KỶ NIỆM VỀ
HAI CHUYÊN GIA SÂN KHẤU XÔ-VIẾT
------------
------------
Đạo diễn V. Vaxiliev
Mùa xuân năm 1957, Bộ Văn hoá chủ trương tổ chức một lớp học về nghệ thuật biểu diễn sân khấu, và đề nghị phía đối tác Liên Xô giúp đỡ. Bộ Văn hoá Liên Xô cử nghệ sĩ V. V. VAXILIEV sang giúp ta. Ông là đạo diễn Nhà hát Hàn lâm PUSHKIN ở Moskva.
*
Gần hai chục
năm chiến tranh đã cản trở giới nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tiếp cận với sân khấu
hiện đại thế giới. Ngay đến Thể hệ STANISLAVSKY là phương pháp nghệ thuật biểu diễn sân
khấu nổi tiếng bậc nhất thế giới, được giảng dạy tại hầu hết các trường nghệ
thuật trên khắp thế giới, kể cả ở Hoa Kỳ, nghệ sĩ sân khấu nước ta cũng chỉ nghe nói đến, chứ chưa
nhìn thấy cụ thể ra sao. Một số tài liệu ít ỏi về “thể hệ” có lọt vào nước ta,
nhưng bằng ngoại ngữ, nên số người đọc được chẳng là bao.
Để khai thác tối đa người đạo diễn xô-viêt, Bộ Văn Hóa tổ chức hẳn một lớp học quy mô, dành cho diễn viên và cán bộ nghệ
thuật tại các đoàn biểu diễn của Trung Ương và của Thành phố Hà Nội.
Được tổ chức đúng lúc, "lớp học" đã đáp ứng yêu cầu cấp bách của giới sân khấu nước ta và tạo được một bước tiến quan trọng cho sự phát triển của sân khấu Việt Nam lúc bấy giờ. Trong kết quả đó, vai trò ông VAXILIEV vô cùng to lớn. Trong những đạo diễn theo học ông, tối đại đa số sau này đã trở thành những nghệ sĩ tên tuổi. Tiết mục LUBA do lớp học trình diễn thành công rực rỡ, đã đánh dấu bước tiến ấy.
Được tổ chức đúng lúc, "lớp học" đã đáp ứng yêu cầu cấp bách của giới sân khấu nước ta và tạo được một bước tiến quan trọng cho sự phát triển của sân khấu Việt Nam lúc bấy giờ. Trong kết quả đó, vai trò ông VAXILIEV vô cùng to lớn. Trong những đạo diễn theo học ông, tối đại đa số sau này đã trở thành những nghệ sĩ tên tuổi. Tiết mục LUBA do lớp học trình diễn thành công rực rỡ, đã đánh dấu bước tiến ấy.
*
Lớp học lấy
tên là “Lớp Thực nghiệm” lấy Đoàn Kịch nói Trung ương làm nòng cốt (gồm hai đội
Kịch Bắc và Kịch Nam), đồng thời nhận thêm diễn viên của Đoàn kịch Tổng cục Chính trị Bộ Quốc Phòng và
Đoàn kịch của Cục Điện ảnh. Học viên tổ đạo diễn được chọn lọc trong số cán bộ của các
đoàn sân khấu cả kịch nói lẫn ca kịch, ở Trung Ương và Hà Nội. Tổng số gần 80
học viên. Số học viên đạo diễn có 12 người, gồm: Thế Lữ, Bửu Tiến, Chi Lăng,
Trần Bảng, Đào Mộng Long, Nguyễn Văn Khánh, Chiêm Thanh Sử, Nông Ich Đạt, Chu
Văn Thức, Nguyễn Vượng, Vũ Đào và Thành Căn. Nhà thơ Lưu Trọng Lư, Vụ phó Vụ
nghệ thuật được Bộ giao trách nhiệm chỉ đạo lớp.
Lúc đó tôi
đang công tác ở Phòng nghiên cứu, Vụ Nghệ thuật. Do biết tiếng Nga nên tôi được
cử đến phục vụ lớp học. Việc đầu tiên tôi được giao là cùng với nhà thơ Thế Lữ sửa
sang bản dịch còn luộm thuộm của anh Bùi Viên, bấy giờ là phiên dịch cho ông
Vaxiliev. Bộ Văn hoá Liên Xô không tìm được bản dịch tiếng Pháp, nên đã cho
chụp bản dịch tiếng Anh gửi sang để chúng tôi tham khảo.
Vốn tính cẩn thận và tỷ mỷ về cách sử dụng ngôn từ, ông Thế Lữ rà soát lại từng câu từng chữ. Tôi đã học được rất nhiều trong khi cùng làm việc với ông. Ông luôn nhắc tôi, ngoài việc truyền đạt nội dung gốc, ngôn ngữ đối thoại trong bản dịch tiếng Việt phải để diễn viên “diễn” được. Mỗi khi chỉnh đốn xong một đoạn, ông đều thử “thoại” lên, như kiểu diễn viên đang biểu diễn, để sửa lại những câu, những chữ còn trúc trắc hoặc chưa giúp diễn viên thể hiện đúng tình cảm, ý nghĩ của nhân vật trong tình huống đó.
Vốn tính cẩn thận và tỷ mỷ về cách sử dụng ngôn từ, ông Thế Lữ rà soát lại từng câu từng chữ. Tôi đã học được rất nhiều trong khi cùng làm việc với ông. Ông luôn nhắc tôi, ngoài việc truyền đạt nội dung gốc, ngôn ngữ đối thoại trong bản dịch tiếng Việt phải để diễn viên “diễn” được. Mỗi khi chỉnh đốn xong một đoạn, ông đều thử “thoại” lên, như kiểu diễn viên đang biểu diễn, để sửa lại những câu, những chữ còn trúc trắc hoặc chưa giúp diễn viên thể hiện đúng tình cảm, ý nghĩ của nhân vật trong tình huống đó.
*
Bản dịch hoàn thành, tôi được giao giúp hai ông bà Vaxiliev về sinh hoạt. Do không có con cái, ông đi đâu bà cũng đi theo, lần này sang Việt Nam cũng vậy. Khi biết bà đã từng là diễn viên Nhà hát Puskin, Ban lãnh đạo lớp đề nghị bà tham gia huấn luyện và bà đã giúp được rất nhiều, nhất là cho các diễn viên nữ của ta. Hai ông bà không có con, chỉ nuôi một con mèo làm bầu bạn.
Bản dịch hoàn thành, tôi được giao giúp hai ông bà Vaxiliev về sinh hoạt. Do không có con cái, ông đi đâu bà cũng đi theo, lần này sang Việt Nam cũng vậy. Khi biết bà đã từng là diễn viên Nhà hát Puskin, Ban lãnh đạo lớp đề nghị bà tham gia huấn luyện và bà đã giúp được rất nhiều, nhất là cho các diễn viên nữ của ta. Hai ông bà không có con, chỉ nuôi một con mèo làm bầu bạn.
Phải nói rằng
ngay từ phút đầu tiếp xúc, đạo diễn Vaxiliev đã chinh phục được chúng tôi. Mọi
người đều thấy ngay đây là một nghệ sĩ già dặn, say mê nghệ thuật và giầu kinh
nghiệm cuộc sống. Tuổi chừng ngoài năm mươi với mái tóc hoa râm mềm mại lượn
sóng tự nhiên, vóc không cao hơn tầm cao trung bình của người Việt, người đậm,
các nét không “Tây” lắm, thái độ hoà nhã, thoải mái và lịch lãm, đôn hậu và
chân thành.
*
Cặp mắt ông vừa hóm hỉnh vừa lành hiền. Dáng điệu cử chỉ khi nhanh nhẹn khi khoan thai, nhưng bao giờ cũng ăn nhập với nét mặt và giọng nói. Trong quá trình làm việc, tôi chưa thấy ông có chút điệu bộ kiểu cách, giả tạo bao giờ. Cách ăn mặc cũng giản dị : luôn là chiếc quần âu ống rộng, vải mềm, với chiếc áo lụa ba túi cộc tay cổ mềm, bỏ ra ngoài quần.
Nhìn ông, tôi thầm tự hỏi, có bao giờ con người này chịu bó mình trong bộ côm-lê sang trọng, may cắt vừa khít và chiếc cà-vạt thít cổ không ? Ông không bao giờ đội mũ. Chân đi đôi dép rọ bằng da mềm, đế mỏng. Toàn bộ con người ông toát ra một vẻ ung dung, thoải mái, không chút gò bó. Cách đối xử lịch lãm, khoan dung, rất dễ gần. Càng làm việc với ông, tôi càng thấy đằng sau vẻ ngoài giản dị đó là cả một kho tàng vốn sống và vốn kiến thức, một khối óc thông minh, nhạy bén, và đặc biệt là một khối kinh nghiệm lớn lao về nghệ thuật cũng như về đối nhân xử thế, tích luỹ được sau hàng chục năm sống từng trải, gặp nhiều loại tình huống, tiếp xúc với nhiều loại người tại nhiều quốc gia.
*
Cặp mắt ông vừa hóm hỉnh vừa lành hiền. Dáng điệu cử chỉ khi nhanh nhẹn khi khoan thai, nhưng bao giờ cũng ăn nhập với nét mặt và giọng nói. Trong quá trình làm việc, tôi chưa thấy ông có chút điệu bộ kiểu cách, giả tạo bao giờ. Cách ăn mặc cũng giản dị : luôn là chiếc quần âu ống rộng, vải mềm, với chiếc áo lụa ba túi cộc tay cổ mềm, bỏ ra ngoài quần.
Nhìn ông, tôi thầm tự hỏi, có bao giờ con người này chịu bó mình trong bộ côm-lê sang trọng, may cắt vừa khít và chiếc cà-vạt thít cổ không ? Ông không bao giờ đội mũ. Chân đi đôi dép rọ bằng da mềm, đế mỏng. Toàn bộ con người ông toát ra một vẻ ung dung, thoải mái, không chút gò bó. Cách đối xử lịch lãm, khoan dung, rất dễ gần. Càng làm việc với ông, tôi càng thấy đằng sau vẻ ngoài giản dị đó là cả một kho tàng vốn sống và vốn kiến thức, một khối óc thông minh, nhạy bén, và đặc biệt là một khối kinh nghiệm lớn lao về nghệ thuật cũng như về đối nhân xử thế, tích luỹ được sau hàng chục năm sống từng trải, gặp nhiều loại tình huống, tiếp xúc với nhiều loại người tại nhiều quốc gia.
*
Hai vợ chồng Vaxiliev đến Hà Nội giữa lúc Đoàn Kịch nói Trung ương đang tập vở ĐẦU SÓNG NGỌN GIÓ của Nguyễn Hùng về đề tài nông thôn thời kỳ sửa sai sau cải cách ruộng đất, do Thế Lữ đạo diễn. Bộ Văn hoá định yêu cầu Đoàn Kịch tạm gác công việc này lại để bắt tay vào lớp học, nhưng ông Vaxiliev đề nghị cứ để Đoàn hoàn thành công việc.
Hai vợ chồng Vaxiliev đến Hà Nội giữa lúc Đoàn Kịch nói Trung ương đang tập vở ĐẦU SÓNG NGỌN GIÓ của Nguyễn Hùng về đề tài nông thôn thời kỳ sửa sai sau cải cách ruộng đất, do Thế Lữ đạo diễn. Bộ Văn hoá định yêu cầu Đoàn Kịch tạm gác công việc này lại để bắt tay vào lớp học, nhưng ông Vaxiliev đề nghị cứ để Đoàn hoàn thành công việc.
Hàng ngày,
hai ông bà đến trú sở Đoàn tại 50 Nguyễn Bỉnh Khiêm xem tập, vừa để tìm hiểu
diễn viên, vừa để mách nước với đạo diễn Thế Lữ những cách nâng cao tư tưởng và
nghệ thuật của vở dựng. Buổi tối, tôi thường bắt gặp hai ông bà sánh vai đi bộ
dạo chơi xung quanh Hồ Gươm, trên đường phố, dáng điệu thung dung, nhàn tản, rõ
ràng họ muốn tìm hiểu và hoà nhập vào cuộc sống của nhân dân Hà Nội nói riêng
và Việt Nam nói chung, có lẽ cũng là đất nước châu Á đầu tiên hai ông
bà tiếp cận.
Nhờ công sức
hỗ trợ của đạo diễn Vaxiliev, tiết mục ĐẦU SÓNG NGỌN GIÓ khi ra mắt công chúng đã
thành một tiết mục tốt, được khán giả chấp nhận.
*
Quá trình làm việc đã làm người đạo diễn xô-viết và tập thể Đoàn kịch nói Trung ương hiểu nhau và quý nhau thêm rất nhiều. Rõ ràng người đạo diễn này không nhằm một danh vọng nào, mà hoàn toàn chỉ nghĩ đến chuyện giúp mọi người làm tốt công việc của họ. Mối quan hệ giữa Vaxiliev với hai nhà thơ Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, hai nhà viết kịch Bửu Tiến, Nguyễn Hùng, các diễn viên từ Đào Mộng Long, Trúc Quỳnh, Hoàng Uẩn, Thu Hà đến các diễn viên khác trở thành đặc biệt thoải mái, thân thiết.
*
Quá trình làm việc đã làm người đạo diễn xô-viết và tập thể Đoàn kịch nói Trung ương hiểu nhau và quý nhau thêm rất nhiều. Rõ ràng người đạo diễn này không nhằm một danh vọng nào, mà hoàn toàn chỉ nghĩ đến chuyện giúp mọi người làm tốt công việc của họ. Mối quan hệ giữa Vaxiliev với hai nhà thơ Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, hai nhà viết kịch Bửu Tiến, Nguyễn Hùng, các diễn viên từ Đào Mộng Long, Trúc Quỳnh, Hoàng Uẩn, Thu Hà đến các diễn viên khác trở thành đặc biệt thoải mái, thân thiết.
*
Lớp “THỰC NGHIỆM” bắt đầu khai giảng. Vaxiliev chủ trương không dành thời gian riêng cho phần lý thuyết, mà dồn toàn bộ thời gian cho thực hành, tức là tập vở, rồi qua thực hành, rút ra cho các học viên thấy những quy luật nào đó trong phương pháp nghệ thuật của thể hệ Stanislavski.
Đạo diễn
Vaxiliev quan niệm nghệ thuật là nghề thực hành, và ông chủ trương tiến hành
khoá học dưới hình thức dàn dựng tiết mục. Mỗi học viên đảm nhiệm một vai,
riêng học viên đạo diễn đảm nhiệm thêm việc trợ lý đạo diễn một cảnh hoặc vài
lớp, và do phần này nặng nề nên họ được miễn đóng những vai quan trọng.
Đạo diễn Vaxiliev chọn
một vở mà sau này chúng tôi thấy hoàn toàn thích hợp với yêu cầu, mục đích,
trình độ của lớp, và một điều hết sức quan trọng đối với bối cảnh lúc đó là có
ý nghĩa chính trị phù hợp.
Kịch bản LYUBOV
YAROVAYA nói về cuộc nội chiến cách mạng 1918-1921 ở Nga. Tác giả là nhà
văn xô-viết nổi tiếng Konxtantin TRENYOV. Vở lần đầu ra mắt ở Nga năm 1925,
nhằm chào mừng kỷ niệm mười năm Cách mạng tháng Mười, đã lập tức được công
chúng xô-viết hoan nghênh nhiệt liệt và từ đó đến nay không lúc nào vắng bóng
trên sân khấu Liên Xô.
Nhân vật trung tâm là cô giáo tỉnh nhỏ Lyubov YAROVAYA, lúc đầu còn mơ hồ, nhưng trong quá trình tham gia cuộc đấu tranh đã giác ngộ, cuối cùng trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên cường. Đề tài và nội dung đó quả là “lý tưởng” đối với công chúng Việt Nam lúc ấy. Kịch bản đồ sộ, nhiều nhân vật, nhiều cảnh nhiều lớp, chen lẫn các yếu tối bi, hài, trữ tình, anh hùng ca... cung cấp một chất liệu đa dạng, tuyệt vời cho học tập.
Nhân vật trung tâm là cô giáo tỉnh nhỏ Lyubov YAROVAYA, lúc đầu còn mơ hồ, nhưng trong quá trình tham gia cuộc đấu tranh đã giác ngộ, cuối cùng trở thành một chiến sĩ cách mạng kiên cường. Đề tài và nội dung đó quả là “lý tưởng” đối với công chúng Việt Nam lúc ấy. Kịch bản đồ sộ, nhiều nhân vật, nhiều cảnh nhiều lớp, chen lẫn các yếu tối bi, hài, trữ tình, anh hùng ca... cung cấp một chất liệu đa dạng, tuyệt vời cho học tập.
*
Để chuẩn bị cho việc phân vai, ông yêu cầu mỗi học viên trình bầy một tiểu phẩm (mẩu kịch ngắn) do họ tự sáng tác và biểu diễn, một mình hoặc với vài học viên khác. Sau khi xem lần lượt tiểu phẩm của tất cả các học viên, đã nắm được sở trường sở đoản, đặc điểm nổi bật của từng người, ông đề nghị một bảng phân vai. Rất nhiều vai, mới thoạt nghe mọi người hơi ngạc nhiên, nhưng nghĩ ra thì bật cười thú vị, thấy con mắt đạo diễn quả tinh tường. Tuy nhiên vẫn còn một số vai làm các học viên ngỡ ngàng, và tuy tin vào tài quan sát cũng như kinh nghiệm của đạo diễn, đa số học viên vẫn còn băn khoăn, liệu ông có lầm không.
*
Trong số vai có vẻ chưa thoả đáng ấy, niềm băn khoăn của số đông tập trung vào vai YAROVOY, viên sĩ quan phản bội, chồng cô giáo Lyubov Yarovaya. Khi đọc và nghiên cứu kịch bản, đa số học viên hình dung đấy là một sĩ quan quí tộc, cao lớn, điển trai, kiêu ngạo, tàn nhẫn, vậy mà trong bản dự kiến phân vai, đạo diễn Vaxiliev lại dành cho Minh Trị, một diễn viên trong đội Kịch Nam Bộ, xưa nay mờ nhạt, ngoại hình lại thiếu hẳn chất “quý tộc”. Tuy nhiên, sau một số ngày tập thử, hầu hết các học viên đều phải công nhận, đạo diễn Vaxiliev phân vai này cho anh là rất chính xác, và kết quả cuối cùng là Minh Trị đã đóng xuất sắc vai Yarovoi. Đến cuối thời kỳ dàn tập, mọi người đều thấy rõ, anh thích hợp với vai này hơn bất cứ ai trong lớp Thực nghiệm.
*
Cách dàn của Vaxiliev không theo trình tự lớp lang trong vở, mà ông dàn trước những lớp thể hiện rõ nhất từng tính cách nhân vật, đầu tiên là những nhân vật chính, mục đích để diễn viên thấy được bản chất tính cách nhân vật mình đảm nhiệm. Với mỗi diễn viên, ông đều để họ cảm nhận vai theo cách nào thì thể hiện theo cách ấy, sau đó ông mới đưa ra một số nhận xét để diễn viên suy nghĩ thêm, tự tìm cách diễn thích hợp. Bằng cách này, Vaxiliev luôn kích thích diễn viên động não. Chỉ khi diễn viên đã “hết vốn”, ông mới “gà” một biện pháp xử lý, thí dụ một cử chỉ, động tác nào đó, để họ lại hào hứng tiếp tục say mê tìm tòi, động não.
Dưới sự chỉ
đạo của Chuyên gia đạo diễn Vaxiliev, Lớp Thực nghiệm lúc nào cũng sôi động. Mọi người hào hứng say
mê lao động sáng tạo. Cũng phải nói thêm rằng không khí hồ hởi đó còn nhờ thời
điểm lúc bấy giờ. Hà Nội và cả miền Bắc nói chung vẫn còn đang trong dư âm của
chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt, của những ngày tưng bừng khi quân đội cách
mạng rầm rập kéo về tiếp quản Thủ đô, và của nền hoà bình trở lại sau tám năm
chiến tranh khốc liệt. Anh em chúng tôi đa số còn trẻ, trong tâm trạng hứng
khởi, đang ôm ấp trong lòng bao mộng ước về tương lai. Chúng tôi làm việc như
không biết đến nhọc mệt.
*
Ai cũng đến nhà hát từ sáng sớm, gặp nhau ngoài sân trò chuyện, trao đổi về phần việc mình đảm nhiệm trước khi vào buổi tập.
*
Ai cũng đến nhà hát từ sáng sớm, gặp nhau ngoài sân trò chuyện, trao đổi về phần việc mình đảm nhiệm trước khi vào buổi tập.
Tôi thường
đến khách sạn từ sáng sớm, cùng hai ông bà Vaxiliev đi bộ ra nhà hát. (Hai ông
bà nghỉ ở một khách sạn trên đường Lý Thường Kiệt, ngay gần Nhà Hát Lớn) Lần nào ba
chúng tôi đến Nhà hát cũng thấy đông đủ các học viên đã tụ tập thành từng
tốp sôi nổi tranh cãi về những chi tiết trong vở kịch.
Thấy ông bà Vaxiliev, mọi người ùa ra đón rồi đi theo hai ông bà vào nhà hát. Nét mặt ai cũng hào hứng chờ đón một buổi tập chắc chắn sẽ lý thú, vui tươi và bổ ích. Niềm hứng khởi lôi cuốn đến mức, xong mỗi buổi tập, không mấy ai muốn về nhà, mà rủ nhau cùng đi ăn để tiếp tục tranh luận. Thậm chí các buổi tối, nhiều người vẫn tìm gặp nhau tiếp tục trao đổi đến tận khuya.
Thấy ông bà Vaxiliev, mọi người ùa ra đón rồi đi theo hai ông bà vào nhà hát. Nét mặt ai cũng hào hứng chờ đón một buổi tập chắc chắn sẽ lý thú, vui tươi và bổ ích. Niềm hứng khởi lôi cuốn đến mức, xong mỗi buổi tập, không mấy ai muốn về nhà, mà rủ nhau cùng đi ăn để tiếp tục tranh luận. Thậm chí các buổi tối, nhiều người vẫn tìm gặp nhau tiếp tục trao đổi đến tận khuya.
*
Là một đạo diễn tài năng nhiều mặt, Vaxiliev khéo léo bố trí tập xen kẽ nhau các lớp bi kịch, hài kịch, trữ tình, khiến trên sân khấu nhà hát không khí liên tục sôi động. Những buổi tập thú vị nhất là khi tập những lớp đông người (còn gọi là “lớp quần chúng”), thí dụ lớp quân Bạch Vệ kéo vào, lớp các chiến sĩ Hồng quân bí mật đột nhập vào thị trấn đang bị bọn phản cách mạng chiếm đóng, và cuối cùng là lớp Hồng quân kéo về giải phóng... Thứ hai là những lớp hài hước, được dàn tập hết sức thông minh, hóm hỉnh, khiến người ngồi xem tập bất giác mỉm cười hoặc nổ ra thành những tràng cười thoải mái. Bà Vaxiliev vốn là diễn viên hài kịch giầu kinh nghiệm, đã giúp nhiều cho các học viên, nhất là các vai nữ. Ngoài ra bà còn giúp cách hoá trang, cách ăn mặc theo "kiểu Nga” hồi đầu thế kỷ. Tôi tuy không phải học viên chính thức nhưng cũng được huy động đóng một vai sĩ quan Bạch vệ trong những “lớp quần chúng” ấy.
*
Đạo diễn Vaxiliev luôn nhắc học viên đừng mải lo diễn cho "thật Nga”, mà điều quan trọng là làm thế nào để công chúng Việt Nam hiểu và đồng cảm được với các nhân vật, đồng thời cảm nhận được “không khí” của cuộc cách mạng Nga trong những năm tháng nội chiến cách mạng. Muốn vậy phải lôi cuốn họ, nhưng bằng cách nào?
Lớp bi phải làm công chúng Việt Nam thương xót, lớp hài phải làm họ cười sảng khoái, lớp trữ tình phải làm họ xúc động. Muốn thế, mỗi diễn viên trước hết vẫn "phải là chính mình”. Đặc biệt hình tượng cô giáo Lyubov phải hết sức gần gụi với công chúng Việt Nam...
*
Nhân đây, cũng phải nói đến một bài học về tính đại chúng của nghệ thuật. Vaxiliev luôn nhắc chúng tôi, phải làm sao công chúng “cảm nhận” được tác phẩm. Ông sẵn sàng lược bỏ những chi tiết quá riêng biệt của người Nga đến mức người Việt Nam không đồng cảm được, thậm chí có thể hiểu ngược lại.., kể cả lời văn trong kịch bản. Thể hiện rõ nhất trong quan niệm này là cách ông xử lý tên các nhân vật. Cách xưng hô trong tiếng Nga rất phức tạp, cùng một người, trong những tình huống khác nhau có thể được gọi bằng rất nhiều cách. Đã thế tên Nga lại dài. Do đấy nếu cứ theo đúng như trong kịch bản thì công chúng nước ta rất khó nhớ tên các nhân vật để theo dõi.
Nhằm đưa kịch bản đến với công chúng Việt Nam, ông Vaxiliev đã quyết định mỗi nhân vật chỉ dùng một cách gọi thống nhất trong toàn vở, hoặc họ, hoặc tên, thậm chí tên “thu gọn”, như Xêmiôn, Griska... Hôm họa sĩ của vở đến xin ông quyết định chính thức về tên vở để làm ap-phích quảng cáo, ông trả lời: “Tại sao không dùng luôn là LUBA ? Việc gì cứ phải theo đúng trong nguyên tác là LYUBOV YAROVAYA khiến khán giả Việt Nam vừa khó đọc vừa khó nhớ ?”
*
Lòng mến phục đạo diễn Vaxiliev mỗi ngày mỗi tăng, biến thành một thứ gần như “sùng bái”. Tuy lao động vất vả, căng thẳng, nhưng tất cả đều say mê tập và xem người khác tập. Riêng tôi nhận ra được một điều là nguyên xem một đạo diễn có tài làm việc đã vô cùng lý thú, thậm chí có lẽ còn thú hơn ngồi xem tiết mục đã hoàn chỉnh cà công diễn trên sân khấu.
Khi bàn tán với nhau, tất cả chúng tôi đều công nhận Vaxiliev quả là một đạo diễn “bậc thầy”. Nhưng không chỉ là “thầy”, Vaxiliev còn là bạn, một người bạn chân tình, tận tuỵ và bình đẳng. Tôi chưa bao giờ thấy ông giận dữ, quát tháo, thậm chí chưa bao giờ thấy ông nói giọng mỉa mai, chua chát với bất cứ ai. Các chỉ dẫn của ông bao giờ cũng chân tình, hoà nhã, cụ thể, dễ hiểu, đi vào bản chất. Và ông có cách nói riêng với từng người, tuỳ theo trình độ hiểu biết và khả năng tiếp thu của người ấy. Thỉnh thoảng Vaxiliev cũng thị phạm (làm mẫu), nhưng cách thị phạm của ông không để diễn viên bắt chước hệt như thế, mà bao giờ cũng chỉ mang tính gợi ý. Thường động tác thị phạm của ông hơi cường điệu lên một chút, để người biểu diễn hiểu được cái lõi của vấn đề và tự tìm lấy cách thể hiện nào tốt nhất đồng thời thoải mái với mình nhất. Ông rất quý những sáng kiến.., những cách xử lý do diễn viên tự tìm ra được. Mọi người đều thấy rõ ông rất yêu và quý diễn viên.
Những khi trao đổi riêng với tôi, tôi không thấy ông phàn nàn, chê bai về ai bao giờ, mà chỉ thấy ông tỏ ra thích thú đã phát hiện thêm được một ưu điểm của diễn viên nào đó.
*
Càng nhìn Vaxiliev làm việc ai cũng càng thấy chất nghệ sĩ rất cao trong con người ông.
Một lần thấy dàn nhạc đệm cho hành động sân khấu không ăn khớp, ông cười, bảo Trịnh Kính (vốn là Chỉ huy Dàn nhạc Đoàn Ca Múa Trung Ương, được điều đến phục vụ tiết mục kịch này) đưa ông cây gậy chỉ huy. Mọi người chưa hiểu ra sao thì ông giơ cây gậy ra hiệu cho dàn nhạc chuẩn bị, và ông điều khiển tiết tấu của dàn nhạc theo tiết tấu hành động kịch diễn ra trên sàn tập. Trịnh Kính và dàn nhạc đã hiểu ra. Vaxiliev cười trả lại cây gậy cho anh. (Phải nói dàn nhạc sống dưới cây gậy chỉ huy của Trịnh Kính đã góp phần rất lớn vào thành công của đêm diễn. Sau này, sau một thời gian cùng biểu diễn với Lớp thực nghiệm, dàn nhạc trở về Đoàn Ca múa, phần âm nhạc chuyển sang dùng băng ghi âm, chất lượng tiết mục giảm đi đáng kể.)
*
Với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người đảm nhiệm phần viết nhạc cho tiết mục, ngoài việc đề ra những yêu cầu, Vaxiliev thậm chí còn tự hát lên một số làn điệu thời Cách mạng tháng Mười để ông Khoát tham khảo. Cũng vì thế, phần nhạc ông làm rất hay đã đành, nhưng thể hiện rất rõ không khí hào hùng của cuộc nội chiến Cách mạng 1919-1921 ở Nga. Đối với hoạ sĩ cũng vậy, Vaxiliev tự tay phác qua cách bố trí sân khấu, thậm chí hình thù các ngôi nhà, những chi tiết tạo hình của nước Nga thời đó.
Càng nhìn Vaxiliev làm việc ai cũng càng thấy chất nghệ sĩ rất cao trong con người ông.
Một lần thấy dàn nhạc đệm cho hành động sân khấu không ăn khớp, ông cười, bảo Trịnh Kính (vốn là Chỉ huy Dàn nhạc Đoàn Ca Múa Trung Ương, được điều đến phục vụ tiết mục kịch này) đưa ông cây gậy chỉ huy. Mọi người chưa hiểu ra sao thì ông giơ cây gậy ra hiệu cho dàn nhạc chuẩn bị, và ông điều khiển tiết tấu của dàn nhạc theo tiết tấu hành động kịch diễn ra trên sàn tập. Trịnh Kính và dàn nhạc đã hiểu ra. Vaxiliev cười trả lại cây gậy cho anh. (Phải nói dàn nhạc sống dưới cây gậy chỉ huy của Trịnh Kính đã góp phần rất lớn vào thành công của đêm diễn. Sau này, sau một thời gian cùng biểu diễn với Lớp thực nghiệm, dàn nhạc trở về Đoàn Ca múa, phần âm nhạc chuyển sang dùng băng ghi âm, chất lượng tiết mục giảm đi đáng kể.)
*
Với nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người đảm nhiệm phần viết nhạc cho tiết mục, ngoài việc đề ra những yêu cầu, Vaxiliev thậm chí còn tự hát lên một số làn điệu thời Cách mạng tháng Mười để ông Khoát tham khảo. Cũng vì thế, phần nhạc ông làm rất hay đã đành, nhưng thể hiện rất rõ không khí hào hùng của cuộc nội chiến Cách mạng 1919-1921 ở Nga. Đối với hoạ sĩ cũng vậy, Vaxiliev tự tay phác qua cách bố trí sân khấu, thậm chí hình thù các ngôi nhà, những chi tiết tạo hình của nước Nga thời đó.
Từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành và công diễn, không học viên nào không
thấy mình tiến bộ vượt bậc. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, một lần sau buổi làm
việc với Vaxiliev, đã nói với tôi : “Làm việc với một mét (chữ Pháp là maitre
có nghĩa “bậc thầy”) sướng thật !” Còn các hoạ sĩ Nguyễn An Định, Hoàng Quy,
Phùng Huy Bính thì hoàn toàn thán phục phương hướng kết hợp ước lệ với giống
thật, cũng như những cách xử lý cụ thể của đạo diễn Vaxiliev đối với các chi
tiết về bài trí, trang phục và đạo cụ, nhiều khi rất đơn giản mà vẫn đạt hiệu
quả cao.
*
Nhắc đến tính “nghệ sĩ” của đạo diễn Vaxiliev, tôi nhớ lại một chi tiết nhỏ.
Mặc dù đã từng tham gia Hồng quân trong thời kỳ Nội chiến sau Cách mạng tháng Mười, ông vẫn không phải đảng viên Cộng sản, và dường như ông dị ứng với loại cán bộ lãnh đạo nghệ thuật nhưng theo kiểu hành chính đơn thuần. Hồi ấy, Giám đốc Đoàn Kịch nói Trung ương, vốn có ý thức cảnh giác cao về chính trị, lại ít tiếp xúc với Vaxiliev, khi biết ông đạo diễn này không phải đảng viên cộng sản, lại không có danh hiệu “ưu tú” hay “nhân dân”, nên có phần coi thường, thậm chí nghi ngại ông. Vaxiliev là người nhạy cảm, thấy rõ điều này sau những lần làm việc với ông Giám đốc kia. Tình hình ấy dẫn đến một điều đáng tiếc là Giám đốc và chuyên gia Liên Xô cứ xa lánh nhau dần, khiến tôi phải tìm mọi cách để hai bên thông cảm được phần nào với nhau.
*
May thay, Thứ trưởng Bộ Văn hoá phụ trách nghệ thuật lúc đó là ông Lê Liêm, lại là người có con mắt nhìn xa trông rộng, đã tạo rất nhiều điều kiện để ông Vaxiliev làm việc. Tuy nhiên trong hai lần gặp chính thức với Thứ trưởng Lê Liêm, ông Vaxiliev, vốn quan niệm cương vị Giám đốc một nhà hát là vị trí vô cùng quan trọng, đã tha thiết đề nghị Bộ, nếu muốn xây dựng một Nhà hát Kich nói tầm cỡ quốc gia nên cử một nghệ sĩ khác, có uy tín với diễn viên làm Giám đốc. Và trong lần gặp thứ hai, ông đã gợi ý nên cử nhà thơ Lưu Trọng Lư vào cương vị ấy.
Sau buổi gặp Thứ trưởng Bộ Văn hoá ấy, tôi hỏi ông Vaxiliev, tại sao ông
đề nghị cử ông Lưu Trọng Lư, một nhà thơ, làm giám đốc Nhà hát ? Đạo diễn Vassiliev
trả lời, ông cho rằng Giám đốc Nhà hát Quốc gia phải là người có uy tín tuyệt đối với
tập thể nghệ sĩ, phải có kiến thức uyên bác, ông thấy Lưu Trọng Lư có được
những ưu thế ấy. Ông còn nói thêm, ông cho rằng trong sân khấu kịch, văn học
đóng vai trò hàng đầu. Giám đốc Nhà hát kịch trước tiên phải là người am hiểu
văn học và còn gì bằng nếu đó lại là một nhà thơ có tài …
*
Tiết mục LUBA
ra mắt đã thành một sự kiện văn hoá chấn động. Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hẳn lên
trong những ngày tiết mục trình diễn. Còn chúng tôi, không phải nói, cũng thấy
mỗi ngày như một ngày hội lớn.
Đạo diễn Vaxiliev dự
định sau LUBA sẽ dàn dựng một tác phẩm cổ điển của sân khấu Nga, kịch
bản KHÔNG CỦA HỒI MÔN (nguyên tên gốc là “Cô gái không có của hồi môn”)
của nhà viết kịch kinh điển Nga Alexandr OXTROVSKY, rồi đến một kịch bản của
tác giả Việt Nam hiện đại. Đúng lúc tôi hoàn thành bản dịch kịch bản cổ điển
Nga nói trên thì xảy ra một sự kiện bất hạnh, làm đảo lộn kế hoạch của ông chuyên gia đạo diễn Vaxiliev và
cũng là của Lớp Thực nghiệm.
Trong thời
gian Lớp Thực nghiệm đang trình diễn vở LUBA trên sân khấu Nhà hát lớn thành
phố Hải Phòng thì bà Vaxiliev bị đau. Các bác sĩ bệnh viện Hữu Nghị Việt-Tiệp
phát hiện bà bị ung thư dạ con. Vaxiliev buộc phải ngừng công việc, đưa vợ về
Moskva điều trị. Lớp học phải tạm giải tán. Các vai do những diễn viên ngoài
Đoàn Kịch nói Trung ương đảm nhiệm nay phải bàn giao lại cho các diễn viên
trong Đoàn để tiết mục vẫn có thể tiếp tục trình diễn.
*
Đầu năm 1959
hai ông bà Vaxiliev đáp máy bay về nước, thì tháng Năm cũng năm ấy tôi sang Liên Xô
công tác.
Tôi gọi điện cho Vaxiliev, và ông hẹn đón tôi tại cửa Nhà hát Hàn lâm PUSKIN. Thấy tôi, ông rất mừng, dẫn tôi vào sân khấu, giới thiệu tôi với các diễn viên đang có mặt tại đấy. Vaxiliev nói với họ rằng Nhà hát Lớn Hà Nội tuy trang bị không bằng, nhưng đẹp hơn nhà hát Puskin về kiến trúc bên ngoài và nhất là về vị trí, nằm trên một quảng trường lớn tại trung tâm thành phố.
Tôi gọi điện cho Vaxiliev, và ông hẹn đón tôi tại cửa Nhà hát Hàn lâm PUSKIN. Thấy tôi, ông rất mừng, dẫn tôi vào sân khấu, giới thiệu tôi với các diễn viên đang có mặt tại đấy. Vaxiliev nói với họ rằng Nhà hát Lớn Hà Nội tuy trang bị không bằng, nhưng đẹp hơn nhà hát Puskin về kiến trúc bên ngoài và nhất là về vị trí, nằm trên một quảng trường lớn tại trung tâm thành phố.
*
Sau đấy, ông đưa tôi về nhà riêng, một căn hộ trên tầng bốn một toà nhà năm tầng cổ kính ngay gần nhà hát. Đồ đạc trong nhà sơ sài, tấm thảm cũ kỹ. Ông cho biết bà Vaxiliev đã mất, bây giờ ông sống một mình, nên suốt ngày ở nhà hát, chỉ đêm khuya mới về. Tôi hỏi thăm con mèo, ông nói đã đem thuê người khác nuôi hộ. Vậy là bây giờ ông hoàn toàn cô đơn, tôi thầm nghĩ và cảm thấy rất ái ngại cho ông.
Vaxiliev hỏi
tôi, Bộ Văn hoá đã có kế hoạch tu sửa, bảo tồn và thêm trang bị cho Nhà hát lớn
như ông đã nhiều lần đề nghị chưa. Ông chăm chú hỏi thăm tin tức của từng học
viên trong lớp Thực nghiệm, về tình hình Đoàn kịch nói Trung ương, và hỏi tỷ mỷ
về các anh Lưu Trọng Lư, Bửu Tiến, Thế Lữ, Trần Bảng, các chị Trúc Quỳnh, Thu
Hà.., về dư luận khán giả Việt Nam đối với vở LUBA, và về nhiều chuyện khác
nữa.
*
Tôi ngỏ ý muốn ra thăm mộ bà Vaxiliev, nhưng ông thoái thác, bảo để dịp khác, bởi hiện ông đang rất bận : phải hoàn thành gấp một tiết mục mới, sau đó lại phải đưa đoàn đi biểu diễn ở tỉnh trong tháng hè. Nghe tôi nói tôi sắp đi công tác ở một số nước Trung và Đông Âu, phải mùa Đông mới trở lại Moskva, ông hứa đến dịp ấy sẽ đưa tôi ra thăm mộ bà.
*
Vaxiliev cũng kể cho tôi biết, do một thời gian dài xa nhà hát Puskin, đi giúp một số nước nay trở về, ông thấy quá nhiều sự đổi thay. Người quen cũ không còn mấy, hầu hết là người mới. Không khí Moskva cũng khác xưa quá nhiều, khiến ông cảm thấy lạc lõng, chưa thích ứng kịp.
Nhìn ông và
nghe ông nói, tôi thấy ông vẫn y hệt
những ngày ở Hà Nội. Tôi thầm đoán, hẳn ông đang có rất nhiều nỗi buồn,
nhưng ông không để cho những ý nghĩ chán nản riêng tư lôi cuốn, mà vẫn giữ được
sự tỉnh táo của một con người từng trải, biết rằng than vãn chẳng ích gì mà phải
bình thản chấp nhận hoàn cảnh khách quan. Nhưng tôi cũng thấy rõ là thời gian
làm việc ở Việt Nam để lại cho ông nhiều kỷ niệm đẹp, và ông rất tiếc phải rời
xa bè bạn, đồng nghiệp bên nước ta.
*
*
Tháng Mười
Hai năm ấy tôi quay lại Moskva.
Chưa kịp đến thăm ông thì tôi nghe một tin đột ngột làm tôi choáng váng: ông đã mất và lại mất vì tự sát !
Tôi hỏi thăm nhưng không ai biết rõ: Vaxiliev không phải một nghệ sĩ tên tuổi ở Moskva. Mãi sau, một viên chức trong cơ quan Hội Nghệ sĩ Sân khấu Nga nói có nghe loáng thoáng, đại loại như thế này.
Mùa hè vừa qua, trong khi dẫn một bộ phận của đoàn diễn viên Nhà hát Puskin đi biểu diễn ở tỉnh, vào một đêm không ngủ được, Vaxiliev dậy, một mình đi lang thang trong rừng tối. Không may, ông trượt chân, rơi xuống một cái hào khá sâu, ngất đi. Mãi sáng hôm sau mới có người đi ngang qua phát hiện ra, vội chở ông đến bệnh viện, thì một chân ông đã nhiễm trùng quá nặng, phải cưa.
Vợ chết, Nhà hát toàn người mới, làm việc chưa ăn ý, tuổi lại cao khó có thể thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới... tất cả những nỗi buồn ấy cộng thêm cái chân bị cưa đã đẩy ông đến tuyệt vọng. Và nghe đâu ông đã nổ một phát súng ngắn vào thái dương.
Chưa kịp đến thăm ông thì tôi nghe một tin đột ngột làm tôi choáng váng: ông đã mất và lại mất vì tự sát !
Tôi hỏi thăm nhưng không ai biết rõ: Vaxiliev không phải một nghệ sĩ tên tuổi ở Moskva. Mãi sau, một viên chức trong cơ quan Hội Nghệ sĩ Sân khấu Nga nói có nghe loáng thoáng, đại loại như thế này.
Mùa hè vừa qua, trong khi dẫn một bộ phận của đoàn diễn viên Nhà hát Puskin đi biểu diễn ở tỉnh, vào một đêm không ngủ được, Vaxiliev dậy, một mình đi lang thang trong rừng tối. Không may, ông trượt chân, rơi xuống một cái hào khá sâu, ngất đi. Mãi sáng hôm sau mới có người đi ngang qua phát hiện ra, vội chở ông đến bệnh viện, thì một chân ông đã nhiễm trùng quá nặng, phải cưa.
Vợ chết, Nhà hát toàn người mới, làm việc chưa ăn ý, tuổi lại cao khó có thể thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới... tất cả những nỗi buồn ấy cộng thêm cái chân bị cưa đã đẩy ông đến tuyệt vọng. Và nghe đâu ông đã nổ một phát súng ngắn vào thái dương.
*
Nghe chuyện, tôi lặng người. Một nghệ sĩ tài năng và đáng mến như vậy mà cuối cùng... Nhưng tự sát hình như là cái “dớp” của giới nghệ sĩ Nga. Trước đấy đã từng có nhiều nhà thơ tài năng lớn như Lermontov, Blok, Exenhin, Mayakovski... và bao nhiêu văn nghệ sĩ tên tuổi khác nữa, họ đã chọn cách ấy để giải quyết bế tắc trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Và tôi có cảm giác đối với Vaxiliev, tự sát chỉ là một hành động nhẹ nhàng, không phải đắn đo gì nhiều lắm.
Tôi đề nghị Ban đối ngoại của Hội Sân khấu Toàn Nga tìm hiểu mộ ông ở đâu
và Chủ Nhật liền sau đấy, bố trí đưa tôi ra đấy viếng. Nhân có nhà thơ Lưu Trọng
Lư đang ở Moskva, tôi rủ ông cùng đi. Thời tiết tháng Chạp ở Nga lạnh buốt,
tuyết rơi từng mảng lớn, phủ trắng các ngôi nhà, các mặt đường. Xe chúng tôi
chạy ra ngoại thành, hai bên đường chỉ một mầu tuyết trắng chói chang.
Trong lòng nặng chĩu, chúng tôi lặng lẽ đặt bó hoa tươi lên tấm đá mộ, sau
khi gạt bớt lớp tuyết dầy phủ trên.
*
Đầu năm 1960, tôi về nước. Và một trong những việc tôi tự cho có bổn phận
phải làm là báo tin về Vaxiliev cho mọi người, nhất là những người có tình cảm
sâu sắc với ông. Khi đến nhà Bửu Tiến, tôi rất ngạc nhiên thấy ông hỏi độp ngay
:
- Vaxiliev chết rồi phải không ?
- Sao anh hỏi thế ?
- Nhưng có đúng không đã ?
- Vâng, đúng.
Bửu Tiến kể tôi nghe câu chuyện như sau.:
Hồi trong năm, một đêm ông nằm mơ thấy Vaxiliev đến chơi nhà, nhưng chỉ
đứng cửa, không vào mà cũng không nói năng gì. Bửu Tiến hỏi :
- Bà Vaxiliev đâu ?
Vaxiliev không trả lời, vẫn nhìn ông không chớp mắt.
- Nhưng sao người ông đầy máu thế kia ?
Vaxiliev không đáp, từ từ biến mất. Sáng hôm sau, Bửu Tiến kể lại giấc mơ
kỳ lạ đêm qua cho bà Minh Nhu, vợ ông, và ông khẳng định: “Vaxiliev chết rồi!”
*
Tôi đã biết Bửu Tiến rất tin vào hiện tượng “thần giao cách cảm”, tuy nhiên tôi hiểu câu chuyện kia theo cách của tôi.
Bửu Tiến thuộc số những người hiểu và quý Vaxiliev nhất, đồng thời cũng được Vaxiliev quý hơn cả. Là người nhạy cảm, Bửu Tiến đoán thấy được tâm trạng lạc lõng, cô đơn của người bạn xô-viết, đồng thời cũng biết tình hình nội bộ phức tạp của Nhà hát Puskin lúc bấy giờ qua báo chí sân khấu Liên Xô. Ông đoán Vaxiliev khó mà sống nổi.
Bửu Tiến là người rất coi trọng và tin vào trực giác, giấc mơ kia chỉ là một linh cảm và nó trúng với thực tế là điều ngẫu nhiên, cũng như bao nhiêu điều ngẫu nhiên kỳ lạ khác.
*
Khi nghe tôi kể về thời gian cuối đời và cái chết của Vaxiliev, mọi người,
từ cấp lãnh đạo Bộ Văn hoá và Vụ Nghệ thuật đến các nghệ sĩ từng làm việc với
ông đều vô cùng thương tiếc cho một tài năng lỗi lạc, một đạo diễn giàu kinh
nghiệm và một người thầy, người bạn thân thiết của giới sân khấu Việt Nam
***
***
Đạo diễn V. Monakhov
Thành công của Lớp Thực nghiệm, dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Vaxiliev, được Bộ Văn hoá ta đánh giá rất cao. Sau khi biết ông không sang được nữa, Bộ đề nghị Bộ Văn hoá Liên Xô cử một chuyên gia khác sang làm tiếp công việc còn dang dở. Đầu năm 1960, đạo diễn Vlađimir MONAKHOV đáp máy bay đến Hà Nội.
Ngay trong
buổi đón ông trên sân bay Gia Lâm, mọi người đã vui mừng thấy ở ông chuyên gia
mới này một sức trẻ trung, cường tráng đầy hứa hẹn. Khác hẳn, nếu không nói là
trái ngược, với người tiền nhiệm có tuổi và vóc dáng trung bình, Monakhov trẻ
trung, cao lớn, đúng là đại diện cho một nhà nước xã hội chủ nghĩa đang đổi
mới, bước vào thời kỳ hoàng kim (mà sau này chính người Nga còn nhắc laị thời
gian này một cách luyến tiếc), thời kỳ những diễn văn hùng hồn của Bí thư Thứ nhất Khrushov,
những cải cách táo bạo làm náo nức lòng người, thời kỳ của vệ tinh nhân tạo đầu
tiên phóng lên vũ trụ với Gagarin huyền thoại… Và cũng là thời kỳ “băng tan”
theo cách nói của nhà văn Ilya Êrenburg, văn học
Liên Xô được “cởi trói” đang nở rộ sự xuất hiện của một loạt tác phẩm lừng lẫy
trong văn học nghệ thuật, mà công chúng nước ta được thấy tận mắt qua những bộ
phim Bài Ca Người Lính, Khi Đàn Sếu Bay Qua, Số Phận Một Con Người..,
những bài thơ của Evtushenko...
*
Sân khấu Liên Xô thời kỳ ấy cũng nở rộ, với một loạt tiết mục xuất sắc.
Đặc biệt, đúng thời gian ấy đang ầm ĩ dư luận về một kịch bản vừa mới xuất hiện đã chiếm lĩnh niềm khâm phục của cả giới sân khấu Liên Xô và tất nhiên của công chúng. Đó là kịch bản CÂU CHUYỆN IẾC CÚT, tác giả là nhà viết kịch đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng Alexey ARBUZOV
.
Kịch bản này đã kích thích sáng tạo của một loạt đạo diễn hàng đầu của sân khấu xô-viết, mỗi người có một cách xử lý và dàn dựng hết sức khác nhau nhưng đều thành công rực rỡ, khiến khán giả ngày nào cũng xếp hàng dài trước cửa các nhà hát hàng đầu của thủ đô Moskva: Nhà hát Vakhtangov, Nhà hát Mayakovski… Còn báo chí thì liên tục có bài phê bình, tranh luận về kịch bản, phân tích những thành công của nó cũng như sáng tạo trong cách xử lý kịch bản, mỗi người mỗi khác, của các đạo diễn đã dàn dựng nó.
***
*
Sân khấu Liên Xô thời kỳ ấy cũng nở rộ, với một loạt tiết mục xuất sắc.
Đặc biệt, đúng thời gian ấy đang ầm ĩ dư luận về một kịch bản vừa mới xuất hiện đã chiếm lĩnh niềm khâm phục của cả giới sân khấu Liên Xô và tất nhiên của công chúng. Đó là kịch bản CÂU CHUYỆN IẾC CÚT, tác giả là nhà viết kịch đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng Alexey ARBUZOV
.
Kịch bản này đã kích thích sáng tạo của một loạt đạo diễn hàng đầu của sân khấu xô-viết, mỗi người có một cách xử lý và dàn dựng hết sức khác nhau nhưng đều thành công rực rỡ, khiến khán giả ngày nào cũng xếp hàng dài trước cửa các nhà hát hàng đầu của thủ đô Moskva: Nhà hát Vakhtangov, Nhà hát Mayakovski… Còn báo chí thì liên tục có bài phê bình, tranh luận về kịch bản, phân tích những thành công của nó cũng như sáng tạo trong cách xử lý kịch bản, mỗi người mỗi khác, của các đạo diễn đã dàn dựng nó.
***
Người đạo
diễn trẻ trung, cường tráng, đẹp trai này đúng là đại diện cho cuộc sống của
nhân dân xô-viết ngày hôm nay, của sân khấu Liên Xô đang nở rộ.
Quả vậy,
MONAKHOV, năm ấy chưa đến bốn mươi tuổi, đẹp như người mẫu trên các tấm áp
phích quảng cáo hay trên những tấm ảnh bầy trong tủ kính các hiệu ảnh. Cao lớn,
vai rộng, vóc người cân đối, trong bộ com-lê may cắt rất đẹp, cà vạt thắt ngay
ngắn, khuôn mặt hồng hào, nụ cười cởi mở, dáng điệu hồ hởi như vận động viên
điền kinh vừa nhận tấm huy chương vàng trên bục bước xuống.
Phải nói,
ngay từ phút đầu tiên gặp gỡ, Monakhov đã chinh phục được lớp nghệ sĩ trẻ Việt
Nam. Riêng lớp nghệ sĩ lớn tuổi thoạt đầu xem chừng chưa tin lắm người chuyên
gia quá trẻ đẹp này, nhưng chỉ lát sau đã bị cuốn vào niềm vui chung. và cũng
đặt hy vọng vào ông, cũng như đã đặt vào Quê hương Cách Mạng Tháng Mười, với
những thành tựu nổi bật của thời kỳ “băng tan”.
*
*
Mọi người đưa
ông đến tận khách sạn trong nội thành.
Khi mọi người đã về hết, Monakhov giữ tôi ở lại trò chuyện. Ông chủ động kết thân với tôi, chuyển ngay cách xưng hô thân mật như giữa đôi bạn bè thân thiết, bảo tôi gọi ông bằng tên gọi tắt, “Volodia”. Ông bộc lộ những suy nghĩ và cảm giác của ông khi nhận nhiệm vụ sang Hà Nội và những ấn tượng đầu tiên sau cuộc tiếp đón vừa rồi.
Khi mọi người đã về hết, Monakhov giữ tôi ở lại trò chuyện. Ông chủ động kết thân với tôi, chuyển ngay cách xưng hô thân mật như giữa đôi bạn bè thân thiết, bảo tôi gọi ông bằng tên gọi tắt, “Volodia”. Ông bộc lộ những suy nghĩ và cảm giác của ông khi nhận nhiệm vụ sang Hà Nội và những ấn tượng đầu tiên sau cuộc tiếp đón vừa rồi.
Ông thật thà cho
tôi biết, sang đến đây, ông cảm thấy bỡ ngỡ và rất lo. Đây mới là lần thứ hai
ông ra nước ngoài, nhưng lần trước chỉ là một chuyến du lịch ngắn ngày, lần này
mới thật sự là “công cán”, do đấy ông rất cần một cộng sự “tại chỗ” đồng thời
là người bạn đồng cảm, để giúp ông vừa tìm hiểu đất nước và con người, vừa để
bàn bạc công việc một cách chân thành, cởi mở.
Thấy tôi biết tiếng Nga, lại đã từng công tác ở Liên Xô, ông cho rằng bước đầu ông đã gặp may, mong tôi giúp ông tìm hiểu về mọi mặt, trước hết là tình hình Nhà hát kịch, nơi ông sắp đến làm việc, kể cả những vấn đề “nội bộ” Đoàn kịch, tình hình sân khấu Việt Nam nói chung, vân vân và vân vân.
Thấy tôi biết tiếng Nga, lại đã từng công tác ở Liên Xô, ông cho rằng bước đầu ông đã gặp may, mong tôi giúp ông tìm hiểu về mọi mặt, trước hết là tình hình Nhà hát kịch, nơi ông sắp đến làm việc, kể cả những vấn đề “nội bộ” Đoàn kịch, tình hình sân khấu Việt Nam nói chung, vân vân và vân vân.
*
Ông kể cho tôi nghe cả hoàn cảnh riêng của ông: vợ ông, Svetlana, là cán bộ khoa học, hiện đang bận viết luận án Tiến sĩ khoa học ngành pháp lý, nên không cùng chồng sang đây được. Họ có một con gái nhỏ tên là Masa lên sáu tuổi, đang học lớp một.
Monakhov cho biết ông đã tốt nghiệp trường SẾPKIN, trực thuộc nhà hát Hàn lâm quốc gia MALY, nhà hát lâu đời, “cổ điển” và chính quy nhất Liên bang Xô-viết. Đó là trường có uy tín nhất của Liên Xô về đào tạo diễn viên sân khấu bậc Cao đẳng. Hiện ông là diễn viên chính thức của Nhà hát, có vai trong hầu hết các tiết mục cổ điển cũng như hiện đại. Ông còn nhiều lần được mời đóng vai trong phim (ông đưa tôi xem rất nhiều ảnh chụp ông trong những bộ phim ông đã tham gia).
*
Monakhov tâm
sự, là đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô, ông coi việc sang giúp Việt Nam là một
nhiệm vụ của Đảng giao cho, và ông tin rằng với khả năng sẵn có (được đào tạo
chính quy), cộng với lòng quyết tâm của một đảng viên, chắc chắn ông sẽ hoàn
thành nhiệm vụ.
Tôi tin tất
cả những gì ông kể vì thấy rõ, nếu trước kia ông là một học viên ngoan ngoãn,
chăm chỉ, thì ngày nay ông là một viên chức mẫn cán, một đảng viên tận tuỵ. (Ông kể gia đình ông là một gia đình đảng viên có truyền thống. Cha ông đặt tên ông là theo tên của LÊNIN : VLADIMIR.) Tuy
nhiên, càng nghe ông "tâm sự", tôi càng có cảm giác, tất cả những thành tích ông đã đạt được là do ý thức kỷ
luật, ý thức lao động, cộng với ưu thế bẩm sinh là ông có ngoại hình đẹp, chứ
chưa hẳn đã do ông có tài, nếu hiểu tài năng là khả năng sáng tạo độc lập, là niềm
say mê, và hơn nữa là ở trình độ từng trải cuộc sống, kinh nghiệm qua muôn vàn
thử thách...
Và bỗng tôi thấy sao ông khác với Vaxiliev đến thế !
Hai người mỗi người có những ưu điểm riêng, gần như trái ngược nhau.
*
Cái đáng quý của Vaxiliev náu kín bên trong, còn của Mônakhôv lồ lộ ra bên ngoài. Nhưng tôi vẫn rất tin Monakhov sẽ mang đến cho sân khấu Việt Nam một sức bật mới. Được đào tạo chính quy, kèm theo một tinh thần trách nhiệm cao, chắc chắn ông sẽ chiếm được cảm tình của nghệ sĩ Việt Nam và sẽ giúp được họ nhiều.
Và bỗng tôi thấy sao ông khác với Vaxiliev đến thế !
Hai người mỗi người có những ưu điểm riêng, gần như trái ngược nhau.
*
Cái đáng quý của Vaxiliev náu kín bên trong, còn của Mônakhôv lồ lộ ra bên ngoài. Nhưng tôi vẫn rất tin Monakhov sẽ mang đến cho sân khấu Việt Nam một sức bật mới. Được đào tạo chính quy, kèm theo một tinh thần trách nhiệm cao, chắc chắn ông sẽ chiếm được cảm tình của nghệ sĩ Việt Nam và sẽ giúp được họ nhiều.
*
Lần này yêu cầu Bộ Văn hoá đề ra với chuyên gia Liên Xô có khác. Việt Nam
lúc ấy đang có phong trào chính quy hoá các ngành nghệ thuật, trong có việc
xây dựng các “NHÀ HÁT” theo mẫu của Liên Xô, nghĩa là một “xí nghiệp nghệ
thuật” khép kín, mang tính chất “hàn lâm” kiểu như Nhà hát Opera Bolshoi, Nhà
hát Hàn lâm Nghệ thuật Moskva (MKHAT), Nhà hát Hàn lâm Maly, vân vân.
“Nhà hát” đó phải có một hoặc vài sân khấu biểu diễn thường xuyên, một dàn kịch mục đầy đặn, diễn tất cả các đêm, phải có vài đội diễn viên tài năng..., có đầy đủ các xưởng sản xuất đạo cụ, trang phục, hoá mỹ phẩm, thậm chí có trường trực thuộc để đào tạo cán bộ nghệ thuật thay thế những nghệ sĩ đã cao tuổi...
“Nhà hát” đó phải có một hoặc vài sân khấu biểu diễn thường xuyên, một dàn kịch mục đầy đặn, diễn tất cả các đêm, phải có vài đội diễn viên tài năng..., có đầy đủ các xưởng sản xuất đạo cụ, trang phục, hoá mỹ phẩm, thậm chí có trường trực thuộc để đào tạo cán bộ nghệ thuật thay thế những nghệ sĩ đã cao tuổi...
Trên tinh thần ấy, Bộ Văn hoá quyết định thành lập Nhà hát Kịch, việc đầu
tiên là lấy Nhà hát Lớn làm trú sở đồng thời là sân khấu biểu diễn thường
xuyên, việc thứ hai là xây dựng một dàn tiết mục phong phú để có thể diễn hằng
đêm. Do đấy Bộ Văn hoá yêu cầu chuyên gia đạo diễn Monakhov xây dựng cho Nhà
hát Kịch một dàn kịch mục, trước hết là hai-ba tiết mục theo kịch bản xô-viết,
sau đến một vài tiết mục theo kịch bản của tác giả trong nước, và Bộ nhờ luôn
“đồng chí chuyên gia” giúp các tác giả Việt Nam hoàn thiện các sáng tác của họ. Trước
mắt là mở lớp đào tạo đạo diễn và diễn viên theo chương trình “chính quy”, có
cả phần lý thuyết lẫn thực hành, làm lực lượng nòng cốt cho Nhà hát Quốc gia
sau này.
Monakhov nhận lời.
*
Monakhov nhận lời.
*
Khi ngồi tâm sự với tôi,
ông nói yêu cầu của Bộ Văn hoá Việt Nam quá cao so với khả năng của ông, nhưng ông
thấy đấy là điều Việt Nam đang cần thiết, và là một đảng viên Đảng Cộng sản Liên
Xô, ông không có quyền thoái thác.
Ông thú nhận riêng với tôi, thật ra ông không phải đạo diễn, nhưng đối với Việt Nam là nước sau bao năm chiến tranh, nay mới bắt đầu tiến lên hiện đại để đuổi kịp các nước xã hội chủ nghĩa tiền tiến, ông tự thấy nếu cố gắng, ông có thể hoàn thành những yêu cầu kia được. Tuy chưa phải đạo diễn, nhưng ông đã từng làm trợ lý đạo diễn cho một số tiết mục của Nhà hát Maly. Về phần đào tạo thì tuy không phải giáo viên, nhưng ông đã từng giảng dạy một số bài mục cho sinh viên trường Sepkin. May mà vốn tính cẩn thận, ông đã mang theo sang đây đầy đủ giáo trình cơ bản của nhà trường, những tài liệu đó sẽ là chỗ dựa vững chãi cho ông.
*
Ông thú nhận riêng với tôi, thật ra ông không phải đạo diễn, nhưng đối với Việt Nam là nước sau bao năm chiến tranh, nay mới bắt đầu tiến lên hiện đại để đuổi kịp các nước xã hội chủ nghĩa tiền tiến, ông tự thấy nếu cố gắng, ông có thể hoàn thành những yêu cầu kia được. Tuy chưa phải đạo diễn, nhưng ông đã từng làm trợ lý đạo diễn cho một số tiết mục của Nhà hát Maly. Về phần đào tạo thì tuy không phải giáo viên, nhưng ông đã từng giảng dạy một số bài mục cho sinh viên trường Sepkin. May mà vốn tính cẩn thận, ông đã mang theo sang đây đầy đủ giáo trình cơ bản của nhà trường, những tài liệu đó sẽ là chỗ dựa vững chãi cho ông.
*
Khoá học lần
này chỉ gồm các diễn viên của Nhà hát Kịch nói Trung Ương. Riêng nhóm học viên
đạo diễn thì nhận thêm một số người bên ngoài, do các đơn vị nghệ thuật giới
thiệu đến, tất cả khoảng hai chục, hầu hết là trẻ.
Monakhov chia chương trình học tập ra hai giai đoạn tách rời nhau. Đầu tiên là giai đoạn học lý thuyết, gồm giáo trình lịch sử sân khấu Nga trước và sau Cách mạng tháng Mười, rồi các đơn nguyên của thể hệ Stanislavski. Sau đó mới đến phần thực hành, gồm dàn tâp một số tiết mục, trước hết là hai kịch bản xô-viết (vì có thể tìm được dễ dàng), và ít nhất là một tiết mục của tác giả Việt Nam về đề tài hiện đại. Riêng việc này, Monakhov nhờ tôi tìm hiểu và làm việc với tác giả.
*
Monakhov chia chương trình học tập ra hai giai đoạn tách rời nhau. Đầu tiên là giai đoạn học lý thuyết, gồm giáo trình lịch sử sân khấu Nga trước và sau Cách mạng tháng Mười, rồi các đơn nguyên của thể hệ Stanislavski. Sau đó mới đến phần thực hành, gồm dàn tâp một số tiết mục, trước hết là hai kịch bản xô-viết (vì có thể tìm được dễ dàng), và ít nhất là một tiết mục của tác giả Việt Nam về đề tài hiện đại. Riêng việc này, Monakhov nhờ tôi tìm hiểu và làm việc với tác giả.
*
Ông giao tôi làm Trợ lý Đạo diễn của tiết mục sẽ dàn dựng. Sau đấy vài tháng. khi nghe nói
tôi sắp phải vào sinh hoạt tập trung ở trường Ngoại ngữ để chuẩn bị sang học đại
học ở Liên Xô, ông hốt hoảng, vội vã xin gặp lãnh đạo Bộ Văn hoá ta, đề nghị
can thiệp với nhà trường để tôi không phải tập trung mà ở lại đây làm tiếp công việc trợ lý giúp ông, ít
nhất cũng cho đến ngày tôi lên đường. Được Bộ Văn hoá chấp thuận, ông năn nỉ
tôi thường xuyên bên cạnh ông, ở khách sạn cũng như ở nơi làm việc, để cùng bàn
bạc công việc. Khi lên lớp, tôi đảm nhiệm thêm phần dịch các bài giảng cho ông.
Khi bàn về chương trình giảng dạy, tôi nêu ra với Monakhov là phần lịch sử sân khấu Nga không cần thiết phải mở rộng ra thành hàng chục bài mục như ông dự kiến, mà chỉ cần giới thiệu những nét lớn trong hai hoặc ba buổi là đủ. Nhưng ông không chịu, vì quan niệm rằng sẽ không thể hiểu được Thể hệ Stanislavski, nếu không hiểu đầy đủ về truyền thống hiện thực của sân khấu Nga qua bao nhiêu thế kỷ. Nghe thế tôi đã cảm thấy ông suy nghĩ có phần máy móc, và quá coi trọng “giáo trình” chính quy.
*
Thế là ngày
hai buổi, toàn thể học viên cắp sách đến Nhà hát lớn, ngồi ngoan ngoãn như
những cậu học sinh trường phổ thông, nghe “thầy Monakhov” giảng về từng giai
đoạn trong lịch sử sân khấu Nga, chăm
chú ghi chép, thậm chí sau mỗi bài mục còn làm bài kiểm tra. Phải công nhận
Monakhov có tinh thần trách nhiệm rất cao. Các bài giảng trong thời kỳ này và
cả những buổi dàn tập trong thời kỳ sau đều được ông chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng.
Tuy nhiên dần
dần bộc lộ chủ trương cho học phần lý thuyết riêng rẽ và kéo dài là sai lầm.
Trừ một số rất ít thích nâng cao kiến thức chung còn đại đa số muốn nhanh chóng
đi vào thực hành: xây dựng tiết mục. Trong khi đó Monakhov là nhà thực hành,
không giỏi về lý luận, nhất là không giỏi về phương pháp giảng dạy lý thuyết.
Không khí lớp học trùng xuống, trong học viên bắt đầu có biểu hiện sốt ruột.
Vài tuần sau xuất hiện không khí uể oải. May thay đúng lúc đó một nhà sư phạm
của trường Đại học Sân khấu Liên Xô sang thăm ta, đến tham quan lớp học và góp
ý riêng với Monakhov. Vốn có ý thức kỷ luật, tôn trọng bậc đàn anh, và là người
phục thiện, Monakhov hiểu ra và nghe
theo, sửa chữa sai lầm bằng cách rút ngắn phần lý thuyết để sớm chuyển sang
phần thực hành: xây dựng tiết mục cho Nhà hát kịch.
*
*
Lúc này tôi
đã dịch xong CÂU CHUYỆN Ở IẾC- CÚT của A. Arbudov, một kịch bản đang là sự
kiện lớn trong đời sống sân khấu ở Liên Xô, chiếm hàng đầu về số lượng buổi
diễn (trên 3.000 buổi diễn trong tất cả các tháng trong năm 1959, còn chưa kẻ sáu tháng đầu năm 1960 chưa được tổng kết).
Monakhov cũng rất mê kịch bản này và rất muốn dàn dựng cho Nhà hát Kịch, nhưng ông nói :
Monakhov cũng rất mê kịch bản này và rất muốn dàn dựng cho Nhà hát Kịch, nhưng ông nói :
- Tất nhiên
mình rất thích được dựng vở ấy, và chắc chắn nó sẽ đem lại vinh quang lớn cho Nhà hát, nhưng mình còn đang tính một điều.
“Iếc-cút” là một vở vượt ra ngoài khuôn mẫu quen thuộc, và dựng nó đòi
hỏi những cách xử lý táo bạo, mình e tập thể diễn viên Nhà hát chưa sẵn sàng.
Tốt hơn, ta nên chọn một vở kinh điển, tất nhiên là kinh điển xô-viết, mang
tính chất mẫu mực đã.
- Pratôn
Kretset của A. KONÂYTSUC có được không ?
- Rất được.
Đấy là một vở hay, lại đáp ứng đúng tình hình của Việt Nam là đang cần đề cao
người trí thức mới. Kịch bản mang tính mẫu mực, cả về nghệ thuật lẫn tư tưởng,
suốt mấy chục năm nay, không lúc nào vắng bóng trên các sàn sân khấu Liên Xô. Nhưng có
bản dịch sang tiếng Việt chưa ?
- Có rồi, -
Và tôi cho ông biết tôi đã dịch xong cách đấy mấy tháng, mục đích chỉ định giới thiệu một tác phẩm văn học kịch bản xô-viết cho công chúng Việt Nam, nhất là giới sân khấu.
Và tôi cho ông biết tôi đã dịch xong cách đấy mấy tháng, mục đích chỉ định giới thiệu một tác phẩm văn học kịch bản xô-viết cho công chúng Việt Nam, nhất là giới sân khấu.
Mônakhov mừng
rỡ :
- Vậy thì hay
quá rôi. Dựng “Platôn”, diễn viên sẽ có đủ chất liệu để áp dụng thể hệ
Stanislavski.
Rồi ông nheo
mắt láu lỉnh nói thêm :
- Nhất là nếu
dựng vở này trước khi dựng Câu Chuyện Iêc Cút chúng ta sẽ có thêm một
lợi thế…
- Lợi thế ?
- Cậu không
thấy à ? Hiện nay trong lớp đạo diễn và trong đoàn diễn viên Nhà hát có một số
“già” nhưng lại đã sẵn tên tuổi, ta không thể không phân vai. Mình tính dàn
“Platon” trước, tiêu thụ cho hết số “cây đa cây đề” ấy, để sau này, khi dàn
“Iếc-cút” ta tha hồ phân vai cho lớp trẻ, không lo ai thắc mắc nữa. Mình đã
nhắm thấy một số diễn viên trẻ của Nhà hát rất có tài năng, vào “Iếc cút” thì
dứt khoát tiết mục sẽ thành công lớn...
*
*
Từ khi bắt
đầu làm trợ lý cho đạo diễn Monakhov, tôi đã nhận thấy ông có một tính rất trẻ con: luôn tự
cho mình là “khôn ngoan”, thậm chí “ranh ma”, thực ra ông rất thật thà, thơ
ngây là đằng khác.
Hầu như ông không biết đến thủ đoạn. Đến đây thì tôi càng thấy rõ Monakhov thuộc lớp người lớn lên đã gặp quá nhiều thuận lợi : khoẻ mạnh, đẹp trai, chăm chỉ, tốt bụng, lại sống trong một xã hội đã ổn định, được tổ chức quy củ, chặt chẽ, cứ việc thực hiện đúng chỉ thị của cấp trên là yên tâm không vấp váp gì, đâm họ nhiễm thói suy nghĩ mọi thứ quá đơn giản.
Hầu như ông không biết đến thủ đoạn. Đến đây thì tôi càng thấy rõ Monakhov thuộc lớp người lớn lên đã gặp quá nhiều thuận lợi : khoẻ mạnh, đẹp trai, chăm chỉ, tốt bụng, lại sống trong một xã hội đã ổn định, được tổ chức quy củ, chặt chẽ, cứ việc thực hiện đúng chỉ thị của cấp trên là yên tâm không vấp váp gì, đâm họ nhiễm thói suy nghĩ mọi thứ quá đơn giản.
Tôi ngồi cặm
cụi gấp rút sửa sang bản dịch Platôn Kretset. Tôi hoàn thành bản dịch
cũng là lúc Monakhov kết thúc giai đoạn giảng dạy lý thuyết, chuyển sang phần
thực hành: dàn dựng tiết mục.
*
Phải nói, đến lúc dàn tập tiết mục, Monakhov mới bộc lộ hết thế mạnh của ông. Trình độ và kỹ năng biểu diễn của diễn viên Nhà hát MALY quả không thể coi thường ! Xem ông thị phạm trên sân khấu, ai cũng phải thán phục công phu luyện tập của ông, tài điều khiển mọi cơ bắp cũng như tình cảm, giọng nói theo mọi sắc thái cần thiết.
Đến giai đoạn này thì lớp học tươi vui hẳn lên, và Monakhov thật sự đã chinh phục được tất cả mọi người. Không khí nhà hát sôi động, không kém gì thời gian đạo diễn Vaxiliev dựng vở LUBA.
*
Phải nói, đến lúc dàn tập tiết mục, Monakhov mới bộc lộ hết thế mạnh của ông. Trình độ và kỹ năng biểu diễn của diễn viên Nhà hát MALY quả không thể coi thường ! Xem ông thị phạm trên sân khấu, ai cũng phải thán phục công phu luyện tập của ông, tài điều khiển mọi cơ bắp cũng như tình cảm, giọng nói theo mọi sắc thái cần thiết.
Đến giai đoạn này thì lớp học tươi vui hẳn lên, và Monakhov thật sự đã chinh phục được tất cả mọi người. Không khí nhà hát sôi động, không kém gì thời gian đạo diễn Vaxiliev dựng vở LUBA.
*
Tiết mục Platôn
Krêtset do dàn diễn viên già giặn của Nhà hát Kịch, Trúc Quỳnh, Chu Quỳ,
Chi Lăng... trình diễn đã được công chúng tiếp nhận khá tốt. Thắng lợi này làm
Monakhov phấn khởi bắt tay vào dàn dựng Câu chuyện Iêckut.
Để bảo đảm nội dung kịch bản thích hợp với quần chúng lao động Việt Nam, và để tăng sức thuyết phục đối với lãnh đạo Bộ Văn hoá của ta về việc chọn vở, Monakhov yêu cầu tổ chức đọc cho tập thể công nhân một số nhà máy tại Hà Nội. Tôi là người đọc, còn ông ngồi theo dõi phản ứng của người nghe. Kết quả cho thấy kịch bản chỉ mới đọc lên thôi đã có sức cuốn hút mạnh mẽ, các công nhân phản ứng rất chính xác đối với từng chi tiết trong đó.
Để bảo đảm nội dung kịch bản thích hợp với quần chúng lao động Việt Nam, và để tăng sức thuyết phục đối với lãnh đạo Bộ Văn hoá của ta về việc chọn vở, Monakhov yêu cầu tổ chức đọc cho tập thể công nhân một số nhà máy tại Hà Nội. Tôi là người đọc, còn ông ngồi theo dõi phản ứng của người nghe. Kết quả cho thấy kịch bản chỉ mới đọc lên thôi đã có sức cuốn hút mạnh mẽ, các công nhân phản ứng rất chính xác đối với từng chi tiết trong đó.
*
Rất tiếc là khi Monakhov đang dàn dựng sắp xong vở này thì tôi đã sang Gia Lâm tập trung ở trường Ngoại ngữ để chuẩn bị đi Liên Xô học nên chỉ có thể theo dõi quá trình làm việc tiếp theo của ông.
Nhưng tuy mới làm việc một số ngày, tôi đã thấy dàn diễn viên ông chọn đúng là "tuyệt vời" : Bích Châu, Quang Thái, Hoàng Uẩn... trẻ, đẹp và đầy tài năng, đồng thời ông áp dụng nhiều sáng tạo mới mẻ của sân khấu xô-viết lúc ấy.
Khi sang Liên Xô học, tôi nhận được thư của nhiều diễn viên trong Nhà hát báo tin tiết mục đã được trình diễn và thành công vang dội. Đặc biệt lá thư của nữ diễn viên Bích Châu ca ngợi đạo diễn Monakhov hết lời. Chị đóng vai nhân vật nữ trung tâm: Valia. Nhân vật này, đầu vở là một cô gái hư hỏng. Cuối vở, nhờ được ảnh hưởng tốt của Secgây (do Quang Thái đảm nhiệm), nhân vật nam chính, đã trở thành một người lao động chân chính...
*
Mùa đông
1961, tôi đang học ở Moskva thì nhận được thư Monakhov báo tin đã về nước và
mời tôi đến nhà. Trong thư ông vắn tắt kể về thành công của tiết mục “Câu
chuyện Iêckut” ở Hà Nội và báo tin buồn là mấy kịch bản của tác giả Việt Nam,
mặc dù ông đã bỏ nhiều công sức giúp đỡ và đặt nhiều hy vọng vào đó, cuối cùng
vẫn chưa đâu vào với đâu, khiến ông không thể ngồi chờ, và Bộ Văn hoá Liên Xô
đã đề nghị với Bộ Văn hoá ta cho ông về nước.
Trong thư Monakhov ghi địa chỉ, và nói thêm rằng nhà ông ở đối diện với cổng trường Đại học Sân khấu, ngay bên kia đường.
*
Hôm sau, xong buổi học sáng, tôi đến nhà ông.
Trong thư Monakhov ghi địa chỉ, và nói thêm rằng nhà ông ở đối diện với cổng trường Đại học Sân khấu, ngay bên kia đường.
*
Hôm sau, xong buổi học sáng, tôi đến nhà ông.
Monakhov sống
với gia đình nhà vợ, một căn hộ sang trọng trong toà nhà cao tầng dành cho gia
đình các tướng lĩnh xô-viết, nằm ở khu trung tâm Moskva, chỉ cách Quảng trường
Đỏ vài trăm mét. Toà nhà có lính cảnh vệ gác bên ngoài. Căn hộ khá lớn, nhiều
phòng, chiếm cả một tầng.
Tuy là nhà của một cấp tướng, đầy đủ tiện nghi, nhưng bầy biện giản dị, không có thứ gì sang quý, chỗ nào cũng gọn gàng, sạch sẽ, trên tường chỉ treo vài tấm ảnh đơn sơ, chứng tỏ nơi ở của một gia đình cán bộ xô-viết chân chính.
*
Tuy là nhà của một cấp tướng, đầy đủ tiện nghi, nhưng bầy biện giản dị, không có thứ gì sang quý, chỗ nào cũng gọn gàng, sạch sẽ, trên tường chỉ treo vài tấm ảnh đơn sơ, chứng tỏ nơi ở của một gia đình cán bộ xô-viết chân chính.
*
Mở cửa, nhìn
thấy tôi, vợ ông, chị Svetlana mừng rỡ đón và mời vào nhà. Chị đã gặp và biết
tôi trong lần duy nhất chị nghỉ phép sang thăm chồng tại Hà Nội. Đấy là một phụ
nữ trẻ rất đáng mến. Chị chỉ ngoài ba mươi tuổi, vóc người nhỏ nhắn, đẹp một
cách thuỳ mị, ăn mặc giản dị, cặp mắt thông minh, dáng vẻ nhanh nhẹn, thái độ
chân tình, cởi mở.
Chị dẫn tôi vào phòng khách, giới thiệu cha chị : một ông già ngoài bẩy mươi tuổi, hom hem, ngồi trong ghế bành đang xem Ti-Vi, trông không có chút dấu vết nào của một vị tướng đã lập bao chiến công oai hùng trên chiến trường.
Tôi kính cẩn chào. Cụ vẫn ngồi, chỉ bắt tay tôi và mỉm nụ cười hiền từ.
Chị dẫn tôi vào phòng khách, giới thiệu cha chị : một ông già ngoài bẩy mươi tuổi, hom hem, ngồi trong ghế bành đang xem Ti-Vi, trông không có chút dấu vết nào của một vị tướng đã lập bao chiến công oai hùng trên chiến trường.
Tôi kính cẩn chào. Cụ vẫn ngồi, chỉ bắt tay tôi và mỉm nụ cười hiền từ.
Svetlana nói:
- Cha tôi
không được khoẻ. Mấy hôm nay trở trời, hàng chục vết thương trên người hành hạ
cụ khủng khiếp.
Chị mời tôi
ngồi, cho biết Volodia cũng sắp ở nhà hát về.
*
Chị tiếp tôi thân tình, không một chút khách khí, như với đứa em vừa đi xa về. Chị kể hết cho tôi nghe mọi tình hình trong gia đình.
Cụ thân sinh ra chị là một vị tướng, có công lao lớn trong cuộc Nội chiến cách mạng và cuộc Chiến tranh Vĩ Đại Bảo vệ Tổ quốc vừa rồi, nay đã nghỉ hưu. Năm nay cụ ngoài bẩy mươi, sức yếu, suốt ngày chỉ ngồi trong ghế xa lông nệm, xem Ti Vi.
Chị còn một ông anh hiện là đại tá, đang công cán ở quân khu Viễn Đông, đem theo cả vợ và hai con theo. Chị và Monakhov chỉ có một cháu gái, tên là Masa, đang học lớp bốn. Cháu ra chào tôi, trông kháu khỉnh và ngoan ngoãn, và cũng có cái vẻ hơi “tồ” của cha. Svetlana cho biết chị vừa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật, vẫn tiếp tục công tác tại Thư viện Khoa học mang tên Lênin ngay gần nhà... Tôi thầm nghĩ: Quả là Monakhov có một gia đình lý tưởng !
*
Chị tiếp tôi thân tình, không một chút khách khí, như với đứa em vừa đi xa về. Chị kể hết cho tôi nghe mọi tình hình trong gia đình.
Cụ thân sinh ra chị là một vị tướng, có công lao lớn trong cuộc Nội chiến cách mạng và cuộc Chiến tranh Vĩ Đại Bảo vệ Tổ quốc vừa rồi, nay đã nghỉ hưu. Năm nay cụ ngoài bẩy mươi, sức yếu, suốt ngày chỉ ngồi trong ghế xa lông nệm, xem Ti Vi.
Chị còn một ông anh hiện là đại tá, đang công cán ở quân khu Viễn Đông, đem theo cả vợ và hai con theo. Chị và Monakhov chỉ có một cháu gái, tên là Masa, đang học lớp bốn. Cháu ra chào tôi, trông kháu khỉnh và ngoan ngoãn, và cũng có cái vẻ hơi “tồ” của cha. Svetlana cho biết chị vừa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật, vẫn tiếp tục công tác tại Thư viện Khoa học mang tên Lênin ngay gần nhà... Tôi thầm nghĩ: Quả là Monakhov có một gia đình lý tưởng !
- Trong thời
gian ở đây,- chị Svetlana thân tình nói.- Anh hãy coi chúng tôi như người trong
gia đình, lúc nào rảnh ghé vào chơi, cần gì cứ nói, đừng khách khí gì.
Chắc chị chiều chồng lắm, bởi lát sau Monakhov
về, và vừa bước vào cửa đã gắt điều gì đó. Svetlana đang bầy bàn ăn, nhìn tôi
cười, nói nhỏ :
- Hôm nào cũng vậy, đi làm về, mệt lại đói nên
cáu kỉnh, gắt um cả lên !
*
Nhìn thấy tôi, ông mừng rỡ, bước nhanh tới ôm chặt tôi, thân thiết vỗ nhẹ lên lưng tôi. Vừa ngồi vào bàn, trong lúc rót vodka vào hai ly, ông phấn khởi báo ngay một tin mừng. Sau khi được Bộ Văn hoá Việt Nam và Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội báo cáo về kết quả làm việc của ông ở Việt Nam, nhân Nhà hát KOMSOMOL đang thiếu chân Chỉ đạo nghệ thuật, Bộ Văn hoá Cộng hoà Liên bang Nga đã quyết định phong cho ông vào chức vị ấy. Đấy là một chức vị cao quý và đầy trách nhiệm mà chưa bao giờ ông dám mơ tưởng đến. Mới nhận việc chưa được một tháng, nên hiện ông đang bận tối mắt tối mũi, nhưng cũng rất vui.
Tôi mừng cho ông, nhưng không khỏi thầm ngạc nhiên. Nhà hát Komsomol là
một trong số rất ít nhà hát tầm cỡ ở Moskva. Làm Chỉ đạo Nghệ thuật ở đấy đúng ra phải
là một nghệ sĩ có bản lĩnh rất lớn. Tôi e Bộ Văn hoá Nga bị lầm trước những
nhận xét ca ngợi có phần quá mức của Bộ Văn hoá ta và Đại sứ quán Liên Xô tại
Việt Nam, đã đánh giá tài năng của Monakhov cao hơn sự thật.
Điều thầm nghĩ của tôi thì ra không hẳn là sai. Vì trong bữa ăn, có chút
rượu vodka vào (ông rất ít khi uống), lại sẵn bản chất thật thà, Monakhov
“nói riêng” với tôi:
- Cậu biết không, mình vô cùng biết ơn Việt Nam. Trước khi sang đấy mình
chỉ là diễn viên. Nhưng ở Việt Nam về, mình đã thành đạo diễn !
*
*
Sau bữa ăn, trong lúc uống cà phê, ông đem một chồng ảnh tiết mục “CÂU CHUYỆN IẾC CÚT” ra khoe với tôi. Rõ ràng ông đã coi tôi là người anh em chí
thiết. Cũng từ hôm ấy tôi thành người thân trong gia đình Monakhov.
Chị Svetlana coi tôi như em ruột. Vài tuần không thấy tôi đến nhà là bắt cháu Masa sang trường tìm tôi, kéo về nhà. Lần nào tôi đến chị cũng ép tôi ăn, và khi về, bắt tôi mang theo một túi nặng gì đấy, khi thì táo, hộp mứt quả chị tự làm lấy, khi thì cân xúc xích, một hộp bánh, thấy tôi từ chối, chị liền nói ngay:
Chị Svetlana coi tôi như em ruột. Vài tuần không thấy tôi đến nhà là bắt cháu Masa sang trường tìm tôi, kéo về nhà. Lần nào tôi đến chị cũng ép tôi ăn, và khi về, bắt tôi mang theo một túi nặng gì đấy, khi thì táo, hộp mứt quả chị tự làm lấy, khi thì cân xúc xích, một hộp bánh, thấy tôi từ chối, chị liền nói ngay:
- Tôi biết cuộc sống sinh viên là thế nào rồi. Lúc nào cũng thiếu ăn. Anh
chịu khó thường xuyên đến đây tôi bồi dưỡng cho để có sức khoẻ mà học tập, -
chị vừa nói vừa nhét các thứ vào cặp sách của tôi.
Và chị kể với tôi đủ mọi chuyện về gia đình gia đình, cha, chồng và con
gái, cũng như về bạn bè nơi công tác...
Càng tiếp xúc, tôi càng thấy chị Svetlana dúng là một phụ nữ hoàn hảo đến mức hiếm có : thông minh (chị học giỏi và chăm, đã bảo vệ luận án tiến sĩ thành công một cách xuất sắc), xinh đẹp, nhanh nhẹn, tháo vát, chân tình và quan tâm đến mọi người... Và đột nhiên tôi nghĩ, Monakhov gặp may quá sức. Nhờ ngoại hình lý tưởng (cao lớn, vóc người cân đối)... nhưng tất nhiên cái chính là do gặp may, đã "vớ" được một người vợ tuyệt vời... Và tôi thoáng nghĩ đến câu tục ngữ Việt : "mèo mù vớ cá rán" ! Ông ta tài năng chỉ loại bình thường nhưng toàn gặp may. Nhưng điều tôi mong nhất là ông xứng đáng với vợ... Nhưng những diễn biến sau đấy chứng tỏ ông đã không làm được điều tôi ao ước ấy... Và khi chị Svetlana mất trước, ông còn lại một mình, bơ vơ và bất lực đến mức thảm hại... Vận may đã hết...cái may nhất là lấy được Svetlana đã không còn... Nhưng đấy là chuyện về sau...
*
Càng tiếp xúc, tôi càng thấy chị Svetlana dúng là một phụ nữ hoàn hảo đến mức hiếm có : thông minh (chị học giỏi và chăm, đã bảo vệ luận án tiến sĩ thành công một cách xuất sắc), xinh đẹp, nhanh nhẹn, tháo vát, chân tình và quan tâm đến mọi người... Và đột nhiên tôi nghĩ, Monakhov gặp may quá sức. Nhờ ngoại hình lý tưởng (cao lớn, vóc người cân đối)... nhưng tất nhiên cái chính là do gặp may, đã "vớ" được một người vợ tuyệt vời... Và tôi thoáng nghĩ đến câu tục ngữ Việt : "mèo mù vớ cá rán" ! Ông ta tài năng chỉ loại bình thường nhưng toàn gặp may. Nhưng điều tôi mong nhất là ông xứng đáng với vợ... Nhưng những diễn biến sau đấy chứng tỏ ông đã không làm được điều tôi ao ước ấy... Và khi chị Svetlana mất trước, ông còn lại một mình, bơ vơ và bất lực đến mức thảm hại... Vận may đã hết...cái may nhất là lấy được Svetlana đã không còn... Nhưng đấy là chuyện về sau...
*
Do quá bận rộn vào học tập, nên mỗi tháng tôi chỉ đến nhà Monakhov một hai
lần, và thỉnh thoảng mới gặp ông.
Những lần gặp sau, đúng như tôi linh cảm, tôi thấy vẻ hồ hởi trên khuôn mặt ông giảm dần và tăng lên những câu nói bực dọc, những dáng vẻ ưu tư. Chức Chỉ đạo Nghệ thuật ở một nhà hát tầm cỡ, với những nghệ sĩ tài ba, rõ ràng vượt quá khả năng điều khiển của ông. It lâu sau, tuy Monakhov không nói ra, nhưng tôi nghe loáng thoáng thấy nội bộ Nhà hát Komsomol lục đục, Bộ Văn hoá Liên bang Nga đã mấy lần phải phái người xuống giải quyết. Tôi còn nghe nói người ta đang tìm một người khác làm Chỉ đạo nghệ thuật Nhà hát này thay ông.
Những lần gặp sau, đúng như tôi linh cảm, tôi thấy vẻ hồ hởi trên khuôn mặt ông giảm dần và tăng lên những câu nói bực dọc, những dáng vẻ ưu tư. Chức Chỉ đạo Nghệ thuật ở một nhà hát tầm cỡ, với những nghệ sĩ tài ba, rõ ràng vượt quá khả năng điều khiển của ông. It lâu sau, tuy Monakhov không nói ra, nhưng tôi nghe loáng thoáng thấy nội bộ Nhà hát Komsomol lục đục, Bộ Văn hoá Liên bang Nga đã mấy lần phải phái người xuống giải quyết. Tôi còn nghe nói người ta đang tìm một người khác làm Chỉ đạo nghệ thuật Nhà hát này thay ông.
Năm sau, tôi được tin Nhà hát Komsomol đã có Chỉ đạo nghệ thuật mới, một
đạo diễn tài ba. Chỉ sau vài tháng, ông này đã dựng liền mấy tiết mục nổi bật,
lấy lại được uy tín trước kia của Nhà hát.
*
Một lần tôi đến thăm gia đình, gặp Monakhov, ông đã mất hẳn niềm phấn khởi ngày nào. Ông buồn rầu cho biết đã trở về Nhà hát Maly, hiện nhận công tác giảng dậy ở trường Sêpkin, chỉ thỉnh thoảng mới tham gia đóng vai trên sân khấu Nhà hát, hoặc loại vai trung bình cho điện ảnh.
***
Mấy năm học cuối cùng, tôi ít đến thăm gia đình ông, phần thì do bận, phần thì thấy không khí trong gia đình Monakhov không còn tươi vui như trước. Chị Svetlana vẫn niềm nở, thân tình tiếp tôi, nhưng tâm trạng hình như không được hồ hởi như xưa.
*
Một lần tôi đến thăm gia đình, gặp Monakhov, ông đã mất hẳn niềm phấn khởi ngày nào. Ông buồn rầu cho biết đã trở về Nhà hát Maly, hiện nhận công tác giảng dậy ở trường Sêpkin, chỉ thỉnh thoảng mới tham gia đóng vai trên sân khấu Nhà hát, hoặc loại vai trung bình cho điện ảnh.
***
Mấy năm học cuối cùng, tôi ít đến thăm gia đình ông, phần thì do bận, phần thì thấy không khí trong gia đình Monakhov không còn tươi vui như trước. Chị Svetlana vẫn niềm nở, thân tình tiếp tôi, nhưng tâm trạng hình như không được hồ hởi như xưa.
Sau khi về nước công tác, mấy lần sang Liên Xô dự hội nghị hoặc dừng chân
ở Moskva trên đường sang một nước nào khác, tôi đều dự định sẽ đến thăm gia
đình ông, nhưng rồi lại không thực hiện được vì thời gian quá eo hẹp. Mãi đến
chuyến đi mùa hè năm 1977, tôi quyết định bằng bất cứ giá nào phải đến thăm
ông.
Lúc này Moskva không còn chút dấu vết nào của thời kỳ “băng tan" đầy phấn
hứng mà sa vào thời kỳ trì trệ. Trên đường phố mọi người đăm chiêu, buồn bã.
Cuộc sống thì mỗi ngày một khó khăn thêm. Nếu như vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, mỗi lần tôi
sang Liên Xô đều thấy cuộc sống mỗi lúc một khấm khá lên trông thấy, thì gần đây mỗi lần sang, tôi
thấy cuộc sống đi xuống, mỗi ngày một tồi tệ thêm.
Tôi gọi điện trước đến nhà Monakhov. Giọng nói của ông ở đầu dây bên kia
nghe hơi khàn khàn và lộ rõ là ông rất yếu.
- Rất cảm ơn cậu đã gọi điện đến mình. Nhân dịp cậu sang đây, đúng ra mình
phải mời cậu đến nhà, cùng cạn cốc một bữa và trò chuyện hàn huyên vui vẻ.
Nhưng cậu tha lỗi, mình không được khoẻ, tâm trạng lại đang buồn, e gặp cậu sẽ
làm cậu mất vui. Hơn nữa, ở nhà hiện nay chỉ có mỗi mình mình, cụ đã mất,
Svetlana đang mổ ruột thừa ở bệnh viện. Cháu Masa thì suốt ngày ở Nhà hát. Cháu
đã tốt nghiệp trường Sêpkin và được nhận vào làm diễn viên Nhà hát Maly.
Trao đổi với
tôi vài câu, chủ yếu là hỏi thăm tình hình Nhà hát Kịch, ông nói tiếp:
- Những ngày
ở Hà Nội là thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình đấy. Mình rất
nhớ tất cả các bạn bên đó. Nhờ cậu chuyển lời mình hỏi thăm và chúc sức khoẻ
tất cả các bạn ở Nhà hát Lớn Hà Nội...
*
*
Sau khi về
nước, tôi vẫn tiếp tục gửi thiếp chúc mừng ngày sinh nhật và ngày Tết đến gia
đình ông, nhưng sau vài lần không thấy ông trả lời, tôi thôi không gửi nữa.
Năm 1980,
trong chuyến công tác ở Liên Xô, tôi chưa kịp nghĩ xem có nên gọi điện cho ông
không thì một hôm, tình cờ đi trên đường phố Gorki, tôi nhìn thấy tấm áp phích
quảng cáo cho một tiết mục mới của Nhà hát Hàn lâm Maly và trong danh sách diễn
viên đóng vai có tên nữ diễn viên Monakhova : "Maria Vladimiropna MONAKHOVA" !
Tôi chợt hiểu đấy chính là cháu Masa, con gái ông. Tôi liền mua vé vào ngồi xem.
Masa đã thành
một thiếu phụ cao lớn, xinh đẹp, giống bố nhiều hơn giống mẹ, tuy nhiên trông
vẫn có dáng “tồ” của bố. Cháu đóng một vai trung bình, một tính cách hiền lành
và phúc hậu. Masa diễn tốt, nhưng không có gì xuất sắc. Hôm sau tôi gọi điện
đến chúc mừng cháu, nhân tiện hỏi thăm sức khoẻ bố mẹ cháu.
Masa cho biết mẹ cháu đã mất, còn bố cháu đã nghỉ hưu, tâm trạng rất buồn, không muốn tiếp bất cứ ai. Nghe cháu nói thế, tôi càng đắn đo về việc có nên gọi điện cho Monakhov không. Tôi cảm thấy có lẽ không nên.
Masa cho biết mẹ cháu đã mất, còn bố cháu đã nghỉ hưu, tâm trạng rất buồn, không muốn tiếp bất cứ ai. Nghe cháu nói thế, tôi càng đắn đo về việc có nên gọi điện cho Monakhov không. Tôi cảm thấy có lẽ không nên.
Một lần,
trong khi trò chuyện với nhà thơ kiêm nhà hoạt động sân khấu Lưu Trọng Lư, hai
chúng tôi nhắc đến đạo diễn Monakhov, ông Lư trầm ngâm nói, đại ý như sau :
- Khác nhau
giữa Vaxiliev và Monakhov ở chỗ một do cuộc đời rèn luyện, một do nhà trường
đào tạo. Mà mình nghĩ, nghệ sĩ tài năng phải do cuộc sống rèn luyện là chính
chứ không chỉ dựa vào nhà trường đào tạo. Phải thừa nhận cả hai đều có tài, có
tâm, đều hết sức đáng quý và đều có công lớn trong việc nâng cao trình độ nghề
nghiệp cho giới nghệ sĩ sân khấu nước ta vào thời điểm đó...
*
Tuy còn quay
lại Moskva vài lần nữa, nhưng không lần nào tôi liên lạc với Monakhov. Tôi có
cảm giác tôi xử sự như thế là không phải, ít nhất cũng gọi điện đến nhà,
chuyển lời của bè bạn Việt Nam hỏi thăm và chúc sức khoẻ ông, nhưng biết làm
sao được ? Tôi rất ngại gặp ông ...
1998
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét