Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

VỀ ĐÀN ÔNG





8 sự thật về đàn ông chị em nào cũng biết nhưng không thể THAY ĐỔI được

110

Đàn ông có những góc khuất mà khi phát hiện ra nhiều phụ nữ sẽ thấy bị sốc. Thế nên hãy biết chấp nhận sự thật là như vậy và tìm các biện pháp để dung hòa mọi thứ. Đó mới là cách thức của người phụ nữ thông minh và biết mình biết người.
Đừng lợi dụng đàn ông như một công cụ ATM, nếu không muốn họ xem đàn bà chỉ là thứ s.e.xtoy đa năng.
Đừng tưởng mình lợi dụng được đàn ông, thứ gì còn có thể mua được bằng tiền thì đều còn quá rẻ, mọi sự trao đổi thân xác đều là khập khiễng.
1. Sắc
Đàn ông thường bảo rằng họ yêu vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, nhưng bạn hãy nhớ đấy là của 1 phụ nữ đẹp. Nếu như cái tâm hồn đẹp đấy là sở hữu của một khuôn mặt đa diện lồi bất đối xứng, rỗ rá xì mụn thì đó không phải là thứ mà đàn ông quan tâm. Nhiều khi đàn ông quan niệm phụ nữ phải là người mà họ có thể chứng tỏ được đẳng cấp khi cùng đàn ông đi ngoài phố.
Đàn ông thường bảo rằng họ yêu vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, nhưng bạn hãy nhớ đấy là của 1 phụ nữ đẹp…
Đàn ông đến để chúng ta chọn lựa, không phải đến để chọn lựa chúng ta. Vì vậy, hãy trở nên xinh đẹp. Hơi phũ phàng nhưng có câu: “Đàn bà xấu vốn dĩ không có quà”. Nhớ nhé, hãy trở nên xinh đẹp hơn.
Đàn ông nào chẳng mê phụ nữ đẹp. Bất kể đứa con gái nào cũng có thể trở nên xinh đẹp. Tuy nhiên khi đã đẹp lên rồi thì đừng nghĩ là sẽ lợi dụng đàn ông như một công cụ ATM. Bởi nếu vậy bạn sẽ bị xem là thứ s.e.xtoy đa năng với đàn ông mà thôi. Đừng tưởng mình lợi dụng được đàn ông, thứ gì còn có thể mua được bằng tiền thì đều còn quá rẻ, mọi sự trao đổi thân xác đều là khập khiễng.

2. Say
Đàn ông thường bảo rằng không quan trọng chuyện t.ri.n.h tiết. Họ luôn nói rằng điều đó không quan trọng, rằng họ rất bao dung và sẽ tha thứ cho mọi lỗi lầm của phụ nữ. Thế nhưng lời nói đâu có thể khỏa lấp được mặc cảm trong thâm tâm rằng mình chỉ là thằng ăn thừa, đứa đổ cặn. Khi không được ý thức kiềm giữ, khi say, khi tức giận, khi tự ái, khi ghen, chúng ta hãy sẵn sàng để chấp nhận tổn thương vì thứ không gọi là lỗi lầm nhưng được xem như lỗi lầm đó.
Bạn gái hãy nhớ: Sau người đàn ông thứ nhất, mọi người đàn ông đến sau đều là thứ hai.
Sự kể lể chi tiết, thành thực sẽ trở nên ngu xuẩn, vì khi người ta mãi băn khoăn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đạo đức của đầu bếp, ăn phở sẽ rất khó thấy ngon .
Con cá tự câu được bao giờ cũng ngon hơn con cá đi mua được. Đàn ông đánh đổi rất nhiều tiền hoặc nhiều thời gian không phải vì con cá mà họ muốn, mà là để thỏa mãn cảm giác chinh phục. Con cá ở chợ hay siêu thị hay nhà hàng hay là đẳng cấp thế nào thì cũng là con cá mua được. Đàn bà khôn ngoan phải là con cá được câu biết đớp đúng mồi.

3. Yêu
Đừng quá ảo tưởng về những lời hứa của đàn ông. Hãy nghe để biết độ nhiệt tình của đàn ông trong phút giây đó và nhanh chóng quên đi.
Thế nên nếu có chuyện gì xảy ra thì đừng dày vò bản thân bằng niềm tin vào tình yêu bất diệt. Mong chờ xác suất may mắn 1 phần triệu triệu sẽ xảy đến như cổ tích hay sức sống các hormone tình yêu của mình sẽ là sự đột biến kì diệu ư? Ngu xuẩn.
Một khi tình yêu hết date. Hoặc là vứt bỏ, hoặc là chấp nhận, hoặc là đem tái chế, đừng mong chờ vào việc nâng cấp nó.

4. Đau
Vết thương nào rồi cũng sẽ lành. Nhưng thời gian có thể sẽ không thể phẫu thuật thẩm mĩ được vết sẹo nó để lại trên tim.
Yêu thương, chiều chuộng và hy sinh quá mức, sẽ chỉ khiến cho đàn ông nhanh thay đổi mà thôi. Có thể ban đầu điều này sẽ khiến cho đàn ông cảm động. Nhưng lâu dần mọi cảm xúc đó sẽ bào mòn. Đừng đòi hỏi sự biết ơn, khi người ta không cần và không thể hiểu nổi sự hi sinh của mình là cái gì. Hi sinh bản thân chấp nhận đau khổ để người mình yêu hạnh phúc ư. Cao thượng hay là ngu dại.
Nếu có làm tổn thương một người đàn ông yêu thương mình. Cũng không cần phải có mặc cảm tội lỗi. Vì nếu không, chắc chắn một hay nhiều lần trong đời, hoặc họ sẽ làm tổn thương ta, hoặc làm tổn thương những người phụ nữ khác. Những gì mà một người con gái, một người phụ nữ, một người đàn bà, phải chịu đựng trong suốt cuộc đời, đủ để cho phép họ có được quyền ích kỉ và tự yêu mình như vậy.
Phụ nữ luôn luôn đúng. Và người đàn ông làm người đàn bà mình yêu phải đau, luôn luôn sai.

5. Phụ
Phụ tình hay tình phụ thì cũng như nhau, cũng đau như nhau, cũng mất mát như nhau.
Phụ tình hay tình phụ thì cũng như nhau, cũng đau như nhau, cũng mất mát như nhau.
Không cần thiết phải làm đau một người phụ nữ khác vì một thằng đàn ông. Đừng so đo vị trí với nhau làm gì? vợ, người yêu hay tình nhân thì có thể trong lòng họ, chúng ta không là cái gì đáng giá cả. Ở vai nào thì phụ nữ cũng đều đáng thương như nhau cả. Đến trước hay đến sau thì cũng sẽ thương tổn, cái đàn ông yêu nhất chính là bản thân họ.
Đừng có cái tham vọng điên cuồng rằng có thể giữ người đàn ông mình yêu bên cạnh mình đến suốt cuộc đời.

6. D.ụ.c
Đối với đàn ông, đôi khi món lạ cũng là món ngon. Nướng thịt trước các anh tu hành thì không khiến vồ vào ăn thì nước miếng cũng lênh láng. Nhưng chẳng ai đổi cơm để ăn thịt nướng suốt đời cả. Người đàn ông khôn ngoan chỉ muốn có thêm, họ không muốn đánh đổi.
Không cần thiết phí tiền phí giờ nằm đau đớn ở thẩm mĩ viện, để căng da mặt để hút mỡ để nâng n.g.ự.c, phải rủ rỉ nhau các tuyệt chiêu các t.ư t.h.ế mới lạ trên giường để giữ chồng. Lúc thì sushi lúc là cơm chiên dương châu lúc cơm trắng muối mè, chán quá thì nấu ra thành cháo, thì cũng gọi là đổi mới đấy, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn cơm là cơm. Chúng ta không thể là cái buffet mà họ muốn.
Quá ghen tuông hay quá tin tưởng đều là sai lầm. Thỉnh thoảng hãy dò ra những nick lạ từng sign in trong máy tính của chồng, và search chúng trên google. Biết đâu sẽ nhìn thấy chồng mình đang trên w.e.b đ..e.n nào đó chia sẻ kinh nghiệm chăn rau, viết report m.â.y m.ư.a, xin share hàng hay review về gấu nhà mình.
“Make love” và “have s.e.x” là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Là điều không phải đàn ông nào cũng hiểu. Rồi thì họ quên dần những cái nắm tay, những cái ôm siết, những nụ hôn nhẹ nhàng, đàn bà với họ trở thành con búp bê đã cũ, đã biết quên dần những va chạm ấm áp.

7. Rỗng
Việc phải sống suốt đời với một người đàn ông thật đáng sợ. Mỗi ngày lại thấy họ càng lúc càng xa lạ, càng khác với chính họ những ngày đầu tiên mình yêu.
Không thể chịu đựng cuộc sống mà tình yêu cứ ngày càng nhoạt toét. Loanh quanh trong bếp, chăm sóc con cái, nhận chút thương hại và quan tâm của chồng như sự ban ơn. Bỏ mặc mình già đi, béo lên và lôi thôi, cáu gắt vì tối mặt hầu hạ chồng con, rồi lại lo lắng nghĩ xem làm thế nào để chồng không chê không chán, không tìm đến những cái giường khác, trẻ trung và hấp dẫn hơn. Đừng tự hãnh diện và ngụy biện cho tất cả rằng mình đã hi sinh, đã rất cao thượng, rằng mình vì gia đình, vì các con. Ai cần, ai quan tâm. Với tôi một khi tình yêu cho kẻ khác không còn nữa, tôi sẽ yêu chính tôi, kể cả con cái hay mấy mẩu giấy kết hôn, đều vô nghĩa như nhau.
Mỗi chúng ta đều chỉ sinh ra một lần và chỉ có một cuộc đời để sống. Hãy luôn đánh giá và tôn vinh phụ nữ bằng những gì họ đã hi sinh cho đàn ông. Chúng ta không có quyền buộc mình hi sinh vì kẻ khác. Nhất là trong cái xã hội loài người lạc hậu mà tự gọi mình là hiện đại, luôn đánh giá và tôn vinh phụ nữ bằng những gì họ đã hi sinh cho đàn ông. Thật mị dân.

8. Buông
Thứ gì có thể cầm lên được, thì phải bỏ xuống được.
Đàn ông chia tay khi đã yêu người khác, đàn bà chia tay khi không còn tình cảm.
Một khi muốn buông bỏ, mọi lý do đều trở nên hợp lý. Đừng trách móc bằng những lời hứa xưa cũ, khi ấy họ thật sự đã được tẩy não, đã quên rồi.
Thứ gì vỡ rồi thì đừng cố chắp vá, chỉ làm cứa máu tim, chỉ làm chúng ta trở nên đáng thương và thảm hại. Thay vì vùi mặt trong chăn gối khóc lóc sưng mắt và đầu tóc rối bù, thay vì chờ đợi và tìm kiếm như con ngốc, tự hủy hoại bản thân bằng nuối tiếc và đau thương thì sự tự trọng bao giờ cũng làm cho chúng ta đẹp hơn, cao hơn kẻ khác.
Sự căm hận không phải là chọn lựa thông thái. Sự trả thù ngọt ngào nhất trong tình yêu đó là lãng quên.
Mười ngón tay siết không đủ để giữ được nhau.

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

HÃY SỐNG ĐƠN GIẢN
















‘Sống đơn giản cho đời thanh thản’ – Danshari, trào lưu giúp người Nhật sống hạnh phúc


Phong cách sống tối giản đã trở thành hiện tượng ở Nhật Bản, còn được biết đến với tên gọi DÁNSHARI đang dần len lỏi vào cuộc sống của một số bạn trẻ ở Việt Nam. Rất nhiều người tán đồng và mong muốn được trải nghiệm triết lý tối thiểu hóa nhu cầu để sống hạnh phúc hơn của tinh thần Danshari, nhưng phần lớn mọi người đều cho rằng họ chỉ có thể thực hiện được nếu còn độc thân hay sống một mình.
Ngôi nhà của bạn sẽ chẳng thể ngăn nắp nổi chứ đừng nói là tối giản khi con bạn luôn có một đống đồ chơi lộn xộn và bạn luôn phải tất bật chăm lo cho bé mà chẳng còn thời gian để dọn nhà. Nhưng đó chỉ là quan niệm cố hữu, gia đình anh Naoki Numahata đã có một cuộc sống hạnh phúc nhờ Danshari.
Phong cách sống tối giản Danshari bắt đầu được nói nhiều đến vào khoảng năm 2010-2011 ở Nhật, đặc biệt sau khi thảm hoạ động đất sóng thần đột ngột cướp đi hàng ngàn sinh mạng, khiến nhiều người đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống.
(Ảnh: Song.ecopark)
Tinh thần của Danshari gói gọn trong chính 3 từ viết tắt tạo thành cái tên của lối sống này: Dan – nghĩa là từ chối (đem về nhà những vật dụng không cần thiết), Sha – nghĩa là vứt bỏ (những thứ lỉnh kỉnh vướng víu trong nhà) và Ri – là tránh xa (cám dỗ mua sắm vật chất).
Gần đây hãng hãng tin Reuters có bài cập nhật về phong trào đang ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong xã hội Nhật Bản. “Ít hơn chính là có nhiều hơn”, ít đồ đạc, vật chất nghĩa là bớt phiền hà khi không phải mất nhiều thời gian cho việc chăm sóc nhà cửa, lau dọn đồ đạc, mua sắm. Để rồi có được nhiều thời gian hơn cho những việc ý nghĩa hơn.
Đến cuối 2015, người đọc Việt Nam mới được tiếp cận Danshari qua một số bài báo giới thiệu. Nhưng lối sống đơn giản, khiêm tốn, thân thiện với thiên nhiên này đang dần định hình trong một bộ phận các bạn trẻ.

(Ảnh: Song.ecopark)
Không chỉ là câu chuyện mua sắm, Danshari chính là cách giải thoát những áp lực vô hình của cuộc sống vật chất hiện đại lên tinh thần và sức sáng tạo của con người. Danshari, nói khác đi, là cách nói không với sự sùng bái vật chất thái quá đến mức bỏ qua các giá trị sống bền vững.

(Ảnh: Pinterest)
Tuy vậy những người theo lối sống Danshari không sùng bái của cải, vật chất, nhưng cũng không phải là họ không tôn trọng đồ vật, sẵn sàng vứt bỏ những thứ không cần thiết để nhà cửa gọn gàng hơn. Có rất nhiều cách để bạn “tạm biệt” các món đồ đã từng gắn bó với mình như cho, tặng, trao đổi. Thậm chí Danshari chính là biểu hiện cao hơn của việc trân quý đồ vật và vật chất phục vụ cuộc sống. Bởi khi bạn từ chối mua những thứ mình không thật sự cần, nghĩa là bạn sẽ không có cơ hội biến chúng trở thành thừa thãi và bị bỏ xó (thậm chí từ chối cả những mặt hàng miễn phí nếu mình không thật sự cần đến), đó chẳng phải là cách tôn trọng đồ vật và muốn chúng có ích hơn hay sao?

(Ảnh: Pinterest)
Ngay từ khi ra đời, phong cách này đã được giới trẻ hết sức ủng hộ vì phù hợp với khát khao trải nghiệm và mong muốn có cuộc sống tự do phóng khoáng, muốn giải phóng mình khỏi tất cả những vướng bận đời thường. Tuy nhiên, những người có gia đình vốn đã mệt mỏi với việc nhà dồn đống hàng ngày, dù rất muốn áp dụng lối sống này nhưng vẫn khó có thể biến nó thành hiện thực bởi nhiều trách nhiệm ràng buộc với con cái. Quan niệm cho rằng “trẻ con luôn đồng hành cùng sự lộn xộn” đã khiến họ bỏ cuộc ngay từ khi chưa bắt đầu.
Tuy nhiên, anh Naoki Numahata, một người cha 42 tuổi ở Nhật đã chứng minh, vợ chồng anh hoàn toàn có thể cũng sống tối giản cùng với con gái nhỏ 4 tuổi Ei trong căn hộ nhỏ rộng 39 m2 của gia đình.

(Ảnh: Washingtonpost)
Khi bé Ei muốn chơi đồ chơi, em sẽ không đi đến phòng chơi và cũng chẳng cần góc chơi nào trong căn hộ. Thay vào đó, cô bé nhận được một chiếc giỏ nhỏ chứa tất cả tài sản quý báu nhất của mình – một con búp bê, một con Thỏ Minions với một số xe hơi, một đồ chơi yoyo… và chơi ngay trên sàn gỗ trắng sạch sẽ trong căn hộ của mình.
Căn hộ gần như trống rỗng, không có gì trên quầy bếp. Trong ngăn kéo chỉ có ba bộ đũa, hai bộ dao kéo của trẻ em. Ngăn tủ đựng bữa ăn sáng chứa một ổ bánh mì và một lọ mật ong.
Anh Numahata chỉ có hai cặp quần âu, bốn cái áo sơ mi và bốn cái áo phông, năm cặp đồ lót và bốn cặp vớ trong tủ quần áo. Ei có hai bộ đồng phục trên treo giá và hai ngăn kéo nhỏ cho quần áo thường xuyên của cô bé. Anh Numahata nói rằng vợ anh không phải là người theo chủ nghĩa tối giản nên cô có có năm ngăn kéo cho tất cả quần áo, mùa đông và mùa hè.
Anh Numahata đã có được cảm hứng từ một bức ảnh trong cuốn tạp chí về ngôi nhà Nhật Bản gần như trống không. Anh cũng đã viết một cuốn sách cùng với một người yêu thích lối Danshari, Fumio Sasaki.

(Ảnh: Washingtonpost)
Anh cho biết, “Vào thời điểm chúng tôi sinh con gái, nơi ở của chúng tôi đã rất lộn xộn”, “Nó khiến tôi muốn biến ngôi nhà của mình thành giống như căn hộ trên cuốn tạp chí đó. Chúng tôi đã cho đi rất nhiều thứ, và tôi thực sự thích cảm giác giải phóng mà tôi nhận được từ việc có ít đồ đạc”.
Sau khi dọn sạch xong căn nhà bừa bộn, anh Numahata làm cho vợ mình một tách cà phê. Cô ấy ngồi trong căn phòng trống rỗng, uống nó và nói rằng cà phê rất ngon, đó là lúc anh Numahata nhận ra rằng cà phê ngon hơn khi không gian và tâm trí của họ thoáng đãng.

(Ảnh: Washingtonpost)
Nó đã thay đổi cách sống của họ, giờ đây gia đình họ có nhiều thời gian để đi chơi hơn. Cô con gái Ei của anh Numahata hiện cũng là thế hệ Danshari đời thứ hai một cách rất tự nhiên. “Khi con bé lớn hơn, tất nhiên bé muốn mua đồ chơi”, anh cho biết, nhưng “khi mua hàng, chúng tôi sẽ chỉ mua những thứ nhỏ đựng vừa trong giỏ của con bé”.

(Ảnh: Washingtonpost)
Có thể nhiều người sẽ cho rằng đây là cách sống tối giản cực đoan, nhưng khái niệm về việc sở hữu ít hơn đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây, như một liều thuốc giải độc cho chủ nghĩa tôn sùng vật chất và sự dư thừa. Đối với gia đình Numahata và những người khác giống như họ, ít thực sự là nhiều hơn.
Điều này trái ngược với xu hướng “hygge” của Đan Mạch – khi luôn tạo không gian ấm cúng hơn với thảm, nến và những thứ đẹp mắt khác khiến bạn cảm thấy ấm áp. Bởi vì Nhật Bản là đất nước của Thần Đạo và Phật giáo. Ý tưởng chính là Danshari là nếu bạn có một môi trường lộn xộn, tâm trí của bạn cũng sẽ không được minh bạch. Bà Hideko Yamashita, 63 tuổi, người khởi xướng xu hướng Danshari được truyền cảm hứng từ đức tin của mình về những gì mình thật sự cần thiết và cách để thoát khỏi sự giới hạn và ám ảnh của vật chất.

(Ảnh: Pinterest)
“Ở Nhật Bản có rất nhiều người bị trầm cảm. Đầu óc họ có quá nhiều thông tin. Họ lặn ngụp trong những suy nghĩ của mình”, bà Yamashita nói. Theo bà, quá trình loại bỏ đồ đạc hữu hình cũng giúp loại bỏ những phiền phức vô hình.
Anh Fumio, một người theo chủ nghĩa tối giản khác cũng nhận ra rằng:
Chúng ta thường nghĩ rằng mình càng có nhiều thứ trong tay, mình sẽ càng hạnh phúc. Chúng ta cố gắng tích cóp nhiều nhất có thể vì không biết tương lai sẽ ra sao. Điều này có nghĩa chúng ta cần nhiều tiền, và chúng ta bắt đầu nhận định về người khác dựa trên tiềm lực kinh tế của họ. Chúng ta tin rằng phải kiếm được nhiều tiền để cảm thấy mình thành công.
“Thế rồi, tôi quyết định chia tay với rất nhiều đồ đạc mà tôi từng mua sắm, tích lũy qua nhiều năm. Giờ đây, tôi sống mỗi ngày đều cảm thấy tinh thần vui vẻ, hạnh phúc. Tôi cảm thấy hài lòng hơn trước rất nhiều.”

(Ảnh: Pinterest)
Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hiện đại, của vòng quay đều đặn của công sở và việc nhà, hãy thử tối giản hóa cuộc sống và nhu cầu của bản thân.

Tối giản chính là xả bỏ, xả bỏ để tự do và thanh thản, để tập trung hơn vào những điều ý nghĩa của cuộc sống.
Thu Hiền (TH) / ĐKN

                                                                     *****

Lối sống được yêu thích nhất 2017: Từ ‘an nhàn’ kiểu Đan Mạch đến ‘bình dị’ kiểu Thụy Điển

Phong cách sống Bắc Âu ngày càng được người dân thế giới yêu thích và theo đuổi, từ “an nhàn” kiểu Đan Mạch đến “bình dị” kiểu Thụy Điển, tất cả đều tạo nên một cuộc sống tận hưởng, nhẹ nhàng thoải mái và hạnh phúc.












(Ảnh: nytimes.com)
(Ảnh: nytimes.com)

Năm ngoái, có rất nhiều người đã học theo trào lưu phong cách sống “an nhàn” (Hygge) của Đan Mạch, mọi người đều thử giảm nhẹ mọi việc, sống chậm lại, cố gắng để thoải mái nhất có thể. Ví dụ như ngồi trước lò sưởi ấm áp vào mùa đông, thêm một cốc cà phê, ôm cái chăn yêu thích và dành thời gian vui vẻ cùng bạn bè.
Tuy rằng “sự an nhàn” này vẫn là điều mà rất nhiều người đang cố gắng kiếm tìm trong cuộc sống, nhưng năm nay càng có nhiều người nhắm đến “sự bình dị” (Lagom) kiểu Thụy Điển. Ý nghĩa của chữ Lagom trong tiếng Thụy Điển là “không quá ít, cũng không quá nhiều, mà vừa phải”. Khái niệm này có liên quan đến chủ nghĩa giản đơn và chủ trương sống không phức tạp khiến người ta sống vui vẻ hạnh phúc ở khắp Thụy Điển.
Vậy làm cách nào để có thể tăng được hương vị Lagom trong cuộc sống?
                                                              ***

Để mọi thứ đúng chức năng của nó, vẫn đẹp nhưng không kén chọn

Môi trường sống càng đơn giản càng tốt. Ví dụ như, trong nhà có thật sự cần hai cái sô pha không? Nếu không thì chỉ một cái là đủ. Trên kệ sách cũng không bày đầy những quyển sách chưa bao giờ đọc và những quyển tạp chí đã “hai năm tuổi”… 
“Giảm tải” cho cuộc sống, như vậy mới có thể khiến thứ bạn thích nhất thật sự tỏa sáng!

                                                                      ***

Trong cuộc sống cố gắng sử dụng nhà cửa, phòng ốc và đồ dùng đa chức năng để không gian sống “đạt hiệu quả” hơn.
Lagom chính là làm cho mọi thứ trở nên đơn giản, vì vậy khi sắp xếp không gian sống cũng cần cố gắng đảm bảo đơn giản. Nếu bạn cần một nơi làm việc thì thêm một bộ bàn ghế ở phòng khách là có thể ngồi làm việc được rồi, rất hoàn hảo. (Nếu có thể, hãy treo xe đạp lên tường).










Thụy Điển, phong cách sống bắc âu
(Ảnh qua thesmartlocal.com)

Giữ mọi thứ được sắp xếp đơn giản và ấm áp, quan trọng là phải để ánh sáng tự nhiên chiếu sáng vào nhà

Nếu bạn không thích cảm giác quá đầy đủ hoặc khoa trương thì hãy để đồ nội thất được bố trí đơn giản và ấm áp, quan trọng là phải để ánh sáng tự nhiên chiếu sáng vào nhà. Bởi vì việc đảm bảo sự đơn giản và quay trở về bản nguyên mà Lagom hướng đến không có nghĩa là nhà của bạn phải trở nên hoang sơ mà ngược lại là phải ấm áp. Dùng ánh sáng tự nhiên, màu ấm và trung tính cũng như có ít nhưng đồ nội thất là đã có thể tạo nên một không gian bình yên cho bạn rồi.












Kết quả hình ảnh cho planos de casas de 56 m2
(Ảnh qua Pinterest)

Lên sẵn thực đơn món ăn

Lên sẵn thực đơn món ăn chính là việc làm rất Lagom. Như vậy, trong một tuần sau đó, bạn không cần phải mất công nghĩ xem ăn gì.
Chuẩn bị sẵn rồi cất vào tủ lạnh, sau đó muốn ăn gì đều đã có kế hoạch, khi cần thì mang ra nấu đơn giản là được. Cảm giác này thật sự khiến bạn nhẹ nhõm hơn. Ngoài ra với cách “mua nhiều một lần” cũng ít xảy ra việc lãng phí mỗi lần đi chợ khi nhìn thấy quảng cáo và bao bì đẹp mắt.












Kết quả hình ảnh cho món ăn thụy điển
(Ảnh qua VisaGo.vn)

Bắt đầu từ tủ lạnh của bạn, hãy dùng cách này để mọi thứ trong nhà có trật tự!

Nếu tủ lạnh của bạn thường xuyên chứa nhiều đồ ăn quá hạn, thức ăn thừa bị bỏ quên… thì hãy dọn dẹp hết đi, cố gắng giữ ngăn nắp. Như vậy thật ra có thể giảm lãng phí thức ăn, thậm chí có thể giúp bạn tận hưởng thời gian ở trong bếp hơn.












(Ảnh: Fotolia)
(Ảnh: Fotolia)

Lựa chọn nội thất bằng gỗ có thể tái tạo

Khi lựa chọn đồ nội thất, hãy lựa chọn loại vật liệu có thể tái tạo, ví dụ như tre, bởi vì một trong những điều quan trọng của Lagom là “có thể tiếp tục phát triển”.
“Món đồ nội thất này xuất xứ ở đâu?” – đây là vấn đề cần phải biết rõ, đặc biệt là khi bạn muốn cân nhắc việc mua sắm từ góc độ cao hơn, tre chính là loại vật liệu tốt được những người yêu thích phong cách Lagom công nhận.












Kết quả hình ảnh cho đồ nội thất bằng tre
(Ảnh qua inmagz.com)

Dùng đồ nội thất đã qua sử dụng hoặc được tân trang lại thể hiện cái đẹp của Lagom

Điều quan trọng nhất đó là nếu có thể, hãy lựa chọn những món đồ nội thất từng được qua sử dựng hoặc được tân trang lại, đây là cách thể hiện tốt nhất cái đẹp của Lagom.
Hãy xem thử những trang web như Gumtree, Freecyle… những món đồ ở đây đều khá rẻ, thậm chí là miễn phí, hãy mang những món đồ cũ mà bạn thích về và “nâng cấp” chúng, biến chúng thành món đồ nội thất mới đẹp mắt trong nhà bạn. Dùng những món đồ cũ không chỉ có cảm giác rất tốt mà tuyệt hơn là bạn sẽ có được món đồ độc đáo mà người khác không có.












Thụy Điển
(Ảnh: Depositphotos)

Sáng tạo một vườn rau củ quả tươi ngon

Nếu bạn có không gian trống, hãy thử trồng một số loại rau củ mà mình thích. Cách đơn giản đó là có thể tự mình sáng tạo một vườn rau củ quả tươi ngon.
Hãy mang thiên nhiên vào nơi bắt mắt nhất trong nhà, đây là một phần quan trọng trong phong cách Lagom. Có thể bạn không có nơi nào dùng để làm vườn rau được, nhưng bạn có thể đặt vài chiếc chậu trên bậc cửa sổ, vừa tiết kiệm, lại vừa không cần tốn thời gian ra siêu chị mua những loại rau này.












Kết quả hình ảnh cho vườn rau củ tươi ngon
(Ảnh: shutterstock.com)

Lagom còn phải bảo vệ môi trường

Nếu bạn thật sự nghiêm túc đối diện với vấn đề môi trường, vậy thì một trong những sự lựa chọn cuối cùng của Lagom đó là lắp tấm pin năng lượng mặt trời cho căn nhà của bạn, vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm khoản tiền điện khiến chúng ta đau đầu.
Có lẽ điều này không chỉ là đầu tư vào việc làm cho mọi thứ trật tự, chỉ cần nghiên cứu một chút thôi, bạn sẽ có thể phát hiện ra những điều được nhận lại sau cùng sẽ lớn việc đầu tư rất nhiều, vì vậy hãy làm gì đó cho trái đất này đi nào!












Thụy Điển
(Ảnh: commons.wikimedia.org)

Quan niệm Lagom: “Ít hơn” lại chính là “nhiều hơn” một cách tinh tế!

Cuối cùng, bạn hãy dọn dẹp tất cả các phòng để có thể nhìn thấy ít đồ trong nhà hơn, như vậy thì những món đồ còn lại trong nhà sẽ bắt mắt hơn, đây cũng chính là đi theo quan điểm Lagom: “Ít hơn” lại chính là “nhiều hơn” một cách tinh tế.
Hãy lần lượt sắp xếp từng phòng, bán hoặc bỏ những thứ không cần thiết mà nhiều năm qua cũng như sau này không dùng đến. Cuối cùng bạn sẽ nhận ra rằng trong nhà sẽ có rất nhiều không gian và về cơ bản thì bạn sẽ không nhớ đến bất cứ những thứ đã được giải thoát.
Ngọc Trúc

Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình

Người Bắc Âu được đánh giá là những người “biết sống” nhất trên thế giới này. Họ sống rất tự nhiên, đơn giản và hạnh phúc – chính là những điều mà con người hiện đại mong muốn hướng tới.
Để ý một chút, người ta nhận thấy, ở các quốc gia ở Bắc Âu đa phần không có nhà cao tầng to lớn, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ và ăn những món ăn đơn giản.










Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình
Một ngôi làng đẹp như trong tranh ở Bắc Âu (Ảnh: Qua Nairaland)

Cứ sau 7 giờ tối, gần như trên các ngả đường đều rất yên ắng, không có cuộc sống “xa hoa trụy lạc” vào ban đêm, cũng không có những dịch vụ cao cấp xa xỉ, kích thích thần kinh con người. Vậy, hạnh phúc của những người dân Bắc Âu đến từ đâu?
Người Bắc Âu thường xuyên nhắc đến cụm từ “Chất lượng cuộc sống”. Người Thụy Điển có câu châm ngôn: “Tiền là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không để dành được. Bạn sử dụng thời gian như thế nào thì nó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của cuộc đời bạn.”
Giữa: “Cuộc sống đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng” và “Cuộc sống có đầy đủ vợ chồng, con cái, sân vườn”, người Bắc Âu sẽ lựa chọn cái vế thứ hai bởi vì thứ mà họ muốn là “phẩm chất” (chất lượng) chứ không phải là “vật chất”.
Nếu sống luôn trong trạng thái vội vã, bận rộn, bạn có nghĩ rằng linh hồn của mình sẽ không theo kịp thể xác không? Người Bắc Âu lựa chọn cách sống “chậm một chút!”, nhưng họ có thể tìm được hạnh phúc thực sự từ đây.

Sống đơn giản – Giảm ham muốn vật chất, trở về với tâm linh yên bình











Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình
(Hình minh họa: Qua Flickr)

Hoàn cảnh thiên nhiên hà khắc khiến cho thói quen tiết kiệm đã trở thành điều tất nhiên ở Bắc Âu. Họ quan niệm rằng: Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều.

******
Cuộc sống đơn giản của người Bắc Âu rất dễ để người khác nhận ra. Nó thể hiện trong cách ăn mặc, không quan trọng là đắt hay rẻ nhưng cần phải phù hợp. Những phụ nữ 70-80 tuổi thường mặc áo khoác màu nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu phong cách nữ hoàng Anh. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm nhưng cũng không mất đi vẻ cuốn hút.
Ngoài ra, nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì những nhà hàng xóm hay bạn bè đều sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt rũ thơm tho đến cho em bé sử dụng. Điều này là rất bình thường và có vẻ như nó cũng trở thành một thói quen lâu đời của người Bắc Âu.
Nếu một anh chàng thanh niên, một ông lão hay một cô gái đang đi trên đường mà bất chợt gặp bạn bè, thì quán cà phê ở đầu đường hay cuối ngõ sẽ là lựa chọn đầu tiên của họ. Một cốc cà phê nồng nàn trong không gian tĩnh lặng sẽ khiến họ ấm áp và thân thiết hơn.
Đường ở một số quốc gia Bắc Âu thường hẹp, ở thành thị thì phần lớn nó không phải những con đường thẳng mà là những ngõ, hẻm.
Người dân nơi đây chủ yếu sử dụng những loại xe ô tô cá nhân cỡ nhỏ. Rất nhiều người họ đều là đạp xe đạp đi làm. Bảo vệ môi trường đối với họ không phải là một loại “mốt” mà là một sự “cao thượng”.

Hiệu suất cao – Làm việc để cuộc sống tốt hơn











Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình
(Hình minh họa: Qua Flickr)

Cả ngày nhàn rỗi, không làm việc gì và làm việc cả ngày từ sáng đến tối muộn là hai trạng thái mà người Bắc Âu không lựa chọn.
Công việc của họ không quá khắt khe về thời gian, họ có thể làm thêm được việc khác nhưng họ không chọn cách ấy mà sẽ ngồi uống cà phê với bạn hay đọc sách. Dù vậy, bạn đừng nghĩ rằng, người Bắc Âu suốt ngày chỉ biết uống cà phê nhé! Điều kiện tiên quyết để họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc là từ một thể chế phúc lợi do chính thái độ và hiệu suất làm việc của họ đem lại. “Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích hay không thích, bởi vì công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó”, đây là quan niệm của người Bắc Âu. Cho nên, đối với người Bắc Âu mà nói, công việc không phải là một loại “dằn vặt, giày vò”.
Vì đề cao năng suất, nên người Bắc Âu nghĩ mọi cách để sáng tạo, như vậy để họ có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và cho gia đình. Nhìn vào số lượng giải Nobel hay những giải thưởng danh giá khác trên thế giới chúng ta sẽ thấy rõ điều này.
Có nhiều thời gian hơn, người Bắc Âu sẽ tận hưởng cuộc sống bằng các kỳ nghỉ. Người Bắc Âu nổi tiếng là những người yêu du lịch. Họ thường xuyên đi hưởng thụ, ngắm cảnh đẹp trong nước cũng như trên toàn thế giới.

Yêu gia đình – vui chơi cùng con cái











Người Bắc Âu: Sống đơn giản, ít ham muốn vật chất để tâm linh an bình
(Hình minh họa)

trong cuộc sống của người Bắc Âu, chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là họ sẽ cùng gia đình tận hưởng những ngày vui đùa bên nhau, cùng tắm biển, tắm nắng, trượt tuyết, cưỡi ngựa…

***

Người Bắc Âu rất đề cao giá trị gia đình, người chồng trong gia đình sẵn sàng hủy bỏ những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho vợ con.
Điều đầu tiên sau khi tan ca trở về nhà chính là mọi người giành thời gian cho gia đình. Họ cùng nhau nấu ăn, vui đùa, kể chuyện, có rất ít người ở lại bên ngoài. Cho dù là có muốn làm thêm thì họ cũng phải chọn thời gian để tránh ảnh hưởng đến gia đình.
Ví dụ, người chồng sẽ chọn đi làm tăng ca vào lúc 3 giờ sáng bởi vì họ cho rằng buổi sáng ít nhất còn có người vợ ở nhà dùng bữa sáng cùng các con. Như vậy, người chồng sẽ chỉ bị mất đi khoảng 1 tiếng đồng hồ là thời gian gia đình gặp gỡ nhau ăn sáng. Làm thêm giờ vào buổi sáng sớm, nghe thì có vẻ khó tin, nhưng điều này lại cho các ông bố có thêm thời gian vào buổi tối để gia đình được ăn tối cùng nhau.
Một người cha tên là Fredrik nói: “Nếu như một ngày, tôi không nhìn thấy bọn trẻ, không kể cho chúng một câu chuyện, không hôn lên đầu chúng thì tôi không thể làm được bất cứ điều gì!”
Họ cho rằng, khoảnh khắc hạnh phúc nhất chính là những đứa trẻ leo lên đầu gối và ôm lấy cổ bố chúng, hôn một cái trước khi đi ngủ. Họ cảm thấy khoảnh khắc ấy chính là một loại thành tựu, một loại hạnh phúc trong cuộc đời.
Đối với người đàn ông Bắc Âu mà nói, gia đình và con cái không phải là nền tảng giúp người đàn công tìm kiếm sự thành công, mà là một phần quan trọng nhất tạo nên chất lượng cuộc sống của họ.
An Hòa