi quay ra
nói
với khán giả). Thằng cha này khờ quá ! Thứ quý thế này mà dám
giao người khác. Tội gì ta trả lại hắn ! Ta cầm đồng bạc này lẩn đi thì hắn làm
sao đòi lại được ? Hắn cũng lòa kia mà. (Nhanh nhẹn lẩn ra xa.)
ANH SÁNG (nhìn theo, cười thầm, rồi
nhăn mặt giả vờ
hỏi).
Ông bạn ! Ông đâu rồi ? Sao bác không nói gì thế ? (Sau
một chút, nhìn anh mù vẫn đang lẩn ra xa thêm.) Chà, thì ra lão ta lừa
mình, định ỉm đi, lấy không của mình đồng bạc. Lạy đức Phật bà Quan âm, xin
Phật bà chứng giám (nhặt một viên đá). Nếu hắn là kẻ gian xảo, xin Phật
Bà hãy làm cho viên đá này trúng vào chân hắn. (Ném viên đá vào bắp chân anh
mù.)
ANH MÙ (ôm chân đau nhưng không dám kêu.
Quay ra
khán
giả). Chẳng lẽ có đức Phật thật ? Không, không làm
gì có. Hắn ném trúng chân mình chỉ là ngẫu nhiên, hắn lòa kia mà, hắn chỉ ném
hú họa. Mặc hắn. (Càng lẩn nhanh hơn và ra xa hơn.)
ANH
SÁNG (bụm
miệng cười). Lão vẫn
chưa chịu !
Lạy
đức Phật bà Quan âm, lần này con dùng viên đá to hơn và xin Phật bà cho trúng
vào sườn hắn ! (Ném viên đá vào sườn anh mù.)
ANH MÙ
(đau quá nhưng cố ôm chỗ đau nín
nhịn, chỉ
nhăn
mặt, nói với khán giả). Có Phật bà thật không nhỉ ? Thế sao hắn khấn
ném trúng chân thì trúng chân. Bây giờ hắn khấn trúng sườn thì trúng sườn ?
Nghĩa là có Phật bà thật ? Không ! Không làm gì có ! Điều ngẫu nhiên rất có thể
xảy ra hai lần. Nhưng không thể xảy ra lần thứ ba. Ta mặc hắn ! (Lại lẩn
nhanh hơn và ra xa hơn nữa.)
ANH
SÁNG (lúc
này phải cố lắm mới khỏi để tiếng
cười
bật ra, nói to). Thằng cha quả ngoan cố ! Phật bà đã trừng phạt
hắn hai lần mà hắn vẫn chưa tỉnh ngộ. Lần này con dùng hòn đá to và xin Phật bà
cho trúng vào đầu hắn để hắn phọt óc chết đi cho rồi, quân đểu cáng lừa thầy
phản bạn !
ANH MÙ
(vội vã). Ấy chết
sao bác lại thế ? Tiền của
bác
đây. Tôi chậm vì phải kiếm chỗ đất cứng để gõ thử. Bạc thật đấy, bác ạ. Mừng
cho bác. (Lẩn nhanh đến đưa trả Anh Sáng đồng bạc.)
ANH SÁNG (cười rũ rượi). Tôi
thử bác đấy thôi, chứ
tôi
đâu có lòa. Từ nay bác hãy nhớ lời tôi nói: "Ta mù thì đừng tưởng người
khác cũng mù như ta !". Thôi chào bác và chúc bác từ nay biết cách
sống sao cho lương thiện. (Đi khuất.)
*
Trở lại cảnh chính bên trong túp lều của hai ông Bà già mù, cha mẹ Khăm
Phèng.
BÀ : Câu chuyện của ông nghe
tàn nhẫn quá !
ÔNG : Tôi nghe từ hồi lên chín
lên mười mà cứ nhớ
mãi,
không hiểu tại sao. Kết luận của nó rất chính xác : "Ta mù và đừng tưởng
người khác cũng mù như ta ! ".
BÀ : Nghe chuyện tôi thấy
khiếp cho người đời.
ÔNG : Bà nói đúng. Chỉ tại câu
chuyện ấy mà thỉnh
thoảng
tôi nói câu không phải với bà. Bà tha thứ cho nhé.
BÀ : Hình như tiếng chân con
mình...
ÔNG (lắng nghe). Đúng
thằng Khăm Phèng. Nhưng sao
chân
bước nghe nằng nặng. Như nó vác thứ gì rất nặng trên vai ấy.
[Tiếng chân bước đến mỗi lúc một gần.]
BÀ : Chắc bắn được con nai to..
[Khăm Phèng vào, vác trên vai một cô gái
đang mê man bất tỉnh, chính là Mani Thoong.]
KHĂM PHÈNG (đặt cô gái lên chõng,
gạt mồ hôi chảy
ròng
ròng trên mặt). Con về muộn ! Chẳng là đến chỗ gốc cây trám
già, con thấy cô này nằm mê man bất tỉnh bên đường. Chắc bị cảm nặng. Con vội
cậy miệng cho nước gừng vào rồi đem cô ấy về nhà để chạy chữa. Cha lấy cho con
ít rượu ngâm quế. Con vào rang cám để mẹ đánh gió cho cô ấy. (Dắt mẹ đến gần
Mani Thoong, bởi cô gái chính là Mani Thoong.) Mẹ ngồi đây chờ con rang
cám. (Chạy xuống bếp.)
BÀ(sờ cô gái).Tội nghiệp quá! Người ở đâu không biết?
[Ông đem đến chai rượu ngâm quế. Lấy rượu ra
xoa thái dương cho cô gái. Khăm Phèng chạy vào đem theo bọc cám vừa rang, nóng
bỏng tay.]
KHĂM PHÈNG. Mẹ đánh gió cho cô ấy.
BÀ : Mẹ thấy gì đâu mà đánh ?
KHĂM PHÈNG : Nhưng con không làm được.
Con là
con trai, làm không tiện.
BÀ : Ôi
dào, con là thầy lang, giữ kẽ thế
nào được ?
Con phải làm thôi, chứ mẹ biết làm thế nào đâu
?
KHĂM PHÈNG : Nhưng cô ấy trẻ quá, con
làm rất
không
tiện. Mẹ phải làm hộ con. Con sẽ bảo cách. Mẹ cứ xoa mạnh bọc cám này vào cổ,
vào ngực, vào lưng cho cô ấy, xoa mạnh và xoa nhanh kẻo cô ấy bỏng. Cám nóng
lắm đấy.
BÀ (thở dài). Rắc rối ! (Miễn
cưỡng cầm bọc cám.)
KHĂM PHÈNG (lùi ra xa, thỉnh thoảng
mới liếc mắt
nhìn).
Mẹ cởi khuy áo cô ấy ra, cả khuy ngực nữa. Đúng thế, tốt
rồi. Xuống thấp thêm nữa. Đấy, chỗ ngực, cả bụng nữa.
BÀ : Con phải làm lấy thôi, mẹ
lúng túng lắm.
KHĂM PHÈNG : Mẹ làm thế là được đấy,
nhưng mẹ
đánh
thấp xuống nữa. Nếu vướng, cởi hẳn yếm cô ấy ra. Đấy, cứ thế. (Xấu hổ, chỉ
thỉnh thoảng liếc nhanh vào để chỉ dẫn.)
ÔNG : Anh là thầy thuốc, gì mà
ngượng ? Làm lấy thôi.
BÀ : Cha nói đúng đấy. Mà mẹ
mỏi tay lắm rồi.
KHĂM PHÈNG : Không được. Mẹ phải giúp
con.
BÀ : Nó trẻ lắm à ?
KHĂM
PHÈNG : Vâng, chỉ
độ mười sáu, mười
bảy.
Mẹ
chà mạnh vào, thấp thêm nữa. Cởi dải rút ra, đánh xuống cả bụng dưới nữa. Đấy,
mẹ thấy con làm không tiện rồi chứ ?
BÀ : Nó đẹp không ?
KHĂM PHÈNG : Con chưa gặp ai xinh đẹp như cô ấy.
BÀ : Mẹ mỏi tay lắm rồi.
KHĂM PHÈNG : Hay cha đánh hộ con...
ÔNG : Cha cũng là đàn ông, hơn gì anh ?
[Khăm Phèng bất đắc dĩ phải đến. Anh cầm bọc
cám, quay mặt đi, xoa bọc cám lên khắp người cô gái, lúc này đã lộ nhiều da
thịt. Đột nhiên Mani Thoong tỉnh dậy, nhìn xung quanh, ngơ ngác.]
MANI THOONG : Tôi ở đâu thế này ? (Chợt
nhận thấy
áo
quần mình bị cởi tung, vội vã túm lấy che người.) Ai
cởi áo quần tôi ra thế này ? (Nhìn thấy Khăm Phèng.) A! Quân bất lương !
Mi đưa ta về nơi hang ổ này định để làm nhục ta ư ? (Ngồi phắt dậy, định
đứng lên, nhưng không nổi, vì còn yếu sức.) Quân khốn nạn ! Ta thà chết chứ
không chịu để mi...
BÀ : Cô hiểu lầm đấy.
MANI THOONG (nhìn bà già) : Còn
hiểu lầm gì nữa ?
Các người là...
KHĂM PHÈNG : Chịu khó nghe tôi phân
giải...
MANI
THOONG : Ta
không nghe gì hết ! (Ôm đầu.)
Ôi,
chóng mặt quá ! (Lại nằm vật xuống.) Mi ra khỏi đây ngay ! Không
được đụng đến người ta !
KHĂM PHÈNG : Cô bị cảm, phải để tôi
đánh gió cho.
MANI THOONG : Mi có lui ra không ?
KHĂM
PHÈNG (lùi
lại). Cô ngã xuống, ngất đi ngoài
bìa
rừng. Tôi đi ngang qua, thấy thế bèn đem cô về nhà, đánh gió cho cô.
ÔNG : Con trai tôi là thày
lang, nó giỏi thuốc lắm đấy.
MANI
THOONG (nhìn
bên cạnh thấy bát rượu quế và
bọc
cám rang). Thật thế à ? Mà phải rồi, tôi nhớ lại rồi. Đêm
qua tôi bị cảm, nhưng cố đi, đến chỗ gốc trám thì mệt quá ngồi xuống nghỉ rồi
thiếp đi, không biết gì nữa. (Chăm chú nhìn Khăm Phèng.) Ôi, vậy là
chàng đã cứu em ? Chàng tha lỗi cho em đã hiểu lầm. May quá, nếu không có
chàng, đêm nay em vẫn còn nằm mê man ngoài rừng và không biết chuyện gì sẽ xảy
ra. (Cố gượng ngồi dậy, chắp tay.) Chàng đã cứu sống em. Ơn này, suốt
đời em không dám quên. Ôi, em chóng mặt quá. (Lại nằm vật xuống, nhắm mắt
lại.)
KHĂM PHÈNG : Cô còn yếu, phải nghỉ đã.
Tôi tránh
vào
trong kia để mẹ tôi đánh gió thêm cho cô. (Ra khuất.)
BÀ (bước đến gần, đánh gió
tiếp cho Mani Thoong). Cô
thấy dễ chịu hơn chưa ?
MANI THOONG
(mở mắt nhìn
bà một cách biết ơn.)
Cháu
đỡ rồi ạ. Chỉ còn hơi mệt một chút thôi. May quá ! Suýt nữa, không có anh con
trai bà thì chưa biết cháu sẽ ra sao đêm nay ! Ôi, bà làm sao thế ạ ? Bà lòa ạ
?
BÀ : Sáu năm rồi. Có vẻ cô
không phải người vùng này.
Có
công việc gì mà lên tận nơi sơn cùng thủy tận này, lại một mình thân gái thế
này ?
MANI THOONG (rơm rớm nước
mắt). Hoàn cảnh cháu
éo le lắm, bà ạ.
BÀ : Cô bị ép duyên hay chuyện
dì ghẻ con chồng ?
MANI THOONG : Chuyện cháu dài lắm.
ÔNG : Bà đừng hỏi nữa. Để cô ấy
nghỉ ngơi.
BÀ : Phải đấy. Cô nghỉ cho
bình phục đã.
MANI THOONG :Vâng. ông bà cho cháu trú tạm ở đây
đêm nay. Sáng mai cháu đi sớm ạ.
ÔNG : Làm gì vội vã thế ? Tĩnh
dưỡng vài ngày cho
khỏe hẳn rồi muốn đi đâu hãy đi.
MANI
THOONG : Hai
ông bà phúc
đức quá, nhưng
cháu
không dám làm phiền hai ông bà. Ôi, hình như ông cũng lòa phải không ạ ?
ÔNG : Cũng sáu năm nay rồi, hai chúng tôi không may
bị
bọn cướp... nhưng thôi, cô cần nghỉ. Thư thả, lúc nào tôi sẽ kể.
MANI THOONG : Thì ra thế. Anh con trai
hai ông bà
là
thày thuốc mà không có cách nào chữa cho cha mẹ được ạ ?
BÀ : Nó làm đủ thứ. Có lần
nghe nói mật cọp làm sáng
mắt,
nó vào rừng đào hố làm bẫy, bắt được một con cọp lớn, giết lấy mật nhưng cũng chẳng
kết quả gì. Loà vẫn hoàn lòa. Nhưng thôi, cô kể chuyện cô đi, kể ít thôi kéo
mệt.
MANI
THOONG
: Vâng. Cháu bỏ nhà đi đã mấy ngày
nay.
Có ít tiền bạc đem theo, cháu chót tiêu hết. Cháu chẳng có gì để trả hai ông
bà...
BÀ : Đáng là bao ! Chúng tôi
nghèo nhưng chưa đến nỗi
không
nuôi nổi cô. Vợ chồng tôi không may bị lòa nhưng có thằng con chăm chỉ. Hồi
chúng tôi bị nạn, nó mới mười hai tuổi, vậy mà nó làm nương rẫy nuôi hai bố mẹ
tật nguyền đấy. Thế rồi trong lúc chữa cho bố mẹ, nó chịu khó học nghề thuốc,
bây giờ đâm thành thầy lang, chữa khỏi bệnh cho vô số người. Nó chữa làm phúc
thôi, nhưng dân các bản nhiều người
thỉnh thoảng đem cho thứ này thứ nọ, ép phải nhận. Nhưng thôi, cô cần nghỉ. Đêm
nay cô ngủ với tôi, để ông nhà tôi sang ngủ với thằng Khăm Phèng.
4. Bà Vú
Trở lại dinh quan Chủ Mường. Quan ngồi trên
sập gụ chạm trổ cầu kỳ. Buổi sáng sớm. Bà vú bưng khay trà vào.
QUAN : Đêm qua có chuyện gì dưới
nhà ngang đấy ?
BÀ VÚ : Cô Mani Thoong về.
QUAN (trợn mắt) : Bà nói
sao? Con khốn kiếp ấy về à ?
BÀ VÚ
: Gì thì cô ấy cũng là con gái ông. Ông
gọi thế
không
sợ Bà Lớn dưới cõi âm đau lòng cho đứa con gái bà đứt ruột đẻ ra sao?
QUAN : Vú cứ đem Bà Lớn ra mà
răn tôi. Thế là nghĩa
làm sao ?
BÀ VÚ
: Bà Lớn không may sớm thất lộc, tôi
phải thay
bà,
chăm lo cho ông, cho con Mani Thoong, cố được như khi Bà Lớn còn ở nhà.
QUAN (giận dữ). Hừm ! Vú ỷ
vào đấy Vú
tự quyền
nhiều
quá ! Tôi đã dặn rồi. Cấm cửa con Mani Thoong ! Nó về cũng không cho vào
nhà. Tống cổ nó đi ! Con cái gì mà muốn đi lúc nào thì đi, chơi bời chán
chê rồi bây giờ muốn về lại về ! Nó không coi tôi ra cái gì hết. Vú tự tiện cho nó vào nhà như thế là không được
!
BÀ VÚ
: Bây giờ đuổi
cô ấy đi chưa muộn. Quan lớn
nói thế thì tôi xuống đuổi Tiểu Thư đi. (Định
ra.)
QUAN : Bảo nó từ
nay đừng
vác mặt về cái nhà này
nữa ! Tôi không bố con gì với nó hết.
BÀ VÚ : Tôi sẽ nhắc lại với cô ấy
đúng cái câu Quan
lớn vừa nói. (Ra.)
QUAN : Mà khoan đã !
BÀ VÚ: Ông bảo đuổi cô ấy ra khỏi
nhà này kia mà ?
QUAN : Nhưng thôi ! Nó đã về thì
cho nó ở nhà vài
ngày cũng được.
BÀ VÚ : Tiểu Thư không đi một
mình.
QUAN (ngạc nhiên). Ai đưa
nó về à ? Nó đi chơi lạc
đường,
nhờ người
đưa về Mường lị, hả ?
BÀ VÚ : Không. Tiểu Thư đưa người ta đến thì có.
QUAN (cau mặt).
Tôi chưa hiểu. Nó đưa ai đến ?
BÀ VÚ : Cậu kia.
QUAN (trợn mắt). Cậu nào ?
BÀ VÚ : Cái cậu ông định chặt đầu
hôm trước ấy.
QUAN : Đứa nào nhỉ ? À, cái thằng kiêu căng hợm hĩnh
ấy phải không ?
BÀ VÚ : Chính cậu ấy !
QUAN : Tên nó là gì ấy nhỉ ?
BÀ VÚ : Khăm Phèng.
QUAN (đập tay xuống bàn,
quát). Cái thằng hỗn láo ấy
ư? Cái thằng mất dạy, cái thằng...
BÀ VÚ: Ông nói khẽ chứ ! Mà này,
ông đừng vội ăn nói
lung tung. Cậu ấy sắp làm con rể Quan lớn đấy.
QUAN : Làm con rể tôi ? Vú nói
xằng ! Nó làm rể tôi
thế
nào được ? Thà tôi gả con gái cho thằng ăn xin ngoài chợ còn hơn gả cho nó, cái
thứ du côn, hỗn hào ấy. (Sau một chút, xẹp cơn nóng giận.) Nhưng Vú nói
sao ? Nó đưa con Mani Thoong về đây à ?
BÀ VÚ : Khổ quá, ra ông vẫn chưa nghe thủng. Không
phải
cậu ấy đưa Tiểu Thư về, mà Tiểu Thư đưa cậu ấy đến.
QUAN : Để làm gì ?
BÀ VÚ : Để xin ông cho lấy cậu ấy.
QUAN : Hai
đứa quen nhau
rồi à ? Con Mani Thoong
gặp
nó ở đâu ? Thế nào mà bây giờ nó lại muốn lấy con Mani Thoong ? Hôm trước nó từ
chối kia mà ? Chà, không đời nào tôi chịu như thế. Bà tống cổ nó ra khỏi nhà
tôi ngay ! Đuổi ngay! Tôi không muốn nhìn thấy bộ mặt câng câng đáng
ghét của nó thêm một lần nào nữa. Tống cổ ngay !
BÀ VÚ. Vâng, tôi xuống bảo cậu ấy
đi. (Định ra.)
QUAN : Bảo nó
đừng bao giờ vác
mặt đến trước mắt
tôi.
Tôi cấm cửa ! Lần sau còn nhìn thấy mặt nó, tôi sẽ sai lính gông cổ, đem chặt
đầu. Mà lần này chặt thật chứ không tha.
BÀ VÚ : Vâng, tôi sẽ nói với cậu
ấy đúng như thế. (Ra.)
QUAN
(gọi lại). Mà khoan ! Thôi được.
Nó đã đến, cho
nó
ở thêm vài ngày cũng được. (Suy nghĩ.) Lúc nãy Vú bảo sao nhỉ ? Nó
muốn lấy con Mani Thoong nhà mình à ?
BÀ VÚ : Vâng, đúng thế. Cô cậu ấy
định đợi Quan lớn
uống trà xong sẽ lên hầu Quan lớn thưa chuyện.
QUAN (gọi lại). Tôi chẳng
có cái quyền gì ở cái nhà
này
hết. Ai muốn bỏ đi là bỏ. Ai muốn về là về. Bây giờ lại còn mang theo cả nhân
tình nhân ngãi bắt tôi phải cho lấy. Thôi được, lần này thì thôi, nhưng lần sau
Vú không được tự tiện như thế. Cứ làm như Vú là chủ cái nhà này không bằng.
BÀ VÚ : Tôi không là chủ thì Quan
lớn là chủ à ?
QUAN : Tôi ! Tôi mới là chủ cái nhà này ! Vú là kẻ ăn
người làm !
BÀ VÚ : Nếu vậy, tôi xin ông chủ
cho tôi nghỉ việc từ
ngày
hôm nay. Tôi ngán cái thói gắt gỏng của ông lắm rồi. Ông gắt với lý trưởng, với
thơ lại, với lính tráng chứ sao gắt với tôi ? Từ ngày Bà Lớn mất đi, ông mồ côi
mồ cút...
QUAN : Bà bảo ai mồ côi mồ cút ?
Tôi à ?
BÀ VÚ : Chứ còn ai nữa ? Từ ngày
ấy, nếu không có tôi
thì
ai quản đám gia nhân ? Khéo chúng ăn cắp hết của cải của ông. Mà rồi ông với
con Mani Thoong cũng không có được bữa cơm nào ngon lành mà ăn ấy chứ ! Nhưng
thôi, ông đã vô ơn như thế thì lát nữa, tôi về nhà tôi tôi ở. (Đinh
ra.)
QUAN : Được, ngay hôm nay tôi cho Vú nghỉ việc. Tôi
không cần Vú nữa.
BÀ VÚ : Đúng thế. Ông không cần
đến tôi nữa. (Ra.)
QUAN (gọi
lại) . Khoan ! Bà muốn nghỉ
cũng được,
nhưng
thư thư vài ngày đã. Để tôi tìm người thay. (Sau một chút.) Ừ, mà bà là
chủ cái nhà này cũng được. Bà là chủ ! Lúc nãy bà bảo con Mani Thoong với thằng
Khăm Phèng muốn lên gặp tôi để thưa chuyện ? Đúng thế, hả ? Thôi đành, cũng
đành để chúng lấy nhau vậy.
BÀ VÚ : Quan lớn nghĩ thế là
phải.
QUAN(thở dài):Đúng
là tôi chẳng có quyền gì ở cái nhà
này
thật ! Vậy bà bảo hai đứa lên đây, kéo lát nữa tôi phải xử cái vụ mất trâu ở
bản Lã đấy.
BÀ VÚ : Ông mặc cho tử tế vào để
tiếp cô cậu ấy. (Ra.)
[Quan đứng dậy với cái áo treo trong tủ ra
mặc, trông đường bệ khác hẳn lúc trước. Khăm Phèng vào cũng ăn mặc chững chạc.]
KHĂM PHÈNG : Xin kính chào Quan lớn !
QUAN (niềm nở). Khăm
Phèng đấy à ? Ngồi xuống đây.
KHĂM
PHÈNG : Hôm
trước con thất lễ, đã làm Quan
lớn giận. Hôm nay con xin tạ tội với Quan lớn.
QUAN (vồn vã). Không sao ! Không sao! Tính
ta không
hay
để bụng. Anh biết lỗi thế là tốt rồi. Ta lại yêu quý anh như ngày trước.
KHĂM PHÈNG : Hôm ấy con chưa gặp Tiểu
Thư...
QUAN (cười vui vẻ). Cho nên anh tưởng ta gán
con gái
ế chồng cho anh chứ gì ? (Cười ha hả thích
thú.)
KHĂM
PHÈNG : Con gặp Tiểu Thư mới biết Tiểu Thư
là
viên ngọc quý trên đời. Đoan trang, dịu hiền, siêng năng.
QUAN : Nhưng chọn
vợ là phải nhìn vào sắc. Liệu con
gái ta
có đến nỗi xấu xí lắm không ?
KHĂM PHÈNG : Con chưa gặp cô gái nào
xinh đẹp,
duyên
dáng bằng phần nửa Tiểu Thư. Con chưa đến đất kinh kỳ, nhưng con tin rằng cô
gái đẹp nhất kinh kỳ cũng khó sánh nổi với Tiểu Thư Mani Thoong. Vì vậy hôm nay
con về
đây gặp Quan lớn chính là để xin Quan lớn cho con được đẹp duyên với Tiểu Thư.
QUAN : Được thôi, được thôi !
Mani Thoong đâu nhỉ ?
Ai gọi Tiểu Thư vào đây cho ta ?
[Mani Thoong chạy vào.]
MANI THOONG : Cha cho gọi con ạ ?
QUAN : (vui vẻ). Con
ngồi xuống đây. Cha
rất mừng
thấy
hai con hợp ý nhau. Còn chuyện cưới xin thì cha nghĩ, chẳng nên bày vẽ làm gì.
Cái chính là hai con yêu thương nhau, sớm khuya đỡ đần nhau, và sinh cho cha
một đàn cháu ngoại. (Cười ha hả hồn nhiên.) Mẹ con tính sẽ sinh cho cha
một chục, vừa thằng vừa con. Vậy mà mới sinh mỗi con thì đã không may thất lộc.
Bây giờ thì con phải sinh cho cha một đàn cháu, trai có gái có. Nếu được hai
chục thì tốt, ít ra cũng phải một chục. Khăm Phèng tán thành ý ta không ?
KHĂM
PHÈNG (mỉm
cười). Bẩm Quan lớn chúng con
xin làm đúng theo lời Quan lớn truyền ạ.
QUAN : Bây giờ không còn là Quan
lớn nữa, mà bố vợ !
Hà-hà,
cha vui quá. Để xem sắp tới có ngày nào tốt, ta mời khách khứa, họ hàng đến
mừng cho, thế là xong.
MANI THOONG : Con biết tính cha dễ dãi
và lại yêu
con. Con cảm ơn cha.
KHĂM PHÈNG : Quan lớn đã nói thế thì
ngày kia là
ngày
Đại Cát, Quan lớn cho phép con được đón dâu. Lát nữa con về bản thu xếp, sáng
ngày kia con xin đem sính lễ đến đón nhà con về trên ấy.
QUAN (cười) : Cậu này
tính khí vội vã quá nhỉ ! Nhưng
thôi
được, ta bằng lòng. Có điều sau đây làm rể ta, phải tập ung dung hơn. Chính cái
thói hấp tấp của con đã một lần suýt làm hai cha con thành kẻ thù đấy. Lát nữa
ta bảo bà Vú sửa soạn mời khách. Bây giờ cho các con xuống nhà. Khăm Phèng sửa
soạn về bản kéo trời tối. Còn Mani Thoong, con nói lại chuyện này với Vú. Bây giờ
cha nghỉ một lát, chiều nay có vụ kiện tụng cần xét xử.
[Khăm Phèng vui vẻ dắt tay Mani Thoong cùng
cúi chào rồi ra. Quan Chau mệt mỏi ngồi xong tràng kỷ, thiu thiu ngủ. Bỗng
tiếng nhạc du dương vẳng đến. Một đám mây ngũ sắc nhỏ bay đến, trên có thần Bắc
Đẩu mặt đỏ, áo mũ đỏ.]
THẦN
BẮC ĐẨU.
Chào ông Chau Mường ! Ta là thần
trên Thiên đình !
QUAN (mở mắt, giật
mình, vội vã đứng dậy, chắp tay
vái).
Kính chào thần tiên. Thật là hồng phúc của kẻ quê mùa này,
được thần tiên hạ cố xuống trần dạy bảo.
THẦN BẮC ĐẨU
: Ông chưa biết ta nhưng ta đã biết
ông
! Cách đây ít ngày, ta cùng thần Nam Tào theo hầu đức Ngọc Hoàng tuần du qua
đây, có thấy ông gọi một cậu trai đức hạnh đến để gả con gái cho cậu ta.
QUAN (cố nhớ). Bẩm
đấng thần tiên, kẻ quê mùa này
có
hơi nhớ nhớ là hôm ấy có một đám mây ngũ sắc lớn đang bay thì ngừng lại ngoài
cửa kia. Thì ra hôm ấy đức Ngọc Hoàng tuần du vùng này. Quý hóa quá, quý hoá
quá ! Vậy hôm nay đấng thần tiên hạ cố xuống đây chắc để truyền dạy điều gì cho
kẻ quê mùa này ?
THẦN BẮC ĐẨU : Ta thấy ông lành hiền,
nhanh chóng
biết
phục thiện ta rất mến. Vì vậy có vận hạn lớn cần báo để ông tránh.
QUAN : Vận hạn ?
THẦN BẮC ĐẨU : Đúng thế ! Tính ông hấp
tấp nên
vừa rồi đã phạm một sai lầm quan trọng.
QUAN (sửng sốt). Thưa đấng thần tiên ! Việc
kẻ quê
mùa này gả con là không nên hay sao ?
THẦN BẮC ĐẨU : Đúng, việc ấy đấy.
QUAN : Cháu Mani Thoong
không nên lấy thằng Khăm
Phèng hay
sao ? Mà đúng thế. Con gái vọng tộc, nhà quan không thể gả cho kẻ tiện dân
nghèo hèn.
THẦN BẮC ĐẨU : Không phải thế ! Không
phải thế !
QUAN : Vậy dám xin hỏi : vì lẽ gì ạ ?
THẦN BẮC ĐẨU : Mệnh cậu kia sắp hết. Nếu
con gái
ông lấy cậu ta, cô ấy sẽ sớm thành goá bụa.
QUAN (hoảng hốt). Mệnh
Khăm Phèng sắp hết, thưa
đấng thần tiên ?
THẦN BẮC ĐẨU : Ta không được quyền tiết
lộ thiên
cơ,
nhưng vì quý ông nên lén xuống trần báo riêng một mình ông biết để ông định
liệu. (Ghé vào tai quan Chau thì thầm.)
QUAN : Tội nghiệp
thằng bé ! Tội nghiệp con gái tôi !
Chẳng lẽ không có cách nào gỡ ?
THẦN BẮC ĐẨU : Chỉ có một cách là lên
xin với Thần
Nam
Tào mặt đen. Lão đảm trách việc phân bổ số phận người dưới trần. Nhưng lão độc đoán, thâm hiểm và
vô cùng tham lam. Ta với lão kỵ nhau. Ngay chuyện ta mách ông hôm nay, lão mà
biết được, ta cũng bị tội to. Tốt nhất là tránh xa lão ra.
QUAN (đau đớn). Tội
nghiệp con Mani Thoong ! Vợ ta
mất
đi để lại mỗi một mụn con... (Chợt nhớ ra.) Dù sao cũng xin đa tạ thần
tiên đã quan tâm đến cha con kẻ quê mùa này. Tôi sẽ nghĩ cách để cháu giảm bớt
phần nào nỗi bất hạnh kia.
THẦN BẮC ĐẨU : Chính thế. Ta vi phạm
luật lệ Thiên
đình
lần này cũng chỉ vì quá mến ông và con gái ông. Ông suy tính cho kỹ kẻo hỏng cả
một đời cháu. Thôi ta về ! Ta không nên nấn ná ở đây lâu ! (Cùng đám máy ngũ
sắc bay đi mất.)
QUAN (vẫn còn
bàng hoàng). Ta tỉnh
hay mê đây ?
Nhưng
đúng là thần tiên vừa báo ta biết một điều hệ trọng, vô cùng hệ trọng ! Nhưng
có thật không hay chỉ là ta mê ? Tốt nhất là cứ hoãn binh rồi chờ đến cái ngày
ấy xem sao. Không xảy ra chuyện gì thì tốt, còn nếu xảy ra, con gái mình cũng
chưa phải gái góa ! (Gọi to.) Khăm Phèng đâu ? Khăm Phèng đi chưa ? Nếu
đi rồi thì sai lính lấy con ngựa tốt nhất tàu phi nhanh đuổi theo, mời Khăm
Phèng về ta nói điều này.
KHĂM
PHÈNG (bước
vào) : Bẩm Quan lớn, con chưa
đi. Quan lớn muốn căn dặn con điều gì ạ ?
QUAN : Con ngồi xuống đây. Việc nhân duyên của con
với
con gái ta là chuyện cả đời. Ta nghĩ không nên hấp tấp.
KHĂM PHÈNG (lo lắng) : Nghĩa là sao ạ ?
QUAN : Ta thấy
phải sửa soạn thật chu đáo chứ không
thể
làm qua quýt. Phải bầy tiệc lớn, mời khách các Mường xung quanh đã đành, ta còn
một số bạn bè dưới Kinh, cũng không thể không mời họ. Cho nên hai ngày không
thể kịp. Hơn nữa mùa hè cũng không phải mùa cưới. Ta nghĩ nên lui lại vài
tháng, để sang Thu, gặt hái xong. Bây giờ tháng Sáu, tháng Mười ta tổ chức, cho
rộng rãi thời giờ chuẩn bị. Cũng chỉ chờ bốn tháng thôi.
KHĂM
PHÈNG
(suy nghĩ một
chút). Cũng
được ạ.
Quan
lớn đã dạy như thế, con xin về thưa chuyện với bố mẹ con. Chắc bố mẹ con vui
lòng thôi. Bây giờ con xin phép Quan lớn lên đường. (Quay ra thấy bà Vú
vào.) Con xin chào Vú.
BÀ VÚ: Ừ, anh về. Sớm ngày kia
anh đến đây chứ ?
KHĂM PHÈNG : Quan lớn vừa dạy, để lùi
lại vài
tháng, đợi gặt hái xong.
QUAN : Tôi tính
kỹ rồi, Vú ạ. Ngày kia không kịp. Vả
lại
cưới xin đâu chuyện nhỏ, làm quấy quá thế nào cũng được ? Phải chuẩn bị chu
đáo.
BÀ VÚ : Thôi được, cậu
cứ về đi, để tôi bàn với Quan
lớn
xem sao. Nhưng nếu không phải ngày kia thì cũng không cần phải đợi những bốn
tháng. Có thể là tháng sau. Thôi được, cậu cứ về đã.
[Khăm Phèng chào rồi ra.]
Quan lớn định lui cưới đến bao giờ ?
QUAN : Tháng Mười.
BÀ VÚ
: Sao phải lui lâu thế ? Đã bằng lòng gả
thì cho
cậu
ta lo ngay đi có hơn không ? Mình là nhà gái, có chuyện gì trục trặc thì chỉ
thiệt mình.
QUAN(khó chịu). Vú
vẫn cái thói thích dính vào chuyện
người
khác ! Đây là chuyện của tôi ! Tôi đẻ ra nó, tôi là cha nó, quyền chọn ngày
nào, tháng nào cho nhà trai đón con gái tôi là ở tôi. (Gắt.)Vú bỏ cái
lối ăn nói ấy đi nhé.
BÀ VÚ : Bao giờ Quan lớn bỏ thói
gắt gỏng ấy hãy hay.
QUAN (nhìn Vú ngẫm nghĩ rồi nói nhỏ) : Vú bỏ quá đi
cho,
tôi đang lo sốt vó đây này... Vú lại đây tôi bảo. (Thì thầm.)
BÀ VÚ : Vô Iý !
[Mani Thoong vào, đến cửa thấy hai người thì
thầm bèn đứng lại nghe. Hai người nói chuyện mỗi lúc một to hơn.]
QUAN :
Người nhà Trời
nói thì sai
thế nào được ?
Nhưng
Vú nói phải. Chính tôi cũng vương vấn đôi chút hồ nghi, nên mới chỉ hoãn chứ
chưa từ chối.
BÀ VÚ : Ông Thần nói rõ là Khăm
Phèng chỉ sống được
đến
ngày 30 tháng Chín thôi ạ ? Quan lớn không nghe nhầm đấy chứ ?
QUAN : Chuyện hệ trọng đến thế,
nghe lầm sao được ?
BÀ VÚ : Bây giờ là tháng Sáu !
Vậy cậu ta chỉ sống
được một trăm ngày nữa ?
[Bỗng Mani Thoong hét lên, ngã bất tỉnh. Quan Chau và Bà Vú vội chạy
lại.]
BÀ VÚ (lay gọi). Mani
Thoong ! Mani Thoong !
QUAN : Khổ quá ! Nó đứng
đấy mà tôi với Vú không
biết! (Lay gọi con.) Con ơi ! Con gái
cha ơi !
BÀ VÚ : Ông cứ vào nhà, mặc tôi
với Tiểu Thư.
[Quan Chau ngập ngừng rồi đi ra ngoài.]
(Khẽ gọi.) Mani Thoong! Mani Thoong!
MANI
THOONG (từ từ mở mắt, thều thào nói). Vú ơi,
nếu
thế này em càng không thể bỏ chàng. Đám cưới không thể trì hoãn ! Bây giờ mỗi
ngày đều quý. Vú phải giúp em, phải nói để cha em hiểu, để cha cho nhà trai
cưới em ngay ngày kia. Không ! Nếu được thì ngay ngày mai ấy chứ.
BÀ VÚ : Bình tĩnh đã, Mani Thoong
! Tiểu Thư muốn
sống suốt đời góa bụa hay sao ?
MANI
THOONG : Thà
là như thế. Được
sống với
chàng
dù chỉ một ngày, em cũng vui lòng và chịu được cảnh goá bụa suốt đời.
BÀ VÚ : Không được ! Tiểu Thư ít
tuổi, chưa hiểu cuộc
đời, lại đang yêu nên suy nghĩ nông nổi thế
thôi.
MANI THOONG : Em sẵn sàng trả bất cứ
giá nào để
được
sống với người em yêu dù chỉ một tháng, một ngày, thậm chí một giờ, một khắc.
BÀ VÚ: Tiểu Thư phải nghe Vú.
Không được rồ dại thế.
MANI THOONG : Cuộc sống còn có nghĩa gì
nếu như
nhìn
thấy hạnh phúc rõ ràng trước mắt mà đành lảng tránh ? Em sẽ tận hưởng cái một
trăm ngày sắp đến kia, và làm cho chàng cùng hưởng. Một trăm ngày ấy sẽ giá trị
bằng hàng trăm vạn ngày nhạt nhẽo của những đôi vợ chồng không yêu nhau mà vì
hèn nhát cứ cam chịu sống bên nhau. Với lại (mơ màng) những một trăm
ngày kia mà ? Vú cho là ngắn ư ? Đối với em, thế là đủ. M-ộ-t t-r-ă-m
n-g-à-y !
BÀ VÚ : Mani Thoong ! Tiểu Thư
điên rồi !
MANI THOONG : Lần trước, chính Vú
khuyên em trốn
nhà
tìm đến chàng, chinh phục chàng. Sao lần này Vú lại can em ?
BÀ VÚ : Không phải can mà Vú cấm ! Vú không thể để
em
huỷ hoại cuộc đời trong cảnh goá bụa ! Một trăm ngày hạnh phúc ấy qua đi, em sẽ
ân hận...
MANI
THOONG : Em
có thói không bao
giờ ân hận
những
việc em đã làm, Vú yên tâm. Mà Vú biết không ? Trước kia em yêu Khăm Phèng chỉ
vì nghe đồn chàng là người đức hạnh, nhưng sau khi gặp và hiểu chàng trong cuộc sống hàng ngày, em càng kính
phục và yêu mến chàng hơn.
BÀ VÚ
: Dù sao Vú cũng không muốn đứa trẻ Vú chăm
nom
từ ngày cất tiếng khóc oe-oe chào đời, coi như con Vú đẻ ra suốt mười sáu năm
nay, lớn lên phải chịu khổ.
MANI
THOONG : Vú
nhầm rồi. Nhẫn nhục mới khổ,
chứ
dám sống theo ý mình sao lại khổ ? Em sẽ lên bản với chàng. Em đi ngay bây giờ.
Và trong một trăm cái ngày hạnh phúc sắp đến, em tin sẽ nghĩ ra cách để đẩy lùi
số mệnh chàng... Nhưng chuyện ấy em chưa dám đặt nhiều hy vọng. Dù sao...
BÀ VÚ
: Vú
không cho em đi đâu
hết. Nếu em kiên
quyết đi, Vú sẽ mách cha.
MANI
THOONG (ôm
Vú âu yếm) : Vú nói thế, nhưng
em biết Vú thương em, Vú không nỡ làm thế.
BÀ VÚ : Mani Thoong ! (Trào nước
mắt.) Em thừa biết,
Vú
yêu quý em đến mức nào rồi. Nếu như trời cho phép Vú chết thay cho Khăm Phèng,
Vú không ngần ngại, dám chết ngay, để em và Khăm Phèng sống trọn đời hạnh
phúc...
MANI THOONG : Em biết Vú thương em lắm. Vú sẵn
sàng
nhẩy vào lửa vì em. Em hiểu và rất biết ơn Vú. Em yêu quý Vú không kém gì yêu
quý mẹ em. Nhưng ông Trời độc ác......
BÀ VÚ(vội bịt miệng Mani Thoong):
Em đừng nói bậy !
MANI THOONG : Không! Bây giờ em không
sợ gì hết!
Đúng
là ông Trời độc ác ! Chồng em có tội tình gì mà bắt anh ấy phải chết trẻ như
thế? Còn bao lão già mắt mờ, tai điếc, ngu dốt và độc ác làm khổ người xung
quanh, sao không cho chết đi ?
BÀ VÚ : Vú cấm em ăn nói hàm hồ
thế. Ông Trời là
chúa
tể muôn loài, nếu Ngài có sơ suất nào, em không được phỉ báng Ngài. (Quỳ
lạy.) Cầu đức Ngọc Hoàng và chư thần tiên tha thứ cho đứa con gái tôi nuôi
dạy. Trong lúc nóng nẩy nó đã thốt lên những lời bất kính, xin các vị đừng
chấp.
MANI THOONG (lau nước mắt cho Vú). Vú
đừng khóc
nữa.
Khi chim non mọc đủ lông đủ cánh, tất phải
bay đến phương trời nó khao khát. Em coi Vú như mẹ. Ngay nếu mẹ còn sống, em có
thương mẹ mấy cũng không thể quẩn quanh bên mẹ mãi được.
BÀ VÚ (thổn thức) : Mani
Thoong của Vú !
MANI THOONG : Từ nhỏ
đến nay em toàn dựa vào
cha em, vào
Vú. Nhưng từ giờ phút này em đã là người lớn. Em đã là một con người thật sự.
Em phải tự lo lấy cuộc đời em. Vú đừng giận em, em phải đi đây ! Đi ngay bây
giờ ! (Ra nhanh.)
BÀ VÚ (ngẩng lên đã không thấy
Mani Thoong,bèn quỳ
xuống,
khấn). Cầu đức Ngọc Hoàng Thượng đế phù hộ cho Tiểu
Thư vượt qua mọi khó khăn.
[Tiếng vó ngựa đơn độc vang lên rồi nhanh
chóng lùi xa và mất tăm ].
PHẦN
THỨ HAI
5.
Thế giới Quỷ sứ
Âm phủ. Khu vực dinh thự của Diêm Vương. Đám
quỷ sứ đang uống rượu. Dứa đầu trâu, đứa
đầu ngựa, đứa đầu bò...
ĐẦU TRÂU. Đầu Ngựa ! Sao mày không
uống, hả ?
Buồn chuyện gì mà bần thần thế ?
ĐẦU BÒ
: Mặc nó ! Đã làm
cái nghề mạt nghệ này
mà
còn đa cảm ! Nó không uống càng mừng. Tao với mày càng được nốc thoải
mái. (Nốc cạn bát rượu rồi lè nhè hát.)
"So với nghề đồ tể
Trên trần !..
[Tất cả lè nhè
hát theo.]
ĐỒNG CA QUỶ SỨ.
...Nghề ta thật sung sướng
Biết bao !
Cứ chiếu theo sổ sách
Ghi rõ !
Lên trần bắt linh hồn
Từng đứa
Xong
việc trở về âm...
Nốc rượu !"
ĐẦU
NGỰA : Thôi
đi ! Cái việc làm chết người ta
mà
chúng
bay thấy sướng được hả ? Tao thì lần nào về cũng nẫu cả ruột. Đêm qua tao phải
bắt linh hồn một đứa trẻ mới sinh ba ngày. Mẹ nó gào thét, lăn lộn làm tao đứt
cả ruột, bầm cả gan.
ĐẦU TRÂU:Có sống thì phải có chết,
gì màthương ?
ĐẦU NGỰA: Nhưng Ngọc Hoàng cũng oái
oăm, đã cho
người
trần được sống lại còn bắt họ phải chết. Đừng cho họ sinh ra nữa có phải hơn
không?
ĐẦU BÒ
(cười vang). Ờ nhỉ ! Ý kiến thằng
Đầu Ngựa
nghe cũng hay đấy? Nếu người trần sinh ra là
sống mãi, sẽ thế nào nhỉ ? Đất đâu chứa xuể ?
ĐẦU
TRÂU : Dưới trần họ có câu "ngu như
Bò"chẳng
sai
chút nào. Nếu họ sống mãi thì đức Ngọc Hoàng đã có mặt Trăng, sao Hoả, sao Kim
để họ dọn sang chứ sao ! Nhưng mày nói không bao giờ chết nghĩa là sao ? Nghĩa
là chúng có đâm dao vào cổ cũng vẫn sống chứ gì ?
ĐẦU NGỰA : Tất nhiên thằng nào muốn
chết thì cứ cho
nó
chết. Tao thương là thương những thằng còn đầu xanh tuổi trẻ, đang ôm bao kỳ
vọng ở tương lai, mà bắt nó phải chết.
ĐẦU TRÂU : Ôi, không được ! Đã gọi là
không chết thì
phải
chung cho tất cả trần gian. Dù đâm cổ, nuốt nhân ngôn, hay chặt đứt đầu vẫn cứ
phải sống.
ĐẦU BÒ
: Khi ấy
sống khéo lại thành cái tội. Cho nên
công
việc của chúng ta là làm phúc cho người
đấy. Bắt chúng chết để chúng thấy quý cuộc sống.
ĐẦU TRÂU : Chà, câu
mày vừa nói quả là thông minh.
Ai bảo "ngu như Bò" là sai, sai bét !
ĐẦU BÒ. Thôi,
bàn chuyện hão
mãi ! Việc sống chết
của người
trần là của lão Nam Tào "Mặt Đen". Lão ta được Ngọc Hoàng giao phó việc phân bổ số mệnh
cho người trần. Tao với chúng mày bàn đến làm gì cho mệt óc. Tốt nhất là không
nghĩ ngợi gì hết. Đầu Trâu, uống đi, rồi tao với mày thì hành công vụ.
ĐẦU TRÂU : Đúng thé !
Hôm nay
đến lượt thằng nào
mệnh hết nhỉ ? Mày cầm tờ trát đọc xem.
ĐẦU BÒ
(cầm trát đọc) : Khăm
Phèng ở bản La.
ĐẦU TRÂU : Bản La ? Là ở đâu nhỉ ?
ĐẦU BÒ :
Trát ghi rõ đây này : Bản La, Mường
Viêng
Phạ. Rượu nhạt thếch, tao uống đủ rồi. Đi thôi
!
[Quỷ Đầu Trâu lảo đảo ra theo quỷ Đầu Bò.
Chúng vừa đi vừa lè nhè hát.]
BÀI
CA QUỶ SỨ : So
với nghề đồ tể
Trên trần !
Nghề ta thật sung sướng
Biết bao !
Cứ chiếu theo sổ sách
Ghi rõ
Lên trần bắt linh hồn
Từng đứa!
Xong việc trở về âm
Nốc rượu !
6.
Trận đấu Âm Dương
Bãi trống giữa khu rừng rậm rạp, trên núi cao.
Giữa bãi một cây cổ thụ lớn. Khăm Phèng và Mani Thoong vào. Đến gốc cây họ đứng
lại.
KHĂM PHÈNG : Bãi nhân sâm kia rồi.
Trong ấy nhiều
gai
góc lắm, em đừng vào. Anh trải ít cành lá khô ngoài này để em ngồi nghỉ và se
sợi !
MANI THOONG : Anh nghỉ thêm hôm nay nữa
đi.
KHĂM
PHÈNG (cười) : Anh đã
chiều em, nghỉ
hai
ngày rồi còn gì.
MANI THOONG : Nhưng anh hứa nghỉ ở nhà
với em
ba
ngày kia mà. Mới được hai ngày anh đã đòi đi. Anh chưa chán em đấy chứ ?
KHĂM PHÈNG (ôm vợ âu yếm). Không,
không bao giờ
anh
chán em. Thậm chí càng ngày anh càng mê em hơn. (Nhẩm tính.) Vợ chồng
mình lấy nhau đã tròn một trăm ngày. Một trăm ngày tràn đầy hạnh phúc. Mani
Thoong ! Anh không ngờ có vợ lại sung sướng thế này. Biết thế, anh lấy vợ sớm
hơn.
MANI THOONG : Nếu thế anh đã chẳng lấy
em, mà
lấy một cô nào khác.
KHĂM PHÈNG : Đúng. Và như thế chắc
chắn không
thể hạnh phúc như thế này.
MANI THOONG : Vậy nghỉ thêm một ngày
nữa nhé ?
KHĂM
PHÈNG : Đừng
bắt anh nghỉ
thêm. Tính anh
không
quen ngồi rỗi, em biết rồi. Khu rừng kia có loại sâm quý, anh đã ngắm từ hôm
trước, rất nóng lòng muốn đào dùng thử xem tác dụng có tốt hơn loại sâm bên kia
núi không ?
MANI
THOONG : Không chiều
vợ được một chút ư ?
Ngồi chơi với vợ mà cũng tiếc mất thời giờ.
KHĂM
PHÈNG (nhìn
vợ) : Thôi được, anh ngồi
chơi
với
em một lát. (Ngồi xuống, rồi lại nhìn vợ.) Mấy hôm nay anh thấy em có vẻ
khang khác.
MANI
THOONG (ngả đầu vào ngực chồng). Khác
thế
nào ?
KHĂM
PHÈNG : Em
như có điều
phiền muộn. Hay
em
được tin dưới Mường có chuyện gì không vui? Cha làm sao ? Hay Vú ?
MANI
THOONG : Suốt
ba tháng nay, từ ngày trốn lên
với anh, em có được tin tức gì dưới nhà đâu?
KHĂM PHÈNG : Vậy em lo buồn chuyện gì
?
[Mani Thoong quay đi lén lau nước mắt.]
Sao
thế ? Hay tại anh đã làm gì để em buồn ? Nếu thế, em tha thứ cho anh. Chỉ là vô
tình thôi, chứ anh không bao giờ muốn làm em buồn. Nhưng em nói đi, anh đã làm
điều gì ? Hay nói câu gì ? Kìa, sao em không nói ?
[Mani Thoong ngước nhìn chồng, không nói.]
Hay cha mẹ anh làm điều gì khiến em tủi thân ?
MANI
THOONG : Không,
tất cả những
thứ ấy đều
không
có. Anh không nói câu gì, làm điều gì khiến em buồn. Cha mẹ cũng vậy. Em buồn
chỉ vì... (Bỗng không ghìm được, oà lên khóc nức nở.) Khăm Phèng của em,
chẳng lẽ....
KHĂM
PHÈNG (hoảng hốt). Chẳng lẽ làm sao ? Đúng
rồi,
vợ tôi có điều gì lo buồn. Em nói đi, anh sẽ làm mọi thứ vì em, Mani Thoong !
MANI
THOONG (nghẹn
ngào). Hôm
nay là ngày ba
mươi tháng Chín, ngày...
KHĂM
PHENG : Ngày
gì ? Ba mươi tháng Chín là
ngày gì ?
MANI THOONG (ôm chồng). Khăm
Phèng! Em thương
anh lắm !
KHĂM
PHÈNG : Nhưng
em nói đi, hôm nay là ngày
gì? Ba mươi tháng Chín là ngày gì ?
MANI THOONG :Là ngày...(Lúng túng.) Ngày giỗ Mẹ.
KHĂM PHÈNG: Ôi, sao em không nói anh
biết ? Hẳn
nào
em khóc... Em nhớ Mẹ lắm phải không ? Hôm nay ta sẽ làm giỗ Mẹ. Anh
không biết mặt Mẹ, nhưng anh biết chắc chắn, Mẹ phải xinh đẹp, hiền dịu và
siêng năng lắm, bởi con gái bao giờ cũng giống mẹ, mà em thì xinh đẹp, hiền dịu
và siêng năng không ai bằng.
MANI THOONG : Anh vào trong kia đi, mặc
em !
KHĂM PHÈNG : Ôi, sao em đuổi anh đi ?
MANI THOONG (nói lảng). Em muốn ngồi một mình
để nhớ đến Mẹ... Anh vào kia đi, mặc
em...
KHĂM
PHÈNG : Thôi
được, anh vào đào
thử ít sâm
mới
để đem về nghiên cứu. Hôm nay ta về sớm làm mâm cơm cúng Mẹ. (Sau một chút.)
Ôi, anh chịu ơn Mẹ biết bao nhiêu ! Mẹ đã sinh ra em để anh được gặp và kết
duyên. Đúng rồi, tối nay ta sẽ cúng Mẹ thật chu đáo, và em kể anh nghe về Mẹ
nhé. (Vác mai và xách dao rừng
ra.)
MANI THOONG (còn lại một mình).
"Chàng vẫn chưa biết gì hết !
Tội nghiệp làm sao !
Chỉ ngày mai thôi,
Cảnh vật vẫn y nguyên thế này.
Gió vẫn thổi lay động cây rừng.
Chim vẫn hót nhởn nhơ trên cành lá
Mây trắng vẫn bay
Vô tư lự giữa trời xanh
Vầng mặt trời vẫn rọi những tia vàng óng
Vậy mà chàng thì không còn
Chồng ta không còn trên cõi đời này nữa."
Khăm
Phèng ơi, em thương chàng biết mấy. Những ngày hạnh phúc sao quá ngắn ngủi !
Chàng đã ban cho em bao giây phút diệu kỳ. Vậy mà chàng phải ra đi, bỏ em lại
cô đơn. Em sẽ sống sao đây những tháng năm còn lại dài dằng dặc trong thương
nhớ không nguôi... (Bỗng đứng phắt dậy.)
Không! Em quyết không để ai bắt chàng đi. Dù thần thánh, dù ma quỷ, dù đức Ngọc
Hoàng chí tôn đi nữa. (Mở khăn bọc ra.) Ta đã đem sẵn các thức, không
biết có xoay chuyển được gì không ? Nhất định xoay chuyển được. Một khi con
người đã quyết tâm đến độ không cần gì hết, đã ở trong tình thế, hoặc được cả
hoặc mất hết, kể cả tính mạng, thì sức mạnh sẽ vô cùng. Ta nghe nói quỷ sứ dưới
cõi âm đến bắt linh hồn những ai mệnh đã hết. Hôm nay là ngày mệnh chàng kết
thúc ! Ta sẽ buộc quỷ sứ phải buông tha chồng ta! (Đột nhiên nhìn về phía
chồng ra ban nãy, thất sắc, hỏi to.) Anh làm sao thế ? (Chạy ra, dìu
chồng vào sân khấu. Đặt chàng ngồi xuống phiến đá.) Anh thấy trong người
thế nào ?
KHĂM
PHÈNG (thều
thào). Không biết tại
sao, đột
nhiên anh mệt rã rời. Xưa nay có thế bao giờ
đâu?
MANI THOONG : Anh ngồi một lúc sẽ dễ
chịu ngay.
KHĂM PHÈNG(nhìn
lên trời) :Một đám mây đen rất to
đang
bay về phía này. Ôi, đám mây trông lạ quá, đen xì và bên trong như có bóng ma
quỷ gì ấy.
[Gió thổi mạnh làm cây nghiêng ngả.]
Ôi,
lạnh quá ! (Rùng mình.) Lạnh quá, em ơi. Đắp cho anh thứ gì đi. Em không
thấy lạnh à ? Anh thì rét cóng đây này.
MANI THOONG : Ngoài đám mây đen ra anh
còn nhìn
thấy gì nữa ?
KHĂM
PHÈNG : Trong
đám mây có hai
người hình
dạng
kỳ quái lắm. Mà không phải người. Hai con vật gì ấy. (Giọng nói lúc này nhỏ
dần rồi im bặt. Khăm Phèng thiếp đi.)
MANI
THOONG (hốt
hoảng) : Khăm Phèng, anh làm
sao
thế ? Khăm Phèng ! (Chợt nhớ, vội vã nhìn ra theo hướng tay chồng trỏ ban
nãy
[Một đám mây đen từ từ bay đến.],
(Gào to.) Chào mấy ông Quỷ sứ !
[Trong
đám mây đen đang sà xuống, hiện raQuỷ Đầu Trâu và Quỷ Đầu Bò.]
ĐẦU TRÂU (trong đám mây đen). Bà
chào tôi ?
ĐẦU BÒ (cũng trong đám mây). Bà
chào cả tôi?
MANI
THOONG (sợ
hãi lùi lại, nhưng cố trấn tĩnh).
Các ông không được đụng vào chồng tôi.
ĐẦU TRÂU : Chồng chị tên gì ?
MANI THOONG : Khăm Phèng !
ĐẦU BÒ : Ôi, rất đáng tiếc! Bởi
mệnh chồng chị đã hết.
(Giơ
trát.)Có trát của Thần Nam Tào yêu cầu Âm phủ sai
quỷ sứ lên trần bắt linh hồn Khăm Phèng. Hai chúng tôi được Diêm Vương cử đi
bắt linh hồn chồng chị. Mệnh chồng chị đã hết.
MANI
THOONG : Đã
hết thế nào
được ? Chồng tôi
mới
sống trên đời chưa đủ hai chục năm. Tuổi còn trẻ, sức còn mạnh, lại đang có ích
cho đời.
ĐẦU TRÂU : Tôi biết ! Chồng chị giỏi
nghề thuốc. Dân
các
bản trong vùng đều chịu ơn anh ấy rất nhiều. Nhưng khi người trên trần mệnh đã
hết thì dù Hoa Đà, Biển Thước cũng bó tay và đành trao linh hồn cho chúng tôi
để chúng tôi đem đi.
MANI
THOONG : Mệnh là cái gì ? Tôi không hiểu và
không
cần hiểu. Tôi chỉ biết không thể bắt một người còn trẻ trung, khoẻ mạnh, đang
giúp ích cho bao người khác phải chết.
Tại sao trong bản còn mấy cụ già tám chín chục tuổi, suốt ngày đau ốm, chẳng
làm gì được cho ai mà chỉ bắt người khác phục dịch, và ngay chính bản thân mấy
cụ già ốm đau ấy cũng muốn chết mà các vị không đem linh hồn họ đi ?
ĐẦU BÒ : Vì mệnh của họ chưa hết.
ĐẦU TRÂU: Im đi, Đầu Bò? (Lè
nhè.) Tranh cãi với
chị
ta làm gì ? Cứ lôi linh hồn chồng chị ta đi là rảnh. Mau về còn uống rượu. Tao
lại thấy khát rồi đây này. (Xấn đến.)
MANI
THOONG (ngăn lại ) : Không được. Các
ông
nghe
tôi nói đã...À, tôi có rượu ngon, hai ông uống thử, tôi cam đoan ngon gấp chục
lần rượu dưới Âm. (Mở bọc, lấy bầu rượu, rót ra hai bát.)
ĐẦU
TRÂU : Chúng
tôi đang thi hành công vụ. Lệnh
trên cấm uống rượu.
ĐẦU BÒ : Ta có uống đâu ? Chị ta
nhờ nếm thử để xem
so
với rượu dưới Âm thế nào.thì ta nếm để trả lời chị ta. Có thế thôi. Trên cấm là
cấm "uống" chứ đâu có cấm "nếm" ? (Nhấp một chút.) Chà,
được đấy ! Nhà chị nấu bằng gì thế ? Bằng gạo đây, không phải sắn đâu ! (Với
quỷ Đầu Trâu.) Mày làm thử một ngụm xem tao nói có đúng không ?
ĐẦU TRÂU : Tao là đứa nghiêm chỉnh,
không uống
rượu lúc đang thi hành nhiệm vụ.
ĐẦU BÒ : Ra mày vẫn chưa nghe
thủng ? Tao bảo mày
"nếm" chứ tao có bảo mày uống đâu ?
"Nếm" đi !
ĐẦU
TRÂU. Ờ, nếm
thì được. (Nhấp một ngụm, thấy
ngon tu luôn cả bát) : Khá
!
ĐẦU BÒ : Không phải "khá" mà là
"tuyệt"!
[Hai quỷ cứ thế tì tì uống.]
MANI THOONG (vừa rót rượu tiếp hai Quỷ vừa nói): :
Bao
nhiêu kẻ vô tích sự, sống chẳng được việc gì cho ai, lại còn tham lam, độc
ác, tranh vợ cướp chồng người khác, gièm
pha, hành hạ người lành hiền, sao các ông cứ để họ sống ?
ĐẦU BÒ (lè nhè) : Mệnh của
chúng chưa hết.
MANI THOONG : Mệnh à ? Mệnh là cái gì
mà các ông
cứ đem ra dọa tôi : "mệnh", "
mệnh"...
ĐẦU BÒ (vẫn lè nhè) : Mệnh là cái... là cái mệnh, thế
thôi
! Rượu nhà chị ngon thật. Nhưng nhà chị không có thức gì để nhắm à ? Tiếc thật,
rượu ngon mà thiếu thức nhắm thì giảm đi một nửa.
MANI
THOONG : Phải
rồi. Hai ông đợi
tôi đi lấy!
Nhưng
các ông thích nhắm gì? À, tôi thấy hai ông mặt mũi thế kia, chắc thích nhắm cỏ.
Cỏ non ở bờ suối Nậm Phạ này thì không đâu ngon bằng. (Định đi.) Nhưng
các ông phải chờ tôi đấy ! (Chạy ra.)
ĐẦU
TRÂU : Nhân
dịp chị ta
không có ở đây, ta bắt
linh hồn thằng chồng chị ta đi cho rồi.
ĐẦU BÒ (nhấp một ngụm). Không được ! Ai lại trẻ con
thế
? Lừa người ta ! Mình tuy không phải thần tiên trên thượng giới, nhưng cũng là
ma quỷ dưới cõi Âm, phải giữ thể diện chứ ! Với lại chị ta đối xử với chúng
mình tốt thế.
ĐẦU
TRÂU : Lỡ
lát nữa về, mụ ta lại vặn cho vài
câu
thì
biết đối đáp với chị ta ra sao ? Tao với mày chỉ là quỷ sứ. Mày đầu bò ngu dốt
đã đành, tao đầu trâu thông minh hơn, nhưng so với thứ lý lẽ mụ ta xem chừng
vẫn đuối. Người trần bây giờ khôn ngoan lắm, tao với mày không bì được đâu.
ĐẦU BÒ
: Đành là như thế, nhưng danh dự không cho
phép,
ai đời lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, ăn cắp linh hồn chồng người ta ! Không
được ! Với lại tao nghĩ thế này, chị ta không thông minh gì hơn tao với mày
đâu, nhưng chị ta đưa ra cái lý lúc nãy thì quả là không cãi được thật. Khối
lão già độc ác ta không bắt linh hồn họ đi, lại bắt đám trai trẻ lành hiền chăm
chỉ. Nghe nói tên Khăm Phèng này đức hạnh lắm.
ĐẦU
TRÂU : Tao
thấy mày bị chị ta lung lạc rồi
đấy.
Thôi,
bắt linh hồn chồng mụ đi cho rồi. (Chạy ra, nhưng bị Đầu Bò túm lại.) Buông
ra ! Tao không cho mày làm mất uy tín cả cõi Âm ! Làm cái gì cũng phải đàng
hoàng. Lén lút là không tốt. Đợi chị ta về đã !
[Giữa
lúc ấy Mani Thoong ôm bó cỏ non về. Hai quỷ buông nhau.]
MANI
THOONG : Có thứ này các ông nhắm thử. (Giúi
cỏ vào mõm quỷ Đầu Trâu.)
ĐẦU
TRÂU (miễn cưỡng ăn): Chị ạ, chúng tôi rất
cảm
ơn
chị đã cho ăn uống, toàn thức ngon cả. Nhưng việc công, chúng tôi không thể
không làm tròn, chị thông cảm. Hai anh em chúng tôi đành phải đem linh hồn
chồng chị đi thôi.
MANI
THOONG : Thì
các ông cứ dùng hết chỗ rượu
và nhắm hết chỗ cỏ này đã. Đi đâu mà vội ?
ĐẦU BÒ
: Chị ấy đã có lời mời khẩn khoản như
thế, ta
chẳng
nên làm khách. (Uống và ăn nhồm nhoàm.) Lúc nãy chị nói rất có lý. Chỉ
có điều chúng tôi là kẻ thừa hành. Lệnh trên trỏ đâu chúng tôi đánh đấy. Chị
thắc mắc thì mời chị xuống gặp thượng cấp của chúng tôi.
MANI THOONG : Thượng cấp của các ông là ai ?
ĐẦU TRÂU : Là đức Diêm Vương.
[Một
tiếng sét, Diêm Vương hiện ra.]
DIÊM VƯƠNG (quát) : Ta đây !
Hai tên quỷ sứ kia !
Các
ngươi đã bị đương sự mua chuộc và chậm trễ trong công vụ ! Tội đáng quẳng vào
vạc dầu !
[Hai tên quỷ sứ quỳ xuống, run sợ chắp tay.]
MANI THOONG : Kính lạy đức Diêm Vương !
Tội này
này
của tôi. Tôi đã nài ép hai vị nếm thử chút rượu nhạt trên trần và chút cỏ non,
đặc sản của quê hương chúng tôi...
DIÊM
VƯƠNG : Chị thì ta sẽ nói chuyện sau. Còn bây
giờ
ta phải giữ vững kỷ cương, phép tắc của cơ quan trọng yếu mà đức Ngọc Hoàng
giao phó cho ta. Chúng bay cút về ngay, rồi ngồi ở dinh chờ ta về phán xử. Việc
lấy linh hồn Khăm Phèng ta tự làm lấy không cần đến bọn bay !
[Hai
Quỷ sứ sợ hãi biến mất cùng đám mây đen. Khăm Phèng vẫn nằm mê man bất tỉnh gần
đấy.]
Chị Mani Thoong ! Ta rất hiểu nỗi đau khổ của
chị.
Nhưng đây là lệnh Trời, không thể khác. Ta biết Khăm Phèng là người tốt và cũng
chưa rõ vì sao thần Nam Tào bắt chồng chị phải chết. Chắc có lý do gì ta chưa
biết. Vả đấy cũng không phải việc của ta. Ta chỉ có bổn phận là thi hành quyết
định của thần Nam Tào, người quản lý số mệnh, phúc hoạ của người trần gian. Chị
thông cảm. Và vì thương chị, ta sẵn sàng giúp chị, để sau khi chồng chị chết,
cuộc sống của chị đỡ khó khăn. Ta cho phép chị ước ba điều. Ước gì cũng được,
trừ việc hoãn cái chết của chồng chị. Chị nên hiểu là ta rất quý vợ chồng chị
rồi đấy. Chưa với ai ta chiều đãi như thế đâu.
MANI
THOONG (suy
nghĩ một chút). Vô cùng cảm tạ
Ngài. Mời Ngài nếm chút rượu nhạt này đã.
DIÊM VƯƠNG (cười) : Đừng hy
vọng mua chuộc ta.
MANI
THOONG : Bẩm
đức Diêm Vương, chút rượu
nhạt đâu phải là mua chuộc ?
DIÊM VƯƠNG : Với lại ta đang bận, cảm
ơn chị. Thôi,
chị nói mau lên. Điều ước thứ nhất ?
MANI
THOONG : Sau
khi chồng tôi chết, người khó
khăn
nhất là cha mẹ chàng. Vậy xin Ngài cho cha mẹ chồng tôi được sáng mắt trở lại.
DIÊM
VƯƠNG (niệm
thần chú, bắt quyết). Xong
rồi.
Lát
nữa chị về sẽ thấy hai ông bà đã sáng mắt trở lại, và sung sướng được thấy mặt
mũi người con dâu hiếu thảo. Nào, điều ước thứ hai, mau lên !
MANI THOONG : Cha tôi hiếm hoi, được
mỗi mình tôi
lại
là gái. Xin Ngài ban cho cha tôi một người vợ kế đảm đang, hiền thục và hai đứa
em trai để sau này chăm sóc lúc tuổi già.
DIÊM
VƯƠNG (lại niệm thần chú và bắt quyết). Quan
Chau
Mường đã tìm được bà kế và vừa ngỏ lời cầu hôn ! Bà này rất đảm đang và hiền
thục. Sang năm bà sẽ sinh con trai thứ nhất và năm sau nữa sẽ sinh đứa thứ hai.
Điều ước thứ ba, chị nói đi. Nhanh lên !
MANI THOONG : Điều ước thứ ba...
DIÊM VƯƠNG : Điều ước cuối cùng, chị
suy nghĩ cho
kỹ kẻo ước điều không đáng ước thì phí.
MANI
THOONG : Tôi
hiểu, thưa Ngài Diêm Vương.
Điều
thứ ba là xin Ngài ban cho tôi một đứa con trai, cả hình dáng lẫn tính tình
giống hệt chồng tôi, để hai mẹ con sống dựa vào nhau.
DIÊM
VƯƠNG (đinh
niệm thần chú, nhưng chợt nhớ
ra).
À, nhưng thế nghĩa là sao ? Lúc này Khăm Phèng chết, chị
sẽ lấy người khác, con làm sao giống hệt Khăm Phèng được ? Hiện giờ chị lại
chưa có thai. Chà, suýt nữa ta bị lừa. Nếu ta ban cho chị như lời chị ước thì
ta phải cho Khăm Phèng sống thêm ít ra
vài ba ngày nữa. Như thế là làm trái lệnh Thiên đình. Là có tội lớn !
Không được ! Điều thứ ba này không thể như thế. Chị ước điều khác đi. Mau lên !
MANI THOONG : Điều khác ư ? Vậy thì xin
cho tôi
chết theo chồng.
DIÊM
VƯƠNG : Cũng
không được ! Ta có rất
nhiều
quyền
phép, đúng thế. Nhưng chuyện ai sống, ai chết, vào lúc nào thì lại không thuộc
phạm vi quyền phép của ta. Việc ấy chỉ thần Nam Tào mới có quyền định đoạt.
MANI THOONG : Tôi cũng có cái quyền ấy
! (Cầm
dao đâm vào cổ.)
DIÊM
VƯƠNG (ngăn lại). Chị
có đâm thì
rồi vết
thương
lại khỏi, vì mệnh chị chưa hết, ta không thể nhận linh hồn của chị. Chị chỉ bị
đau vô ích.
MANI
THOONG : Lại "mệnh" ! Nhưng như
thế vô lý
biết
bao ! Muốn sống mới khó, chứ muốn chết mà cũng không được thì quá vô lý.
DIÊM VƯƠNG : Đúng thế.
MANI
THOONG : Nhưng
tôi nhất định chết và tôi sẽ
chết
được. (Lại đâm nhưng con dao dừng lại giữa chừng.) Ngài không cho tôi tự
đâm cổ ư ?
DIÊM
VƯƠNG (sau
một chút). Chà, rắc rối quá nhỉ !
Mà
chị ta nói có lý. Muốn chết mà cũng không được thì đúng là vô lý, quá vô lý.
Thôi, thế này vậy. Ta dẫn chị lên Thiên đình yết kiến Ngọc Hoàng. Chị theo ta
lên trời.
MANI THOONG : Nhưng còn chồng tôi ? Để
anh ấy
nằm đây một mình, e có làm sao không ?
DIÊM VƯƠNG : Ta chưa bắt linh hồn
chồng chị, thì
chẳng kẻ nào làm gì được anh ấy. Nào ta đi.
[Một ánh chớp loé. Hai người biến mất.]
7. Oái oăm
Trở lại nhà Khăm Phèng. Hai ông Bà già nhìn
nhau. Cả hai đều đã sáng.
ÔNG (nhìn Bà, cười vang). Hí ! Nghĩa là tôi nghĩ
đúng.
Bà không lòa, Bà vẫn sáng !
BÀ : Tôi chỉ vừa mới sáng ra
thôi. Ông cũng thế chứ gì?
ÔNG : Đúng thế. Tự nhiên tôi
sáng mắt, nhìn thấy mọi
thứ.
Như có phép tiên. Và tôi bắt quả tang, thì ra Bà nói dối tôi, Bà không hề lòa.
Bà nói dối tôi suốt sáu năm qua. Tôi không trách Bà, chỉ cảm ơn bà, Bà nói dối
để tôi khỏi thấy đau khổ một mình. Bà là người vợ tốt, thương chồng. Bà biết
rằng nỗi bất hạnh nếu phải chịu một mình sẽ rất khổ, nhưng nếu chia xẻ thì giảm
đi một nửa nỗi khổ.
BÀ : Ông nói gì
tôi chưa hiểu ? Ông bảo tôi giả vờ sáu
năm
qua ? Làm gì có chuyện ! Tôi cũng chỉ vừa mới sáng mắt ra cùng một lúc với ông.
ÔNG : Bà thề độc đi nào.
BÀ : Nếu tôi nói sai thì trời
sẽ bổ một mũi tầm sét vào
đỉnh
đầu tôi, thì đứa con trai tôi đẻ ra sẽ chết ngay lúc này, ngay bây giờ, ông tin
chưa nào ?
ÔNG (cười). Bà thề
độc thật đấy. Nhưng trời đất quỷ
thần
tha thứ cho Bà vì do thương chồng mà Bà nói dối. Cho nên bà vẫn sống khoẻ mạnh
và thằng Khăm Phèng nhà mình cũng vẫn sống đàng hoàng, khoẻ mạnh, hưởng hạnh
phúc với con vợ xinh đẹp và hiền thục của nó.
BÀ : Tôi không hiểu
nổi ông đấy. Cái câu chuyện ông
nghe hồi nhỏ ám ảnh làm ông không tin gì nữa.
ÔNG: Không phải chỉ vì câu
chuyện ấy, mà vì lúc tôi bị
mấy
tên cướp độc ác ấy chọc mù thì Bà còn sáng, vừa rồi mắt tôi sáng trở lại, thì
tôi thấy mắt Bà vẫn sáng như trước đây sáu năm.
BÀ : Hôm ấy
chúng chọc mắt ông xong mới chọc đến
mắt
tôi. Nhưng vừa rồi thì cả hai vợ chồng mình cùng sáng một lúc. Đúng là phải có
phép tiên nào mới như thế được. Chà, ông có biết được sáng mắt, tôi sung sướng
nhất là sắp nhìn thấy gì không ? Nhìn thấy mặt mũi con dâu chúng mình, con Mani
Thoong ấy. Chỉ được nghe giọng nó nói, thấy việc nó làm, còn dáng hình, mặt mũi
nó thì chịu. Cố tưởng tượng cũng không sao hình dung ra được.
ÔNG (cười). Tôi e trên thực tế, nó không xinh đẹp như
mình
tưởng tượng đâu. Nghề đời, tưởng tượng bao giờ cũng đẹp hơn sự thật.
BÀ : Tôi không
tin. Hay tôi với
ông ra rừng
tìm vợ
chồng
nó đi. Tôi nóng lòng xem mặt con dâu, không muốn ngồi nhà chờ chúng nó
về tí nào. Mà cũng báo tin cho
chúng mừng. Ta đi chứ ?
ÔNG : Phải đấy. Tôi còn muốn xem cả nương rẫy thằng
Khăm Phèng làm ra sao nữa.
[Bỗng có tiếng gõ cửa.]
(Chạy
ra mở.) Ôi, quan Chau ! (Nói với Bà.) Quan Chau
Mường thân hành đến nhà mình có việc gì thế này ? (Nói to.) Mời Quan lớn
vào.
[Quan Chau Mường và Bà Vú vào.]
QUAN : Chào hai ông bà !
BÀ : Kính chào Quan lớn.
QUAN : Tôi đang tìm nhà cậu Khăm Phèng...
ÔNG : Đây là nhà
Khăm Phèng. Tôi là cha nó, còn kia
là mẹ nó.
QUAN (ngạc nhiên) : Sao tôi
nghe nói, hai thân sinh
của cậu Khăm Phèng đều lòa kia mà ?
ÔNG : Có tôi
lòa thôi, còn Bà nhà tôi vẫn sáng.
[Bà nhăn mặt.]
Nhưng
tôi cũng vừa mới sáng ra. Thưa Quan lớn, chuyện lạ lắm. Tôi đang ngồi, đột
nhiên mắt bừng sáng. Y hệt như chưa bị lòa bao giờ.
BÀ : Không phải như ông nhà
tôi nói đâu. Thưa Quan
lớn,
cả tôi cũng bị lòa và cũng vừa sáng mắt ra, cùng một lúc với ông ấy.
ÔNG(cười nhìn bà): Thôi,đấy
là chuyện giữa tôi với bà.
(Quay
sang quan Chau.) Thưa Quan lớn, chúng tôi có lỗi lớn, chưa đến
hầu Quan lớn được. Nhưng hẳn Quan lớn cũng tha cho, vì vợ chồng tôi sáu năm qua
không đi đâu được. Đến nay mắt sáng, chưa kịp đi thì Quan lớn đã hạ cố
đến thăm.
BÀ : Chúng tôi
rất biết ơn
Quan lớn đã thương cháu
Khăm
Phèng và gả Tiểu Thư cho nó. À, mà tôi chưa được biết Bà đây là...
QUAN : Đây là Vú
nuôi con gái tôi, con Mani Thoong.
BÀ VÚ
: Lúc nãy, gần đi đến đây ông đã ngỏ lời xin tôi
làm vợ ông kia mà? Hay bây giờ ông lại thay
đổi?
QUAN : Tôi nói gì là như đinh đóng
cột, không có thay
đổi gì hết.
BÀ VÚ : Vậy ông
phải giới thiệu tôi là vợ ông, là Bà
Chau Mường chứ ?
QUAN : Bà lại nhiễm
cái thói vội vã hấp tấp của lũ trẻ
rồi.
Phải sau khi cưới bà mới là bà Chau ! Về nguyên tắc thì phải như thế. Còn bây
giờ, tuy ăn ở với nhau, nhưng với người ngoài, về danh nghĩa bà vẫn là Vú con
Mani Thoong.
BÀ VÚ : Quan lớn nói vậy thì từ
nay đến ngày cưới, tôi
chưa cho ông đụng vào người tôi đâu đấy !
QUAN : Với tôi, bà là vợ và tôi
có quyền đụng.
BÀ VÚ : Chưa !
QUAN : Rồi.
BÀ VÚ : Ông đứng xa tôi ra !
QUAN : Tôi cứ dính vào !
BÀ VÚ : Ông có lui ra không ?
QUAN : Không.
BÀ : Vậy thì xin
thưa hai ông bà Chau Mường, con gái
và
con rể ông bà hiện ở ngoài rừng. Hai vợ chồng tôi đang định ra đấy với chúng.
Nếu hai ông bà không phiền thì ta cùng ra.
QUAN : Nhưng... xin
được hỏi hai
ông bà câu
này:
Cậu
Khăm Phèng vẫn mạnh khoẻ chứ ? Hôm nay là ngày 30 tháng Chín !
BÀ : Quan lớn nói gì tôi chưa
hiểu. Ba mươi tháng Chín
là ngày gì ạ ?
QUAN : Theo mệnh
trời thì ngày
30 tháng Chín cậu
Khăm Phèng gặp nạn lớn.
BÀ (hoảng hốt) : Thật ạ ? Hẳn nào đến giờ chưa thấy
vợ
chồng
nó về.(Với chồng.) Ông ơi, đúng có chuyện gì rồi. Hẳn nào từ lúc vợ
chồng nó đi, tôi máy mắt liên hồi. Tôi với ông phải ra đấy xem sao. Mời Quan lớn
và Bà lớn cùng đi luôn thể.
[Họ hấp tấp ra khỏi nhà.]
8. Ai có lý ?
Thiên đình. Sân khấu là một đám mây ngũ sắc
lớn. Tiếng nhạc du dương, thần tiên.Ngọc Hoàng ngồi giữa, mũ áo trắng muốt. Hai
bên là Nam Tào,áo mũ đen và Bắc Đẩu áo mũ đỏ. Dưới thềm là Diêm Vương và Mani
Thoong.
DIÊM
VƯƠNG : Muôn
tâu Ngọc Hoàng Thượng
đế,
nếu
thần Nam Tào không thay đổi cách thức làm việc thì hạ thần xin từ chức Quan cõi
Âm.
NAM TÀO
: Tâu Ngọc Hoàng, điều yêu sách của Diêm
Vương
quá vô lý. Không thể đòi mọi sự tuyệt đối công bằng. Thần được giao việc sống
chết của người trần, công việc cưc kỳ phức tạp, đâu có dễ như ông Diêm Vương
tưởng. Số liệu mới nhất cho biết số người dưới trần hiện đã lên đến con số tỷ,
ít năm nữa sẽ tăng lên đến chục tỷ. Trong khi ấy, Ban Quản lý Số mệnh người
trần chỉ có mỗi mình thần với số ít ỏi thần linh giúp việc. Ban của thần phải
lên sổ sách, định đoạt sinh mệnh cho từng người trần ! Công việc to như núi.
Thần làm việc không còn biết nghỉ ngơi là gì. Không đêm nào được ngủ đẫy giấc,
không bữa nào được ngồi ăn đến cuối. Thậm chí, cúi xin Ngọc Hoàng tha tội, chứ
nhiều lúc thần buồn đi tiểu cũng cố nhịn vì sổ sách quá nhiều. Thậm chí lúc
ngồi nhà vệ sinh bụng dạ vẫn còn tính toán xem tên Nguyên Văn Mỗ nên để chết
vào ngày nào, tháng nào, giờ nào ? Tên Phrăngxoa, tên Phuxi Oẳnxavẳn số mệnh ra
sao ? Chao ôi, thật nhức đầu ! Ông Diêm Vương không biết đấy, vợ tôi, nữ thần
Xavi, đã bao lần doạ, nếu tôi cứ tiếp
tục lẩm nhẩm tính toán số mệnh cho người trần cả trong lúc chăn gối thì nữ thần
sẽ bỏ tôi, xin với Ngọc Hoàng cho lấy vị thần khác. Trong hoàn cảnh như thế,
tất nhiên tôi có thể phạm sơ suất, thí dụ thằng cha rượu chè be bét, thuốc lá
như điên, chẳng chịu tập thể dục bao giờ tôi lại cho mệnh hắn dài, sống đến một
trăm linh hai tuổi. Ngược lại, tên sống điều độ, năng tập tành thì lại bắt chết
sớm, giữa lúc đầu xanh tuổi trẻ. Nhưng biết làm sao được ? Làm thế nào
để mọi thứ tuyệt đối hoàn hảo được ?
DIÊM VƯƠNG : Chính vì thế, tôi mới xin
từ chức.
NAM TÀO : Tâu Ngọc
Hoàng, cứ để ông ấy từ chức.
Lãnh
đạo Khối Âm phủ và việc hái linh hồn ai làm chẳng được, mà lại lắm bổng lộc.
Khối thần sẵn sàng nhận việc ấy mà không thắc mắc lên thắc mắc xuống
như ông ấy.
DIÊM VƯƠNG : Hay lắm ! Vậy ông tìm vị
nào thay tôi
ngay.
Càng sớm càng tốt. Chứ người không đáng chết mà bắt tôi đi hái linh hồn họ,
hoặc người không muốn sống nữa cứ bắt họ phải kéo dài cuộc sống khốn khổ mãi,
họ quyết chí tự tử, tôi cũng không được đem linh hồn họ đi thì tôi chịu.
NGỌC HOÀNG: Khoan đã! Diêm Vương, ta
hỏi ngươi
một
câu. Vậy theo ý ngươi thì có cách nào để dưới trần có sự công bằng trong sống
chết không?
DIÊM
VƯƠNG : Tâu
Ngọc Hoàng tất nhiên tuyệt đối
công
bằng thì không thể có, nhưng để vô lý quá đáng như hiện nay thì không thể chấp
nhận. Theo ý thần thì nên để người trần tự quyết định cuộc đời của họ.
NGỌC HOÀNG : Ta chưa hiểu.
DIÊM VƯƠNG : Tâu, xin để người trần ai muốn sống
lâu ai muốn chết sớm, tùy họ.
NAM TÀO (giẫy nẩy). Không
được ! Thế thì loạn!
NGỌC
HOÀNG : Ngươi
ngồi im nghe đã, Nam
Tào!
Diêm Vương, ngươi nói tiếp đi.
DIÊM VƯƠNG : Tâu Ngọc Hoàng, người
trần bây giờ
trí
óc phát triển đã cao, đủ để họ quyết định số phận của họ, không cần một ban bệ
nào trên Thiên đình quyết định thay họ.
NAM TÀO
: Không được ! Hoàn toàn không được ! Để
họ tự quyết định lấy thì loạn, loạn, loạn !
NGỌC
HOÀNG (đập
bàn) . Nam Tào, im ! (Với Diêm
Vương).
Nếu vậy, lấy cái gì giữ gìn trật tự dưới trần để khỏi hỗn
loạn ?
DIÊM
VƯƠNG : Tâu Ngọc Hoàng, đã tồn tại sẵn trong
Tạo
Hoá một cái trật tự cực lớn, bao trùm khắp thời gian và không gian, tác động
đến mọi thời đại và có hiệu lực ở mọi quốc gia dưới ấy. Trật tự này dựa trên
nền tảng bất di bất dịch: m-ọ-i s-ự đ-ề-u p-h-ả-i t-r-ả g-i-á. Ai muốn sống lâu
thì phải sống điều độ, năng hoạt động, giữ gìn sức khoẻ. Ai lao vào rượu chè,
thuốc sái, thì phải chết yểu. Trước kia loài người chưa hiểu cái quy luật ấy
nên mới phải có Ban quản lý số phận do thần Nam Tào đứng đầu. Ngày nay Ngọc
Hoàng có thể cho phép họ tự lựa chọn cách sống, để sống lâu hay chết yểu.
NAM TÀO:Ông nhầm.Người dưới trần
còn ngu dốt lắm.
NGỌC HOÀNG : Ngươi có muốn ta đuổi
ngươi ra khỏi
đây không, Nam Tào ?
NAM TÀO
: Tâu Ngọc Hoàng
tha tội, nhưng thần xin
bày
tỏ thêm vài câu, chỉ vài câu thôi. Loài người dưới trần còn ngu si lắm. Họ muốn
hưởng rượu chè, thuốc sái nhưng lại đòi sống lâu...
DIÊM
VƯƠNG : Chuyện loài người ngu dốt hay thông
minh,
thần không bàn đến. Nhất là một số kẻ không biết điều, đòi những thứ vô lý mà không
muốn trả giá. Nhưng nếu thi hành cách tiểu thần đề xuất thì số ấy sẽ ngày càng
giảm.
NGỌC HOÀNG : Ông Bắc Đẩu, ông thấy thế
nào ?
BẮC ĐẨU : Thần thấy Diêm Vương có
lý.
NAM TÀO: Lý sao được? Ông hiềm với
tôi. Ông muốn
tôi mất chức, ông...
NGỌC HOÀNG : Im, nghe Bắc Đẩu nói đã.
BẮC ĐẨU : Ông Nam Tào nói đúng, số
người dưới trần
đã
lên đến hàng tỷ. Việc định đoạt số mệnh, phân bổ hoạ phúc cho họ quả không ai
làm xuể. Ông Nam Tào bảo sơ suất chỉ là hãn hữu, thần lại thấy sơ suất quá
nhiều, công việc nhiều quá đâm lầm lẫn lung tung cả.
NAM TÀO (hét lên) : Vu cáo !
Vu cáo !
NGỌC HOÀNG : Ta ra lệnh ngươi ra khỏi
đây ngay !
[Nam Tào lủi thủi đi ra.]
Thôi
được, chuyện này ta sẽ bàn sau và lấy ý kiến của chư thần tiên. Còn cô gái kia,
cô lên đây cầu xin ta việc gì ?
MANI
THOONG : Tâu
Ngọc Hoàng, con
xin Ngọc
Hoàng cho con được chết.
NGỌC HOÀNG (sửng sốt) : Cô muốn chết ? Oái oăm
thật.
Người
trần ai cũng muốn sống, cô lại muốn chết ?
MANI THOONG : Vậy Ngọc Hoàng cho con được thoả
nguyện
chứ ạ ? Hay cũng vẫn phải được ông thần Nam Tào mặt đen lúc nãy cho phép ? Và
nếu ông ta không cho thì con cứ phải sống ?
NGỌC HOÀNG : Cho gọi Nam Tào vào đây,
ta hỏi.
[Nam Tào vào.]
Cô gái kia muốn chết, ngươi thấy thế nào ?
NAM TÀO : Không được, tâu
Ngọc Hoàng. Sống chết
phải
được định đoạt trong sổ sách của thần. Theo sổ sách ấy thì cô gái tên là Mani
Thoong, con quan Chau Mường Viêng Phạ phải sống đến 95 tuổi. Mà như thế thì dù
cô ấy có đâm dao vào cổ, nuốt nhân ngôn rồi cũng vẫn khỏi và sống cho đến 95
tuổi. Khi ấy, không cần bệnh tật gì cũng lăn ra chết.
NGỌC
HOÀNG : Chà,
chỗ này ta thấy có sự trục trặc
đây.
Vì muốn sống mới thành chuyện chứ muốn chết thì sao lại cấm người ta ? (Quay sang Mani Thoong.) Nhưng
tại sao con muốn chết ?
MANI THOONG : Tâu Ngọc Hoàng, vì chồng
con bị
ông
Nam Tào bắt chết. Con không muốn sống nếu không có anh ấy.
BẮC ĐẨU : Tâu Ngọc Hoàng
anh Khăm Phèng ấy mới
19
tuổi, đang khoẻ mạnh, sống đức hạnh, lại chăm giúp đỡ người xung quanh, vậy mà
thần Nam Tào bắt chết.
NGỌC HOÀNG : Có đúng thế không, ông
Nam Tào ?
NAM TÀO (lật sổ ra xem) : Dạ, đúng ạ.
NGỌC HOÀNG : Một sự sơ suất chăng ?
NAM TÀO
: Tâu Ngọc Hoàng,
để thần xem lại hồ sơ
cậu
ta. (Lục tìm.) Ôi, đúng là một nhầm lẫn. Số Khăm Phèng chết vào năm Đinh
Sửu, thọ 79 tuổi, nhưng trong lúc đãng trí, thần lầm mất một kỷ sáu mươi năm,
thành ra bắt anh ta chết lúc 19 tuổi.
BẮC ĐẨU : Sơ suất chết người ! Lầm
một kỷ, 60 năm !
NGỌC HOÀNG: Bây giờ ngươi sửa lại cho
cậu ta chứ ?
NAM TÀO : Tâu Ngọc Hoàng, sổ sách
đã lên rồi,
không
sửa được.
NGỌC HOÀNG: Tại sao ? Nếu việc thay
đổi là hợp lý?
NAM TÀO : Tâu Ngọc Hoàng, vì sổ
sách đã làm xong,
nếu
thay đổi một điều nào đấy thì đụng đến những điều khác và sẽ lung tung hết, lại
mất rất nhiều công điều chỉnh.
NGỌC
HOÀNG : Thôi
được. Vậy bây giờ ta ra lệnh :
giải
tán Ban Quản lý Số phận người trần. Từ nay, vận hành quy luật bao trùm, kẻ nào
biết giữ sức khoẻ thì sống lâu, kẻ nào phung phí sức khoẻ thì chết sớm. Cho
phép người trần tự ý lựa chọn.
NAM TÀO
(khóc rống lên). Vậy là Ngọc Hoàng cách
chức
hạ thần ? Nhưng thần có tội gì đâu ? Thần theo đúng mọi phép tắc của thiên giới
: không rượu chè bữa bãi, không để mắt đến bất cứ một nữ thần nào khác ngoài nữ
thần Xiva, vợ thần...
NGỌC
HOÀNG : Còn
cô gái kia, ta hỏi. Ta bằng lòng
cho con chết theo đúng sở nguyện của con.
MANI THOONG : Tâu Ngọc Hoàng, bây giờ
anh Khăm
Phèng
không chết thì con lại muốn sống, để được chăm sóc anh ấy. Xin Ngọc Hoàng cho
con được sống mãi mãi.
NGỌC HOÀNG (cười): Sống lâu thì
được, chứ mãi mãi
thì
không được, cô gái người trần xinh đẹp ạ. Bởi quy luật vũ trụ là có sống phải
có chết. Người trần không ai thoát được quy luật ấy.
DIÊM VƯƠNG (hớn hở) : Vậy bây giờ ta đưa cô xuống
trần. (Ra
cùng Mani Thoong.)
9. Hàn huyên
Trở lại bãi trống giữa rừng. Khăm Phèng vẫn
nằm mê man ở gốc cây lớn. Xung quanh là hai ông bà già, quan Chau Mường, Bà Vú.
Họ cầm mỗi người một ngọn đuốc và khóc thảm thiết.
BÀ : Ối con
ơi là con ơi ! Sao nỡ bỏ cha mẹ mà đi, hả
con
? Cha mẹ được trời cho sáng mắt, bắt đầu đỡ đần con được ít nhiều thì con lại...
BÀ VÚ : Cậu Khăm Phèng ơi... Ới, Khăm Phèng...
[Tiếng khóc vang động cả núi rừng. Bỗng
Khăm Phèng mở mắt, ngơ ngác nhìn mọi người. Tất cả mừng rỡ reo lên.]
KHĂM
PHÈNG (ngồi bật
dậy) : Sao thế này ? Con ở
đâu
thế này ? Quan Chau Mường cũng đến đây từ bao giờ ạ ? cả Vú nữa !
BÀ VÚ : Bây giờ Vú là mẹ kế của
vợ anh rồi.
KHĂM
PHÈNG (chợt
hiểu). Thế ạ ? (Mừng rỡ.) Con
mừng
cho cha và mẹ kế. (Quay sang cha mẹ.)
Ôi, bố mẹ sáng mắt rồi ạ ? Vậy là mật hổ của con đã hiệu nghiệm.
BÀ : Đúng thế
đấy. Trưa nay, bỗng nhiên cả hai
bố mẹ
đều bật sáng cùng một lúc.
KHĂM PHÈNG : Mani Thoong, vợ con đâu ?
BÀ (ôn tồn). Con nghỉ đã. Con vừa bị cảm nặng, ông bà
Quan
Chau và bố mẹ đang lo không qua khỏi! Thế này là phúc đức quá rồi. Tổ tiên ta
tu nhân tích đức nên con cháu mới tai qua nạn khỏi thế này.
QUAN : Qua được cái hạn lớn, cực
lớn ! Bây giờ yên ổn
rồi.
Nghỉ ngơi vài hôm rồi hai anh chị về Mường Lị dự đám cưới tôi với bà mẹ kế của
hai anh chị. Mà cũng phải giới thiệu anh Khăm Phèng với họ hàng thân thuộc bên
nhà gái chứ. Họ đang hỏi chồng con Mani Thoong là ai, tại sao không mời họ đến
dự đám cưới để họ mừng cho.
[Đột
nhiên Khăm Phèng nhìn chằm chằm vào bóng đêm bao quanh.]
KHĂM PHÈNG(bỗng
hét lên mừng rỡ).Mani Thoong! . (Vùng dậy lao đi, đúng lúc
Mani Thoong từ trong bóng đêm lao đến.)
[Hai người ôm
ghì nhau sung sướng.]
Hết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét