VÀ Ở NGA
Những truyện động trời tại khu người Việt ở phố nghèo Warsaw,Ba Lan
Chủ Nhật vừa qua chương trình Đài truyền hình Đức có truyền phát một phóng sự về cộng động người Việt tại Ba Lan. Đây là một trong hai Đài truyền hình (quốc gia) có thể nói là đứng đắn. Phóng sự nói về sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, hầu hết là di dân từ Miền Bắc. Cách sống và cách xử sự với nhau thật kinh khủng. Những bí mật mà các nhà báo Ba Lan thuật lại thật khó mà tin rằng chúng đã xẩy ra như vậy... những chuyện động trời!
Câu chuyện luật giang hồ Mafia CSVN
Bài báo cũng tố cáo nhân viên Tòa Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam tại Ba Lan có nhúng tay vào những tệ đoan và hành vi tội phạm được nêu ra.. .. Vì đồng tiền và lợi nhuận mà mất hết trái tim. Đây là bài tóm lượt về phóng sự. LCH đã chuyển dịch qua tiếng Việt để chúng ta cùng đọc và suy nghĩ:
Sắc thái Việt trong lòng Warsaw - Ba LanChúng tôi đang đứng tại Praga, một khu phố nghèo của Warsaw và nhìn lên những căn nhà chọc trời qua màng sương tháng Mười. Nơi đây, với vô số cần cẩu xây dựng, trong vòng vài tuần nữa sẽ mọc lên một sân đá banh cho giải bóng đá Âu châu sắp đến. Ngay cạnh bên, theo ngôn ngữ dân gian là khu Tiểu Việt Nam . Một khu chợ lớn bán đủ mọi thứ với giá rẻ. Thật thế, tất cả mọi thứ. Dân Việt Nam là cộng đồng ngoại quốc đông đảo duy nhất. Họ kéo đến từng bầy. Ba Lan là đất hứa, bởi số đông là đồng bào Việt Nam đã từng sát cánh cùng với Phong trào Công đoàn Đoàn kết chống cộng. Đến hôm nay họ vẫn còn ấp ủ thực hiện được giấc mơ ấy trên xứ sở Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam của họ. Không ai biết được con số chính xác, nhưng có ít nhất 30.000 dân tị nạn người Việt trên Ba Lan, phần bất hợp pháp. Chúng tôi biết được cặn kẽ hơn từ một thành viên tranh đấu cho nhân quyền người Ba Lan thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do", hiện đang công tác giúp đỡ số cư dân này.
Robert Krzyszto thuộc hiệp hội "Tiếng nói tự do" kể rằng:
"Đấy là một cái bẫy: Cuộc hành trình đến Ba Lan được băng nhóm Mafia Việt Nam tổ chức. Dân tị nạn được đưa đến Moscow, chặng này không khó... Ở đây họ bị gom thu giấy tờ với chiêu bài, phải đi đóng thị thực nhập nội Ba Lan vào thông hành. Và tiếp theo họ được cho biết là có rắc rối, phải trả thêm 10.000 đến 15.000 $US Dollars. Một số tiền họ không thể có được, Thông hành bị giữ - họ đành phải chịu nợ để được đi tiếp đến Ba Lan. Một số nợ quá lớn và để trả nổi họ phải làm suốt đời. Dẫu họ có trúng số độc đắc đi chăng nữa, đám Mafia đòi nợ vẫn sẽ hàng tháng đến nhà gõ cửa.
Thật rất khó khăn mới thâu được những hình ảnh khu chợ Việt Nam vào ống kính. Ai ai cũng e ngại chúng tôi, phần đông thấy máy quay phim ai nấy đều bỏ chạy. Nhiều người sống ở đây đã nhiều năm vẫn không nói được một chữ Ba Lan. Chúng tôi làm quen với Ngân. Người phụ nữ 45 tuổi này hành nghề với một bếp ăn lưu động. Một ngày mới của cô ta bắt đầu từ 1 giờ đêm."Cách đây 9 năm tôi phải chạy trốn, vì sợ trả thù. Tôi không muốn kể nhiều hơn. Chồng và con còn ở lại Việt Nam .Tôi nhớ chồng con lắm nhưng phải làm việc bù đầu 17 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, tôi không còn thì giờ nghĩ đến nữa. Tôi kiếm không được nhiều, nhưng nếu tiết kiệm tôi có thể dư tiền để gọi điện mỗi tuần một lần về nhà. Giờ thì tôi phải đi bán hàng..."
Chúng tôi tháp tùng theo Ngân, nhưng chỉ vài phút sau phải bỏ ngang không quay tiếp. Bởi Ngân không bán được gì cả khi có mặt chúng tôi bên cạnh. Cô ta giận dỗi mắng:"Thôi cút đi, chỉ làm cản trở chuyện bán buôn".
Sau đó chúng tôi mới nắm hiểu vì sao dân tị nạn ở đây lo sợ và Tòa Đại sứ CS Việt Nam tại Warsaw khoác một vai trò tai tiếng bất hảo như thế nào. Chiều đến chúng tôi hẹn gặp tại ven ranh thành phố với một cảnh sát tình báo trách nhiệm điều tra trong khu vực cộng đồng người Việt"Họ sợ bọn Mafia. Đám doanh thương giầu có đem rất nhiều tiền từ Việt Nam sang đây để rửa. Họ mua hãng xưởng và đầu tư tại Ba Lan. Bọn họ có đường dây rất chặt chẽ với chính quyền Hà Nội và với Tòa Đại sứ Việt Nam tại Warsaw . Một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia"
Và với Mafia thì không đùa được. Đám tị nạn bất hợp pháp phải nộp tiền cho chủ, và tụi ấy có phương pháp riêng của chúng."Đám Việt không bao giờ có văn bản hợp đồng. Lời nói là đủ. Khi một kẻ nào đó không trả tiền, sẽ bị bắt cóc và tra trấn cho đến khi phải xì tiền ra".
Một nhà báo Ba Lan đã mất hàng năm trường điều tra quyết phá vỡ bức tường im lặng này. Báo chí Ba Lan vừa rồi đã in bài tường thuật về những sự việc xảy ra trong chợ Việt Nam .
Ton Leszek Szymowski, một nhà báo viết:"Mỗi một con buôn trong chợ đều phải nộp thuế, đấy là nguyên tắc. Không cần biết anh buôn gì, giầy dép hoặc áo quần hoặc có một cửa hàng ăn uống, đều phải nộp thuế. Từ 100 đến 150 $ Dollars một tháng. Nếu không bọn hắn sẽ đốt cửa hàng anh. Chịu chi anh sẽ được bảo đảm an ninh, đối với mọi băng đảng".
Trong bếp một tiệm ăn, một dân tị nạn phi pháp rút hết can đảm kể cho chúng tôi nghe một cuộc vượt trốn liều lĩnh. Cuộc hành trình của Nguyen từ Việt Nam đến Warsaw kéo dài hàng tháng trường."Thoạt tiên tôi muốn đi qua đường Moscow Nhưng họ đề nghị tôi nên vượt rừng qua Trung hoa. Tôi tin nghe theo, sau đó phải ngồi mãi trên tàu lửa và rồi nằm trong một thùng carton trên một chiếc xe tải. Xe chạy đến Kiew/ Ukraine . Họ đưa chúng tôi đến biên giới Ba Lan - và khi không người canh giữ, xe vượt biên giới và chở chúng tôi đến chợ Việt Nam, tại đấy họ tống tôi ra khỏi xe và thả tôi chơ vơ giữa đường".
Trả lời câu chúng tôi hỏi, người Việt sinh sống ở đâu. Anh ta trả lời đơn giản:"Chỉ cần một người mướn được đâu đó trong những chung cư cao ốc một căn phong sẽ kéo thêm mười người nữa vào. Mười một người sinh sống trên 12 thước vuông"."Tôi không hiện hữu, tôi ở ngoài vòng pháp luật. Công an chìm Việt Nam vẫn còn theo dõi tôi đến tận Ba Lan. Họ vẫn hăm dọa khủng bố tôi. Vài ba ngày một lần họ ghé qua đây, hăm tôi không được hoạt động chống đối chính quyền. Và để dằn mặt họ quần tôi mỗi tháng một lần".
Một số ít dân tị nạn đến theo đường bay từ Moscow , với giấy tờ giả. Một ngày có hai chuyến Aeroflot đáp xuống Warsaw . Những giấy thông hành quá giá trị đến mức dân tị nạn Việt Nam luôn luôn bất tử. Tại những nghĩa trang Ba Lan không hề có một nấm mồ của người Việt. Và điều này kiến Cảnh sát Ba Lan bứt tai vò đầu bao năm nay.
Dariusz Loranty, Cảnh sát Warsaw cho biết:Dân Việt Nam sống mãi (nói không ai tin), nhưng thực tế chưa hề có đám ma chay hay tang lễ nào cà!. Trước đây vài năm, chúng tôi, Cảnh sát Warsaw , thật tình có phỏng đoán, đám người này họ ăn thịt đồng loại chăng? (theo như tường thuật thì chưa có ai chết được chôn bao giờ). Ai rồi cũng phải chết và phải được an táng. Một hôm chúng tôi kiếm được một xác chết bị quẳng đâu đấy vào trong rừng ở ven ranh Warsaw , đám Mafia thủ tiêu xác chết và sử dụng tiếp giấy tờ. Rồi lại thêm một kẻ tị nạn nữa sẽ đến từ Việt Nam , mang tên họ của người đã chết mà không ai kiểm soát được. Và với chúng tôi thì người Việt nào cũng giống nhau, không phân biệt được.
Năm vừa qua chỉ có 800 người nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ba Lan, tất cả đều bị từ chối. Người Việt sống và bị đối xử phi nhân cách và một cách dã man. Nhưng vào thời điểm cuối cuộc tường trình chúng tôi nghe được một tin đồn kinh khủng.
Robert Krzyszto, hiệp hội "Tiếng nói tự do" kể rằng:Có một sự việc liên quan đến dân Việt ở đây, không có chứng cớ, nhưng có thật. Tôi muốn nói về việc buôn bán bộ phận thân thể con người. Bọn Mafia đem người qua Ba Lan và sử dụng họ như một kho lạnh biết đi. Những người trẻ và khỏe mạnh. Họ được phép đi lại một mình nhưng bị kiểm soát rất chặt chẽ. Những người này rồi sẽ bị giết và lấy đi những bộ phận thân thể... Mọi dấu tích sẽ được cẩn thận xóa sạch. Những con người đó sẽ biến mất, chỉ còn lại tin đồn.
Chúng tôi không biết đã có bao nhiêu, nhưng nguồn tin này tuyệt đối khá tin cậy.
Đối với số 30.000 người Việt cư ngụ bất hợp pháp tại Ba Lan vùng đất hứa của họ phần lớn thật ra là một địa ngục trần gian. Bọn Mafia Việt Nam hành xử nhóm người này tùy thích. Ngay giữa lòng châu Âu.
Ulrich AdrianDịch : L C D
Người vô hình ở xứ sở Bạch Dương
Tác giả: Hồng Nga (BBC – 28/11/2013)
Moscow, Liên bang Nga
Tôi gọi họ là Những người vô hình vì đi trên đường phố hay xuống các trạm metro ở Moscow, ít thấy người Việt.
Đáng ngạc nhiên, vì con số người Việt làm ăn sinh sống ở Nga, theo thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại đây, lên tới khoảng 100.000.
Vậy thì họ đi đâu?
Hãy tới các khu chợ bán sỉ ở Moscow, những cái tên mà người Việt nào ở Nga cũng thuộc, như chợ Liublino, hay chợ Sadovod, còn gọi là chợ Chim. Ngay từ cổng chợ, đã có thể thấy nhiều người Việt đi lại, quần áo sẫm màu, dáng vẻ tất bật, vất vả như những người Việt khác ở trong nước. Bên trong các chợ, mà quy mô lớn gấp chục lần chợ Đồng Xuân, hay chợ Bến Thành, lớp lớp người Việt bận rộn chở hàng, bán hàng, ăn uống, trò chuyện, cãi cọ… như một bầy kiến.
Người Việt nhập cư trái phép thì tập trung ở các xưởng may chui, mà người Việt gọi là xưởng may “đen”. Thông thường các xưởng may này được đặt ở các cơ sở sản xuất cũ của người địa phương nằm ngoài ngoại ô, nay bỏ hoang được cải tạo lại và bao bọc kín cổng cao tường. Công nhân ở đây gần như chỉ ra ngoài khi trời tối. Mất nhiều tiếng đồng hồ, tôi mới nói chuyện được với một người như vậy.
Nguyễn Thị Xuân, 27 tuổi, là người Phú Thọ. Xuân không phải là tên thật, và chị cũng chỉ đồng ý nói chuyện với tôi với điều kiện giấu mặt và giấu cả giọng. Câu chuyện của Xuân chắc là cũng giống như chuyện của hàng nghìn người Việt khác đang trôi nổi ở xứ sở Bạch Dương.
Nhà nghèo, vay nợ, Xuân vay tiếp hơn 2.000 đôla để công ty dịch vụ bố trí cho sang Nga qua đường du lịch. Visa du lịch dĩ nhiên đã quá hạn từ lâu. Sang đây rồ, chị làm công nhân may, kiếm tiền trả nợ và tiết kiệm để gửi về cho gia đình. Xuân và hơn 10 công nhân khác sống ngay tại xưởng. Máy may phía dưới, người ở phía trên, trai gái cùng chung một phòng không có cửa.Ngủ giường tầng, số giường ít hơn số thợ, đơn giản là vì làm việc theo ca, người này nghỉ thì người kia thức. Mỗi ngày chủ bảo đảm hai bữa cơm, nếu đói thì ăn mì gói.
‘Quen vất vả’
Báo chí Nga và cả Việt đã nhiều lần có bài về cuộc sống cực khổ của lao động nhập cư bất hợp pháp người Việt ở Nga, mà một số bài báo ví với ‘nô lệ thời hiện đại’. Năm ngoái, sau khi BBC đăng tải tố cáo của một số lao động Việt, Cục Di trú Liên bang Nga đã tổ chức tập kích một xưởng may “đen” và chứng kiến cảnh tượng hãi hùng bên trong nơi ở của các công nhân. Những người này được giải cứu và sau đó được hồi hương về Việt Nam.Thế nhưng hàng chục nghìn người khác vẫn còn ở lại.
Câu hỏi đặt ra là tại sao sau những câu chuyện kinh hoàng như vậy, người lao động “chui” vẫn không muốn về và người mới vẫn tiếp tục sang từ Việt Nam? Rất đơn giản: để kiếm tiền.
Xuân cười khi nghe hỏi về cuộc sống cực nhọc ở xưởng may: “Em quen vất vả rồi chị ạ. Ở Việt Nam làm gì ra tiền, tháng nào hết tháng ấy, còn phải vay nợ thêm”. “Ở đây, mỗi tháng tiết kiệm cũng còn được 400-500 đô. Mà em lại chẳng có chỗ nào mà đi vì sợ công an bắt, nên không phí tiền vào việc gì khác.” Để kiếm được ngần ấy tiền, các lao động may như Xuân phải làm việc tới 10 tiếng đồng hồ/ngày, thậm chí 14 tiếng. Giấy tờ không có, tiếng Nga không biết, đúng là họ chẳng biết đi đâu.
Có những người tiếng là ở Nga mấy năm mà chưa từng lai vãng tới những địa danh nổi tiếng ở thủ đô như Quảng trường Đỏ. Số người Việt Nam đang sống và làm việc trái phép ở Nga là bao nhiêu, có lẽ không ai biết chắc. Những người sống ở Nga lâu năm ước tính khoảng 30% tổng số người Việt ở đây không có giấy tờ hợp lệ.
Các công ty Việt Nam hoạt động ở Nga, về nguyên tắc, có thể thuê người Việt làm công. Tuy nhiên con số lao động bị quy định bởi hạn ngạch mà chính phủ Nga cấp định kỳ. Cơ chế hạn ngạch, mà giới chức Nga sử dụng để kiểm soát lao động nhập cư, đang bị chỉ trích là không có hiệu quả. Chính phủ Nga đang phải chịu áp lực nặng nề từ người dân về tình trạng người nhập cư lậu, mà con số theo ước tính có thể lên tới 4-6 triệu người. Thậm chí có nguồn đánh giá là số người nước ngoài, chủ yếu từ các nước cộng hòa Liên bang Xô viết cũ, đang sinh sống và làm ăn bất hợp pháp ở Nga là 10 triệu người.
Điều luật ân xá
Số người Việt làm “chui” trong tương quan này không lớn, nhưng người Việt Nam lại trở thành “hình mẫu” bất đắc dĩ trong các tường thuật của báo chí cũng như trong dư luận khi nói về tình trạng nhập cư trái phép. Một trong các lý do là vì hiện diện hàng chục năm nay của lao động Việt Nam ở Nga.
Công nhân Việt Nam bắt đầu ồ ạt vào Nga từ những năm 1980, sau khi Hà Nội ký với Moscow Hiệp định về xuất khẩu lao động, mà chủ yếu là để giúp cho nền kinh tế Việt Nam quá ọp ẹp sau những năm tháng chiến tranh.
Trong chưa đến một thập niên, hơn 100.000 lao động Việt có mặt tại Liên Xô lúc đó. Đa phần họ tới từ các địa phương nghèo miền Bắc, và điều này giải thích tại sao Nga là thị trường truyền thống của lao động miền Bắc Việt Nam. Sau khi Liên Xô tan rã, nhiều người ở lại, tiếp tục tổ chức cho người khác từ Việt Nam sang làm ăn. Con số người Việt ở Nga không ít đi, nhưng số người bất hợp pháp trong đó thì tăng lên và tiếng nói của cộng đồng Việt Nam ở đất nước này bị cho là ngày càng giảm trọng lượng.
“Thực ra người Việt nói chung không mắc vào các tội trạng hình sự, ngoài trốn thuế và vi phạm bản quyền [khi gia công hàng may mặc],” một người hoạt động cộng đồng ở Nga, đề nghị giấu tên, nhận xét.
Theo ông, để kiểm soát tốt hơn hoạt động của các lao động này, đồng thời để bảo vệ họ trước sự bóc lột, ngược đãi của chủ thuê, cũng như trước các nhóm dân tộc chủ nghĩa đang hình thành ở nước Nga, chính phủ nên cân nhắc một điều luật ân xá, hợp pháp hóa người lao động Việt giống như kinh nghiệm của Hoa Kỳ.
Cục Di trú Liên bang Nga (FMS) thừa nhận họ đã nhận được đề xuất này và đang cân nhắc, nhưng chưa biết có thực hiện được hay không. Ông Vladimir Masyuk, cố vấn cao cấp của FMS, nói: “Ý kiến về việc này vẫn còn đang chia rẽ sâu sắc, liệu làm như vậy sẽ tốt hơn hay xấu hơn cho nước Nga?” “Có người ủng hộ nhưng cũng nhiều người chống. Hiện chưa rõ quyết định sẽ như thế nào.”
Trong lúc chờ đợi, hàng nghìn người Việt không giấy tờ vẫn đang sống trong chui lủi và sợ hãi.
Một số người, như Kiên (không phải tên thật), 22 tuổi, quyết định quay lại Việt Nam. Sang Nga du lịch rồi ở lại làm xây dựng, đi chợ, rồi chuyển sang may, Kiên nói cuộc sống đối với anh quá vất vả. “Em định làm giấy tờ trục xuất, rồi về Việt Nam xin đi làm công ty,” Kiên thổ lộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét