Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI P. ĐÔNG VÀ NGƯỜI P. TÂY






SO SÁNH  GIỮA 
NGƯỜI PHƯƠMG ĐÔNG VÀ NGƯỜI PHƯƠMG TÂY


Lời nói đầu
            Tôi sinh ra vào thời đại quá độ từ sự phát triển riêng biệt của các nền văn hoá tiến lên hoà nhập toàn cầu.
Tôi lớn lên trong không khí sôi động của trào lưu Âu hoá, khởi đầu từ đầu thế kỷ 20, có thể tính mốc từ ngày Nhà nước Bảo hộ Pháp quyết định huỷ bỏ kỳ thi theo kiểu cũ năm 1919. Người làng tôi đua nhau cho con cái không chỉ theo học hệ thống giáo dục Pháp - Việt tại địa phương mà nhiều gia đình còn gửi chúng sang Hà Nội tiếp tục theo học các trường Pháp cao hơn, hoặc ít nhất thì cũng cho chúng ra thị xã Bắc Ninh theo học trường Cao đẳng Tiểu học của tỉnh. Gia đình tôi cũng không ra ngoài cái phong trào ấy. Ông nội tôi học trường Thông Ngôn rồi ra làm việc tại Phủ Toàn Quyền. Đến thế hệ cha tôi thì Trường Thông ngôn (Ecole des Interpretes) đổi thành trường Sư Phạm (Ecole Normale) và Người theo học đúng trường này rồi trở thành Giáo viên Tiểu học. Trường Sư phạm sau lại tổ chức thành Trường Cao đẳng Bảo hộ (Lycée du Protectorat, gọi tắt là LYPRO, hay còn gọi là Trường Bưởi vì được xây dựng trên đất Làng Bưởi) thì anh tôi lại theo học trường ấy. Anh tôi đang học năm thứ tư thì nổ ra Cách mạng và Trường đổi tên thành Trường Trung học Chu Văn An. Ngay năm ấy tôi cũng thi vào đúng cái trường ấy... Có thể xếp gia đình tôi là gia đình Tây học : ông nội thì làm Viên chức Phủ Toàn Quyền, cha thì làm giáo viên trường Tiểu học Pháp-Việt. Cả hai anh em tôi thì học theo hệ thống giáo dục mới.
Vào thời gian ấy, làng tôi, tuy vẫn gọi là "làng", thực ra  là một thị trấn kiểu mới với đường quốc lộ và đường sắt chạy qua, với đồn lính Lê Dương, với các nhà máy tầm cỡ Đông Dương ...
            Ông nội tôi còn mặc áo dài, đội khăn xếp, nhưng cha tôi đã mặc âu phục, thắt "nơ" và nói tiếng Pháp thông thạo...
            Lúc ấy văn hoá Pháp xâm nhập nhanh chóng vào cuộc sống của chúng tôi. Bọn chúng tôi quan niệm đơn giản : Phương Tây là tiến bộ, Phương Đông là lạc hậu. Có bạn so sánh Phương Tây là  đàn ông, là thành thị, là công nghiệp... Phương Đông là dàn bà, là thôn quê, là nông nghiệp...
            Cách mạng tháng Tám nổ ra, nhiều người cho đấy chính là một bước tiến trên con đường Âu hoá. Có nhiều biểu hiện chứng tỏ điều ấy... ngay quốc ca cũng chọn một bài hát sáng tác theo kiểu nhạc mới, sử dụng ký âm pháp mới !

*
            Tôi lớn lên trong cách suy nghĩ ấy, mọi thứ đều "học theo Tây". Thế rồi càng lớn tôi càng bắt đầu có những nghi hoặc... Liệu có phải mọi thứ "Tây" đều tốt và "Ta" không có ưu điểm gì đáng trân trọng, gìn giữ chăng ? Mối nghi hoặc ấy càng phát triển khi đụng đến cách suy nghĩ, cách ứng xử. Và tôi băn khoăn, thử tìm xem nền văn hoá phương Tây và nền văn hoá phương Đông khác nhau ở chỗ nào ? Nhất là tôi bắt đầu nhận thấy người phương Tây hiểu và đánh giá người phương Đông rất nhiều cái không chính xác, có thể nói là oan uổng.
            Cho đến một hôm...Một sự kiện gây cho tôi ấn tượng rất mạnh, nhất là được nghe một chuyên gia đạo diễn xô-viết sang làm cố vấn cho việc dàn dựng một kịch bản xô-viết. Hôm ấy không nhớ tôi đã nói gì, bỗng ông quay sang mắng luôn : "Mày lý tưởng hoá người phương Đông chúng mày ! Thật ra người Phương Đông là thế nào ? Giả dối, thâm hiểm ! Lúc nào rảnh tao sẽ kể mày nghe vài mẩu chuyện để mày thấy thực chất người phương Đông chúng mày thế nào !"
            Ngay tối hôm ấy, tôi đến khách sạn ông nghỉ, tha thiết xin ông kể tôi nghe những mẩu chuyện đã hứa. Tôi chỉ xin thuật lại mẩu tiêu biểu nhất :

"Thời trước Cách mạng (trước 1917), mẹ tao là nghệ sĩ nổi tiếng, thuộc loại diễn viên hàng đầu của Nhà hát Nghệ thuật Moskva. Bà theo rất nhiều chuyến lưu diễn của đoàn đến các địa phương trên khắp nước Nga và ra nước ngoài. Bà đã đến rất nhiều quốc gia thuộc cả năm châu lục. Một lần, đoàn diễn viên của Nhà hát đến biểu diễn phục vụ tại một thị trấn hẻo lánh ở miền Viễn Đông của nước Nga. Thị trấn nhỏ và nghèo. Tối biểu diễn, nhưng ban ngày thì chẳng biết làm gì cho hết thời gian. Không có nơi nào để đến giải trí. Anh chị em trong đoàn đành ở lại khách sạn, tiêu khiển bằng đánh bài. Một hôm, có tiếng gõ cửa. Một người châu Á trẻ tuổi, ăn mặc rất lịch sự, thái độ khiêm tốn, hoà nhã bước vào. Anh ta hỏi có ai biết tiếng Anh không. May trong đoàn có một cô diễn viên trẻ biết võ vẽ. Cô ta hý hửng bước ra và nói chuyện rất vất vả, phải dùng rất nhiều cách ra hiệu hai người mới hiểu được nhau đôi chút. Thì ra anh ta là người Nhật, một kỹ sư lâm nghiệp làm cho một Công ty Nhật bản được Chính phủ Nga cho phép khai thác gỗ ở khu vực này. Vì thị trấn này nhỏ và hẻo lánh, ngoài giờ làm việc anh ta không biết làm gì cho hết thời gian rảnh rỗi. Biết có một tốp nghệ sĩ từ thành phố Moskva đến, anh ta muốn làm quen và được cùng tiêu khiển với họ. Thấy thái độ anh ta nhã nhặn, lịch sự và chân thật, đoàn nghệ sĩ Nhà hát chấp nhận ngay. Anh ta có thể đến đây bất cứ lúc nào vào các giờ đoàn không bận biểu diễn. Ngay bây giờ mời anh ta cùng chơi bài. Anh ta cảm ơn rồi ngồi xuống ghế tham gia. Vì anh ta không biết tiếng Nga, và đoàn lại chí có một cô Natasa biết tiếng Anh võ vẽ nên khi cần nói gì với nhau cả đôi bên đều phải dùng động tác ra hiệu. Chỉ khi cần lắm mới nhờ cô Natasa "dịch" hộ và do vốn tiếng Anh của cô quá ít nên nhiều lúc hai bên vừa nói vừa ra hiệu mãi mới tạm hiểu được ý của nhau. Xảy ra nhiều chuyện hiểu sai nhau rất tức cười. Các nghệ sĩ được cười thoả thích, lắm lúc cười chảy cả nước mắt. Và họ còn đệm thêm những câu bình phẩm chế giễu thái độ quá lịch sự của khách khiến mọi người cưới phá lên. Anh người Nhật không hiểu mọi người nói gì và cười chuyện gì, chỉ biết cười theo một cách ngô nghê, khiến mọi người thích thú cười rộ lên, rồi Natasa giải thích bằng tiếng Anh "bồi" : "Chúng tôi khen bộ âu phục của anh cắt may rất đẹp !" Và anh ta cười vẻ cảm ơn, khiến mọi người lại cười rộ lên lần nữa. Sau đấy vài ngày, anh ta cho biết, công việc của anh ta cho Công Ty khai thác gỗ Nhật bản đã xong, anh ta rất buồn là hôm nay đến đây lần cuối cùng để chia tay, rồi bỗng nhiên anh ta quay sang Natasa, lịch sự và kính cẩn nâng bàn tay cô lên đặt một cái hôn, nói bằng tiếng Nga, rất sõi, từ sử dụng từ đến cách phát âm tuyệt đối chính xác : "Tôi đặc biệt cảm ơn cô, thưa Natasa Vladimirovna kính mến, cô đã gíúp tôi được nhiều nhất. Thành tâm chúc cô mọi điều may mắn và nhờ cô chuyển lời chúc sức khoẻ của tôi đến toàn thể các thành viên trong gia đình cô !" Mặt Natasa tái nhợt như xác chết. Thì ra anh ta thông thạo tiếng Nga và hiểu hết tất cả những câu mọi người nói xấu và chế diễu sau lưng anh ta trong mấy ngày vừa qua !

           - Mày thấy chưa ? Người Á Đông của chúng mày thâm hiểm như thế đấy ! Đấy là mẩu chuyện thứ nhất mẹ tao kể lại, bây giờ đến mẩu thứ hai..." 

                           Đoàn kịch có mẹ tao thời gian biểu diễn ở Ấn Độ, diễn xong, đêm vãn về nghỉ dưới tầu. Còn ban ngày các nghệ sĩ được phép dạo chơi ngoài phố. Hôm ấy đoàn đến thành phố Bombay. Họ dạo chơi, ngắm phong cảnh và nếm các món ăn Ấn… Cái gì đối với họ cũng lạ lẫm, nhưng lạ nhất là một ông già “kafir” biểu diễn các tiết muc, thú vị nhất là tiết mục “Khỉ leo dây” :ông ta tung một cuộn  dây ngtux sắc lên trời rồi quát, con khỉ vãn ngồi trên vai ông. Thế là con khỉ nhẩy lên túm lấy sợi dây kia, leo thoăn thoắt lên đến cao rồi lại tụt xuống và ngồi lên  vai ông già “kafir” như cũ. Sau khi biểu diễn, ông già cầm chiếc mũ dạ, đi vòng auanh, chìa mũ, nhận tiền thưởng  của đám người ngồi xem ném vào. Ông ta cảm ơn khán giả rồi ra về, con khỉ vẫn ngồi trên vai ông. Trên đường về tầu, các nghệ sĩ Nga tranh luận sôi nổi : "Làm sao cuộn sợi dây tung lên rồi cứ lơ lửng trên không trung… nhất là lúc con khỉ leo lên, tại sao sức nặng của nó không kéo sợi dây xúông ?
                                    Mỗi người lý giải một cách nhưng không có cách lý giải nào dược chấp  nhận. Cuối cùng có người nói : Tất cả là ở chỗ con khỉ !” Và anh em quyết định chụp ảnh con khỉ đến làm kỷ niệm và về khoe với gia đình ở nhà. Điều này thì tất cả nhất trí. Họ bèn quay lại chỗ ông gia “kafir” hỏi thì ông giả chỉ cười không đáp. Đám nghệ sĩ Nga đề nghị cho chụp một kiểu để làm kỷ niệm. Ông già vẫn chỉ cười lắc đầu… Lúc về gần đến tầu, một nghệ sĩ đề ra một sáng kiến : “Nếu thế, ta chụp trộm.” – “Nhưng bằng cách nào ?” – “Dễ thôi. Ta mời ông ấy xuống tham quan và thết ông ta một bữa ăn có các món dân tộc Nga. Họ quay lại, mời và ông già vẫn cười, nhận lời tối hôm ấy sẽ đến. Tối hôm ấy, một nghệ sĩ núp vào chỗ kín, định chụp lén. Và ông ta chụp được gần hết một cuộn phim…Quả nhiên ông già kia không biết gì hết. Có điều lạ là lúc tráng phim…trong tất cả các kiểu, chỉ thấy hình ông già “kafir” mà không thấy con khỉ, mặc dù lúc xuống tầu và ngồi ăn, con khỉ vẫn ngồi trên vai ông… Thế nghĩa là sao ? Chịu. Không thể hiểu nổi  người Phương Đông chúng mày…

            Ông đạo diễn xô-viết (tên là Vladimir LEZLYI) kết luận, sau đấy còn kể thêm vài mẩu chuyện nữa, về người Ấn Độ, người Trung hoa... đại khái ông ta đều miêu tả họ là những người khó hiểu đến mức bệnh hoạn, thâm hiểm, không ai hiểu được thực chất họ đang nghĩ gì và nghĩ thế nào.

            Câu chuyện của ông tối hôm ấy để lại ấn tượng rất mạnh trong trí óc tôi và càng khiến tôi suy ngẫm mãi.
            Sau này, làm việc với người Phương Tây tôi còn được nghe nhiều nhận xét rất xấu của họ đối với người phương Đông chúng ta. Một điều dễ nhận thấy nhất là người châu Âu rất thoải mái bộc lộ tình cảm, cảm xúc của họ, chứ không "ghìm" lại như người châu Á chúng ta. Chẳng thế một tác giả Pháp nhận xét : người Việt Nam luôn giữ một nét mặt vô cảm, như một chiếc mặt nạ che giấu những cảm xúc thật của họ. Hầu như không thể đoán thấy suy nghĩ thật của họ đằng sau cái "mặt nạ vô cảm" ấy, mà ông ta gọi bằng một từ Pháp "impassible".
*
            Sau đấy tôi tìm đọc lại những truyện ngắn và tuỳ bút của Lỗ Tấn cũng như của một số cây bút Trung Hoa khác. Gần đây tôi được đọc hai cuốn : "Người Trung Quốc xấu xí" của một tác giả tôi không nhớ tên và cuốn "..." tạm gọi là những cuốn "phản tỉnh" của người Trung Quốc về đồng bào của họ. Nói "người Trung Quốc" nhưng có rất nhiều nét giống hệt người Việt chúng ta, nói chung là người Phương Đông. Ngoài tính "vô cảm" họ còn nhận thấy  người Phương Đông "dẻo dai".


Sức sống dẻo dai của người Phương Đông

            Người phương Tây nhận xét, lao động nhập cư Trung Hoa vào các quốc gia phương Tây sẵn sàng "làm những công việc nặng nhọc và bẩn thỉu nhất, nhận những tiền công thấp nhất mà vẫn vui vẻ".
            Nhận xét ấy rất chính xác nhưng nguyên nhân là ở đâu ?

          Tôi đọc thấy trong Từ điển Bách khoa Anh "BRITANNICA", ở từ mục "ASIA" nhận xét của L.D.Fr. Lawrence D. Freedman. (Professor and Head, Department of War Studies, King's College, University of London. Author of The Evolution of Nuclear Strategy and others)  như sau : "Người châu Á không có tuổi thiếu niên (tiếng Pháp là "adolescence"), vì trước khi rời khỏi vòng tay của gia đình để bước vào cuộc sống xã hội, họ đã có sẵn trong đầu mọi câu trả lời. Trong khi đối với người châu Âu, tuổi thiếu niên là tuổi "tìm hiểu mọi thứ". Khi rời khỏi sự bảo trợ của gia đình để bước ra cuộc đời TỰ KIẾM SỐNG trong đầu mỗi thiếu niên phương Tây đầy ắp những câu hỏi."
            Đúng thế. Thiếu niên châu Á trước khi bước vào cuộc sống ngoài xã hội đã có sẵn một kho kiến thức về cách ứng xử để ứng dụng trong mọi hoàn cảnh. Ông tác giả từ mục trên còn viết :

"All the attributes sketchly discussed above tend to perpetuate an "inward-looking society" in which men and women are born into a "set of answers." In the pluralistic, ultraspecialized, developed world of the West, men and women are born into an "outward-looking society", or a "set of questions..."


            Tác giả từ mục trên còn nêu mấy sự khác nhau giữa tâm lý người phương Đông so với người phương Tây là do

            1) Người phương Đông chủ yếu làm nông nghiệp và sống bằng nông nghiệp

            2) Người phương Đông ít di chuyển, ra thành thị nhưng vẫn gắn với "quê". Dân du mục cũng chỉ di chuyển theo mùa và vẫn theo một lộ trình lặp đi lặp lại.

            3) Người phương Đông suy nghĩ theo "địa phương" nhỏ, chưa có sự thống nhất cao về ngôn ngữ, chữ viết và phong tục tập quán... trên quy mô lớn...


            Ông ta cho rằng đấy là những nguyên nhân tạo cho người phương Đông gắn chặt với gia đình, địa phương hơn là với quốc gia.
            Tất nhiên những đặc điểm này sẽ dần dần thay đổi… vân vân…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét