Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

CÁC GIÁ TRỊ CHÂU Á



TRÍCH MỘT ĐOẠN TRONG CUỐN SÁCH CỦA NGUYỄN GIA KIỂNG : "TỔ QUỐC  ĂN NĂN

...
CÁC GIÁ TRỊ CHÂU Á?
 
      ...Có một lần tôi được coi một hoạt cảnh tức cười trong một phim hài hước. Một nhà mô phạm đang thao thao bất tuyệt giảng giải giá trị thiêng liêng của gia đình trước một cử tọa trẻ. Ông đang hùng hồn thuyết phục đám thanh niên về những tệ hại của quan hệ tình dục ngoài khuôn khổ vợ chồng thì một bất ngờ xảy đến. Một chàng trai, với tất cả bộ dạng của một người đồng tính luỵến ái, từ ngoài xông vô nắm lấy ông đánh ghen. Thì ra ông không những ngoại tình mà còn ngoại tình với người cùng phái. Bài giảng dĩ nhiên chấm dứt ở đây.
       Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á bắt đầu từ mùa hè 1997 cũng đã cắt ngang cuộc tranh luận đang sôi nổi về các giá trị châu Á một cách tương tự. Nó lố bịch hóa những người đang rêu rao là các quốc gia Đông Á đã phát triển mạnh nhờ các giá trị Châu Á, và như thế người châu Á không cần những giá trị phương Tây như dân chủ và nhân quyền. 
       Nhưng kết thúc một cuộc tranh cãi vì một bên tranh luận bị quê là một kết thúc không ổn. Người tranh luận bị cụt hứng nhưng chắc gì nhưng điều họ nói đã sai? Như thể cuộc tranh luận về các giá trị châu á có thể sẽ còn được phát động lại trong tương lai, trong một hoàn cảnh khác và với mục mục đích khác Do đó chúng ta cũng cần xem thực chất của cuộc tranh cãi này là cái gì.

      ĐIỂM THỨ NHẤT 
      Là cuộc tranh cãi về các giá trị châu Á đã được tung ra hồi đầu thập niên 1990, hầu như cùng một lúc tại SingaporeMalaysia. 
       Đây là một điều nghịch lý bởi vì Singapore và Malaysia chính là hai nước có ít tư cách nhất để phát biểu nhân danh văn hóa và truyền thống châu á. Singapore là một thương cảng hơn là một quốc gia, do người phương Tây thành lập cách đây hai thế kỷ, bắt đầu từ một làng đánh cá nhỏ với vài chục ngư dân. Nó đã được tạo ra và cai trị hoàn toàn theo khuôn mẫu phương Tây. Dân chúng Singapore, ba triệu người hiện nay, chu yếu là những người Hoa đã chạy trốn hệ thống chính trị và văn hóa châu Á tại quê hương cũ. Malaysia cho tới cuối thế kỷ 14 chỉ là một bán đảo hoang vu và là trạm dừng chân cho các thuyền buôn qua lại giữa Ấn Độ và Sumatra. 
        Dữ kiện lịch sử đầu tiên là cuộc thăm viếng của một sứ giả Trung Quốc dưới triều Minh năm 1405. Lúc đó Malaysia chỉ có vài vương quốc nhỏ hoàn toàn cô lập với phần còn lại của châu Á. cho tói khi được tuyên bố là thuộc địa của Anh, đặt dưới quyền quản trị của công ty BRITISH NORTH BORNEO COMPANY, vào năm 1881, Malaysia không có gì giống với một quốc gia cả. 
       
       MALAYSIA không có lịch sử và cũng không có một văn hóa riêng, chưa nói tới văn hóa châu Á. Như Singapore, Malaysia được thành lập và cai trị hoàn toàn theo khuôn mâu phương Tây. Cũng giống như Singapore, người Malaysia rất hài lòng với chính quyền thuộc địa Anh và không đòi độc lập họ đã chỉ được độc lập sau một quyết định của nước Anh. Hệ thống chính trị của họ không khác bao nhiêu di sản mà người Anh để lại.
      Tóm lại, các giá trị châu Á đã được đề cao bởi hai nước không hề thể hiện chúng.
      Điểm nghịch lý thứ hai là cả Lee Khan Yew (Lý Quang Diệu) của Singapore lẫn Mahathir Muhamad của Malaysia, hai người hô hào tích cực nhất cho những giá trị châu A, đều là những người đã rất Tây phương hóa. Cả hai đều đã đóng vai trò then chốt trong việc Tây phương hóa sinh hoạt của đất nước họ. Lý Quang Diệu chỉ bắt đầu nói tới các giá trị Khổng Giáo sau khi ông từ chức thủ tướng. Việc ông nhấn mạnh tới truyền thống tôn trọng các bậc trưởng thượng của người châu Á có thể được nhìn như một phản ứng tự vệ dể cố kéo dài ảnh hưởng trên chính trường. 
                                                                              *
        
       Lý Quang Diệu tỏ ra khó chịu trong qui chế hai bên của ông: ông đi kháp nơi, ban phát những lời khuyên cho mọi người trên mọi vấn đề. Các lập luận về các giá trị châu Á của ông có vẻ đã thành công cho cá nhân ông vì ít ra chúng đã làm ông nổi bật.. 
      Mahathir thuộc một thiểu số trong sắc tộc Mã Lai được giáo dục theo văn hóa Anh. Nếp sống của ông hoàn toàn là nếp sống của người Anh. Các con ông cũng thế, con gái út ông có chồng người Pháp. Mahathir rất sợ bị coi như là một người Mã Lai mất gốc. Vì thế những lời tuyên bố của ông về các giá trị châu á cũng chỉ nhằm một mục đích sửa đổi hình ảnh của ông, để ông có vẻ Mã Lai và Hồi Giáo hơn là sự thực. Từ một năm nay vụ án Anwar Ibrahim đã gây rất nhiều tiếng vang. Dư luận thế giới coi Anwar như một chính khách tiến bộ và hiện đại, nạn nhân của Mahathir, một người cầm quyền thủ cựu. Thực ra Anwar từng là một người Hồi Giáo toàn nguyên và quá khích trong giai đoạn đầu của sự nghiệp chính trị. Ông ngưỡng mộ Khomeini và phấn khởi vì cuộc cách mạng Hồi Giáo tại Iran đến nỗi ông từng hành hương sang Teheran để bày tỏ sự cảm phục đối với Khomeini. 
       Mahathir đã chỉ chọn Anwar làm người thừa kế chính thức của mình để tranh thủ cử tri Hồi Giáo Mã Lai cho ông. Chính vì thế mà ông đã rất giận dữ và thù ghét Anwar khi Anwar muốn tỏ ra hiện đại hơn ông..
       Tóm lại, hai nhân vật đề cao các giá trị châu Á nhất cũng là những người không chấp nhận chúng cho chính mình. Cuộc tranh cãi đã thiếu thực thà ngay từ đầu.
                                                                                 *
      Điểm thứ ba mà tôi muốn lưu ý độc giả là các giá trị châu Á chỉ là một diễn văn chứ hoàn toàn không phải là một chủ thuyết. Không hề có một luận cương hay một cẩm nang nào cả. Tất cả chỉ là những bài viết ngắn và những cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh được đăng trên nhật báo The Intemational Herald Tribune và tập san Foreign Affairs
      Trong số những người chủ xướng và hô hào cho các giá trị châu Á, người ta không thấy một triết gia, một nhà tư tưởng hay một nhà văn lớn nào, người ta chỉ thấy những công chức thuộc hai chính quyền Singapore và Malaysia. Cuộc vận động cho các giá trị châu Á giống như một chiến dịch tuyên truyền hơn là một cuộc thảo luận trí tuệ. 
       
                                                                                 ***

      Một đặc điểm khác là những ồn ào về các giá trị châu Á đã chỉ giới hạn trong khuôn khổ ASEAN. Các quốc gia châu Á khác đã không tham gia cuộc hòa tấu này. Không có khuôn mặt chính trị hoặc trí thức lớn nào của Nhật tỏ ra quan tâm. Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh hoàn toàn không biết tới. Nam Cao Ly và Đài Loan gạt bỏ thẳng thừng các luận điệu về các giá trị châu á và quả quyết chọn lựa con đường dân chủ hóa. 
      Ngay trong khối ASEAN, Indonesia, Thái Lan và Phi-líp-pin tỏ ra dửng dưng.
                                                                               *
      Chỉ có Hà Nội, Bắc KinhRangoon tỏ ra hưởng ứng. 
      Báo chí và quan chức Việt Nam thỉnh thoảng ca tụng nhưng quan điểm đứng đắn của Lý Quang Diệu và Mahathir, dù không đề cập đến cụm từ "giá trị châu Á". 
     Cũng nên lưu ý rằng trong mọi phát biểu về các giá trị châu Á của họ, cả Lý Quang Diệu lẫn Mahathir cùng những cộng sự viên của hai ông đều không bao giờ đề cập đến Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Đối với họ, hình như châu Á chỉ là Đông Á. 

     Nhưng những giá trị châu Á được nêu ra là gì?
     
      Lý Quang Diệu và Mahathir lại xung khắc một cách trầm trọng về nội dung của chúng. 
      Đối với họ Lý, các giá trị châu Á chỉ có thể là các giá trị Khổng Giáo trong khi đối với Mahathir chúng lại chủ yếu là các giá trị Hồi Giáo. 
      Hai nhân vật này tuy ghét nhau nhưng hình như cũng đồng ý với nhau rằng người châu Á quan tâm đến xã hội, cố gắng, giáo dục, tiết kiệm, phát triển và ổn định hơn là tới cá nhân, tiện nghi, tiêu thụ, nhân quyền và dân chủ; ngoài ra người châu Á kính trọng tổ tiên, người lớn tuổi và chính quyền. Dân chủ và nhân quyền có vẻ như là hai đối tượng đánh phá quan trọng nhất của những diễn văn về các giá trị châu Á. Nhưng ở đây các quan chức Singapore và Malaysia lại tỏ ra bối rối. 

      Thông thường họ phản bác dân chủ và nhân quyền như những giá trị của phương Tây, nhưng cũng có khi họ lại nói đó là những giá trị phổ cập chỉ cần thích nghi với hoàn cảnh châu Á.
                                                                             *     
      Lý Quang Diệu hô hào một cách rất hăng say cho kinh tế thị trường và sự minh bạch (transparency), hai cột trụ của dân chủ. Có những lúc ông nói rằng dân chủ và nhân quyền cũng quan trọng đấy nhưng không quan trọng bằng kỷ luật và sản xuất. 

      Người kế vị ông, đương kim thủ tướng Singapore Goh Chok Tong còn đi xa hơn.
      Đối với ông: Các quyền kinh tế và xã hội cũng quan trọng không kém các quyền dân sự và chính trị . Không kém nhưng cũng không hơn. Ở một dịp khác ông Goh Chok Tong còn tuyên bố mạnh dạn hơn: Chúng tôi tin tưởng ở dân chủ, nhưng dưới một hình thức đảm bảo được kỷ luật và đồng thuận. 
      Bà Chan Hăng Chen, cựu giám đốc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á và đại sứ Singapore tại Liên Hiệp Quốc, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trên The Intemationa Herald Tribune: "Dân chủ và nhân quyền là những giá trị phổ cập nhưng những điều kiện để thể hiện chúng tại châu Á có phần khác."
                                                                                *
       Còn Mahathir
       Trong một dịp, ông đã chỉ xin thêm thời gian: Đừng đòi hỏi chúng tôi phải thay đổi ngay tức khắc. Chúng tôi sẽ thay đổi, nhưng chúng tôi sẽ không thay đổi nhanh như người ta đòi chúng tôi. Có lẽ ít ai đòi Mahathir phải thay đổi ngay tức khắc vì thực ra Malaysia, hơn cả Singapore, đã là nước dân chủ hóa sớm nhất trong khối ASEAN. 
         Chính nhưng lời tuyên bố mâu thuẫn này đã khiến Bắc Kinh, Hà Nội và Rangoon, những chế độ thực sự chống dân chủ và nhân quyền, không ủng hộ nhiệt tình những phát biểu về các giá trị châu Á của Singapore và Malaysia.
       Hiển nhiên là cộng đồng, kỷ luật, cố gắng, giáo dục, và ngay cả gia đình, không phải là những giá trị đặc biệt của châu Á. Người phương Tây cũng quí trọng những giá trị này, có khi còn hơn. Lấy một thí dụ: liên đới xã hội là yếu tố cốt lõi của xã hội, như thế tinh thần liên đới trên nguyên tắc phải rất cao trong các xã hội châu á vì tại đó cộng đồng được coi là một giá trị nền tảng, nhưng sự thực là liên đới mạnh hơn hẳn ở phương Tây so với châu Á. 
       Trong những nước châu Á, khi một người bị sa thải hay gặp tai nạn đó chỉ là chuyện cá nhân của người đó, không có an sinh xã hội, không có trợ giúp của nhà nước, hoàn cảnh bi đát của người đó không là quan tâm của bất cứ ai.
        Hiển nhiên, về cơ bản, những cái gọi là giá trị châu Á không có nội dung nào đặc biệt. Nhưng sự gay gắt đã thay thế cho lý luận. Phương Tây được mô tả là đang suy thoái vì dựa trên những giá trị bệnh hoạn, châu á sẽ qua mặt phương Tây vì xã hội châu Á được xây dựng trên những giá trị lành mạnh. Kế đó là cáo trạng. Người phương Tây đã tỏ ra xấc xược và bá quyền khi mưu toan áp đặt những giá trị của họ lên toàn thế giới, nhưng sự ngạo mạn này không thể tiếp tục được nữa vì tình thế đã thay đổi và tương lai sẽ thuộc về châu á v.v.. cả những người hô hào các giá trị châu Á, Kishore Mahbubani, đại sứ Singapore tại Liên Hiệp Quốc, là người quá khích nhất. 
       Ông hô hào: Bạn trẻ ơi, hãy quay về phương Đông!
                                                                           *
      Ông quả quyết:! Địa Trung Hải là biển của quá khứ, Đại Tây Dương là đại dương của hiện tại, Thái Bình Dương là đại dương của tương lai

      Những người khác tỏ ra ôn hòa hơn nhưng tất cả đều cùng một luận điêu chống phương Tây và cũng đều cùng một giọng điều đắc tháng.Thái độ đác thắng này dĩ nhiên là lố lăng vì, trừ trường hợp của Nhật và hai thành phố Singapore và Hồng Kông, tất cả các quốc gia châu Á vẫn còn thua xa các nước dân chủ phương Tây. 
       Malaysia chẳng hạn, chỉ có một sản lượng trên mỗi đầu người tương đương với 20% mức độ của Hoa Kỳ và các nước Tây Âu.Nhưng tại sao cuộc tranh luận về các giá trị châu Á đã ồn ào như vậy? 
       Chúng ta sẽ sai lầm nếu gạt phăng đi với thái độ khinh thường. Có ít nhất hai lý do đã khiến cuộc tranh luận về các giá trị châu Á gây sôi nổi trên báo chí.
                                                                              *
       Lý do thứ nhất là châu Á đang đòi hỏi một chỗ đứng xứng đáng hơn. Hơn hai thập niên tập trung đều đặn ở một tỷ lệ cao đã gia tăng rất nhiều trọng lượng của châu Á. Từ 4% năm 1960, tổng sản lượng của các nước châu á đã lên mức 25% tổng sản lượng của thế giới vào năm 1992 khi cuộc tranh cãi về các giá trị châu á vừa bắt đầu. 
       Châu Á cũng đạt tới 25 % trọng lượng của ngoại thương trên thế giới vào năm 1994 và cũng giữ trong tay một phần ba trữ kim của thế giới. Năm 1990, châu Á đã mua của các nước phương Tây một số lượng hàng hóa và dịch vụ trị giá 650 tỷ USD, gấp đôi con sổ của con số năm 1980, nhưng chỉ xấp xỉ bằng một nửa con số hiện nay. Châu Á đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các nước phương Tây và trọng lượng của nó sẽ càng ngày càng tăng lên. Rõ ràng là Châu Á xứng đáng được trọng nể hơn. 
       Quan hệ giữa châu Á và phương Tây phải thay đổi để phù hợp với tương quan lực lượng mới. Các nước phương Tây đều hiểu như vậy. Đó là lý do khiến họ đã chú ý đặc biệt đến những diễn văn về giá trị châu á. Mặt khác cũng vì sức mạnh thực sự của diễn văn về các giá trị châu á là sự thành công về mặt kinh tế của các nước châu á mà nó đã yếu hẳn đi sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu hồi tháng 7-1997. 
                                                                             *
       Lý do thứ hai là những phát biểu về các giá trị châu Á thực ra chỉ là một phần của một cuộc tranh luận quan trọng và to lớn hơn nhiều đang diễn ra tại châu Á và sẽ có ảnh hưởng lớn trên tương lai của thế giới. Các quốc gia châu Á đang ở trong một khúc quanh lịch sử đặc biệt quan trọng. Tăng trưởng kinh tế đã cải thiện một cách đáng kể đời sống con người nhưng đồng thời cũng mang đến những đòi hỏi thay đổi chính trị mạnh mẽ theo chiều hướng gia tăng tự do, dân chủ và nhân quyền. 
       Cuộc chuyển hóa đe dọa nền tảng chính đáng của nhiều người cầm quyền và buộc họ đi tìm một biện minh văn hóa và tư tưởng cho quyền lực của họ. Trong bối cảnh ấy, so với ảo tưởng đấm máu của ý thức hệ cộng sản trước đây, các giá trị châu Á là một phản ứng khá hiền lành, một chủ thuyết ít độc hại hơn hẳn.
     Thực sự có những giá trị châu Á không và những giá trị nào?
  
        Các nước châu Á được thành lập một cách riêng biệt và chỉ có một sự hiểu biết lẫn nhau rất sơ sài. Nhiều quốc gia châu Á đã do người phương Tây lập ra và phần lớn các biên giới quốc gia đều hoặc do người phương Tây quyết định hoặc chịu ảnh hưởng của họ. Nếu chỉ muốn nói một cách sơ sài thì ta có thể nói. Đông Á chịu ảnh hưởng Trung Hoa và, ở những mức độ khác nhau, mang nhưng đặc tính của văn hóa Khổng Giáo; Tây Á là một sự đan xen giữa văn hóa ấn Độ Giáo và văn hóa Hồi Giáo, trong khi ở phía Nam, Indonesia à Malaysia là những quốc gia Hồi Giáo. 
                                                                               *
        Nhưng ngay cả cách mô tả sơ sài đó cùng không đúng, 
      Thái LanMiến Điện là hai nước Phật Giáo, trong khi Phi-líp-pin lại là một nước đa số Công Giáo. 
       Và cũng không nên quên từ thế kỷ 20 văn hóa và các phương pháp làm việc của phương Tây cũng đã mọc rễ khắp nơi.
      Mặt khác cũng không hề có một tình cảm liên đởi nào giữa các quốc gia châu Á. Người Nhật cho rằng họ là một dân tộc riêng biệt, thông minh và hùng mạnh hơn mọi dân tộc khác. Người Thái cũng nghĩ rằng họ là một dân tộc tinh nhuệ hơn hẳn, đã giữ được độc lập trước cuộc chinh phục của phương Tây. 
       
         Quan hệ đáng kể nhất của Miến Điện với thế giới bên ngoài nói chung và châu Á nói riêng trong lịch sử dài hơn một ngàn năm của họ là những cuộc chiến tranh với Thái Lan, mà những thù hận vẫn chưa chấm dứt hằn. 
         Còn người Trung Hoa thì dù đã trải qua nhiều thăng trầm và tủi hổ họ vẫn chưa bỏ hẳn được mặc cảm tự tôn của thời xa xưa khi họ tự coi là trung tâm của thế giới trong khi các dân tộc láng giềng chỉ là những thiểu số man rợ. Coi châu á như một thực thể tự nó đã là điều vô lý. Chỉ có những người thiếu hiểu biết mới có thể nói tới một văn hóa hay một triết lý phương Đông. Tuy nhiên, nếu chúng ta cố hết sức để nhận ra nhưng nét giống nhau trong nếp sống và suy nghĩ của các dân tộc châu Á thì chúng ta cũng có thể tìm thấy một số điểm. 
       Những điểm này, phải nói ngay, không phải chỉ có ở châu Á mà hiện diện ở mọi xã hội ngoài phương Tây và ở cả phương Tây trước đây vài thế kỷ, dù có lẽ ở một mức độ thấp hơn. Đó là: Cơ cấu đại gia đình liên hệ cá nhân trước hết với người cùng một dòng máu.
                                                                               *
        Tâm lý này có thể nhận thấy trong hầu hết các nước châu Á với những hậu quả quan trọng về cả kinh tế lẫn chính trị. 
       Các công ty lớn ở Nhật, Hồng Kông, Nam Cao Ly được điều hành như những vương quốc gia đình. Các nhà độc tài trước hết dựa trên gia đình, dành cho con cái, họ hàng những đặc quyền lớn. Các bà nội trợ thay chồng, con trai và con gái kế vị cha mẹ làm lãnh tụ các chính đảng hay làm tổng thống tại Phi-líp-pin, Indonesia, Bangladesh, Pakistan, ấn Độ, Miến Điện và Bắc Cao Ly.
      Quan niệm quyền lực chính trị như là sự tưởng thưởng cho địa vị và thành tích trong quá khứ hơn là một trách nhiệm đòi hỏi khả năng và tầm nhìn.
  
      Chức quyền thay vì chức trách

     Do đó người lãnh đạo quốc gia không cần phải thành công mà chỉ cần sống xứng đáng với địa vị của mình. Sự chống đối lại chính quyền bị xem như chống lại trật tự xã hội và như một thái độ không phải đạo. Chừng nào người cầm đầu quốc gia chưa mắc phải những tội ác tày trời thì không có lý do gì chính đáng để đòi thay thế ông ta hay bà ta. 
        Tâm lý này giải thích sự kiện một đảng hay một lãnh tụ có thể cầm quyền liên tục trong nhiều thập niên. Dĩ nhiên tâm lý người châu Á đã thay đổi nhiều, nhưng một thắng lợi như của Bill Clinton trước George Bush năm 1992 vẫn còn là điều không thể có tại Châu Á. 
                                                                                *
       Sự lẫn lộn giữa tôn giáo và chính trị. Về điểm này phải nói rằng sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, giữa Thiên Chúa và Ceasar, quả là một đặc tính của tư tưởng phương Tây. Tại các nước châu Á, Thượng Đế và Vua liên hệ rất mật thiết với nhau, khi không phải là một. 

       Tại Trung Quốc, dưới ảnh hưởng Khổng Giáo, vua là thượng đế; tại các nước Hồi Giáo như Pakistan và Bangladesh, thượng đế là vua, còn tại Ấn Độ và hai nước theo Phật Giáo là Thái Lan và Miến Điện, thượng đế chỉ là phụ tá ngoan ngoãn của vua. 
                                                                              *
        Người ta có thể nghĩ rằng sở dĩ chủ nghĩa cộng sản đã thành công và đứng vững tại Đông Á hơn là lại Tây Âu, nơi nó được phát minh ra, là vì chính nó cũng là một hệ thống nửa tôn giáo nửa chính trị như Khổng Giáo trước đây
       
        Về điểm này cũng thế, đã có nhiều thay đổi, nhưng chưa thay đổi hẳn.Cả ba yếu tố trên đây xét cho cùng đều là những trở ngại cho phát triển và tiến bộ. Cần nhận xét là những quốc gia từ bỏ chúng sớm nhất cũng là những quốc gia phát triển nhất. Khối ASEAN trước cuộc khủng hoảng kinh tế được các ông 1ý Quang Diệu và Mahathir coi, đúng hơn là lạm coi, như là thành trì của cái mà các ông ấy gọi là các giá tri châu Á. 
      Nhưng tình thế đã thay đổi.
                                                                               *
      Ngày nay cả năm nước sáng lập và có trọng lượng nhất trong khối đều đã là những nước dân chủ. Khi Việt nam xin gia nhập ASEAN, ban lãnh đạo cộng sản hy vọng tìm được ở ASEAN một chỗ dựa cho chế độ độc tài; từ nay và sắp tới, trong những cuộc gặp gỡ thường xuyên của khối, họ sẽ chỉ gặp những nhà lãnh đạo dân chủ thôi thúc họ cải tổ nhanh hơn. 
        Từ nay, trong không khí mới của ASEAN, độc tài không còn gì là oai hùng nữa mà chỉ là lố bịch, thiếu văn minh, mất vệ sinh.
                                                                                 *
        
       Ngày nay, nếu có một giá trị châu Á mới nhưng đích thực, thì đó là khát vọng của mọi người châu Á muốn được sung túc hơn và được kính trọng hơn. 
       Khát vọng này đang thôi thúc mọi dân tộc châu Á. Họ đã ý thức được tiềm năng chưa được khai thác của họ, họ cảm thấy hổ nhục vì nghèo khổ và thiếu tự do, họ tin rằng họ có thể, và phải, rút ngắn khoảng cách với các dân tộc phương Tây. 
      
       Họ không quan tâm gì đến những cái gọi là giá trị châu Á, họ chỉ quan tâm đến những giá trị làm cho cuộc sống của họ đáng sống và đáng tự hào hơn
                                                                                *   
     Ngay cả một cô hầu bàn tại Sài Gòn hay một anh tài xế xe tuk-tuk tại Bangkok cũng đã hiểu rằng phát triển và phồn vinh phải đi đôi với dân chủ và nhân quyền.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

VỀ CON NGƯỜI TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG



SỬ GIA - NGƯỜI VIẾT SỬ TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG (1935-2016)

Thứ hai - 28/03/2016 17:45 (NCTG)

“Cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu của Tạ Chí Đại Trường cũng như của bao tinh hoa khác của miền Nam Việt Nam mới chính là những mất mát to lớn, không gì bù đắp trong nhiều lĩnh vực quan trọng sau 1975”.
Sử gia Tạ Chí Đại Trường - Ảnh: Internet
Sử gia Tạ Chí Đại Trường - Ảnh: Internet
Sử gia Tạ Chí Đại Trường qua đời vào đêm 24-3-2016 tại Sài Gòn, sau một thời gian dài lâm bệnh nặng, hưởng thọ 81 tuổi.

Bác Trường vốn là chỗ thân tình với cha mẹ tôi. Ông là bậc đàn anh của cha tôi. Cùng quê gốc ở Bình Định. Khi còn nhỏ, tôi vẫn thường được cha chở đến thăm bác tại nhà của Tạ Chí Đông Hải, anh ruột bác Trường.

Xuất thân từ một gia đình khoa bảng Nho học, thân phụ bác là cụ Cử nhân Hán học Tạ Chương Phùng, là đồng chí và hoạt động chung với cụ Ngô Đình Diệm, từng làm Tỉnh trưởng tỉnh Bình Định. Anh họ của bác Trường là nhà chí sĩ Tạ Chí Diệp, bị thủ tiêu bởi chính quyền họ Ngô.

Tốt nghiệp Cử nhân Văn khoa (1962) và Cao học Sử (1964) tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, Tạ Chí Đại Trường còn phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong vòng 10 năm.

Sau biến cố 30-4-1975, bác bị đi tù cải tạo (1975-1981). Khi ra tù, bác Trường đã phải “sống một cuộc sống bên lề xã hội như những người kém may mắn khác” (1). Bác đã làm nhiều việc tay chân vất vả để bươn chải kiếm sống, một cuộc sống của một thứ “chuẩn công dân hạng nhì” (2).

Thi thoảng bác lại đạp xe đến nhà để trò chuyện với cha tôi. Hai anh em say sưa kể chuyện về quê hương Tây Sơn, Bình Định. Bác thường phân tích hay giải thích những khám phá, tìm tòi mới lạ về lịch sử cho cha tôi. Dưới mắt một thằng nhóc, nghe lỏm những mẩu chuyện lịch sử do bác kể luôn là một điều thú vị.

Bác Trường cao, gầy gò, đen đóm, khuôn mặt khắc khổ có lẽ do những thẳng trầm của thời cuộc tạo nên. Thoạt trông bác, không ai biết đó là một sử gia, tác giả của tác phẩm “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802”, từng đoạt giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Sử vào năm 1970.

Cho đến một ngày giữa năm 1994, bác Trường ghé thăm cha mẹ tôi lần cuối. Bác chào từ biệt trước khi đi Mỹ định cư và gởi gắm cha một cái túi bao gồm nhiều bản đánh máy các tác phẩm, bài viết của bác từ nhiều năm qua. Đó cũng là lần sau cùng tôi được gặp bác.

Trong số các bản đánh máy ấy, tôi có cơ hội đọc những bài viết công phu và nhất là quyển hồi ký cải tạo “Một khoảnh Việt Nam Cộng hòa nối dài”. Cái túi bác Trường gởi lại luôn có một sức cuốn mãnh liệt, gợi trí tò mò tìm hiểu của một thanh niên khát khao tìm hiểu sự thật lịch sử. Sự thật không như những gì vẫn được rao giảng, tuyên truyền inh ỏi trong xã hội, từ mái trường tiểu học đến giảng đường đại học thời ấy.

Một trong những tác phẩm quan trọng nhất của bác Trường lại là một tiểu luận Cao học ở trường Đại học Văn khoa Sài Gòn: “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802”. Trên cương vị một nhà viết sử, bác đã đặt lại vai trò của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc. Tác phẩm gây tiếng vang trong giới sử học trước 1975 nhưng lại mang đến cho bác nhiều phiền toái khi bị kết án là đã “hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia Long” bởi người cộng sản sau 1975.

Qua đó, một cách gián tiếp, chúng ta thấy rõ một sự kiện lịch sử (vai trò triều Tây Sơn, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) đã bị một quyền lực chính trị lũng đoạn, sử dụng và tuyên truyền một cách có hệ thống nhằm củng cố vai trò độc tôn của thể chế ấy. Sách cũng như những công trình nghiên cứu của bác đã không được chính quyền trong nước sử dụng hay in ấn trong một thời gian dài.

Bằng những lập luận độc đáo cũng như cách nhìn sự việc một cách hoàn toàn độc lập, Tạ Chí Đại Trường chính là một trong những sử gia có nhiều đóng góp quan trọng trong một giai đoạn lịch sử đau thương, nhiều biến động của dân tộc. Không rơi vào khuôn khổ cứng nhắc, rập khuôn thường thấy ở những nhà viết sử, những nhận định hay quan điểm của ông luôn dựa trên lương tâm của một sử gia. Như lời nhận định của ông Nguyễn Huệ Chi: “Với tôi, ông ấy là người luôn ngẩng cao đầu, không chịu nghe mệnh lệnh của ai ngoài trái tim và con mắt nhìn sự thật” (3).

Giới sử gia trong nước đánh giá sự ra đi của Tạ Chí Đại Trường là một mất mát lớn của nền sử học Việt Nam. Riêng với cá nhân người viết, khi còn sống, ông đã không được trọng dụng một cách đúng mực bởi những nhà viết sử của “bên thắng cuộc”, thì khi qua đời, dẫu có thương tiếc mấy e cũng đáng trách. Lý ra, giới học thuật miền Bắc nên lắng nghe, tìm hiểu những công trình nghiên cứu của một sử học có tấm lòng như ông. Đằng này, cũng theo ông Nguyễn Huệ Chi “có thể vì nhạy cảm chính trị mà người ta tránh né một tinh hoa của miền Nam như ông...”.

Cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu của Tạ Chí Đại Trường cũng như của bao tinh hoa khác của miền Nam Việt Nam mới chính là những mất mát to lớn, không gì bù đắp trong nhiều lĩnh vực quan trọng sau 1975.

Nhà văn người Pháp, Robert Brasillach, đã viết “l'histoire est écrite par les vainqueurs” (lịch sử được viết bởi những kẻ chiến thắng). Nhưng có những sử gia như Tạ Chí Đại Trường, khái niệm “thắng cuộc” hay “thất bại” dường như không tồn tại. Ông luôn miệt mài làm việc, không theo những luận điểm chính thống đương thời, không bị chi phối hay khuất phục bởi quyền lực chính trị, chỉ với mỏi mong duy nhất là mang lại những cái nhìn khách quan, xác lập lại sự thật lịch sử cho hậu thế, bất chấp những hệ lụy cho chính cá nhân mình.

Đọc sách ông viết, ta có cảm giác như ông muốn nhắn nhủ, gởi gắm nhiều tâm tư vào một tương lai Việt Nam tốt đẹp, với quan niệm “chế độ nào rồi cũng qua, chỉ có đất nước là tồn tại” (4). Chính vì vậy, ông luôn thể hiện cách tiếp cận lịch sử Việt Nam một cách trung thực nhất. Ông không hề e ngại những phản biện, chỉ trích, tấn công đến từ người cộng sản hay thậm chí cộng hòa.

Đối với tôi, bác Trường là một nhà sử học (dẫu bác cho rằng mình chỉ là một nhà viết sử) chân chính, bình dị, không may mắn trong thời buổi thăng trầm, loạn lạc của dân tộc. Nhưng ông cũng kịp để lại cho ngành sử học Việt Nam những công trình nghiên cứu mang tầm vóc quan trọng cũng như những tác phẩm giá trị.

Không may mắn, vất vả như mẩu đối thoại, đáng suy nghĩ, giữa một người đọc sách, tại Hà Nội, và một người bạn của bác, từ Mỹ về.

- Ông Trường dạy ở Đại học nào bên Mỹ?

- Anh ta làm cu li bên đó chớ ở Đại học nào đâu! (5)


Bác Tạ Chí Đại Trường đã ra đi, yên nghỉ nơi đất Mẹ. Một trong ít những nhân cách, tri thức lớn còn sót lại trong một xã hội nhiều biến động, chuyển động. Một xã hội với nhiều trang sử dân tộc đã được viết lại bởi những kẻ chiến thắng.

Viết lại bất chấp lương tâm và sự thật!

Ghi chú:

(1) Tạ Chí Đại Trường trả lời phỏng vấn của Nhã Nam.

(2) “Một khoảnh Việt Nam Cộng hòa nối dài”.

(3) Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, trao đổi qua điện thoại với BBC ngày 24-3-2016.

(4) Thư gởi Quốc hội Việt Nam, ngày 4-5-2010, yêu cầu công nhận nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng hòa là Chứng tích Lịch sử Quốc gia.

(5) Tạ Chí Đại Trường trả lời phỏng vấn của Nhã Nam.


Một số tác phẩm quan trọng của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường:

- “Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802”.
- “Thần, Người và Đất Việt”.
- “Một khoảnh Việt Nam Cộng hòa nối dài”.
- “Những bài dã sử Việt”.
- “Những bài văn sử”.
- “Sử Việt đọc vài quyển”.
- “Người lính thuộc địa Nam Kỳ (1861-1945)”.
Lâm Bình Duy Nhiên, từ Lausanne - Ngày 28-3-2016

CHUYỆN VUI



CHUYỆN VUI

                                                                           GIÁM ĐỐC

           Giám đốc đi làm về đang ngồi salon đọc báo chờ ăn cơm chiều , thì tiếng chuông điện thoại cell phone reo.
           Bà vợ giám đốc lắng tai nghe.
 

 G/đốc : Alo
Bồ nhí : Em nhớ anh quá !
G/đốc : biết rồi
Bồ nhí : Anh hôm nay sao vậy ? anh còn nhớ em không ?
G/đốc : Nguyễn văn Còn
Bồ nhí : bà xã anh đang ở nhà hả ?
G/đốc : đúng rồi
Bồ nhí : hôm nay mình gặp nhau nha ?
G/đốc : Lê văn Bận
Bồ nhí : Vậy khi nào gặp ?
G/đốc : Trần văn Mai
Bồ nhí : sáng hay chiều hả anh yêu ?
G/đốc : Hoàng văn Chiều
Bồ nhí : mấy giờ anh yêu ?
G/đốc : Đinh văn Bảy
Bồ nhí : vẫn ở khách sạn cũ hả ?
G/đốc : Nguyễn y Vân ( vẫn y nguyên )
Bồ nhí : cho em tiền như mọi lần nha ?
G/đốc : Vũ như Cẩn ( vẫn như củ )
Bồ nhí : À quên cho em thêm tiền mua cái áo đầm mới nha ?
G/đốc : Hồ văn Được
Bồ nhí : anh hứa nha !!!
G/đốc : Ngô văn Hứa
Bồ nhí : OK ! ngày mai , buổi chiều , 7 giờ , ở khách sạn cũ , em sẽ chìu anh hết mình, hôn anh chụt chụt chụt.
G/đốc (cúp máy cái rụp , nói rõ to cho sư tử nhà nghe) : Bực mình, có cái danh sách khen thưởng nhiều người mà không nhớ.


(Sưu Tầm trên Net)



Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

NHỮNG LỢI THẾ CỦA TUỔI GIÀ




Những lợi thế sức khỏe của tuổi già

old aged devopsreactions
Với hơn 800 triệu người trên 60 tuổi và số người từ trăm tuổi trở lên còn nhiều hơn cả dân số của Iceland (khoảng 329.000 người), thế giới phải chuẩn bị đối mặt với các hậu quả kinh tế và xã hội của việc này.
Từ vô số những chứng bệnh cho đến da nhăn nheo và các giác quan không còn minh mẫn, tuổi già bị bao quanh bởi sự suy giảm dần dần, cần được chăm sóc y tế và không còn mong đợi gì nhiều.
Thế nhưng liệu có chút gì đó lạc quan dành cho những người gia nhập vào hàng ngũ đầu bạc?

image
Kể từ thời xa xưa, tuổi già cũng đồng nghĩa với sự suy thoái của cơ thể. Người Hy Lạp còn có quan niệm đặc biệt khắt khe về tuổi già – nhiều người xem tuổi già là một căn bệnh.
Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy suy cho cùng tuổi già không đơn giản chỉ là quá trình suy giảm.
Khi nào thì con người bắt đầu già?
no country for old men movies film the coen brothers tommy lee jones
Nhà thơ Dante tin rằng tuổi già bắt đầu khi con người bước qua tuổi 45. Một khảo sát được thực hiện với người dân Anh cho thấy người dân nước này coi tuổi già bắt đầu khi 59 tuổi.

Người được khảo sát càng lớn tuổi thì họ càng có khuynh hướng xem tuổi càng cao hơn mới là già.
Tuy nhiên Liên Hiệp Quốc và đa số các khoa học gia định nghĩa tuổi già là bất cứ độ tuổi nào sau 60.
Ít cảm lạnh hơn

 Disney Pixar game old man movie film
Tuổi tác không chỉ làm cho con người ta khôn ngoan hơn. Hệ miễn dịch của chúng ta phải đối mặt với hàng triệu mối hiểm nguy tiềm tàng mỗi ngày. Là lực lượng cảnh sát trông chừng cơ thể, hệ miễn dịch phải học cách nhận diện các hiểm nguy.
Để đối phó với chúng, cơ thể chúng ta sản xuất ra những tế bào bạch cầu đặc trưng tương ứng với hình dáng phân tử của hàng triệu tác nhân xâm nhập khác nhau.

Khi các tế bào bạch cầu nhận diện được kẻ thù thì chúng sẽ bao quanh lấy chúng và hình thành một ‘sự ghi nhớ miễn dịch’. Lần sau, khi kẻ thù đó xuất hiện, chúng có thể huy động một lực lượng phản ứng nhanh.

image
Hệ thống miễn dịch ghi nhớ được các kẻ thù mà nó từng phải chống chọi, khiến cho việc tránh được các trận cảm cúm trở nên dễ hơn khi ta nhiều tuổi hơn
John Upham từ Đại học Queensland cho biết sự ghi nhớ này có thể kéo dài rất lâu.
“Những ai đã trải qua nhiều trận dịch bệnh thì trong một số trường hợp hệ miễn dịch của họ có thể nhận diện được virus gây bệnh cho đến 40 hay 50 năm sau."
"Hệ miễn dịch có thể bắt đầu ‘ngủ quên’ khi bạn bước vào độ tuổi 70 hay 80 nhưng có những lúc, nhất là khi chúng ta bước vào độ tuổi 40 cho đến cuối tuổi 60 hay đầu độ tuổi 70, hệ miễn dịch của chúng ta ghi nhớ những virus mà chúng đã từng đối mặt trải qua năm tháng."
depressed sick ill ferris buellers day off kill me
Hệ miễn dịch tích lũy này giúp chúng ta ít bị cảm cúm hơn. Trong khi những người 20 tuổi có thể bị cảm vài ba lần trong một năm, những người trên 50 tuổi trung bình chỉ bị cảm có một hai hay lần một năm.
Tuy nhiên những cách phòng vệ miễn dịch khác thì yếu dần theo độ tuổi. Cơ thể chúng ta sẽ tạo ra ít tế bào bạch cầu mới hơn và chúng sẽ trở nên chậm chạp hơn. Hệ miễn dịch của người lớn tuổi cũng tạo ra ít kháng thể – tức những protein gắn vào nguồn bệnh để nhận diện và tiêu diệt chúng – hơn.
Sống qua những trận dịch
image
Đại dịch cúm hồi năm 1918 là trận dịch gây chết chóc nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, cướp đi sinh mạng của 50 triệu người. Tuy nhiên nó lại nguy hiểm nhất ở những người vốn thường được xem là mạnh khỏe – những người trong độ tuổi từ 20 đến 40. Tình hình cũng xảy ra tương tự khi nổ ra dịch cúm heo hồi năm 2009 với đa số nạn nhân tử vong là dưới 65 tuổi.
Người ta cho rằng những virus gây bệnh đã khiến cho hệ miễn dịch của các nạn nhân phản ứng quá mức. Những ai có hệ miễn dịch mạnh mẽ nhất đã có phản ứng dữ dội nhất và gây hậu quả nặng nề nhất.
image
Phản ứng miễn dịch lành mạnh tùy thuộc vào phản hồi tích cực. Khi mầm bệnh được phát hiện, những cơ xung quanh tiết ra thông điệp bằng hóa chất gọi là cytokine để kêu gọi sự giúp đỡ.

Khi những tế bào bạch cầu đến nơi, chúng cũng được kích thích tiết ra hóa chất này để kêu gọi thêm nhiều bạch cầu nữa đến nơi.
Tuy nhiên, đôi khi việc diệt mầm bệnh trở nên vượt quá vòng kiểm soát và giết chết các tế bào khỏe mạnh, gây nên chứng viêm chết người.
Chúng ta chưa biết được điều gì đã kích thích cơn bão cytokine này, nhưng các nghiên cứu hiện nay đã xem xét tới một cách chữa trị mới cho căn bệnh cúm. Cách chữa trị này điều chỉnh cơn bão cytokine thay vì đối phó với virus gây bệnh.

image
Hệ thống miễn dịch ở người cao tuổi sản sinh ra ít chất kháng thể hơn, và do vậy tốt hơn cho sức khỏe
Giảm dị ứng
Đối với những ai bị dị ứng thì tuổi già lại là một điều tốt.
Trong khi nguyên nhân tối hậu gây ra chứng dị ứng vẫn còn đang được tranh cãi dữ dội thì tất cả các chứng dị ứng đều do các kháng thể tạo ra. Thủ phạm chính là kháng thể Immunoglobulin E và cũng giống như tất cả những kháng thể khác, sự xuất hiện của chúng sẽ suy giảm cùng với tuổi tác.
image
Mitchell Grayson từ Viện Nhi Wisconsin nói rằng khi chúng ta càng lớn tuổi, thì các triệu chứng của dị ứng càng trở nên ít nghiêm trọng hơn.
“Bệnh dị ứng đạt đỉnh điểm khi chúng ta còn nhỏ và sau đó dường như chúng suy giảm ở độ tuổi cuối tuổi thanh thiếu niên và bước vào độ tuổi 20. Ở độ tuổi 30 chứng dị ứng có thể quay trở lại cho đến khi chúng ta bước vào độ tuổi 50 và 60 khi mà các triệu chứng có xu hướng ít xảy ra hơn."
Khôn ngoan hơn
image
Không thiếu những từ lóng để miêu tả tác động tàn phá của tuổi già đối với não bộ. Tuy nhiên trong một số năng lực quan trọng thiết yếu thì bộ não người lớn tuổi thật sự trở nên khôn ngoan hơn.
Michael Ramscar thuộc Đại học Tubingen nói rằng chúng ta đã hiểu sai về cách bộ não bị lão hóa.
“Số lượng neuron thần kinh đạt đỉnh điểm vào khoảng 28 tuần lễ sau khi ta chào đời, nhưng phân nửa số neuron được tạo ra này chết đi khi chúng ta bước giai đoạn cuối độ tuổi thiếu niên."
"Do chúng ta thường không cho rằng giai đoạn từ khi chào đời cho đến 18 tuổi là giai đoạn suy giảm đáng sợ, cho nên ta dễ đi đến kết luận rằng kích thước não, được tính dựa vào số lượng neuron, không phải là chỉ số quan trọng cho lắm."
Nghiên cứu Seattle Longitudinal Study đã theo dõi năng lực trí tuệ ở 6.000 người kể từ năm 1956.
Đây là nghiên cứu kéo dài nhất trong nhóm những nghiên cứu cùng loại với các đối tượng tình nguyện được kiểm tra bảy năm một lần.
Tuy những người lớn tuổi không giỏi về toán, phản ứng chậm hơn cũng như không nhạy về từ vựng, định hướng không gian và năng lực giải quyết vấn đề, nhưng năng lực của họ vẫn tốt hơn trong độ tuổi cuối 40 và độ tuổi 50 nếu so với chính họ khi 20 tuổi.

Mic science health evolution biology
Những người bị dị ứng sẽ thấy càng về già các triệu chứng càng trở nên ít trầm trọng hơn
Gary Small, chuyên gia nghiên cứu bệnh học tâm thần lão khoa tại Viện Nghiên cứu Não thuộc Đại học California, giải thích rằng đó là nhờ vào những kiến thức tích lũy được trong thêm ngần ấy năm.
“Con người có được tầm nhìn tốt hơn về những điều quan trọng, năng lực giải quyết vấn đề trở nên tinh thông hơn sau nhiều năm thực hành. Ngoài ra còn có sự tích lũy một số hiểu biết nhất định – cái mà chúng ta gọi là sự thông minh kết tinh.”

Điều này dựa trên nguyên lý sinh học. Các tín hiệu thần kinh được ngăn cách bằng một chất mỡ có tên là myelin vốn bao quanh đầu neuron.

Đây là một chất quan trọng giúp làm tăng tốc độ các tín hiệu kích thích điện từ não bộ được truyền đi nhưng người ta cho rằng chất này trở nên suy yếu cùng với tuổi tác.
Không phải vậy!

image
“Khi con người càng lớn tuổi chúng ta sẽ thấy sự bao bọc xung quanh cách neuron thật ra sẽ tăng lên, do đó các tín hiệu thần kinh sẽ truyền đi nhanh hơn ở người trung niên so với người trẻ tuổi. Vào khoảng độ tuổi đó thì hoạt động của những tế bào não này cũng sẽ đạt đỉnh,” Small phân tích.
Sinh hoạt tình dục tốt hơn
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người lớn tuổi sinh hoạt tình dục tich cực hơn và đạt chất lượng cao hơn là chúng ta nghĩ.
Một nghiên cứu hoạt động tình dục và sự thỏa mãn của nữ giới trong độ tuổi 80 cho thấy phân nửa phụ nữ trong độ tuổi này vẫn ‘luôn luôn’ hay ‘đa phần’ đạt cực khoái.

image
Các nghiên cứu khác cũng cho ra những kết quả bất ngờ tương tự – một khảo sát trên những người trên 60 tuổi cho thấy 74% đàn ông và 70% phụ nữ cho biết họ hài lòng hơn khi quan hệ tình dục so với khi họ trong độ tuổi 40.
Tara Saglio, một nhà trị liệu về tình dục ở London giải thích rằng đó là do phụ nữ lớn tuổi ít cảm thấy bất an hơn. “Phụ nữ lớn tuổi cũng tự tin hơn khi nói về đời sống tình dục của họ.

Chính sự tự tin đó khiến quan hệ tình dục của họ trở nên tốt hơn.”

penelope cruz headache smoking
Khi lớn tuổi, bệnh đau đầu trở nên bớt khủng khiếp hơn
Ít bị đau đầu hơn
Chứng đau nửa đầu cũng sẽ thuyên giảm khi chúng ta lớn tuổi hơn. Một nghiên cứu ở Thụy Điển đối với các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên cho thấy những trận đau đầu trở nên ngắn hơn, ít đau đớn hơn và ít thường xuyên xảy ra hơn ở những người lớn tuổi.

Trong số 374 người tham gia vào nghiên cứu, chỉ có bốn người mắc chứng đau đầu kinh niên.
Ít đổ mồ hôi hơn
Khi ta càng lớn tuổi, tuyến mồ hôi càng co lại. Các nghiên cứu cho thấy những người ở độ tuổi 20 thường đổ mồ hôi nhiều hơn so với khi họ tới độ tuổi 50 hay 60.
Chiến thắng tử thần
image
Bạn vẫn không tin sao? Ngay cả khi bạn lớn tuổi thì cũng không có nghĩa là Thần Chết đang đến gần như bạn vẫn tưởng.

Những người lớn tuổi nhất giờ đây đã khỏe mạnh hơn bao giờ hết và vẫn còn cơ hội ăn mừng thêm một số lần sinh nhật nữa.

Trong giai đoạn 2011-2014, trung bình một người 25 tuổi có thể có tuổi thọ đến 84 đối với nữ và 80 đối với nam, trong khi một người 95 tuổi có thể hy vọng đón sinh nhật lần thứ 98 đối với nữ và 97 đối với nam.


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

CẢM GIÁC BẤT CHỢT

Image

Life Quotes

TRỜI ĐÂT ĐANG CHUYỂN MÙA. ĐANG ĐẮP CHĂN BÔNG DẦY BAO NHIÊU CŨNG CẢM THẤY CHƯA ĐỦ ẤM, BỖNG NHIÊN MUỐN TUNG HẾT, CHẠY RA NGÒAI TRỜI : NẮNG ! NHỮNG NGÀY NẮNG ẤM ĐÃ BẮT ĐẦU. BIẾT RẰNG TRỜI SẼ NẮNG CHANG CHANG, NẮNG NÓNG ĐẾN MỨC MUỐN CHẠY ĐẾN NƠI NÀO CÓ CHÚT GIÓ NỒM NAM, NÓNG ĐẾN MỨC CHỈ CẦN CỬ ĐỘNG NHẸ CŨNG ĐỔ MỒ HÔI ƯỚT ĐẪM ÁO... NHƯNG ĐẤY LÀ CHUYỆN VỀ SAU !
HÃY BIẾT HÔM NAY TRỜI BẮT ĐẦU NẮNG ẤM... CHỢT NHỚ HAI CÂU THƠ CỦA THI SĨ HỌ LƯU : "MỖI LẦN NẮNG MỚI HẮT BÊN SONG, XAO XÁC GÀ TRƯA GÁY NÃO NÙNG" ÔI, "GÀ TRƯA" ! NGƯỜI BẠN TRẺ ĐÃ KHUẤT CỦA TÔI, HẢI BA, ĐÁNH GIÁ ĐẤY LÀ HAI CÂU THƠ HAY NHẤT TRONG VĂN CHƯƠNG NƯỚC VIỆT. ANH BẠN THÔNG MINH TUYỆT VỜI ẤY COI TRỌNG NHẤT TRONG THƠ LÀ LÒNG CHÂN THÀNH, KHÔNG MẦU MÈ, ĐIỆU ĐÀ... HOẶC LÀM CHO CÓ THƠ ! VÀ ANH BẠN TRẺ ẤY CHO RẰNG HAI CÂU KIA CHỨNG TỎ MỘT XÚC CẢM CHÂN THÀNH HIẾM THẤY GIỮA HÀNG TRIỆU TRIỆU, HÀNG TỶ TỶ NHỮNG CHÙM, NHỮNG CÂU THƠ LÀM ĐỂ "CHỌE", NHỮNG CÂU THƠ MÀ NHÀ VĂN TÔI HẾT SỨC YÊU MẾN TRÀN NINH HỒ CÓ LẦN PHẢI NÓI, ĐẠI Ý : "QUÝ TÔI THÌ TẶNG CÁI GÌ TÔI CŨNG QUÝ, CHỈ XIN ĐỪNG TẶNG THƠ !"

golden-rules-life  

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

NGƯỜI VIỆT DỄ GHÉT





Người Việt dễ ghét và Những câu chuyện về đàn bà

I- NGƯỜI VIỆT DỄ GHÉT (Nguyễn Hưng Quốc)

Từ trước đến nay, một cách công khai, trên sách báo cũng như trên các diễn đàn, hình như ai cũng nói người Việt…đáng yêu. Đó cũng là nhan đề cuốn sách do Doãn Quốc Sỹ viết và xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975. Xuất phát từ một lập trường và động cơ chính trị hoàn toàn ngược lại với Doãn Quốc Sỹ, Vũ Hạnh, giả danh một người Ý (Pazzi), cũng vội vã viết cuốn “Người Việt cao quý”, trong đó, nội dung chính của khái niệm “cao quý” cũng là…sự đáng yêu.
Mà không phải chỉ có người Việt Nam mới nói thế. Tôi có khá nhiều sinh viên Úc hoặc người các nước khác thường đi Việt Nam. Nhiều người không ngớt khen là người Việt Nam đáng yêu. Cách đây mấy năm, có một sinh viên người Na Uy sang Úc du học. Trên đường từ Na Uy sang Úc, anh ghé Việt Nam chơi hai tuần. Lý do ghé Việt Nam chỉ có tính chất thực dụng: vật giá rẻ. Vậy thôi. Nhưng hai tuần ở Việt Nam đã làm thay đổi hẳn kế hoạch học tập của anh. Mê Việt Nam trong thời gian hai tuần ấy, sang Úc, anh quyết định chọn Tiếng Việt làm một trong hai môn học chính trong chương trình Cử nhân. Hỏi: Mê nhất ở Việt Nam là điều gì? Anh đáp: Con người. Và nói thêm: “Người Việt rất đáng yêu”.
Cách đây mấy ngày, tôi cũng lại gặp một sinh viên khác, cũng mê Việt Nam như thế. Sau khi học xong trung học, thay vì vào đại học ngay, cô quyết định nghỉ một năm để đi làm và đi du lịch. Sau khi qua nhiều nước, cô ghé Việt Nam. Cũng chỉ là một quyết định tình cờ. Thoạt đầu, định ở vài ba tuần. Nhưng rồi cô lại đâm mê Việt Nam. Bèn quyết định ở lại thêm vài tháng. Trong vài tháng ấy, cô xin dạy học trong một trung tâm sinh ngữ tại Sài Gòn. Cô càng mê hơn nữa. Về lại Úc, cô bèn quyết định học tiếng Việt để sau này có cơ hội quay sang làm việc lâu dài tại Việt Nam. Hỏi lý do, cô cũng đáp như anh sinh viên người Na Uy kể trên: “Người Việt đáng yêu”.
Người Việt đáng yêu như thế nào? Tôi chưa bao giờ có ý định làm một cuộc điều tra thật đàng hoàng về đề tài này. Nhưng từ những gì tôi nghe từ các sinh viên cũng như bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những nét đáng yêu nhất của người Việt Nam thường được nêu lên là: vui vẻ, cởi mở và thân thiện.
Tuy nhiên, tất cả những điều kể trên chỉ là một khía cạnh. Có một khía cạnh khác, vì lịch sự, người khác ít nói; và vì tự ái, chúng ta cũng ít khi đề cập: Có vô số người chê người Việt là cục cằn, thô lỗ, ích kỷ, tham lam vặt, hay nói dối vặt, thiếu kỷ luật, thiếu lịch sự, nói chung, là…dễ ghét. Ngay chính những người được xem là “mê” Việt Nam cũng thấy điều đó. Và dĩ nhiên, với tư cách là người Việt Nam, chúng ta cũng thừa biết điều đó.
Thật ra, ở quốc gia nào cũng có những người đáng yêu và những người dễ ghét. Đó là chuyện bình thường. Tuyệt đối không có gì đáng ngạc nhiên cả. Chỉ có vấn đề là: ở những nơi khác, nét đáng yêu và đáng ghét ở con người chủ yếu là do cá tính, hay nói cách khác, do Trời sinh; còn ở Việt Nam, chủ yếu do văn hoá, hay nói cách khác, do xã hội, đặc biệt, do chế độ sinh. Ở những nơi khác, sự phân bố của những người được xem là đáng yêu và những người bị xem là đáng ghét hoàn toàn có tính ngẫu nhiên; ở Việt Nam thì khác: nó có tính quy luật để theo đó, người ta có thể vẽ lên được một “bản đồ” đáng yêu / đáng ghét của người Việt một cách khá chính xác.
Đại khái “bản đồ” ấy như thế này:
Người Việt rất đáng yêu trong quan hệ cá nhân và ở những nơi quan hệ cá nhân đóng vai trò chủ đạo: gia đình, bàn tiệc, quán nhậu, và hàng xóm. Ở những nơi đó, người Việt, nói chung, rất nhiều tình cảm và tình nghĩa. Và cũng ở những nơi đó, ít ai phàn nàn về người Việt.
Nhưng vượt ra ngoài quan hệ cá nhân thì khác. Bước vào không gian công cộng ở Việt Nam, nhất là không gian công cộng thuộc quyền nhà nước, từ uỷ ban nhân dân đến công an phường, quận, thành phố; từ bưu điện đến bệnh viện; từ bàn hải quan đến văn phòng xuất nhập cảnh, v.v…ở đâu người Việt Nam cũng dễ ghét.
Cái dễ ghét ấy có thể được nhìn thấy ngay trên các chuyến bay về Việt Nam: Theo nhận định của nhiều người vốn đi nhiều, ít có tiếp viên hàng không nào dễ ghét như tiếp viên hãng Hàng Không Việt Nam; ít có công an cửa khẩu và nhân viên hải quan nào dễ ghét như những người làm việc tại các sân bay quốc tế tại Việt Nam. Một sinh viên của tôi, người Úc, rất mê Việt Nam, và vì mê Việt Nam, cuối cùng, lấy vợ Việt Nam.
Chính trong thời gian làm đám cưới, phải chạy vạy làm đủ các loại giấy tờ, từ hôn thú đến bảo lãnh vợ sang Úc, anh phờ phạc cả người.
Quay về Úc, anh than: Chưa bao giờ anh thấy nhân viên hành chính ở đâu dễ ghét bằng các nhân viên hành chính ở Việt Nam.
Một người bạn khác của tôi, về Việt Nam thăm thân nhân bị bệnh, phải nằm bệnh viện, than:
Chưa bao giờ thấy bác sĩ và y tá ở đâu lại dễ ghét như ở Việt Nam. Mặt mày ai cũng hầm hầm hay lạnh tanh. Người ta hỏi gì cũng quát, nạt. Họ chỉ dịu giọng được một lát khi nhận tiền lót tay.
Một người bạn khác rất có thiện chí giúp đỡ Việt Nam, nhiều lần tổ chức quyên góp từ quần áo, sách vở đến máy vi tính ở Úc để chuyển về tặng cho người Việt; nhưng sau đó, đâm nản, cuối cùng, bỏ cuộc. Anh nói: “Mình mang quà về giúp, nhưng ở đâu cũng bị làm khó dễ.” Và kết luận: “Người Việt thật dễ ghét!”
Xin lưu ý: những nhân viên các loại và các cấp bị xem là dễ ghét trong công sở ấy có thể trở thành cực kỳ dễ thương với bạn bè, người thân hoặc người quen. Một viên công an mặt mày lúc nào cũng lạnh như tiền và lăm lăm đòi móc túi những người dân đến xin chứng nhận một thứ giấy tờ gì đó có thể là một người cởi mở, hào hiệp và hào phóng khi ngồi vào bàn nhậu với bạn bè. Nhưng trong quan hệ công cộng thì họ lại biến thành một người khác hẳn.
Có thể nói gọn lại thế này: Trong quan hệ cá nhân, người Việt thường đáng yêu; nhưng trong quan hệ công cộng, nhất là ở công sở, người Việt thường rất dễ ghét.
Cũng có thể nói một cách khái quát hơn: ở Việt Nam, cứ hễ có chút quyền lực, bất kể là quyền lực gì, người ta liền biến ngay thành người dễ ghét. Bản tính dễ thương đến mấy cũng thành dễ ghét. Nếu không dễ ghét vì sự hách dịch, quan liêu hay tham lam thì cũng dễ ghét vì sự chậm chạp, cẩu thả, lười biếng và vô trách nhiệm. Bởi vậy, nhiều người nhận xét: Chơi với người Việt thì vui, nhưng làm việc với người Việt thì đúng là một cực hình. Trên bàn nhậu, ai cũng thông minh, biết điều, cởi mở; nhưng quay lại bàn giấy thì người ta lại lề mề, khó khăn, tắc trách, rất ít đáng tin cậy.
Do đó, vấn đề không phải là bản tính mà là văn hoá. Mà văn hoá, nhất là văn hoá hành chính, lại gắn liền với chế độ.
Bạn có nghĩ vậy không?
IMG_4062.JPGII- NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ ĐÀN BÀ (Tuấn Khanh nhạc sĩ)
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
Hình ảnh đó đẹp đến mức tôi dừng lại, muốn chụp tấm ảnh làm kỷ niệm thì chị choàng tỉnh. Chị sợ hãi hỏi tôi chụp ảnh để làm gì. Có lẽ những cuộc rượt đuổi hàng rong trên hè phố là cơn ác mộng triền miên khiến chị không bao giờ có được chút thanh thản. Trò chuyện ít lâu, mới biết chị đi từ Quảng Ngãi vào bán hàng rong để gửi tiền về giúp cho gia đình. Tháng nhiều thì được 700-800 ngàn. Tháng ít thì 300-400 ngàn.
Người phụ nữ ấy chỉ là một trong hàng trăm ngàn con người đang lưu lạc mưu sinh trên đất nước này. Ẩn trong nụ cười hay lời rao hàng đơn giản đó, là những câu chuyện đời trôi dạt theo miếng ăn, trắc trở hơn những câu chuyện dài truyền hình giả tạo, nhưng buồn thay, chẳng có mấy người xem.
Khi chị ngồi giở mẩu giấy ghi lại tiền nong đã buôn bán trong ngày. Những ngón tay lần mò trên con số ngắn và nhỏ hơn biết bao lần những biên lai tính tiền thường nhật trong thành phố. Những ngón tay của chị nhiều ngày tháng không có được hơi ấm của chồng. Bao nhiêu người phụ nữ trên đất nước này đã bước lên chuyến xe đời khốn khó và không biết ngày nào có lại được hơi ấm từ người đàn ông của mình? Một trong những người phụ nữ như vậy mà tôi gặp nói rằng bà đã rời khỏi nhà gần 15 năm, sống một mình, làm lụng gửi tiền về quê nhưng chưa bao giờ có ý định chọn một tấm chồng khác.
Khi tôi xin được chụp hình chung với gánh hàng rong của người phụ nữ từ Quảng Ngãi, chị hốt hoảng nói không được. Hỏi mãi, thì chị mới nói thật là sợ chụp hình chung, nếu lỡ chồng đang đi làm ở quê thấy được, tưởng chị “mèo mỡ” sẽ buồn giận, tội nghiệp lắm.
Tôi cứ ước mình viết được một bài hát về người phụ nữ này, hay những người phụ nữ tương tự như vậy. Những nốt nhạc không bật ra được, cứ nghẹn lại trong hốc sâu nào đó. Những người đàn bà được mô tả đẹp như cổ tích trong văn chương, hội hoạ… thường thấy, chưa bao giờ có đủ hình ảnh quê mùa và ngọt ngào đến vậy. Không cần cầm súng hay bước ra bục tuyên hô, những người đàn bà vô danh này chống chọi cho một linh hồn đất Việt mong manh, giữa thời phụ nữ đang phải là một cái gì đó rất khác lạ.
Nhưng tôi vẫn còn nợ một bài hát khác, về những người phụ nữ Việt vô danh khác.
Trên một chuyến đi, may mắn được ngồi cùng vài cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan về thăm quê, tôi bèn xin hỏi chuyện đời sống của họ. Nói về chuyện báo chí Việt Nam vẫn mô tả cuộc sống đi lấy chồng Đài Loan như địa ngục hay nô lệ, các cô nhìn nhau, rồi nhìn tôi cười.
“Cũng có những người không may, nhưng không phải ai cũng vậy, anh à”, một cô gái đồng hương Cần Thơ giải thích. Những cô gái rất trẻ nói về cuộc sống mới của mình. Họ nói rằng đã chọn hài lòng với cô đơn, hài lòng với những khó khăn mà họ phải trãi qua, ít nhất để cho mình, cho cha mẹ mình thoát nghèo khó. Ở miền Tây, có rất nhiều nơi được đặt tên là làng Đài Loan, làng Hàn Quốc… chỉ vì những đứa con gái lấy chồng xa xứ tằn tiện chi tiêu chỉ để dựng lại nhà cho gia đình mình.
Khi được hỏi về nạn bạo hành gia đình của các cô lấy chồng ngoại quốc. Một người lại nhìn tôi cười, hỏi rằng “bộ anh không không biết là lấy chồng dưới quê xứ mình cũng bị đánh tới chết cũng không ai cứu à?”.
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này mở ra cho tôi một góc nhìn khác về những người phụ nữ Việt tìm duyên tha hương. Chắc chắn họ không hoàn toàn những kẻ điên cuồng hay mất nhân cách như báo chí vẫn gièm xiểm. Thật buồn khi có một thời đại mà những người phụ nữ Việt phải chọn cuộc sống khác hơn ở quê hương mình. Rất nhiều người đã phỉ báng họ. Nhưng giữa chọn lựa rất thực tế, có thể tự xoay sở cho đời mình, họ đủ thành thật để không màng một tiếng thơm hảo. Nỗi buồn xin gửi lại cho quốc gia và thời cuộc, họ chỉ là nạn nhân.
Có thể rồi những người phụ nữ này bình an, nhưng họ khó mà có được hạnh phúc. Điều mà mọi tôn giáo dạy con người đi tìm, cả thế gian mơ đến thì họ chấp nhận lìa bỏ trong kiếp sống tạm, để có thể làm được gì đó cho gia đình, hoặc không là gánh nặng ở quê nhà. Cũng như người đàn bà mưu sinh đến từ Quảng Ngãi, bao giờ thì những người phụ nữ lấy chồng xa này sẽ có, hay cảm nhận được hơi ấm của hạnh phúc đời mình?
Trong những ngày xưng tụng phụ nữ được ghi vào lịch, hình bóng “xấu xí” của những người phụ nữ này chắc không thể có trong diễn văn hay những bông hoa đẹp, dù là phô diễn. Cũng không có những bài ca nào chia sẻ, hát về họ giữa một hiện trạng đất nước thiếu những trái tim biết yêu thật thà. Những bài ca chỉ vang lên lời xảo biện
Một đất nước thật đáng buồn, nếu chỉ còn biết có hot girl hay xưng tụng một giai cấp khoe khoang mua sắm tiền tỉ, thèm khát những vẻ đẹp bề ngoài. Khi trò vui che lấp các số phận, đến một ngày nào đó, tất cả chỉ là mồi thiêu như các loại hàng mã trong niên đại cô hồn. Thật ghê sợ những đêm hoa đăng tranh đua vùi chôn sự thật mà lẽ ra chúng ta cần phải đối diện.
Tôi ước mình viết được bài ca để hát về câu chuyện của những người đàn bà vô danh ấy, một ngày nào đó. Những số phận ấy tầm thường mà khác thường. Nhưng những nốt nhạc hiện thực vẫn chưa thể vang lên, vì vừa chớm thì đã chết lặng trong những cuộc vui hoa đăng bất tận trên đất nước này. Những tượng đài tốn kém mọc lên, những bông hoa đủ màu ngập ngụa đất nước, rực rỡ như phấn son, che lấp giọt mồ hôi hay nước mắt con người.
Posted by Việt Anh
http://www.thanhnientudo.com