VỤ ÁN MỘT VƯƠNG PHI
Kịch dã sử
Hai phần, 12 cảnh
NHÂN VẬT
VUA THÁNH TÔN
VUA THÁI TÔN
NHẬT LỆ - Sau này là Huệ Phi
KHẮC MINH - Con Đại Tư Đồ Lê Sát
LÊ NGÂN - Đại Đô Đốc, cha Nhật Lệ
TRẦN THỊ - Vợ góa của cố Đại Tư Đồ Lê Sát
ĐỖ ĐẶNG - Thái
giám
NGUYỄN THỊ – Nàng hầu cũ của Lê Ngân
CÔ GÁI LẠ CHÂU NGỌC MA
TRƯỞNG THỊ NỮ - trong
Cung Vua Thái Tôn
CỤ GIÀ - đóng giả đạo sĩ để lừa Vua
Thái Tôn
HÒA THƯỢNG
CAI NGỤC
CÔ LÁI ĐÒ TRÊN SÔNG HỒNG
Lính tráng, cung nữ...
Câu chuyện xảy ra dưới triều Lê, thế kỷ 15
KHAI TỪ
Mùa thu
năm Kỷ Mão (1459).
Một khu
rừng thưa. Lá vàng rơi đầy mặt đất. Hoàng hôn, trong rừng đã hơi tối. Vài tia
nắng cuối cùng chiếu xuyên ngang các cành cây. Tiếng vó ngựa. Vua Thánh Tôn
cùng hai tùy tùng, lưng đeo kiếm, vai đeo cung, bước vào, tay vẫn cầm roi ngựa
.
TUỲ TÙNG I (đã
chạy đi trước thăm dò, bây giờ
quay
lại, quỳ
xuống trước mặt Vua) : Tâu Bệ hạ,
thần đáng tội chết. Khu rừng này trông rất lạ. Thần đã dẫn Bệ hạ đi lạc đường.
Tội thần đáng chết.
VUA THÁNH TÔN (cười) : Ta
trị tội ông xong, chắc
tìm
được lối ra ? Đi trong rừng, lạc đường là bình thường. Ông đứng dậy đi.
TUỲ TÙNG II : Tâu Bệ hạ, mặt trời sắp
lặn, e đêm nay
không về được đến thành Kinh Bắc.
VUA THÁNH TÔN :
Thì ta quay lại đường cũ.
TUỲ TÙNG I : Muôn Tâu Bệ hạ, từ Châu La
đến đây
phải trên
hai chục dặm, đêm tối rất khó tìm đường.
VUA THÁNH TÔN : Nếu
vậy ta tìm một bản làng gần
đây nghỉ tạm qua đêm.
TUỲ TÙNG II : Muôn tâu, vùng này dân cư
thưa thớt,
không chắc có xóm làng nào gần.
VUA THÁNH TÔN :
Cứ đi rồi sẽ hỏi. Đi
mãi tất phải
gặp người. Thôi, ta đi.
TUỲ TÙNG I : Tuân chỉ. (Nhìn ra xa,
đột nhiên.) Tâu
Bệ hạ, may quá. Có người ! Thần xin đến hỏi.
VUA THÁNH TÔN (nhìn
theo hướng viên tùy tùng
trỏ,
đưa tay ngăn lại) : Khoan,
xem thế nào đã ! Có vẻ người không bình thường. Thậm chí ...
TUỲ TÙNG I
: Bệ hạ ngại y là gian phi ?
VUA THÁNH TÔN :
Người mất trí thì đúng hơn. Ta
với các ông nấp xem thử loại người nào.
[Tất
cả nấp vào sau các khóm cây. Người
lạ bước vào, áo quần rách rưới, dáng đi nghiêng ngả, mặt mũi lem luốc, tóc râu
rậm rì như người rừng.]
NGƯỜI LẠ (hát
nghêu ngao) : Ơ - hơ !
"Nắng
chiều bảng lảng.
Đường
rừng vắng ngắt.
Ta
đi tìm ai ?
Chính
ta cũng quên..."
(Đứng
lại, cố nhớ.) Hình như ta tìm một người. Là ai nhỉ ? Ta đi
tìm ai ? Phải rồi. Bao năm nay ta đi tìm một người. Một người thân thiết. Một
người đã có thời ám ảnh ta trong mọi giấc ngủ. Vậy mà ta quên bẵng đi mất. Ai nhỉ ? (Cố
nhớ.) Hình như một mỹ nhân ! Phải
rồi, một mỹ nhân ! Lâu quá rồi, ta cố nhớ lại hình dáng nàng mà không nổi. (Nhăn
mặt như cố nhớ lại rồi đột nhiên ngẩng đầu.) Cái gì thế ? Hình như lúc nãy ta nghe thấy tiếng vó
ngựa, tưởng có người. Đến đây thì ra không phải. Không có ai hết. (Đột nhiên
nhìn chằm chằm vào một gốc cây cụt.) Kìa, có người đấy thôi. (Nhìn kỹ
cái cây.) Thôi đúng rồi. Ta đang tìm chính là người này ! (Tiến đến gần
ngắm nghía gốc cây.) Dáng
đứng thì quen nhưng mặt mũi lại lạ. Kìa, sao nàng cứ đứng trân trân nhìn ta thế
? Không nhận ra ta à ? Mà phải rồi. Hai mươi năm có lẻ còn gì. Biết
bao đổi thay trên cái thế gian này ! Nàng đã già đi bao nhiêu mà ta cũng thế.
Dù sao ta vẫn nhận ra nàng ! Cái gì chứ dáng đứng kia thì ta quên sao được ?
Còn khuôn mặt ? Ta không nhớ nữa, nhưng chắc chắn ngày ấy em trẻ trung hơn thế
này nhiều. Hồi ấy mái tóc em đen nhánh và dài mượt chứ đâu lốm đốm bạc và thưa
thớt như thế này. Thì đã bao nhiêu nỗi đau trút xuống đầu em. Nào, lại đây với
ta, người ta yêu quý ! Lại đây ! Sao em cứ im lặng nhìn ta thế ? Ít ra cũng nói
một lời đi chứ ?
VUA THÁNH TÔN (bước
sau thân cây ra): Chào
ông !
[Hai
viên quan tùy tùng hoảng hốt vội rút gươm ra khỏi vỏ định chạy đến, nhưng Vua
ra hiệu ngăn lại. Hai viên quan tuân lệnh nhưng vẫn giữ tư thế đề phòng. Người
lạ chăm chú nhìn Vua.]
NGƯỜI LẠ : Ông là ai ?
TUỲ TÙNG I (vội bước
lên, quát) : Nhìn thấy hoàng
bào thế kia
mà ngươi còn hỏi là ai à ? Biết thân thì quỳ xuống mau. Hoàng Thượng đấy !
NGƯỜI LẠ (vẫn chăm chú nhìn
Vua Thánh Tôn): Ông
là Vua à ? (Cười
nhăn nhở.) Hì hì...
Mà đúng là Vua thật. Ta hơi nhớ bộ mặt của ông. Có điều ông chết rồi
và ta thì đang mơ. Hì- hì ! Trong giấc mơ của ta, thỉnh thoảng ông cũng hiện
về. Ít thôi, nhưng có. Hôm nay ông cũng lại hiện ra.
TUỲ TÙNG II (lại
quát) : Hỗn láo ! Không phải
giấc
mơ mà là sự
thật. Chính là đức đương kim Hồng Đức Hoàng Đế. Ngươi biết thân thì mau mau quỳ
xuống và ăn nói cho đúng phép tắc.
NGƯỜI LẠ : Không ! Ông Vua này chết
rồi ! Ta biết rõ
mà
! Cũng phải hơn chục năm trước. Một cái chết bất đắc kỳ tử, do trúng gió độc ở
Vườn Vải, sau một đêm ôm ấp cái bà tên là gì ấy nhỉ, nàng hầu của quan cố Hành
khiển, Nguyễn Trãi tiên sinh.
TUỲ TÙNG II (tiến lên chĩa kiếm,
quát) : Câm mồm !
VUA THÁNH TÔN (đưa tay
ngăn) : Ông ta
mất trí
đấy mà. Nhầm ta với đức Tiên Vương.
NGƯỜI LẠ : Ra ông Vua này là con ông
Vua kia ?
TUỲ TÙNG I : Và Hoàng
Thượng đây là
người thật
chứ không phải ông mơ thấy đâu.
NGƯỜI LẠ
: Thật à ? Nghĩa
là ta đang
tỉnh ? ( Đột
nhiên
thất vọng.) Tưởng mơ chứ nếu tỉnh thì... Ta đi thôi. Ta
đi để mơ tiếp. Vì chỉ trong giấc mơ ta mới gặp được những người ta yêu quý. Chứ
tỉnh làm sao gặp được họ ? Họ chết cả rồi ! Chẳng hạn như kia. (Nhìn vào
thân cây cụt.) Lúc nãy mơ, ta thấy đấy là người con gái ta yêu cách đây hơn
hai chục năm. Bây giờ tỉnh, ta lại thấy chỉ là một cái cây khô. Cái cây có dáng
đứng giống hệt dáng đứng của người con gái thân thiết của ta. (Định đi.)
VUA THÁNH TÔN
: Ông đứng lại ta hỏi một câu. Ông
tên là gì ?
NGƯỜI LẠ : Không có tên ! Trước có
nhưng vứt đi rồi. Cho khỏi bận. Có tên
vướng víu lắm.
VUA THÁNH TÔN :
Vậy trước kia tên ông là gì ?
NGƯỜI LẠ (phủi tay) : Đã bảo vứt đi lâu rồi nên
chẳng
nhớ.
TUỲ TÙNG
I (lại quát) : Đồ súc
sinh ! Không được
hỗn.
Chúa Thượng đã hỏi, mi phải tâu trình kính cẩn.
NGƯỜI LẠ (cười ngây
ngô) : Chúa Thượng à ? Chúa
Thượng
với đứa tỉnh kia, chứ đâu phải với thằng rồ này ? À phải rồi, tên tôi là
"Rồ". Lâu nay người ta vẫn gọi tôi bằng cái tên ấy.
VUA THÁNH TÔN
(dịu dàng) : Ông cố
nhớ lại xem,
ngày xưa tên ông là gì ?
NGƯỜI LẠ (quay bước rồi đi, miệng
hát nghêu ngao).
"Ta đi
tìm ai ?
Chính ta cũng quên.
Ta
tên là gì ?
Làm sao ta nhớ ?"
TUỲ TÙNG II (từ nãy vẫn nhìn Người lạ,
bây giờ ghé
vào
tai Vua) : Tâu
Bệ hạ. Hình như thần đã gặp ông này ở đâu rồi. Trông mặt mũi hơi quen quen. Hay
ông ta chính là...
TUỲ TÙNG
I : Là ai ?
TUỲ TÙNG II : Con
trai cố Đại
Tư Đồ Lê
Sát, vị
đại
thần đã có công giúp đức Thái Tổ ta đánh đuổi giặc Minh và sau đấy bị xử tội
chết dưới triều đức Thái Tôn. Sau vụ án ấy, con trai Ngài trốn đi, từ đấy không
ai biết ông ta ở đâu. Đúng rồi ! Tôi còn nghe có người nói có gặp ông ta và bảo ông ta mất trí. (Gọi to.) Ông Khắc Minh
!
NGƯỜI LẠ (đứng lại,
ngoái đầu nhìn ngơ ngác) : Ông
gọi
ai đấy ? Gọi ta ư ? Nhưng ta không phải Khắc Minh. Cái tên ta nghe quen quen.
Hình như một người bạn ta thời trẻ. Nhưng chết rồi. (Lại đi.)
TUỲ TÙNG II : Ông đứng lại đã ? (Chạy đến gần, hỏi.)
Ông
biết Khắc Minh, con trai cố Đại tư đồ Lê Sát?
NGƯỜI LẠ : Sao ông nhắc đến tên cha ta
? À, phải rồi.
Khắc
Minh là con trai cha ta. Mà khéo chính là ta ! Ta có phải Khắc Minh không nhỉ ?
Trí óc hỗn độn khiến có đôi lúc ta nhớ được tên ta ngày trước, hình như chính
là Khắc Minh đấy.
TUỲ TÙNG II (quay sang Vua): Tâu Bệ hạ,
thần đã
nhận
ra ông ta. Bây giờ mặt mũi hốc hác, áo quần nhem nhuốc, râu tóc rậm rì, nhưng
cặp mắt và cái miệng kia, rồi cặp mắt xếch và hàng lông mày rậm kia thì không
lẫn đi đâu được. Đúng rồi, Tâu Bệ hạ, người này chính là Lê Khắc Minh, con trai
cố Đại Tư đồ Lê Sát .
VUA THÁNH TÔN
(mừng rỡ) : Nếu vậy
thì Trời đã
giúp ta. Ta đang sai người đi tìm ông.
KHẮC MINH
(vì "người lạ"
chính là Khắc Minh) :
Tìm làm gì ?
VUA THÁNH TÔN :
Để sửa lại cái án oan mà gia đình
ông
đã phải chịu. Từ ngày lên ngôi, ta đã sai quan đi tìm con cháu những đại thần
có công với nước mà phảỉ chịu án oan. Trong số ấy có ông, con trai cố Đại Tư Đồ
Lê Sát. Nhân đây, ta hỏi luôn, ông biết bà Vương Phi Nhật Lệ hiện giờ ẩn náu ở
đâu không ?
KHẮC MINH.
Nhật Lệ ? Cái
tên nghe quen
quen !
Thôi
đúng rồi, người con gái ta tìm chính là Nhật Lệ. Bây giờ tôi mới nhớ ra ! Cứ
nghĩ mãi mà không biết mình đi tìm ai ? Bây giờ thì nhớ ra rồi : ta tìm nàng
Nhật Lệ ! Đúng rồi. Nàng đã có thời là Vương Phi. Nhưng khi cha nàng bị khép
tội oan nàng đã phải chịu vạ lây. Cha ta bị trước rồi đến cha nàng. Hì-hì ! Ta
nhớ ra rồi. Còn ta, đúng rồi, chính là Khắc Minh.
VUA THÁNH TÔN : Bà
Nhật Lệ xưa
là Huệ phi,
Vương
phi của cha ta. Sau vụ án năm Đinh Tỵ, thân sinh bà phải tội chết, bà bị truất
rồi lưu lạc đâu không ai rõ. Ta đã sức các trấn đi tìm bà đưa về để ta phụng
dưỡng, ngõ hầu đền bù lại một phần lỗi lầm của cha ta ngày trước.
KHẮC MINH (buồn rầu) : Nhật Lệ
chết rồi.
VUA THÁNH TÔN (hoảng hốt) : Thật thế không ?
KHẮC MINH : Chết từ ngày ấy, trên hai mươi năm rồi.
VUA THÁNH TÔN
: Ta lại nghe nói Huệ Phi còn sống
và tu ở một ngôi chùa nào đấy.
KHẮC MINH : Chết rồi ! Tôi đã dò la
tìm kiếm khắp
nơi mà không thấy. Nhật Lệ chết rồi.
VUA THÁNH TÔN :
Nhưng chưa tìm thấy mộ chứ gì ?
KHẮC MINH : Nhật Lệ chết rồi !
VUA THÁNH TÔN
(quả quyết) : Ta lại tin
bà ấy còn
sống.
Hôm nay Trời run rủi cho ta tìm được ông. Trời sẽ run rủi cho ta tìm được bà
Huệ Phi. Nhất định ta tìm được, để đem trả cho ông, vì ta biết, trước khi vào
cung, lên ngôi Huệ Phi, bà Nhật Lệ đã đính ước với ông. (Quay sang hai viên
quan tùy tùng cùng binh lính theo hầu.) Các khanh ! Sau đây về Kinh, hãy truyền sắc chỉ của
Trẫm, huy động ba quân đi tìm bà Nhật Lệ cho bằng được. Ta tin bà ấy còn sống,
bởi nếu bà ấy không còn thì lỗi lầm của cha ta quá lớn. Không ! Bà Huệ Phi còn
sống. (Hướng lên trời.) Cầu
Trời Phật, thánh thần hãy giúp ta, Hồng Đức này, tìm ra bà Huệ phi Nhật Lệ để
ta phụng dưỡng, chuộc lại phần nào lỗi lầm của cha ta, ngõ hầu báo hiếu, đền
đáp phần nào ơn sinh thành của cha ta. Quân bay !
[Tiếng
"Dạ" ran lên, vang động khu rừng, lúc này đỏ rực ánh hoàng hôn, như
nhuộm máu. Trời xẩm tối. Hàng ngàn vạn ngọn đốc bùng cháy bay lượm giữa đêm
tối, khi nhanh khi chậm như ma chơi. Và từ trên cao thả xuống tấm pa-nô mang
tên tiết mục:"VƯƠNG PHI NHẬT LỆ"]
PHẦN THỨ NHẤT
CẢNH I
Hai mươi năm trước, mùa Thu năm Đinh Tỵ
(1437).
Một cổng chùa cổ kính xây bên một ngọn núi đá.
Chùa ở hơi cao có bậc dẫn lên. Xế chiều. Vài người trên Chùa đi xuống, trong số
ấy có hai Công Tử rất trẻ, chỉ trạc 15-16 tuổi, dáng con quan, mặc áo đoạn, vai
mang cung, lưng đeo kiếm. Đấy là Nhật Lệ và Khắc Minh. Nhật Lệ cải nam trang,
vóc nhỏ nhắn, xinh đẹp. Khắc Minh cao lớn, vai rộng, lông mày rậm.
Đột nhiên Nhật Lệ níu cánh tay Khắc Mình,
trỏ lên cành cây.
KHẮC MINH : Muộn rồi, để dịp khác .
NHẬT LỆ : Nhưng trông ngứa mắt quá ! (Giương
cung
bắn.)
[Con chim trúng mũi tên, rơi xuống đất.]
KHẮC MINH (chạy đến, nhặt con chim) : Tay cung
Tiểu Thư khá lắm.
NHẬT LỆ (nhăn mặt nũng nịu)
: Lại "Tiểu Thư" rồi.
Anh
gọi thế thì em cải nam trang làm gì cho phí công ?
KHẮC MINH (cười) : Ai chẳng biết em là gái. Con
trai
gì mà má phấn môi son, lại đi đứng yểu điệu
nữa.
NHẬT LỆ : Đâu mà yểu điệu ? (Đỡ
con chim.) Ôi, còn
thoi thóp. Em đem về dịt thuốc cho nó để nuôi.
KHẮC MINH : Có hoạ
cho con mèo tam thể
xơi, coi
như quà của cô chủ đi lễ chùa Tiên Du.
NHẬT LỆ : Liệu có sống không nhỉ ?
Tội nghiệp, đang
nhởn
nhơ trên trời, bỗng hai anh em nhà nào rong chơi, ngứa tay giương cung và thế
xong một cuộc đời bay lượn.
KHẮC MINH : Tiểu Thư đa cảm quá đấy !
NHẬT LỆ (nhăn mặt) : Lại
"Tiểu Thư" rồi !
KHẮC MINH : Em định che mắt ai ? Hoạ
là mấy cụ già
mắt cập kèm.
NHẬT LỆ : Nhưng em
thích làm con
trai ! Anh phải
gọi em là "Công Tử". Lúc ở nhà đi
anh đã hứa rồi.
KHẮC MINH : Làm con trai thì lấy
chồng sao được ?
NHẬT LỆ : Vẫn lấy được.
KHẮC MINH : Nếu thế
mỗi ngày phải thay hình
đổi
dạng
hai lần. Ban ngày làm con trai, ban đêm trở về làm con gái.
NHẬT LỆ (lại nhăn mặt)
: Ôi, anh Khắc
Minh nghĩ
chuyện xằng bậy rồi.
KHẮC MINH (lợi dụng lúc vắng người, ôm nàng)
: Ôi,
Nhật Lệ ! Anh yêu em quá chừng.
NHẬT LỆ (đẩy người yêu ra) :
Người ta nhìn kia kìa.
KHẮC MINH (đợi mấy người lễ chùa
đi khuất, đắm
đuối nhìn Nhật Lệ)
: Hôm nay em đẹp quá.
NHẬT LỆ (lại nhăn mặt, mỗi lần
nhăn mặt trông nàng
duyên dáng lạ thường).
Chỉ hôm nay thôi à ?
KHẮC MINH (trêu) : Đúng thế.
Mọi hôm em xấu như
ma.
NHẬT LỆ : Ôi, Khắc Minh ! Ghét anh thế !
KHẮC MINH : Ghét cũng chẳng làm gì
được. Phụ thân
em đã hứa với phụ thân anh rồi.
NHẬT LỆ : Em vẫn bỏ. Các cụ hứa
với nhau thì hai cụ
đi
mà lấy nhau. Còn em chưa hứa gì với anh hết. (Đột nhiên nhìn ra xa.) Có
người phi ngựa về phía này. Hình như tìm chúng mình.
[Khắc Minh nhìn theo
hướng như Nhật Lệ .]
KHẮC MINH : Gia nhân ở dinh cha ! Có
chuyện gì rồi!
[Tiếng vó ngựa mỗi lúc một gần. Lát sau một lính lệ mặc chế phục gia nhân
nhà quan chạy vào, thở hổn hển.]
LÍNH LỆ : Bẩm cậu... Quan lớn...
Đại Tư Đồ... (Nghẹn
lại không nói được nữa.)
KHẮC MINH : Mi cứ bình tĩnh mà nói. Cha ta sao ?
LÍNH LỆ : Bẩm cậu, Quan lớn nhà
ta... (Lo lắng đưa
mắt nhìn Nhật Lệ.)
KHẮC MINH : Tiểu Thư là
người thân của ta. Ngươi
cứ nói tự nhiên.
LÍNH LỆ : Bẩm
Công Tử... (Nước mắt
giàn giụa.)
Quan
lớn bị Vua khép trọng tội... (Ôm mặt khóc hu hu.)
KHẮC MINH (túm ngực lính
lệ, quát) : Mi có nói đầu
đuôi cho ta nghe không nào ? Tội gì ?
LÍNH LỆ : Công Tử phải trốn đi mau.
Con đi tìm cậu từ
sáng,
không biết cậu đi chơi hướng nào. May gặp một bà già đi lễ chùa Tiên Du, con tả
hình dạng cậu, bà cụ bảo có thấy cậu ở đây. Cậu phải trốn mau. Quan lớn bị trói
giải đi rồi. Các phu nhân và Công Tử cũng đã bị giải ngục.
NHẬT LỆ (hét lên) : Trời !
KHĂC MINH (cố trấn tĩnh): Nhưng cha ta phạm tội gì?
LÍNH LỆ : Chiếu Vua dài lắm, con
không nhớ hết. Đại
khái
một loạt việc Quan lớn làm trước đây bị quy thành tội.
KHĂC MINH : Chẳng hạn việc gì ?
LÍNH LỆ : Giết ông
Nhân Chú, truất ông
Trịnh Khả,
bãi
chức tước ông Bùi Ư Đài, đuổi ông Cầm Hổ ra ngoài biên thuỳ. Tóm lại tất cả
những gì Quan lớn đã làm vì xã tắc đều thành tội. Công Tử phải trốn đi ngay.
Con nghe nói Quan lớn Đại tư đồ sẽ không thoát khỏi án chém. Các phu nhân và
Tiểu Thư đều bị sung làm nô tì cho gia đình các quan. Công Tử Lê Khắc Long đã
bị tống giam. Chỉ còn mỗi Công Tử đi vắng nên chưa việc gì. Công Tử nghe con,
đừng về Kinh nữa. Đừng lảng vảng xung quanh dinh thự. Dinh đã bị niêm phong và
có lính Kim Ngô canh giữ rồi.
KHẮC MINH (nghẹn lại) :
Còn
chị ta đang
ở ngôi
Nguyên Phi thì sao ?
LÍNH LỆ. Con
chưa biết. Nhưng
nghe đâu những
trường
hợp như thế này, Nguyên phi Ngọc Dao cũng sẽ bị truất ngôi.
KHẮC MINH (uất ức buột
miệng) : Đồ bất nhân !
LÍNH LỆ : Cậu nói khẽ cho, kẻo tai
vách, mạch rừng...
KHẮC MINH (bỗng như già
hẳn đến chục tuổi) : Thôi
được.
Mi đưa Tiểu Thư Nhật Lệ về dinh Quan lớn Đại Đô Đốc cho ta. À, mà Quan lớn Đại
Đô Đốc không bị sao chứ ?
LÍNH LỆ. Không những không sao mà
còn được thăng
chức.
Vua đã ban sắc chỉ phong ông ta làm Nhập nội Đại Đô Đốc và đảm trách đứng đầu
bách quan thay Quan lớn nhà ta.
KHẮC MINH : Thật vậy
sao ? ( Im lặng một
chút rồi
quay
sang nhìn Nhật Lệ.) Tôi có lời mừng cho Tiểu Thư. Thân phụ Tiểu
Thư đã lên ngồi đúng vị trí của cha tôi hôm qua.
NHẬT LỆ (hét lên) : Khắc Minh ! Chàng nói gì thế ?
KHẮC MINH (chua chát) : Chỉ trong
một ngày, mọi
thứ
đảo lộn hết. Mới sáng nay tôi với Tiểu Thư là thân tình, sửa soạn thành chồng vợ.
Nhưng đến chiều, tôi và Tiểu Thư đã thành đối địch. Một bên là kẻ bị triều đình
truy nã, một bên là con gái Quan đầu triều...
NHẬT LỆ (hoảng hốt)
: Khắc Minh ! Chàng định bỏ em
đấy ư ?
KHẮC MINH (lạnh lùng) : Đúng
thế, nếu tôi không bỏ
thì cũng không thể với tới Tiểu Thư.
NHẬT LỆ : Không thể như thế !
KHẮC MINH : Ta đành chia tay : Tôi xin
lỗi không thể
đưa
Tiểu Thư về Kinh. Xin giao tên lính lệ này làm thay. Nó là đứa thân tín, Tiểu
Thư yên tâm.
NHẬT LỆ (hét lên, nước mắt đầm
đìa) : Anh và em đã
đính ước.
KHẮC MINH
( nhếch mép cười
chua chát) : May mà
chưa thành hôn. Số Tiểu Thư còn may.
NHẬT LỆ (khóc nức nở) :
Không ! Em đã tự coi
là vợ
anh rồi. Cho em cùng đi trốn với anh.
KHẮC MINH : Vĩnh biệt. (Chạy ra.)
[Tiếng vó ngựa xa dần.]
NHẬT LỆ (chạy theo) : Khắc
Minh ! Đợi em với !
LÍNH LỆ (đuổi theo, giữ
tay Nhật Lệ) : Tiểu Thư hãy
bình
tĩnh. Tiểu Thư hiểu cho. Công Tử con không còn cách xử sự nào khác.
NHẬT LỆ (ôm thân cây, khóc thảm
thiết) : Khắc Minh !
Khắc
Minh ! Em sẽ đi tìm chàng. Nhất định em tìm được và sẽ chia sẻ mọi gian nan với
chàng.
LÍNH LỆ : Xin Tiểu Thư lên
ngựa, con xin đưa
Tiểu
Thư về dinh Quan lớn Nhập Nội Đại Đô Đốc.
NHẬT LỆ : Ta không đi đâu cả. Ta không về
Kinh. Ta
ở lại đây và đi tìm chồng ta.
LÍNH LỆ (quỳ xuống, năn nỉ).
Tiểu Thư nghe con. Hãy
về
dinh, chuyện khác tính sau. Con tin rằng Công Tử Khắc Minh ẩn náu nơi nào đấy,
đợi tình hình dịu xuống, nhất định sẽ tìm đến Tiểu Thư. Con biết tính Công Tử,
người trung tín nhân hậu. Vừa rồi, trong lúc choáng váng, Công Tử nói nặng lời
với Tiểu Thư thế thôi. Nào, mời Tiểu Thư. (Dìu Nhật Lệ đứng lên, ra khuất.)
CẢNH 2
Dinh Đại Đô Đốc Lê Ngân. Bầy biện rõ ra là nhà
đại quan: chỗ nào cũng sơn son thếp vàng. Giá bát khí dựng dáo mác, đao kiếm...
Hoành phi câu đối tráng lệ.
Lê Ngân vào. Ông mới chầu Vua trong Cung về.
LÊ NGÂN (nói vọng ra sau lưng)
: Cho chúng bay lui !
(Rất
mệt mỏi ngồi xuống tràng kỷ, gọi.) Có đứa nào ở nhà không ?
TRÂN THỊ (trạc 35 tuổi,
mặc kiểu nô tì nhà
quan
nhưng
dáng nét quý phái, bước vào) : Bẩm Quan lớn đã về !
LÊ NGÂN (nhăn mặt) : Ấy chết
! Tôi gọi chúng nó, sao
Phu nhân lại ra ?
TRẦN THỊ : Tôi cũng là nô tì chứ
sao ? Chồng tôi bị
khép
trọng tội, vợ con sung làm nô tì. Tôi không còn là phu nhân nữa. Quan lớn sai việc
gì ạ ?
LÊ NGÂN (cay đắng) : Ông
Sát phạm
tội nặng, tôi là
bạn
không cứu được ông ấy thì đành vớt vát cho vợ ông ấy vậy. Tôi nhận Phu nhân để
Phu nhân khỏi rơi vào tay một triều thần khác. Và tôi đã nói rồi, Phu nhân về
đây, tiếng là nô tì, thật ra là khách của tôi.
TRẦN THỊ (mỉa mai) : Tôi đội
ơn Quan lớn,
nhưng
phận của tôi, tôi đâu dám vượt quyền.
LÊ NGÂN : Hay Phu nhân vẫn
oán tôi không chịu tâu
Vua
để giảm nhẹ tội cho ông Sát ? Tôi nói mãi rồi mà Phu nhân vẫn không tin. Thôi
được, tôi báo trước : Phu nhân không chịu nghỉ yên trong gian nhà tôi dành cho
phu nhân ở cuối vườn mà cứ lọ mọ làm lụng này nọ để trêu gan tôi thì tôi đành
không dám nhận Phu nhân nữa. Tôi nói lần này là cuối cùng. Hãy ở yên dưới gian
nhà ấy cho tôi nhờ.
TRẦN THỊ : Nhưng bây
giờ tôi đã lên đây thì có việc
gì Quan lớn cứ sai đi.
LÊ NGÂN (thở dài) :
Không có
việc gì cả. Phu nhân
xuống đấy đi.
TRẦN THỊ (cúi rạp đầu) : Xin phép Quan lớn. (Đi ra.)
[Lê Ngân gục đầu đau xót. Lát sau, một nô tì rón rén bước vào.]
NÔ TÌ (rất khẽ và cung kính) : Bẩm, Quan lớn gọi con ?
LÊ NGÂN (vội ngẩng đầu lên)
: Tiểu Thư chưa về à ?
NÔ TÌ : Bẩm, chưa.
LÊ NGÂN : Lạ nhỉ ? Con gái ta đi đâu mà đến giờ chưa
về
? Lúc sáng, khi Tiểu Thư lấy ngựa đi, không nói chúng bay biết đi đâu à ?
NÔ TÌ : Bẩm Quan lớn, không ạ.
LÊ NGÂN : Lúc ta trong triều, có ai
đến hỏi ta không ?
NÔ TÌ : Bẩm, nhiều lắm. Quan Tư
đồ, quan Án phủ sứ,
quan
Đô giám và nhiều đại quan khác. Các ngài ấy đến chúc mừng Quan lớn, ai cũng đem
theo quà, con để cả trong buồng kia. (Trỏ vào phía trong.)
LÊ NGÂN (nhìn theo, ngao ngán)
: Lần sau, ta đi vắng,
mi
không được nhận thứ gì của ai ! (Thở dài.) Ta mới được Vua phong chức
buổi sáng, buổi chiều mọi người đã thi nhau mang quà cáp đến rồi.
[Tiếng vó ngựa bên ngoài
vọng vào. Nô tì ra, chạy vào, hớn hở.]
NÔ TÌ : Bẩm Quan lớn, Tiểu Thư đã
về. (Chạy vụt ra.)
[Nhật Lệ đi nhanh vào, áo quần xốc xếch, hai mắt đỏ hoe.]
NHẬT LỆ (oà khóc) : Cha ơi !
LÊ NGÂN : Vậy ra con gái
ta biết tin bác Sát rồi. Con
ngồi xuống đây đã.
NHẬT LỆ : Nhưng tại sao như thế
được, thưa cha ? Bác
Đại
Tư Đồ là đại công thần, đã cùng đức Thái Tổ vào sinh ra tử suốt mười năm trời,
lập bao chiến công hiển hách, đánh tan bao đạo quân của giặc Minh, có phải đúng
thế không, thưa cha ?
LÊ NGÂN (thở dài) : Đúng.
NHẬT LỆ : Khi đức Thái Tổ băng hà, để xã tắc lại cho
con
nhỏ, Vua lúc ấy mới 11 tuổi, bác Sát đã phải gánh vác mọi công việc, giúp Vua
giữ yên xã tắc. Đúng như thế không, thưa cha ?
LÊ NGÂN (lại thở dài) :
Đúng.
NHẬT LỆ : Sao Vua có
thể chỉ vì vài sơ suất nhỏ của
bác
Đại tư đồ, nỡ xổ toẹt công lao to lớn của Bác ? Sao cha không can Vua ?
LÊ NGÂN (thở dài đau đớn) :
Con mà cũng nghĩ thế à ?
NHẬT LỆ : Xưa nay cha vẫn được Vua
tin cậy, sao cha
không tâu lấy một lời cho bác Sát ?
LÊ NGÂN (chậm rãi) : Con hãy
tin là cha đã làm tất cả
những
gì có thể làm. Nhưng thôi, chuyện ấy tạm gác lại. Hiện có những chuyện quan
trọng hơn đối với cha con ta. Con ngồi
xuống rồi cha nói.
[Nhật Lệ ngơ ngác từ từ ngồi xuống, mắt không
rời cha.]
Nhật Lệ ! Con có thương cha không ?
NHẬT LỆ : Ôi, sao hôm nay cha hỏi
con câu ấy ?
LÊ NGÂN : Cha biết tấm lòng hiếu
thảo của con, nhưng
cha
muốn nghe thấy một lần từ miệng con thốt lên. Con có thương cha không ?
NHẬT LỆ (nắm chặt tay cha, tha
thiết) : Ôi, nếu phải
chết vì cha, con cũng không chút ngần
ngại.
LÊ NGÂN : Nếu vậy cha
yên tâm. (Sau một chút,
hạ
thấp
giọng.) Mới rồi, Vua ban chiếu vời con vào Cung.
NHẬT LỆ (giật mình) : Để làm
gì, thưa cha ?
LÊ NGÂN : Vua phong con ngôi Huệ
Phi.
NHẬT LỆ
(hoảng hốt thét lên) : Không ! Không đời
nào con vào Cung !
LÊ NGÂN (từ từ
đứng dậy, gỡ thanh bảo
kiếm trên
tường
xuống, rút ra đưa con gái) : Nếu vậy thì đây là thanh bảo kiếm đức Thái
Tổ ban thưởng cho cha, con hãy dùng nó giết cha trước đã.
NHẬT LỆ (hoảng sợ lùi lại) :
Sao vậy, thưa cha ?
LÊ NGÂN : Vua đã
ban sắc chỉ, không thi hành là tội
mất đầu.
NHẬT LỆ (run rẩy) : Nhưng
còn Khắc Minh ?
LÊ NGÂN : Sớm muộn nó sẽ bị bắt và
chịu tội.
NHẬT LỆ : Trời !
LÊ NGÂN : Sao con không nghĩ, ở ngôi Vương phi con
sẽ
giúp được nó nhiều hơn ? Chưa kể, sao con không nghĩ đến xã tắc ?
NHẬT LỆ : Con chưa hiểu. Con làm gì
được cho xã tắc,
thưa cha ?
LÊ NGÂN : Con ngồi
xuống đây, bình tĩnh
nghe cha
phân
giải. Vua còn quá trẻ, việc đời chưa trải, tính nết chưa thuần, ham chơi lại
hiếu thắng. Bác Đại Tư Đồ Lê Sát bị thất sủng và chịu tội lớn, thật ra cũng chỉ
vì có ý coi thường Vua, quên rằng Vua đã 15 tuổi và không muốn bị ai cản trở
nữa. Biết thóp Vua như thế, đám hoạn quan hầu hạ nơi nội cung được dịp tha hồ
thao túng. Chúng dùng lời lẽ ngon ngọt, tâng bốc xúi bẩy Vua. Cứ đà này sẽ
không còn ai là người trung thực nữa. Lúc ấy xã tắc sẽ ra sao ? Cha là công
thần đã góp công xây dựng nền tự chủ hôm nay, chẳng lẽ cha đành ngồi yên nhìn
xã tắc suy sụp, rồi một ngày kia lại rơi vào tay ngoại bang hay sao ?
NHẬT LỆ : Nhưng cha sẽ không làm
được gì đâu !
LÊ NGÂN : Làm được, nếu có con giúp
sức. Giang sơn
Nam
Việt không thiếu nhân tài, không thiếu người trung thực, có dũng khí, đặt nghĩa
lớn lên trên. Chỉ cần Vua nhận ra được đâu là lời ngay thẳng, đâu là lời giả
dối. Cha tự xét, có thể lo được công việc ngoài triều đình, nhưng còn việc
trong hậu cung, cha phải cậy đến con.
NHẬT LỆ : Ôi, việc ấy quá nặng nề,
con làm sao nổi ?
LÊ NGÂN : Thật ra
Vua nhỏ tuổi
nhưng cũng đang
mong
làm được điều tốt cho giang sơn. Riêng đối với con, Vua có lòng mến thật sự.
Người phán bảo với cha rằng, các vương phi, kể cả Ngọc Dao đều do người khác
đưa đến, con là người đầu tiên do Vua đích thân lựa chọn.
NHẬT LỆ (đau đớn) : Không !
Cha tha cho con. Con đã
là
vợ Khắc Minh. Con quyết không lấy ai khác.
LÊ NGÂN : Nếu vậy con hãy
giết cha đi. Được chết vì
lưỡi
kiếm của đức Thái Tổ ban, chắc chắn là hơn lưỡi dao của đao phủ. Bởi khi Vua bị
bọn hoạn quan trong nội cung thao túng thì cha có làm gì ngoài triều đình cũng
vô ích, cuối cùng công thành tội và chịu số phận như bác Lê Sát thôi. Chưa kể
ngay bây giờ, trái lệnh Vua đã đủ để nhận tội chết.
[Họ im lặng một lúc lâu.]
NHẬT LỆ (đau đớn, buột
miệng) : Tội nghiệp
Khắc
Minh !
LÊ NGÂN : Tình thế đã
không thể thay đổi, vì nghĩa
lớn
con đành chịu hy sinh mối tình vậy. Cha tin Khắc Minh là đứa hiểu biết, nó sẽ
hiểu cho hai cha con mình. Mà nếu nó không hiểu, cũng đành chịu, bởi cha không
còn con đường nào khác.
NHẬT LỆ (rất khẽ) : Cha đã suy
nghĩ chín chưa ? Cha
tin đủ sức ngăn chặn kẻ xấu thao túng
Vua chứ ạ?
LÊ NGÂN. Tình thế
buộc cha phải
chấp nhận cuộc
chiến
đấu này mà cha biết trước sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với cuộc chiến ngoài sa
trường. Tuy nhiên cha tin vào sức cha. Bây giờ con về phòng thay y phục và điểm
trang. Bất chợt sẽ có kiệu đến đón.
NHẬT LỆ (nức nở) : Ôi, sao
cha không chỉ là một nông
phu
cày ruộng ở Lam Kinh quê nhà như trăm ngàn nông phu khác ?
LÊ NGÂN. Hay con không chịu ? Nếu
vậy thì... (Đưa
kiếm định tự tử.)
NHẬT LỆ
(vội giằng lưỡi
kiếm) : Lạy cha. Con xin
vâng lời cha.
LÊ NGÂN (tra kiếm
vào vỏ) : Con hãy tin rằng
vong
linh
đức Thái Tổ cũng như bao anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình trên bãi chiến trường
chống quân Minh sẽ phù hộ cho hai cha con ta.
NHẬT LỆ (xúc động) : Và cả
vong linh bác Đại Tư Đồ
cũng sẽ cảm thông với cha và phù hộ
cha.
LÊ NGÂN. Đúng thế ! Là một
công thần, nếu thấy bọn
gian
thần bị chặn tay, hương hồn bác ấy cũng được thoả lòng.
CẢNH 3
Một vó bè với túp lều nhỏ bên trên, đậu ngay
sát bờ sông. Một phụ nữ đứng tuổi choàng khăn đen kín mặt đi đến.
NGƯỜI PHỤ NỮ (gọi to) : Có cá bán
không, bác chủ
bè ?
TIẾNG VỌNG TỪ TRONG LỀU :
Hôm nay không có.
[Người phụ nữ định xuống vó bè, nhưng vội đứng lại. Thấy một tốp lính Kim
Ngô đi tới, bà ta vội lánh đi. Tốp lính vào, nhẩy xuống bè.]
LÍNH I : Ê, có ai trong ấy không ?
TRẦN THỊ (chui trong lều ra)
: Bẩm các cậu hỏi gì ạ ?
LÍNH I : Khéo nó núp trong túp nhà bè
kia. Anh em !
Ta vào sục, lôi nó ra nộp quan lĩnh thưởng.
TRẦN THỊ (vội vã) : Ở đây chỉ có hai mẹ con tôi.
Cháu
nó
đang ốm nặng, nằm đắp chiếu rên hừ hừ. Ngoài ra không có ai khác. Các cậu cần tìm
ai ạ ?
LÍNH I : Tên Lê Khắc Minh, con trai
lão Tư đồ vừa bị
xử
trảm. Nhưng bà nói thật chứ ? Chúng tôi vào mà thấy có nó là bà phạm tội nặng
đấy.
TRẦN THỊ : Tôi đâu dám nói sai.
Thằng con tôi
đang
sốt
cao lắm. Người nóng như lửa, nằm mê man trong ấy. Các cậu thương tình, đừng bắt
nó dậy.
LINH II : Bà không có cá bán à ?
Chúng tôi muốn mua
một mớ.
TRẦN THỊ
(mừng rỡ). Có đấy ạ.
(Lôi ra một
chiếc
thúng to.)
LÍNH
II (hách
dịch) : Chỉ có thế này thôi à ?
TRẦN THỊ : Cháu nó ốm mấy hôm nay,
mình tôi cất vó
chẳng
được là bao. Biếu các cậu đem tất về nhắm rượu tạm vậy.
LÍNH I : Để soát trong nhà bè kia
đã.
LÍNH II : Vẽ chuyện. Chắc bà
già này
không nói sai.
Người
ốm ta chẳng nên lôi dậy làm gì. (Bê thúng cá.) Đúng lúc nhà đang không
có gì ăn. Chỗ này ta chia ba, mỗi thằng được một bữa rượu thoải mái đấy...
LÍNH I : Nhưng đúng là không
có thằng Lê Khắc Minh
trốn trong lều chứ ?
TRẦN THỊ : Các cậu vào ngó thử.
LÍNH II (vội đặt
thúng cá xuống, gạt lính I ra, bước
vào
lều) : Bà già nói đúng. Có mỗi thằng
bé đắp chăn kín mít, vừa rên vừa run lên bần bật. Ngoài ra không có ai khác. (Bước
ra.) Thôi, về để mấy mụ vợ còn mổ rán.
[Tốp lính kéo ra khuất. Trần Thị nói vào
trong.]
TRẦN THỊ : Chúng đi rồi.
KHẮC MINH (trong bộ y phục dân
chài, bước ra) :
Quân khốn kiếp ! Chỉ ăn cướp là nhanh.
TRẦN THỊ : May mà chúng
chịu lấy và để yên
cho
mình. (Nhìn Khắc Minh.) Vậy anh
rõ cả rồi nhé ?
KHẮC MINH (ngơ ngác) : Dì bảo rõ gì kia ạ
?
TRẦN THỊ : Ơ hay, chuyện tôi kể anh
vẫn chưa nghe
thủng hay
sao ? Lão Ngân đoạt chỗ của cha anh, bây giờ con gái nó lên làm Vương phi, đoạt
chỗ chị Ngọc Dao của anh rồi đấy.
KHẮC MINH : Tội nghiệp Nhật Lệ !
TRẦN THỊ
(nổi nóng) : Tôi không
hiểu anh là thứ
người
gì nữa ? Cha anh bị nó giết, chị anh bị truất ngôi, bản thân anh bị mất vợ...
KHẮC MINH : Cô ấy chưa phải vợ con.
TRẦN THỊ (lại lên cơn đùng đùng) : Nhưng lẽ ra nó sẽ
là
vợ anh. Tôi tưởng đến báo tin ấy thì anh phải uất lên tận cổ, phải nguyền rủa
cái thằng Lê Ngân khốn nạn, chỉ vì hám cái chức đầu triều mà nỡ ám hại cha anh,
tàn hại cả gia đình anh...
KHẮC MINH : Dì đừng nói thế. Con chưa
tin bác
Đại
Đô
Đốc táng tận lương tâm đến thế. Việc cha con bị khép tội đâu phải do bác ấy.
TRẦN THỊ : Giời đất ơi ! Đến bây giờ
mà anh vẫn còn
mờ
mịt như thế ! Chẳng do cái thằng khốn kiếp ấy thì do ai ? Đâu còn cái thời nó
cầm kiếm cùng với cha anh xông pha trận mạc ? Từ ngày đức Thái Tổ băng hà, giao
cha anh phù tá Vua mới thì lão Ngân đã căm rồi. Cùng là công thần như nhau mà
cha anh lại đứng trên đầu nó. Bây giờ có cơ hội để lật cha anh, đời nào nó bỏ
qua. Điều ấy rành rành ra đấy mà anh đui mù không nhìn thấy. Chao ơi, tôi tưởng
anh là bậc nam nhi dũng khí, vậy mà cha bị kẻ thù ám hại, anh không căm, không
uất, không tìm cách băm vằm nó ra để trả thù cho cha, trả cái ơn người đã sinh
ra anh trên cõi đời này...
KHẮC MINH (ôm đầu) : Con xin
dì, đừng nói
thêm
nữa. Đầu con nhức lắm rồi.
TRẦN THỊ : Thôi được, tôi không phải
mẹ anh, tôi đâu
có quyền gì đối với anh !
KHẮC MINH : Xưa nay con coi
dì như mẹ
sinh của
con.
TRẦN THỊ : Nhưng tôi không
được cái vinh
dự đẻ ra
anh, bú mớm
anh, cho nên lời nói của tôi anh chỉ để ngoài tai. Thôi được, anh đối xử với
cha thế nào cho phải đạo thì tuỳ. Riêng tôi, tôi thề không để cái thằng Lê Ngân
khốn kiếp kia được yên. Nó đã giết chồng tôi. Tôi sẽ làm cho nó phải chết, mà
chết nhục chết nhã cho xứng với tội của nó đối với chồng tôi, với tôi và với
gia đình ta. Thôi, đi lâu không tiện, tôi về. Còn anh, suy nghĩ thêm nữa đi.
KHẮC MINH : Vâng, con sẽ suy nghĩ
thêm. Chào dì !
TRẦN THỊ (giận dữ) : Không
dám ! (Vùng vằng lên bờ,
ra khuất.)
[Khắc Minh còn lại một mình, ôm đầu đau đớn.
Người phụ nữ trùm khăn kín mặt lúc nãy từ chỗ nấp bước ra, đến gần bè.]
NGƯỜI PHỤ NỮ (gọi khẽ) : Chào
Công Tử.
KHẮC MINH (giật mình ngẩng đầu,
ngạc nhiên nhìn
bà ta) : Bà là ai ?
NGƯỜI PHỤ NỮ : Tôi là Trưởng Thị nữ trong hậu
cung đức Vua.
KHẮC MINH (vùng đứng dậy). Bà tìm tôi có việc gì ?
TRƯỞNG THỊ NỮ.
Tôi đang hầu hạ Huệ Phi.
KHẮC MINH (chăm chú nhìn bà ta)
: Nhật Lệ nhờ bà
đến tìm tôi ?
TRƯƠNG THỊ NỮ
: Không. Nhưng tôi thấy cần gặp
Công Tử.
KHẮC MINH (cau mặt) : Để làm
gì ?
TRƯỞNG THỊ NỮ :
Để báo
Công Tử biết, Tiểu Thư
đang
hoang mang lắm. Phải có cách nào khuyên giải kẻo nàng sẽ làm điều dại dột mất.
KHẮC MINH (nhếch mép cười chua
chát) : Bà
quá lo
đấy
thôi. Nhật Lệ đã lên ngôi cao, chắc chắn sẽ được Vua sủng ái. Vị trí ấy người
con gái nào không mơ tưởng. Sao có chuyện hoang mang được ?
TRƯỞNG THỊ NỮ :
Tiểu Thư không phải
người như
thế. Lúc này Tiểu Thư đang cần sự trợ giúp của
Công Tử.
KHẮC MINH : Bà lầm rồi. Nhật Lệ bây
giờ không cần
gì
đến tôi hết. Tôi chỉ là kẻ tội phạm đang lẩn trốn. Tôi lo cái thân tôi chưa
xong, còn sức đâu lo cho ai ? Nhất là lo cho một người đang sống giữa vàng son
lộng lẫy, xung quanh đầy kẻ hầu hạ.
TRƯỞNG THỊ NỮ
: Ôi, vậy ra tôi đánh giá
sai Công
Tử
Khắc Minh. Công Tử chỉ là người suy nghĩ nông cạn, chỉ biết lo cho mạng sống
bản thân. Nhật Lệ đã lầm ! Suýt nữa gửi gắm trái tim cho một kẻ hèn nhát. Thôi,
xin chào Công Tử.
KHẮC MINH (bật
dậy) : Khoan đã ! Bà
không được
nhục mạ ta như thế.
TRƯỞNG THỊ NỮ :
Nhưng quả thật Công Tử chỉ là kẻ
tham sinh uý tử tầm thường !
KHẮC MINH (giận dữ quát) : Câm
!
TRƯỞNG THỊ
NỮ ( mỉm cười
khinh bỉ) : Tôi
tưởng
Huệ
Phi Nhật Lệ đau khổ vì một người như thế nào kia. Ai ngờ chỉ là một kẻ trí lực
không bằng cái móng tay.
KHẮC MINH (hét) : Bà còn
dùng cái giọng
ấy nói
thêm
câu nữa, ta sẽ bóp cổ bà, quẳng xuống sông làm mồi cho cá !
TRƯỞNG THỊ NỮ :
Đúng thế. Với kẻ
hèn nhát, tham
sinh uý tử thì nói làm gì cho phí lời.
(Đi ra.)
KHẮC MINH : Bà đứng lại đã ! (Tự
trấn tĩnh.) Lúc nãy
bà
bảo Nhật Lệ đang hoang mang. Cụ thể thế nào?
TRƯỞNG THỊ NỮ
: Công Tử buông cho
tôi đi. Tiểu
Thư
làm sao thì bận gì đến Công từ ? Công Tử lo cách trốn lủi để thân mình được yên
ổn cũng đủ vất vả rồi. (Định đi.)
KHẮC MINH (nắm tay bà ta kéo giật
lại) : Bà chưa trả
lời câu tôi hỏi, tôi chưa cho bà đi.
TRƯỞNG THỊ NỮ :
Buông ra. Tôi phải về Cung.
KHẮC MINH (quỳ xuống,
khẩn khoản) : Bà tha
lỗi.
Lúc nãy vì
quá giận đời, tôi chót có những suy nghĩ đê hèn. Bây giờ tôi van bà. Làm ơn cho
tôi biết, Nhật Lệ hiện ra sao ? Tôi phải làm gì giúp được nàng ?
TRƯỞNG THỊ NỮ:
Công Tử có yêu Tiểu Thư đâu mà
tôi
nói cho phí lời ? Chỉ tiếc tôi liều thân ra đây ôm hy vọng gặp một trang nam
nhi có tấm lòng rộng như biển cả, ai ngờ ...
KHẮC MINH : Bà chưa hiểu đấy thôi. Ta
yêu Nhật Lệ
hơn
cả bản thân ta. Ta sẵn sàng chết cho nàng được sống. Bà nói đi, nàng làm sao,
và ta có thể làm gì để giúp nàng ?
TRƯỞNG THỊ NỮ :
Thật thế không ?
KHẮC MINH : Ta xin thề, dưới sông có
Hà Bá, trên bờ
có
Thổ Địa, trên cao có Ngọc Hoàng, dưới đất có Diêm Vương...
TRƯỞNG THỊ NỮ
(đột nhiên nhìn ra) : Nhưng chuyện
này
không thể nói một hai câu. Vả tôi cũng không thể vắng mặt ở cung lâu. Tối nay
Công Tử đến khu vườn hoang phía Tây Hoàng thành, đợi tôi dưới gốc cây muỗm già,
tôi sẽ kể tỷ mỉ và dẫn Công Tử bí mật vào gặp Tiểu Thư. (Nhìn ra.) Có người đến ! Tôi đi đây. Đúng giờ Tuất, tôi đợi Công Tử
ở đấy. (Ra nhanh.)
KHẮC MINH (nhìn theo) : Bà
ta có thật là Trưởng Thị
nữ
không ? Hay chỉ là tay sai của kẻ nào đấy, giăng bẫy để hại ta ? Dù sao, nơi
này cũng lộ rồi, ta phải chuyển đi ngay. (Chui vào lều lấy ra một bọc nhỏ và
cây đoản đao, kéo khăn che kín mặt rồi nhẩy lên bờ đi khuất.)
CẢNH 4
Cung riêng Vua Thái Tôn. Thái giám Đỗ Đặng
đứng chắp tay cúi rạp đầu đón. Vua bước vào.
Vua mới 15 tuổi, dáng điệu cố ra vẻ đường bệ,
giọng nói cố ra vẻ quyền uy, nhưng vẫn không che giấu nổi vẻ non nớt, thậm chí
dại khờ nhưng hung hăng của tuổi mới lớn.
ĐỖ ĐẶNG : Tâu Bệ hạ, đã
tan buổi chầu ? Mời Bệ hạ
ngồi nghỉ rồi thưởng ngoạn một trò lạ
mắt.
THÁI TÔN : Trò gì vậy ?
ĐỖ ĐẶNG : Thần tin chắc Bệ Hạ sẽ
hài lòng.
[Hắn sửa gối trên ghế có ngai, đợi Vua ngồi xuống, bèn vỗ tay ra hiệu.
Bốn vũ nữ tiến vào, quỳ lạy rồi đứng dàn hàng ngang trước mặt Vua. Cô gái xứ
Ngọc Ma đi nhanh vào quỳ lạy Vua xong, bắt đầu điệu múa "lạ". Bốn vũ
nữ kia làm nền cho cô gái Ngọc Ma trong điệu nhạc dâm dật.
Cô gái Ngọc Ma vừa múa vừa cởi dần xiêm áo, cuối cùng chỉ còn ba tấm đồng
sáng loáng che những chỗ kín. Da cô ngăm ngăm đen và chân tay mềm dẻo đến mức
tưởng như không có xương. Đoạn cuối, cô vừa múa vừa hú lên những tiếng man rợ.]
THÁI TÔN (đưa tay ngăn) : Khoan ! Ta hỏi. Cô
gái này
ta mới thấy lần đầu ?
ĐỖ
ĐẶNG
: Muôn tâu Bệ hạ,
chính là quà
dâng của
viên
tù trưởng Ngọc Ma hôm trước về kinh chầu Bệ hạ.
THÁI TÔN : Lạ thì có lạ nhưng không
đẹp.
ĐỖ ĐẶNG : Hạ thần xin được
tâu. Thần trộm nghĩ, cái
gì
lạ mới quý và càng lạ càng quý. Điệu múa của cô gái Ngọc Ma này, xem lần đầu
thì chối mắt, nhưng khi đã quen Bệ Hạ sẽ thấy hết giá trị của nó. Đến khi ấy,
Bệ hạ không muốn xem điệu múa nào khác nữa.
THÁI TÔN : Thật vậy ư ? Nhân có trò
lạ, ngươi sai thị
tì
mời Huệ phi vào đây cùng ta thưởng ngoạn. Nàng vào nội cung từ hôm qua mà ta
chưa lúc nào rảnh vời nàng đến hầu.
[Đỗ Đặng ra hiệu cho một thị nữ đứng ngoài cửa cung. Thị nữ cúi đầu tuân
lệnh rồi đi.]
(Hỏi Cô gái.) Nàng tên gì ? Hay nàng
không biết tiếng Nam
nên không hiểu câu ta hỏi ?
ĐỖ ĐẶNG (đỡ lời) : Muôn
tâu Bệ hạ, cô gái này
câm.
Những
người có khuyết tật bẩm sinh thường là những người có tài năng đặc biệt mà
người lành lặn không có.
THÁI TÔN (cười vang) : Nhưng đấy nhiều khi
không
phải
khuyết tật. Thậm chí câm còn là tốt.
[Nhật Lệ bước vào quỳ lạy.]
NHẬT LỆ : Thánh thượng vạn tuế !
THÁI TÔN : Huệ Phi! Nàng đứng dậy đi
và ngồi xuống
bên
ta, cùng thưởng ngoạn điệu múa của cô gái kỳ lạ này. (Thấy Nhật Lệ còn rụt
rè.) Ngồi xuống đây, bên ta này.
[Nhật Lệ khép nép ngồi xuống bên Vua.
Đỗ Đặng ra hiệu và cô gái Ngọc Ma tiếp tục điệu múa. Bây giờ chừng đã
quen nên Vua Thái Tôn xem một cách thích thú, trong khi Nhật Lệ cúi gầm mặt cố
không nhìn cô gái. Cô gái đã kết thúc điệu múa, cúi rạp đầu lạy rồi đứng sang
một bên.]
THÁI TÔN (nhìn thấy Nhật Lệ cúi đầu) : Sao ? Ái phi
của ta thấy thế nào ?
NHẬT LỆ : Tâu Bệ hạ tha tội, nhưng
quả thật tiện thiếp
không biết thưởng ngoạn những thứ này.
THÁI TÔN (vui vẻ) : Ông Thái
giám ! Cho tất cả lui.
[Các vũ nữ cúi chào rồi đi ra.
Riêng Đỗ Đặng ở lại chầu.]
Cả
ông nữa, cho ông nghỉ tối nay. Đêm nay Huệ phi ở lại với ta. Ta không cần đến
ông nữa. Chỉ cần mấy thị tì túc trực ngoài cửa Cung là đủ.
ĐỖ ĐẶNG (cúi lạy) : Tuân
chỉ. Kính chúc Bệ hạ hưởng
một đêm thỏa nguyện với Tân Vương phi.
[Vua Thái Tôn gật đầu. Đỗ Đặng lui ra.]
THÁI TÔN (quay sang Nhật Lệ) : Ta biết
ông Đại Đô
Đốc
quen sống mộc mạc, trong nhà không có những trò chơi như thế này. Nhưng nay
nàng đã vào cung, cũng nên quen dần với các thú vui của Vua Chúa. Trước lạ sau
quen. Lúc đầu có thể thấy chối mắt, nhưng khi quen sẽ thấy quý. Kìa, sao nàng
không nói gì thế ?
NHẬT LỆ : Tâu Bệ hạ...
THÁI TÔN : Bây giờ chỉ có ta với em.
Đừng gọi
ta là
Bệ
hạ, mà gọi ta là Nguyên Long như ngày ta chưa lên ngôi, còn là Thái tử, và em
vẫn thường vào Cung chơi đùa với ta. Bây giờ em nói đi, em nghĩ thế nào về điệu
múa của cô gái lạ kia ?
NHẬT LỆ (lúng túng) : Muôn
tâu Bệ hạ...
THÁI TÔN
: Sửa
lại đi : "Thưa
Công Tử Nguyên
Long !"
NHẬT LỆ (vội quỳ xuống, lấy hết
can đảm nói) : Tâu
Bệ
hạ tha tội. Tiện thiếp đâu dám mạo muội thế. Nay Bệ hạ đã ngồi trên ngôi cao,
đứng đầu cả xã tắc. Thiếp chỉ là một cung phi...
THÁI TÔN : Em là Vương phi. Là Huệ
phi. Là vợ ta !
NHẬT LỆ. Thiếp tạ ơn Bệ hạ đã đoái
thương tiện thiếp,
nhưng tiện thiếp vẫn phải giữ lễ vua
tôi.
THÁI TÔN (sau một chút) :
Nhật Lệ, em biết vì sao ta
vời
em vào Cung không ? Đành vì nhan sắc của em rất đẹp, nhưng đấy chưa phải nguyên
do chính. Mà vì ta rất quý tính nết em. Nhật Lệ, bản tính em chân thật, ngay
thẳng, luôn mong muốn điều tốt cho người khác. Ngay từ thuở hai ta còn nhỏ,
chơi đùa với em ở quê nhà Lam Sơn, ta đã nhận thấy em khác hẳn mọi cô gái khác.
Hồi ấy ta đã có nhận xét, em không bao giờ nói dối. Nghĩ thế nào nói ra như
thế, không sợ mất lòng. Đã đôi lúc ta giận em vì lời nói thẳng, nhưng không bao
giờ ta giận em được lâu, vì biết lòng thành của em như thế. Rồi sau đấy, mỗi
lần ta đều quý em hơn.
NHẬT LỆ : Tạ ơn Bệ hạ.
THÁI TÔN (chân thành) :
Chưa bao
giờ ta thấy
cần
một
người thẳng thắn, trung thực bên cạnh như lúc này. Tiên đế bỏ ta giữa lúc ta
còn nhỏ dại. Mẹ ta lại không may mất sớm. Ta nhận ngai vàng mà lòng dạ lo âu.
Mọi người xung quanh chiều chuộng ta, nhưng càng hiểu biết, ta càng thấy họ chỉ
xu nịnh giả dối, cốt lợi cho họ. Không ai thật lòng mong muốn điều tốt cho ta,
cũng là cho xã tắc.
NHẬT LỆ : Tâu Bệ hạ, không phải ai
cũng như thế.
THÁI TÔN : Một số đại thần có công
lớn với xã tắc từ
thời
Tiên đế thì hợm hĩnh, kiêu ngạo, coi thường ta. Vừa rồi ta phải nghiêm trị Lê
Sát vì ông ta không thèm đếm xỉa đến ta, tự ý thao túng triều đình, làm nhiều
điều xằng bậy. Cho nên chưa bao giờ ta thấy cô đơn như hiện giờ. Ta muốn em
không chỉ là người cùng chăn gối mà còn là người thân tín để ta tin cậy.
NHẬT LỆ : Thiếp lo không đủ tài
đức để
làm điều Bệ
hạ kỳ vọng ở tiện thiếp.
[Đỗ Đặng đột nhiên bước vào, cúi lạy.]
ĐỖ ĐẶNG : Muôn tâu Bệ hạ tha tội...
THÁI TÔN (cau mặt) : Việc gì
cũng để ngày mai.
NHẬT LỆ : Cúi xin Bệ hạ hãy nghe ông Thái giám tâu,
lỡ có việc quốc gia đại sự.
THÁI TÔN (mỉm cười âu yếm nhìn
Nhật Lệ) : Thôi
được, có việc gì vậy, ông Thái giám ?
ĐỖ ĐẶNG : Tâu Bệ hạ, thần ra đến
cổng Hoàng thành
mới
chợt nhớ, chưa lo thức ăn đêm cho Bệ hạ và tân Vương phi.
THÁI TÔN (cười, quay sang Nhật Lệ)
: Ái phi có muốn dùng thứ gì không
?
NHẬT LỆ : Tâu Bệ hạ, không ạ.
THÁI TÔN (với Đỗ Đặng) : Ta
cũng không cần thứ gì.
Cho ông lui.
[Đỗ Đặng cúi lạy rồi ra.]
NHẬT LỆ (nhìn theo khó chịu)
: Thiếp không ưa bộ
mặt ông Thái giám.
THÁI TÔN : Bộ mặt y làm sao ?
NHẬT LỆ : Cái miệng nịnh bợ, cặp mắt
gian xảo. Thiếp
trộm đoán,
vừa rồi ông ta vào không phải vì lo chuyện ăn uống cho Bệ hạ.
THÁI TÔN : Vậy em bảo ông ta vào làm
gì ?
NHẬT LỆ : Để dò xét thiếp. Ông ta
đoán thấy Bệ hạ
đối
xử với thiếp không giống với các vương phi khác.
THÁI TÔN (cười vang
thích thú) : Em nói đúng.
Ta
cũng
cảm thấy như thế. Và ta còn đoán, y ra đến cổng Hoàng thành mới sực nhớ đến
chuyện ăn uống cho ta là chuyện y bịa đặt. Thật ra y vẫn lảng vảng bên ngoài
Cung của ta để dò la và nghĩ cách kiếm cớ vào đây. Em biết không, ta cũng không
ưa gì y.
NHẬT LỆ : Trò múa "lạ" vừa
rồi cũng do ông ta bầy ra,
nếu tiện thiếp không lầm ?
THÁI TÔN : Đúng thế. Thật ra ta cũng không cho điệu
múa của cô
gái Ngọc Ma ấy là đẹp. Nhưng Đỗ Thái giám năn nỉ ta xem, viện cớ thứ lạ mới
quý. Lúc đầu có thể chối mắt nhưng khi đã quen sẽ thấy đẹp và không thích xem
điệu múa nào khác.
NHẬT LỆ : Thì ra câu
Bệ hạ nói
với thiếp lúc
nãy
chính là do ông ta mớm lời ?
THÁI TÔN (vui vẻ) : Đúng thế,
đúng thế. Em tinh lắm.
Ôi,
ta phải cảm ơn Trời Phật, tổ tiên run rủi cho ta, khiến ta nẩy ý nghĩ vời em
vào Cung. Có em bên cạnh, ta yên tâm vô cùng. Em sẽ chỉ cho ta thấy, lời nào
thành thật, lời nào dối trá, xu nịnh. Kẻ nào thành tâm muốn đưa ta vào con
đường chính đáng, kẻ nào xấu tìm cách đưa ta vào con đường hư hỏng. Tên Thái
giám họ Đặng này, ta đã cảm thấy bản chất gian xảo của y, nhưng hôm nay nghe em
vạch ra, ta càng thấy rõ.
NHẬT LỆ : Vậy Bệ hạ giữ ông ta bên
cạnh làm gì ?
THÁI TÔN : Y không xấu hơn những đứa
khác.
NHẬT LỆ : Tiện thiếp chưa tiếp
xúc với những người
khác
trong nội cung Bệ hạ, nhưng mới gặp ông Thái giám này thiếp đã thấy ông ta là
một thứ rắn độc nguy hiểm.
THÁI TÔN : Em nói đúng. (Gọi to.)
Thị nữ đâu ?
[Thị nữ chạy vào, quỳ lạy chờ đợi.]
Ngươi
ra xem Đỗ thái giám còn ở đấy không, mời ông ta vào đây cho ta.
THỊ NỮ : Tuân lệnh. (Ra nhanh.)
NHẬT LỆ : Tâu Bệ hạ, sao Người đã
vội...
[Nàng chưa nói hết câu đã
phải ngừng lại vì thấy Đỗ Đặng đi nhanh vào.]
ĐỖ ĐẶNG (cúi lạy) : Bệ hạ
sắc chỉ vời thần ?
THÁI TÔN : Thì ra ông chưa về ? Ta
chỉ muốn bảo ông
từ
mai ông không cần vào hầu ta. Cho ông nghỉ ít ngày rồi ta sẽ nghĩ công việc
khác giao cho ông.
ĐỖ ĐẶNG (sửng sốt rồi chợt hiểu, căm thù nhìn Nhật
Lệ).
Tâu Bệ hạ sao có chuyện đột ngột như thế ? Thần đoán chắc đã có kẻ sàm tấu điều
gì về thần với Bệ hạ. Bệ hạ đừng tin vào những kẻ mồm miệng ác độc. Mấy năm nay
hầu hạ trong nội cung, thần có sơ suất gì đâu ?
THÁI TÔN : Đúng, ngươi làm việc rất tận tuỵ. Ta hiểu
chứ
và cũng không có ai sàm tấu gì đâu. Chỉ có điều ta muốn giao cho ngươi một
trọng trách khác ở triều đình, lớn hơn công việc của một thái giám. Ngươi hãy
tuân theo lệnh ta.
ĐỖ ĐẶNG : Cúi xin Bệ hạ thư cho vài
ngày. Thần còn
một
số việc đang dở, chưa làm xong, e người khác thế chân sẽ lúng túng.
THÁI TÔN : Nhà ngươi không ngại. Hãy
yên tâm nghỉ
ngơi ít ngày trước khi nhận trọng
trách mới.
[Đỗ Đặng còn dùng dằng.]
NHẬT LỆ : Tâu Bệ hạ, cho
phép thiếp được
nói một
câu
với ông Thái giám. (Với Đỗ Đặng.) Ta nghe dường như ông oán trách ta xúi
bẩy Hoàng thượng?
ĐỖ ĐẶNG : Tâu Vương Phi, kẻ hạ
thần đâu dám có ý
nghĩ
xằng bậy như thế. Hạ thần được giao việc hầu hạ trong hậu cung, tất phải vâng
theo mọi mệnh lệnh của Hoàng thượng và Vương phi. Nhưng thần trộm nghĩ, Vương
phi mới lên ngôi mà đã vội đuổi một người thông thuộc công việc như hạ thần e
có hơi vội vã không ?
THÁI TÔN (cau mặt) : Đỗ Đặng
! Việc này không dính
dáng đến Huệ phi, mà là ý chỉ của ta !
ĐỖ ĐẶNG (vội vã) : Cúi lạy
Bệ hạ tha tội ! (Uất ức đi
ra.)
NHẬT LỆ (nhìn theo, nói khẽ): Ôi, thiếp mới vào Cung
mà đã gây thù oán với một người rồi.
THÁI TÔN : Ta cũng hơi sơ suất. Lẽ
ra chưa nên đuổi
hắn
ngay như vậy. Nhưng Nhật Lệ, em đừng băn khoăn. Hắn không làm gì được em đâu.
Đã có ta che chở, sẽ không kẻ nào đụng đến em được. Kìa, sao thế ? Em vẫn còn
nghĩ ngợi ư ? Thôi, ta không nhắc đến chuyện này nữa.
NHẬT LỆ (nước mắt đầm đìa) :
Thiếp đội ơn trời biển
của Bệ hạ. (Quỳ xuống.)
THÁI TÔN (nâng nàng dậy) : Ta
càng thấy vời em vào
cung
bên cạnh ta là đúng. Có em nhắc nhở, ta sẽ tránh được nhiều lầm lỡ và xã tắc
cũng được nhờ cậy. Nhưng thôi, ta với em còn nhiều dịp bàn về xã tắc. Hôm nay
buổi đầu gặp lại, ta muốn hưởng nhan sắc và tình yêu của em. Nhật Lệ, em đúng
là của hiếm Trời ban riêng cho ta. (Nhìn Nhật Lệ say đắm.) Nhật Lệ ! Em xinh đẹp biết
chừng nào. Em hãy tỏ tình cảm của em với ta đi. (Kéo tay Nhật Lệ lại.)
NHẬT LỆ (hoảng hốt) : Tâu Bệ
hạ...
THÁI TÔN : Gọi ta là Nguyên Long !
Hãy coi ta vẫn là
Công
Tử Nguyên Long như ngày còn ở quê nhà đất Lam Sơn. Ôi, thuở ấu thơ vô tư lự
ngày ấy mới đẹp làm sao ! Nào, em nói đi: "Công Tử Nguyên Long" và
nói xem em yêu ta như thế nào.
NHẬT LỆ : Muôn tâu Bệ
hạ, xin
đừng bắt tiện thiếp
xưng
hô như vậy, lỡ quen miệng cả khi có người khác. Vả lại việc xưng hô đâu phải
điều quan trọng. Mà quan trọng là tấm lòng tiện thiếp đối với Bệ hạ.
THÁI TÔN (cười) : Cũng được. Vậy tấm
lòng của em
đối
với ta ra sao ? (Nhấc một cánh tay Nhật Lệ, vén ống tay áo lên, vuốt ve làn
da nàng.) Ôi, nõn nà làm
sao ? Cánh tay em tròn trĩnh làm sao ! (Nhấc cánh tay thứ hai.) Cả cánh
tay này nữa. Một tuyệt tác của Tạo hoá. (Bắt đầu cởi áo nàng.) Đêm nay,
em hãy yêu quân vương của em đi...
NHẬT LỆ (run rẩy) : Tâu Bệ
hạ... (Đột nhiên không
ghìm được, oà khóc.)
Bệ hạ tha tội...
THÁI TÔN (ngạc nhiên) : Em
làm sao
vậy, Nhật Lệ ?
Hay
việc tên Đỗ thái giám ban nãy vẫn còn làm em lo lắng ?
NHẬT LỆ (nghẹn ngào) : Muôn
tâu Bệ hạ...
THÁI TÔN : Hay chuyện gì khác ?
Tại sao
em khóc ?
Hay em không yêu ta ?
NHẬT LỆ : Tâu... Không phải
thế mà... vì lần đầu tiên
nên
thiếp sợ. (Lại khóc nức nở.) Thiếp biết làm thế này là có tội lớn với Bệ
hạ, nhưng...
THÁI TÔN : Người em run rẩy lên kìa.
NHẬT LỆ (càng hoảng sợ) :
Tâu Bệ hạ tha tội. Thiếp
hứa lần sau sẽ không thế này nữa...
THÁI TÔN : Không sao ! Không sao ! Ta
hiểu chứ và
ta không trách cứ gì em. (Gọi to.) Thị nữ đâu ?
NHẬT LỆ (rơm rớm
nước mắt) : Ôi, thiếp
đáng tội
chết.
Cúi xin Bệ hạ lấy lượng hải hà bỏ qua lần này cho tiện thiếp.
THÁI TÔN : Đúng rồi, em cần được yên
tĩnh. Buổi đầu
mới
xuất giá... (Với thị nữ vừa bước vào.) Đưa Huệ Phi về cung của nàng để nàng nghỉ ngơi yên tĩnh.
NHẬT LỆ (cúi rạp đầu) : Tạ
ơn Bệ hạ! (Líu ríu vội vã
đi theo thị nữ ra ngoài.)
THÁI TÔN (nhìn theo) : Một nữ
nhân không giống mọi
nữ
nhân khác. Ta tin nàng sẽ đem lại hạnh phúc diệu kỳ cho ta. Một tấm lòng chân
thật, một tâm hồn tinh khiết, và tấm thân ngọc ngà nữa. Nhưng đêm nay ta cũng
cần một bàn tay dịu dàng.... (Gọi to.) Thị nữ đâu ?
[Thị nữ chạy vào, quỳ đợi lệnh.]
Đi
vời bà Hồng Hoa ! À, không, vời bà Ngọc Anh cho ta ! À, mà thôi, không cần vời
ai cả. Đêm nay ta muốn được hoàn toàn yên tĩnh : Đem rượu Tĩnh Tâm vào đây, ta
muốn dùng một chén nhỏ để ngủ cho ngon.
CẢNH 5
Cung riêng của Huệ Phi.
Bà Trưởng Thị nữ đang ngồi chờ, nghe thấy
tiếng chân bên ngoài vội đứng dậy ra đón. Nhật Lệ bước vào, mắt đỏ hoe.
TRƯỞNG THỊ NỮ
(hoảng hốt) : Có chuyện gì đấy ?
Sao Vương phi về sớm thế ?
NHẬT LỆ (ôm bà, khóc nức nở) : Ta không thể... Ta
không thể...
TRƯỞNG THỊ NỮ :
Nhưng làm sao kia chứ ? (Hướng
ra
ngoài nói to.) Đêm nay Huệ Phi cần nghỉ ngơi yên tĩnh, cho
các em lui. Một mình ta hầu hạ là đủ ! (Quay vào.) Nín đi, Vương Phi.
Rồi bình tĩnh kể đầu đuôi cho tôi nghe.
NHẬT LỆ
(lau nước mắt).
Hoàng thượng chắc phải
giận
ta lắm. Nhưng ta không thể... Làm thế nào được bây giờ, bà Phượng ?
TRƯỞNG THỊ
NỮ : Không
sao, không sao.
Hoàng
thượng
là người thông minh và rộng lượng, tất sẽ hiểu cho Vương phi. Nhưng Vương phi
đã về, vậy có chuyện này tôi muốn tâu với nàng.
[Chạy ra ngoài kiểm tra
thấy không có ai mới quay vào]
(Nói khẽ.) Vương phi thật sự bình tâm
lại chưa ?
NHẬT LỆ (lo lắng nhìn bà ta)
: Chuyện gì thế ?
TRƯỞNG THỊ NỮ :
Nhưng Vương phi đã thật sự bình
tâm rồi chứ ?
NHẬT LỆ : Rồi. Chuyện gì thế, bà nói
đi, bà Phượng ?
TRƯỞNG THỊ NỮ: Nếu Vương Phi đã hoàn toàn bình
tâm thì... (Khẽ ho một tiếng.)
[Tấm rèm phía trong lay động. Khắc
Minh bước ra.]
NHẬT LỆ (thét lên). Khắc...
(Bị bà Trưởng thị nữ bịt
miệng nàng lại.)
[Nhật
Lệ lao đến, ôm ghì lấy chàng.]
TRƯỞNG THỊ NỮ :
Khẽ chứ ! Mất đầu cả lũ bây giờ !
Hai
người nói gì với nhau thì nói nhanh lên, để tôi ra canh chừng bên ngoài. (Ra.)
KHẮC MINH (xúc động) : Nín đi,
em ! Bình tĩnh lại đi
em.
NHẬT LỆ (khóc nức nở) : Chàng đưa em ra
khỏi đây.
Em
không thể sống trong này thêm một giờ, một khắc nào nữa. Hãy đem em đi, Khắc
Minh !
KHẮC MINH (vuốt ve nàng thương xót) : Tội nghiệp
em
quá, nhưng em phải thật bình tĩnh nghe anh nói. Ôi, em cứ khóc thế này, anh nói
sao được ?
NHẬT LỆ (vẫn khóc thút thít).
Chàng nói đi, em
nghe
được mà.
KHẮC MINH. Em phải nín hẳn đi, lau
nước mắt đàng
hoàng,
anh mới nói. (Lấy khăn lau nước mắt cho Nhật Lệ.) Nhật Lệ ! Lúc nãy bà
Trưởng Thị nữ đã kể hết với anh rồi. Kể cả ý định của cha em. Anh thấy đúng là
không còn cách nào khác nữa thật. Em đành cố gắng thôi.
NHẬT LỆ : Không ! Cha em
đòi hỏi ở em nhiều quá.
Bây giờ đến
anh, anh cũng đòi hỏi ở em điều mà em không thể làm được. Không ! Em không thể
ở lại đây. Nếu buộc phải ở lại, em đến chết mất thôi. Em không sợ gian nan đói
khát, em không sợ chân lấm tay bùn, em không sợ bất cứ thứ gì ngoài việc phải ở
lại giữa những kẻ gian hiểm bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng ám hại một con người.
Không ! Anh phải đưa em đi. Khổ cực mấy em cũng chịu được, miễn là thoát khỏi
nơi này. Miễn là có anh bên cạnh.
KHẮC MINH : Ôi, giá mà được như thế !
NHẬT LỆ : Tại sao không được ?
KHẮC MINH : Bởi đâu phải chỉ có anh
với em ? Còn
bao
người khác nữa. Nhất cử nhất chỉ của em lúc này là đụng đến số phận, thậm chí
tính mạng của bao người khác. Trước hết là cha em và bao người thân của em. Và
đụng đến vận mệnh của xã tắc.
NHẬT LỆ (vùng lên phẫn nộ) :
Ôi, em
nguyền rủa cái
xã
tắc ấy. Cái xã tắc gì mà không cho con người ta được sống chính đáng, cứ bắt
người ta phải mưu mẹo, xảo trá. Không đâu, em chỉ là đứa con gái yếu hèn. Em
chỉ muốn được sống đơn giản. Đúng vậy, em chỉ là đứa con gái tầm thường.
KHẮC MINH (thương xót) : Không
được.
NHẬT LỆ : Tại sao ?
KHẮC MINH : Vì em sinh ra trong một
gia đình quyền
quý. Và bây giờ em là Vương Phi.
NHẬT LỆ : Vậy anh đưa
em đến một
nơi hẻo lánh,
hoang
vu, không ai biết em là ai, để em được sống là một con người bình thường.
KHẮC MINH : Em thừa biết điều ấy không
thể được.
NHẬT LỆ : Ôi, anh suy nghĩ giống hệt
cha em. Và cả
hai người đều đẩy em vào chỗ chết.
KHẮC MINH : Em nên hiểu cho bác. Bác
Đại Đô Đốc
không
còn cách nào khác, mặc dù bác biết rằng con đường bác đang đi không bằng phẳng
chút nào. Cho nên, Nhật Lệ, em đành chịu hy sinh thôi. Mối tình của đôi ta đành
để trong dạ. Sau buổi gặp gỡ đêm nay, em hãy tạm quên anh đi.
NHẬT LỆ (giận dữ) : Ra
các người đều
một giuộc cả.
Thế
thì anh đi đi ! Đi đâu cho khuất mắt tôi. Tôi không muốn nhìn mặt anh thêm một
lần nào nữa.
KHẮC MINH : Em đuổi anh thật sao ?
[Họ im lặng một lúc lâu.]
Nhật
Lệ ! Anh biết lúc này em rất hoang mang. Nhưng rồi nỗi đau sẽ dịu đi. Em đành
chịu hy sinh và luôn nhớ rằng anh chia sẻ với em một nửa mọi nỗi đau khổ ấy.
NHẬT LỆ : Vậy là anh quyết định bỏ
mặc em ?
KHẮC MINH : Mối tình đôi ta đành để
kiếp sau.
NHẬT LỆ (thều thào) : Kiếp
sau ? Kiếp sau nào ?
KHẮC MINH : Nói vậy thôi, chứ anh vẫn
tin cuộc sống
sẽ
có những biến đổi và lúc ấy em và anh sẽ còn được sống bên nhau ...
NHẬT LỆ : Có thật anh tin như thế
không ?
KHẮC MINH
: Anh tin ! Và
khi ấy
tất cả mọi chịu
đựng của đôi ta sẽ được đền bù.
NHẬT LỆ : Chuyện ấy quá xa vời. Và
nếu có xảy ra thì
đôi ta cũng đã đầu bạc răng long.
KHẮC MINH : Nhưng trái tim vẫn đập và
thế là đủ.
[Tiếng ho ám hiệu bên ngoài.
Bà Trưởng Thị nữ, hé mở cửa, ló đầu vào ra hiệu. Khắc Minh vội nấp vào
sau rèm. Tiếng chân người đến gần. Ánh đuốc rọi vào bập bùng. Ba lính thị vệ
hiện lên giữa khung cửa.]
THỊ VỆ I : Tâu Tân vương phi, Lệnh bà
chưa nghỉ ạ ?
TRƯỞNG THỊ NỮ:
Lệnh bà vừa đi hầu Hoàng thượng về.
THỊ VỆ II (cười khả ố) : Vậy
thì đêm nay Lệnh bà ngủ
say lắm đấy.
[Cả hai tên cười hô hố rồi bước ra. Ánh đuốc bập bùng xa dần. Bà Trưởng
Thị nữ ra theo. Khắc Minh bước sau rèm ra.]
NHẬT LỆ : Vậy là em phải ở lại đây,
phải xa anh. Biết
đến
bao giờ mới gặp lại, thậm chỉ có thể là không bao giờ. (Khóc thút thít.)
KHẮC MINH : Nhật Lệ ! Nếu em thấy
không thể chịu
đựng nổi cuộc sống ở đây thì...
NHẬT LỆ : Thì sao ?
KHẮC MINH : Thì anh bằng lòng đưa em
đi. Bởi nhìn
thấy em cực khổ anh không đành lòng.
NHẬT LỆ : Ôi, nhưng còn cha em ? Số phận cha em sẽ
ra
sao ? Thôi được, em đành chịu hy sinh. Anh nói đúng, không còn cách nào khác
thật. Vậy em cầu xin anh hãy giúp em một điều, để em có đủ nghị lực chịu đựng
mọi nổi đau tinh thần.
KHẮC MINH : Điều gì ? Anh chưa
hiểu, anh có thể
giúp em cách nào ?
NHẬT LỆ : Hãy trở thành chồng em, Khắc Minh. Ngay
trong đêm
nay. Ngay bây giờ, ta sẽ làm lễ thành hôn. Em muốn chính thức là vợ anh, để sau
này mỗi khi nghĩ đến anh, em có được niềm an ủi. Có thế em mới đủ sức chịu đựng nỗi khổ nhục kia.
KHẮC MINH (sau một chút) : Vậy
em mời bà Trưởng
Thị Nữ vào đây chứng kiến hôn lễ...
[Nhật Lệ ra và vào
ngay cùng bà Trưởng Thị nữ.]
Bà
Phượng ! Hai chúng tôi đã nguyện kết nghĩa vợ chồng, ngay đêm nay, ngay bây
giờ. Nhờ bà làm người chứng
giám.
TRƯỞNG THỊ NỮ
(hoảng hốt) : Nhưng chuyện ấy Vua
biết
được thì án chém đầu ngoài pháp trường là không tránh khỏi...
KHẮC MINH. Bà đừng lo. Chúng tôi làm
lễ kết hôn
chỉ
để thắt chặt sợi dây tâm tưởng thôi, không nhất thiết phải gần gụi thân xác.
Mong bà chứng kiến. Nếu bà ngại nguy hiểm thì bà cứ ra ngoài. Trời Phật trên
cao chứng giám cho chúng tôi là đủ.
TRƯỞNG THỊ NỮ
(rơm rớm nước mắt) : Tôi theo hầu
đức
Thái Tổ từ ngày còn hàn vi ở Lam Sơn, biết rõ hai ông Sát và Ngân từ khi hai
ông còn trẻ, vác gươm đến phò tá. Tôi đã chứng kiến bao nhiêu chiến tích lẫy
lừng của hai ông trong mười năm đánh đuổi giặc Minh. Tôi rất đau lòng thấy ông
Sát bị kết tội oan uổng, thấy mối tình giữa Tiểu Thư và Công Tử dang dở. Vì vậy
tôi đã liều đi tìm Công Tử, dẫn vào đây. Việc kết hôn này là đúng với mong muốn
của tôi, lẽ nào tôi từ chối ? Duy có điều xin hai người đừng để thất tiết với
Vua.
KHẮC MINH (kéo Nhật Lệ cùng quỳ
xuống) : Có bà
Trưởng
Thị nữ họ Bùi đây chứng giám, hai chúng tôi, Lê Khắc Minh và Lê Nhật Lệ nguyện
kết nghĩa phụ phu. Xin Trời Đất, tổ tiên hai họ và quỷ thần bốn phương chứng
giám.
NHẬT LỆ : Nhật Lệ này nguyện phần
xác có thể bị
buộc
phải dâng hiến cho nhà Vua vì lợi ích xã tắc, nhưng phần hồn mãi mãi nguyên vẹn
là vợ Công Tử Lê Khắc Minh. Một ngày kia, nếu trời đất và tổ tiên thương tình
phù hộ, tôi và Công Tử Khắc Minh được đoàn tụ, công khai chung sống thì tấm
lòng làm vợ của tôi vẫn nguyên vẹn như buổi hôm nay.
TRƯỞNG THỊ NỮ :
Tôi, Bùi Thị Phượng, Trưởng Thị
nữ
trong cung Vua Lê, nguyên là Thị nữ của đức Thái Tổ Lê Lợi, thay mặt hai họ nhà
trai và gái, chứng kiến cuộc hôn lễ này giữa Công Tử Lê Khắc Minh và Tiểu Thư
Lê Nhật Lệ. (Quay sang cô dâu chú rể.) Từ lúc này hai cháu trở thành
chồng vợ. Ta mong hai cháu hãy giữ cho linh hồn mãi mãi hướng về nhau, giúp
nhau chia sẻ những oan trái của kiếp người. Ta tin rằng sự hy sinh của hai cháu
vì sự nghiệp cao cả sẽ được đền bù xứng đáng và Trời Phật sẽ thấu tình, cho hai
cháu có ngày được đoàn tụ.
NHẬT LỆ (trào nước mắt quay sang
Khắc Minh) : Hãy
nhận
cho em cái bái này. Từ lúc này chàng là chồng em, và em là vợ chàng !
KHẮC MINH : Tiểu Thư cũng hãy nhận cái bái này, từ
nay
nàng là vợ ta. (Ôm Nhật Lệ.) Vợ anh !
Từ nay em hãy nhớ rằng mọi nỗi khổ tâm của em, anh chịu một nửa đỡ em.
TRƯƠNG THỊ NỮ : Đã trống canh tư. Công Tử lại
khoác
tấm xiêm áo thị nữ lúc nãy để tôi đưa ra ngoài hoàng thành.
NHẬT LỆ (nhìn chồng cải trang)
: Mình đi đâu bây
giờ?
KHẮC MINH. Sáng mai anh đưa chị anh về quê nhà
Lam Kinh.
NHẬT LỆ : Nguyên phi Ngọc Dao ?
KHẮC MINH : Chị anh đã bị truất ngôi,
về làm dân
thường,
may không bị sung làm nô tì. (Với Trưởng thị nữ.) Ta đi thôi.
NHẬT LỆ (đau đớn) : Bao giờ
em mới gặp lại mình ?
KHẮC MINH : Dũng cảm lên, em ! Tuy vợ
chồng ta
thân
thể xa nhau, nhưng linh hồn vẫn bên cạnh nhau kia mà. (Gỡ Nhật Lệ ra, chạy
theo Trưởng thị nữ.)
NHẬT LỆ (nhìn theo) : Tội
nghiệp chồng ta ! (Gục đầu
đau đớn.)
HẾT
PHẦN THỨ NHẤT
PHẦN THỨ HAI
CẢNH 6
Đã hơn một tháng trôi qua.
Đêm khuya, giữa một khu rừng hoang vu. Một
đống lửa cháy rừng rực ở giữa, hắt ánh sáng bập bùng vào bốn người ngồi xung
quanh như bốn bóng ma. Đấy là Đỗ Đặn - viên Cựu thái giám, Trần Thị - vợ goá
Đại tư đồ Lê Sát, thêm một ông già quắc thước, râu rậm, đạo mạo và một phụ nữ
trẻ, ngoài 30 tuổi, vẻ trải đời, phấn
son loè loẹt, dáng điệu lẳng lơ, đĩ thoã.
ĐỖ ĐẶNG : Đủ mặt rồi, ta vào việc
thôi.
TRẦN THỊ : Nhưng tôi chưa biết quý
danh cụ già kia.
Ông Thái
giám vui lòng cho chúng tôi được làm quen.
CỤ GIÀ (cười) : Ông Đỗ Thái
giám nên giới thiệu từng
người.
Chẳng hạn tôi cũng chưa được hân hạnh biết hai bà đây, nhất là bà má phấn môi
son, lồ lộ vẻ đa tình kia.
ĐỖ ĐẶNG : Cuộc họp cần kết thúc
nhanh, cho nên tôi
xin
nói công việc, rồi tiện đến ai thì giới thiệu người nấy. Trước hết xin báo tin với quý vị từ ngày
tên Lê Ngân nắm quyền ở triều và con gái hắn được Vua sủng ái, đã 14 đại thần
bị truất quyền chức, 8 bị phát giác ăn hối lộ và lộng quyền đè nén dân, chịu án
lưu đày, trong ấy có em ruột của mỗ đây, làm quan thu thuế ở trấn Sơn Tây. Tên
Lê Ngân còn nắm quyền thì còn nhiều người khổ. Hắn là kẻ võ biền, làm gì cũng
thẳng tay, không chút thông cảm, thương xót. Đêm nay chúng tôi là những kẻ thù
không đội trời chung với hắn tụ họp trong khu rừng này bàn kế hoạch triệt hắn.
Bà Trần Thị đây nguyên là đệ nhị phu nhân của cố Đại Tư Đồ Lê Sát, đang nung
nấu quyết tâm trả thù chồng. Bà xinh đẹp kia là Nguyễn Thị, nguyên nàng hầu của
Lê Ngân, nhưng bị hắn vu tội hư hỏng đuổi đi. Tôi thì đang làm Thái giám, bị
con gái Lê Ngân là Huệ phi Nhật Lệ xúi bẩy Vua khiến tôi mất chức. Ngoài ba
người có thù với hai cha con Lê Ngân, tôi mời thêm cụ đây, theo lời thỉnh cầu
của bà Nguyễn Thị. Xin bà Nguyễn Thị cho biết cao kiến.
NGUYỄN THỊ : Lật đổ tên Ngân dễ như trở
bàn tay.
Tôi không
ngờ ông là nam nhi nổi tiếng mưu cao mà chậm hiểu đến thế. Phụ nhân chúng tôi
chân yếu tay mềm nhưng lại tinh mắt hơn các ông nhiều. Thiển nghĩ thế này. Trời
đã sắp xếp mỗi nước có một ông Vua. Muốn sai khiến xã tắc, chỉ cần sai khiến
Vua. Tên Lê Ngân dùng con gái để sai khiến Vua. Chỉ cần làm cho con gái hắn thất sủng, lập tức mọi việc xong xuôi hết.
TRẦN THỊ : Xin phu nhân nói rõ hơn.
NGUYỄN THỊ : Xin vâng. Vua hiện nay là
đứa con nít
khờ
dại, ham chơi, hiếu thắng. Ta chỉ cần khéo một chút là đưa Vua vào bẫy ngay.
ĐỖ ĐẶNG : Nhưng bằng cách nào ?
NGUYỄN THỊ : Đây là một trận đánh. Tôi
đã mạn phép
vạch
ra từng nước đi. Các vị cứ theo sát từng nước đi là chắc chắn công việc sẽ
thành. Nhưng thưa ông Thái giám, tôi có tật, không có chút men vào người, không
nghĩ ra được kế gì hay ho.
ĐỖ ĐẶNG (vội vã) : Có ngay
đây. (Lấy ra vò rượu và
bốn
cái bát. Rót ra bát, đưa Nguyễn Thị và mọi người.) Xin mời các vị.
NGUYỄN THỊ (nốc một hơi cạn bát
rượu): Khà ! Rượu ngon đấy, ông Đỗ. Tôi xin nói tiếp. Đóng vai chủ chốt
trong vụ lừa này là cụ đây (trỏ Cụ Già) Tôi đã đi khắp các chợ ngày
phiên mới phát hiện ra cụ này đang ăn xin. Tuy là hành khất nhưng dáng người Cụ
rất đẹp : cốt cách một đạo sĩ với mái tóc và chòm râu dài trắng như cước. Tôi
đã đưa cụ về nhà, tẩm bổ cho da dẻ cụ hồng hào như ngày hôm nay. Cụ Trương ! Đã
mấy lần cụ hỏi dò tôi là ai, vậy hôm nay thì cụ đã rõ.
CỤ GIÀ (cười ha hả): Vâng,
tôi rõ rồi. Nhân đây tôi xin
nói
thêm. Khác với ba vị, tôi không có thù oán gì với ông Đại Đô Đốc cũng như bà
Vương phi. Tôi cũng chẳng vì nghĩa cả gì hết. Tôi chỉ vì tiền. Tôi đang cần
tiền vì bị đám con cháu bất hiếu đuổi đi, phải ăn xin các phiên chợ. Ông Thái
giám và bà phu nhân họ Nguyễn hứa trả công tôi 10 nén vàng. Nhưng đến nay tôi
chưa nhận được nén nào.
ĐỖ ĐẶNG : Lát nữa... Lát nữa... Tôi
sẽ đưa trước Cụ 2
nén, xong việc sẽ đưa nốt.
TRẦN THỊ : Tôi giấu
được 20 nén, nguyện để chi vào
việc
trả thù cho Quan lớn Đại tư đồ chồng tôi. Hiện tôi có mang theo, xin ông Đỗ cho
tôi được cúng vào việc lớn này. (Đưa 10 nén cho ông cụ.)
CỤ GIÀ (nhận tiền, lại cười ha
hả) : Phải rồi, đồng tiền
đi
trước là đồng tiền khôn. Với lại xem chừng lừa Vua đâu phải việc dễ. Chỉ vụng,
để hơi sơ suất một li là mất đầu như chơi.
NGUYỄN THỊ: Cụ yên tâm... nhưng cụ
công nhận mưu tôi cao không ? Tôi và Cụ đã tập dượt mười ngày nay, Cụ đã nắm
rất chắc mọi tình huống và cách ứng đối. Kìa, các vị cạn chén đi chứ. Tôi mạn
phép ! (Nốc một hơi cạn bát thứ hai.)
CẢNH 7
Trở lại cung riêng Vua Thái Tôn.
Vua và Huệ Phi Nhật Lệ ngồi uống rượu. Tiếng
chiêng trống và hò reo vui vẻ bên ngoài vọng vào. Nhật Lệ đứng dậy, bước đến
bên cửa sổ, nhìn ra ngoài cổng Hoàng thành.
NHẬT LỆ : Muôn tâu Bệ hạ, hôm nay
đâu phải ngày lễ
tiết mà Hoàng thành tưng bừng thế này
?
VUA THÁI TÔN (nhìn nàng, cười âu
yếm) : Sáng nay
ta
ban chiếu phong cha nàng tước Công, nhân tiện sai đem rượu ra cho quân sĩ ăn
mừng. Chắc chúng hoan hỉ đem chiêng trống ra gõ cho vui. Mà thế là đúng. Xã tắc
có đại thần tài ba, trung thực, công minh, tận trung với nước.
NHẬT LỆ (quỳ xuống) : Tiện thiếp xin tạ
ơn trời biển
của Bệ hạ, đã ban tước cao cho thân phụ tiện
thiếp.
THÁI TÔN : Đấy mới
chỉ là phần
thưởng nhỏ chưa
tương
xứng với công lao to lớn của ông Đại Đô Đốc. Ta không ngờ một vị tướng dũng
mãnh ngoài sa trường khi cầm cân nẩy mực trong triều lại vẫn lộ ra là bậc kinh
bang tế thế. Ái phi ! Lâu nay ta chưa thấy Nàng uống rượu. Nhưng hôm nay, nhân
dịp vui này Phi chịu uống với ta một chén nhỏ chứ ?
NHẬT LỆ (trìu mến) : Bệ hạ
tha tội. Thiếp không biết
uống
rượu. Thiếp e có chút men vào, sẽ không còn tỉnh táo để hầu hạ đấng chí tôn.
THÁI TÔN : Không sao, không sao ! Ta
lại muốn Nàng
buông
thả thêm đôi chút. Tại sao cứ phải giữ lễ Vua tôi mà hạn chế tình chồng vợ ? Ta
chỉ đòi nàng uống một lần này thôi.
NHẬT LỆ (miễn cưỡng) : Thiếp
xin tuân chỉ, nhưng chỉ một chút thôi,
tâu Bệ hạ.
THÁI TÔN : Được được. (Uống cạn ly
rượu.) Xã tắc
đang
an bình. Năm nay được mùa, trăm họ no đủ. Sau buổi thiết triều sáng nay, ta
thấy trong lòng hoan hỉ. Thị nữ ! Bưng thêm rượu ra đây và sai vũ nữ hát múa
cho Ái phi ta thưởng ngoạn.
[Thị nữ bưng khay rượu ra.
Tốp vũ nữ xiêm áo lộng lẫy bước ra múa hát. Bỗng một thị vệ chạy vào.]
THỊ VỆ (quỳ tâu) : Muôn tâu
Thánh thượng, có một đạo
sĩ
xin được vào tâu với Thánh thượng việc hệ trọng. Hiện vị đạo sĩ đang chờ ngoài
cổng Hoàng thành.
THÁI TÔN : Một đạo sĩ ?
THỊ VỆ (vẫn quỳ) : Muôn tâu
Thánh thượng, một cụ già
râu
dài trắng như cước, trông dáng dấp như tiên ông.
THÁI TÔN : Không phải hòa thượng
Thích Quang trên
núi Yên Tử sao ?
THỊ VỆ : Muôn tâu
Thánh thượng, không
phải hòa
thượng mà là đạo sĩ.
THÁI TÔN : Được, cho vị đạo nhân vào.
[Thị vệ cúi lạy, đi ra. Lát sau đạo sĩ vào, chính là ông cụ trong cảnh
trước, cải trang thành đạo sĩ.]
CỤ GIÀ (cúi rạp đầu). Bần đạo kính chúc Thánh
thượng an khang.
THÁI TÔN. Ta miễn lễ. Đạo nhân ngồi
xuống đây.
Chẳng hay đạo nhân muốn tâu với ta việc
gì ?
CỤ GIÀ. Điều bần đạo tâu chỉ dành riêng cho Bệ hạ.
THÁI TÔN. Cho các ngươi lui.
[Đám
vũ nữ và thị nữ cúi lạy rồi đi ra.]
NHẬT LỆ (cũng đứng dậy định đi ra). Thiếp
cũng xin
lui để Bệ hạ tiếp đạo sĩ.
THÁI TÔN. Không, không ! Nàng ngồi
lại đây. (Với
đạo sĩ.)
Ái phi của ta ngồi nghe được chứ ?
CỤ GIÀ. Điều bần đạo muốn tâu không liên quan đến
Vương
Phi, xin Vương phi vui lòng tạm lánh ra ngoài.
[Nhật Lệ cúi lạy Vua rồi đi ra.]
THÁI TÔN (hơi khó chịu). Điều
đạo nhân muốn tâu
chẳng lẽ hệ trọng đến thế sao ?
CỤ GIÀ. Bệ hạ đoán đúng. Điều bần
đạo sắp tâu vô
cùng
hệ trọng đối với vận mệnh xã tắc. Bần đạo tu hành trên đỉnh Tản Viên Sơn, đêm
đêm nằm ngửa mặt xem tinh tú chuyển động trên bầu trời. Cách đây hai tháng, bần
đạo bổng thấy một hiện tượng lạ. Sao Thiên Cực của Bệ hạ lâu nay vẫn sáng rực
phía Tây Nam,
đột nhiên bị mờ đi và bên cạnh xuất hiện một vì sao lạ. Bần đạo chờ xem sự thể
diễn biến ra sao thì thấy vì sao lạ kia không những không biến đi mà hai hôm
sau còn xuất hiện một vì sao lạ nữa. Hai vì sao lạ này trấn hai bên sao Thiên
Cực của Bệ hạ khiến sao Thiên Cực mờ hẳn đi. Thần e có chuyện gì bất thường trong
cung, vội vã xuống núi tìm về kinh nghe ngóng thử. Nhưng bần đạo được tin thánh
thể vẫn an khang. Dù sao bần đạo cũng thấy có bổn phận tâu lên Thánh thượng để
đề phòng. Thánh thượng mà làm sao, sẽ ảnh hưởng lớn đến xã tắc.
THÁI TÔN (cười). Đa tạ đạo nhân, nhưng ta không tin
sự chuyển
động của các vì sao trên trời lại ảnh hưởng đến công việc dưới hạ giới.
CỤ GIÀ. Thánh thượng lầm rồi. Mọi việc trên thế gian
đều dược
quyết định từ trên trời. Huyền cơ tạo hóa thể hiện qua sự chuyển dời các tinh
tú. Ngày xưa Khổng Minh đêm nhìn lên trời thấy một ngôi sao to bằng cái đấu rơi
xuống, đoán ngay rằng Quan Công bị nạn. Tả hữu không tin, nhưng sau đấy mấy hôm
thì có tin đưa về, Quan Công bị nạn thật.
THÁI TÔN. Vậy đạo nhân kiến giải hiện tượng tinh tú
kia thế nào
? Sao Thiên Cực đúng là ta rồi. Còn hai vì sao lạ kia ?
CỤ GIÀ. Mấy chục năm nay bần đạo
lánh xa thế sự, ẩn
náu
trên đỉnh núi cao, chuyên việc tu hành, đâu biết công việc triều đình của Bệ
hạ. Nên bần đạo không thể giải được. Chỉ thấy hiện tượng như thế thì tâu để Bệ
hạ suy ngẫm và lường trước những tai họa có thể xẩy đến cho Bệ hạ.
THÁI TÔN. Đa tạ đạo nhân. Thị nữ đâu
? Sang kho lấy
cho ta 10 nén vàng để tạ ơn vị cao
tăng.
CỤ GIÀ. Bần đạo tu hành trên núi
cao, ăn hoa quả,
uống nước suối, lấy vàng bạc của Bệ hạ
làm gì ?
THÁI TÔN. Nhưng đạo nhân cũng nhận một chút khỏi
phụ tấm lòng của ta.
[Thị nữ bưng khay vàng vào.]
CỤ GIÀ. Bần đạo chỉ xin nhận một
nén để Bệ hạ vui
lòng,
và cũng để đền công ông chủ quán trọ cho bần đạo nghỉ đêm qua và trỏ đường cho
bần đạo vào Hoàng cung. (Bỏ nén vàng vào tay nải, cúi lạy,) Xin cáo từ
Bệ hạ và mong điềm gở kia chóng qua. Dù sao Bệ hạ cũng lưu tâm gìn giữ mình
vàng. Vận mệnh muôn dân sung sướng hay khổ cực tùy thuộc vào Bệ hạ. Trước tiên
Bệ hạ xem trong các người vây quanh Bệ hạ, có hai người nào định lấn át Vua.
Xin cáo từ Bệ hạ. (Định lui ra.)
THÁI TÔN (đột nhiên). Lúc nãy đạo nhân có nói
hiện
tượng kia xẩy ra trước đây hai tháng ?
CỤ GIÀ (giả vờ bấm đốt ngón tay
tính). Đúng ra chưa
đến
hai tháng. Còn thiếu mười ngày mới đủ hai tháng.
THÁI TÔN (cũng nhẩm tính).
Đấy là ngày Huệ Phi vào
cung.
Lạ nhỉ ! Nhưng chuyện trùng hợp là rất bình thường, chẳng đáng cho ta phải bận
tâm.
[Cụ già đã lui ra ngoài. Nhật Lệ vào.]
NHẬT LỆ (đứng lại gần Vua, chăm
chú nhìn). Thần sắc
Bệ
hạ làm sao vậy ? Ông đạo sĩ nói việc gì, tâu Bệ hạ ?
THÁI TÔN. Ái phi không đứng ngoài
nghe trộm đấy
chứ?
NHẬT LỆ (cười). Thiếp nghe
làm gì ? Nhưng vị đạo sĩ
kia
tâu chuyện gì, Bệ hạ cho tiện thiếp biết được không ?
THÁI TÔN (như sực tỉnh). Chuyện hoang đường,
không
dính gì đến Ái phi của ta. (Đột nhiên đăm chiêu.) Liệu sự chuyển động
của tinh tú trên trời có liên quan gì đến công việc dưới trần thế không, Ái phi
nghĩ sao ? Có hay không ?
NHẬT LỆ. Thiếp làm sao biết được ?
Tâu Bệ hạ, phải
chăng
vị đạo sĩ kia báo tin về một hiện tượng lạ trên bầu trời ?
THÁI TÔN (đột nhiên nhìn Nhật Lệ
vẻ nghi ngờ). Sao
Ái phi biết ?
NHẬT LỆ. Tiện thiếp phỏng đoán thôi, bởi thiếp thấy
sắc mặt Bệ hạ như có chiều lo lắng.
THÁI TÔN. Không. (Quay đi.)
Không có gì cả. Ôi, sao
đầu
ta nhức buốt thế này ? Phải chăng vì chén rượu lúc nãy ?
NHẬT LỆ (đứng dậy). Thiếp
sai thị nữ mời quan ngự y.
THÁI TÔN. Không cần ! Không cần ! Ta
nằm nghỉ một
lúc là khỏi thôi.
NHẬT LỆ (đỡ Vua). Bệ hạ nằm
nghỉ đi. (Đỡ Vua nằm
xuống.)
THÁI TÔN. Ái phi! Đêm qua ta mơ thấy
giấc mơ rất lạ.
NHẬT LỆ. Tâu Bệ hạ, giấc mơ thế nào
ạ ?
THÁI TÔN : Ta thấy một
người đàn bà giữ
chặt hai
chân
hai tay ta cho một người đàn ông bóp cổ ta. Ta giãy giụa đạp cả hai ra thì lạ
chưa, người đàn bà chính là Ái phi. Còn người đàn ông kia...
NHẬT LỆ. Là ai, tâu Bệ hạ ?
THÁI TÔN. Là ông Đại Đô Đốc ! Ái phi
thấy giấc mơ
quái đản không ?
NHẬT LỆ (chợt hiểu) :
Ra Bệ
hạ vẫn có bụng ngờ cha
con thiếp ? Nếu không, sao có giấc mơ như thế?
THÁI TÔN : Chính ta cũng không hiểu tại sao có giấc
mơ
kỳ quái ấy. Còn ngờ thì Ái phi đã thấy đấy. Nếu ngờ ta đã chẳng phong thân phụ
nàng tước Công và chẳng sủng ái nàng như hiện giờ.
NHẬT LỆ
: Vậy là nỗi ngờ vực mới xuất hiện gần đây.
Bệ
hạ kể chuyện giấc mơ chỉ để thử lòng thiếp. Thật ra không làm gì có giấc mơ như
thế. Nhưng mới chỉ từ buổi trưa đến giờ. (Sau một chút.) Thôi, đúng rồi,
ông đạo sĩ ! Ông ta tâu gì với Bệ hạ, gieo rắc mối nghi hoặc. Hẳn nào, lúc ông
ta mới vào, nhìn vẻ mặt ông ta thiếp đã hơi ngờ ngợ.
THÁI TÔN. Ngờ ngợ thế nào ?
NHẬT LỆ.
Thiếp thấy mắt ông ta không đàng hoàng và
dáng
điệu không ra dáng chân tu. Thiếp có cảm giác ông ta đóng vai đạo sĩ chứ không
phải đạo sĩ, mặc dù phải công nhận ông ta đóng rất giỏi. Từ mái tóc, chòm râu
trắng như cước đến bộ quần áo mặc trên người, dáng điệu cử chỉ đều bắt chước
rất khéo, chỉ riêng cặp mắt là ông ta không che giấu nổi. Mà thiếp quen xét
đoán người qua cặp mắt. Người chân thật bao giờ cũng nhìn thẳng, đàng hoàng, tự
tin. Ông đạo sĩ này mắt lấm lét và có chút hốt hoảng. Bệ hạ không hỏi ông ta tu
ở đền nào.
THÁI TÔN. Phải rồi, Ái phi nói đúng.
Ta cũng có đôi
chút ngờ ngợ. (Gọi to.) Thị vệ
đâu ?
[Một thị vệ chạy vào, quỳ
lạy đợi lệnh chỉ.]
Ngươi
ra cổng Hoàng thành xem có thấy đạo sĩ ban nãy thì vời ông ta vào chầu, ta muốn
hỏi thêm vài câu.
[Lính thị vệ chạy ra.]
Ái
phi nói đúng. Ta cũng có cảm giác không phải người đắc đạo. Chà, nếu Ái phi
không nói, ta đã bị lão già kia lừa dối rồi. Ôi, càng ngày ta càng thấy vời em
vào Cung là rất đúng.
[Lính thị vệ ban nãy chạy vào, quỳ lạy.]
THỊ VỆ. Muôn tâu Thánh thượng, ông
đạo sĩ đi rồi.
Con
chạy ra cổng Hoàng thành, ngó các phía không thấy bóng dáng ông ta đâu.
THÁI TÔN. Ngươi truyền sắc chỉ của
ta cho quan Hiệu
uý
đô thành lùng các quán trọ xem ông đạo sĩ nghỉ ở đâu thì dẫn vào Cung cho ta.
[Thị vệ cúi lạy rồi đi ra]
Vậy
là kẻ bịp bợm rồi ! Suýt nữa ta tin lão có phải oan ức cho Ái phi và ông Đại Đô
Đốc không ? Chao ôi, Nàng đã giúp ta bao nhiêu điều. Nhật Lệ ! Em đúng là của
báu trời ban riêng cho ta, để giúp ta làm tròn bổn phận với Tiên đế và xã tắc.
NHẬT LỆ: Tâu Bệ hạ, thiếp đã dâng
thân xác cho Bệ hạ
là
chỉ mong giúp giập Bệ hạ. Thiếp biết từ khi Bệ hạ hạ cố thương yêu, nhiều kẻ
ghen tức với thiếp. Và thiếp rất sợ đến một ngày nào đấy...
THÁI TÔN : Không ! Sẽ không bao giờ
có ngày ấy. Ái
phi đừng lo.
NHẬT LỆ : Thiếp chỉ cúi xin, nếu cái ngày ấy đến, xin
Bệ
hạ gia ân cho cha con thiếp được về quê nhà ở Lam Kinh cầy cấy sinh sống. Và
rất có thể thiếp sẽ xin với phụ thân cho thiếp được vào tu ở một ngôi chùa gần
đấy, hằng ngày cầu đức Như Lai ban sức khoẻ và trí óc minh mẫn cho Bệ hạ.
THÁI TÔN : Ôi, em đừng nói đến những
chuyện không
bao
giờ xảy ra ấy. Nào, lại đây với ta. Hay Ái phi vẫn còn giận vì ta đã bày ra cái
giấc mơ ban nãy ? Nào, Nhật Lệ, lại đây với ta. Hãy quên tất cả những chuyện ấy
đi. Đêm nay ta sẽ cho em thấy ta yêu em đến chừng nào. Em vẫn còn giận ư ? Lòng
dạ em vẫn chưa bình lặng. Phải rồi, hãy đàn cho ta nghe một bản nào đấy để bình
tĩnh trở lại. Thị nữ đâu ? Đem cây tỳ bà vào đây.
[Thị nữ vào, quỳ lạy dâng
cây tỳ bà. Nhật Lệ đỡ lấy, so dây. Thị nữ ra. Nhật Lệ gẩy đàn, hát.]
NHẬT LỆ : "Cây muốn lặng,
Gió chẳng dừng
Lòng
thành ai có biết ?
Tâm sự này biết ngỏ cùng ai
?
Trên cành cao,
Con sáo líu lo.
Mắt nhìn vầng Hồng
Mà lòng quặn đau.
Quặn đau..."
THÁI TÔN : Ôi, sao nàng hát câu buồn thế ? Nàng
vẫn
còn giận ta
? Nhật Lệ, bỏ quá cho ta. Ta biết lỗi rồi. Từ nay sẽ không bao giờ có chuyện như
thế nữa. Ta đã thấu hiểu tấm lòng chân thật của em. Thôi, đặt cây đàn xuống và
lại đây với ta.
[Nhật Lệ buông cây đàn, bước đến, nép vào người Vua. Vua Thái Tôn ôm chặt
nàng.]
CẢNH 8
Túp lều của bà Trần Thị, vợ goá Đại tư đồ Lê
Sát, nằm ở cuối vườn trong dinh Đại Đô Đốc Lê Ngân. Hôm nay là 49 ngày Lê Sát.
Trên bàn thờ một đĩa hoa quả. Bài vị. Khói hương nghi ngút. Trời bên ngoài bắt
đầu rạng sáng. Trần Thị mặc tang phục, quỳ trước ban thờ, chắp hai tay.
TRẦN THỊ (khấn) : Quan lớn
Đại tư đồ. Hôm nay 49
ngày
Ngài mà chỉ có một mình thiếp thắp hương cầu nguyện cho hồn oan của Quan lớn.
Ôi, đã gần hai tháng rồi mà thiếp vẫn chưa trả được mối thù cho chồng. Những kẻ
vu oán giá họa cho Quan lớn vẫn ngang nhiên ngồi hưởng bổng lộc Vua. Từ ngày
Quan lớn bị nạn, thiếp sống goá bụa, lay lắt như kẻ khốn cùng. Mà cũng phải
thôi, chồng bị khép trọng tội, vợ con bị sung làm nô tì là đúng rồi. Nhưng tại
đâu ? Tại đâu ? Thiếp chưa làm cho những kẻ gièm pha Quan lớn với Vua phải đền
mạng thì thiếp chưa thể chết để theo Quan lớn.
[Tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Trần Thị hoảng hốt đứng dậy bước ra nghe ngóng,
rồi mở cửa. Khắc Minh lẻn vào và lập tức đóng cửa lại.]
KHẮC MINH (bỏ khăn che mặt) :
Lạy dì ạ !
TRẦN THỊ (mỉa mai) : Ra anh
còn nhớ ngày kia đấy !
[Khắc Minh không trả lời,
lặng lẽ lấy ba nén hương, đốt, cắm lên ban thờ rồi quỳ xuống, lầm rầm khấn.]
KHẮC MINH : Kính lạy hương hồn
cha linh thiêng !
Con
là Khắc Minh, hôm nay đến quỳ gối trước ban thờ cha, cầu nguyện cho oan hồn cha
được yên nghỉ nơi chín suối, bên cạnh Tiên Đế và các đấng anh hùng liệt sĩ đã
bỏ mình vì xã tắc. (Ôm mặt khóc nức nở.)
TRẦN THỊ
: Đêm qua cha
anh về đấy. Nửa đêm, thức
dậy,
tôi nhìn lên ban thờ thấy Quan lớn Đại tư đồ ngồi chễm chệ trên ấy tự bao giờ.
Vẫn uy nghi y hệt lúc sinh thời, đủ cả cân đai mũ mãng Vua ban, chỉ có cặp mắt
rất buồn.
KHẮC MINH
(oà khóc) : Mỗi lần nghĩ
đến cha, ruột
gan
con đau buốt. Cha bị khép tội oan uổng, nhưng cha hãy nói đi, con phải làm gì ?
Nhiều đêm con không ngủ được, chưa biết con phải làm gì để vong linh cha được
thanh thản.
TRẦN THỊ : Anh thừa biết phải làm gì
rồi. Chỉ có điều
anh
hèn nhát, không dám động đến lông chân cái
đứa vu tội cho cha anh. Anh bạc nhược, chỉ lo mạng sống cho bản thân anh. Anh cam chịu sống
chui lủi không hơn gì con chuột nhắt hèn mạt.
KHẮC MINH : Dì bảo con phải giết những
kẻ đã vu tội
oan
cho cha con trước Vua ? Nhưng phải biết chính xác là kẻ nào. Vả lại sự
đời không đơn giản như dì
nghĩ đâu..
TRẦN THỊ : Anh giỏi giang, anh nghĩ
sâu nghĩ xa. Chứ
tôi,
đàn bà dốt nát, tôi nghĩ cạn thế thôi. Con phải trả thù cho cha. Vợ phải trả
thù cho chồng.
KHẮC MINH : Cách trả thù tốt nhất là làm sao cho xã
tắc không còn ai bị khép tội oan uổng
nữa.
TRẦN THỊ(giận dữ):Chẳng bao
giờ có chuyện như thế!
Sống
ở đời, ai thật thà thì muôn thuở chịu thiệt thòi, kẻ gian hiểm mãi mãi vẫn cứ
lên chức tước, dinh thự mỗi lúc một sang trọng, vàng bạc châu báu vẫn ùn ùn đổ
vào rương hòm của chúng. Anh biết cái đứa sàm tấu vu tội oan cho cha anh được
Vua ban tước Công rồi chứ?
KHẮC MINH(lảng chuyện) : Dì
vẫn mạnh khoẻ chứ ạ ?
TRẦN THỊ (cay độc) : Cảm ơn
anh, tôi chưa chết. Chưa
trả
được thù cho chồng thì tôi chưa chịu chết đâu.
KHẮC MINH : Trời sắp sáng , con xin phép dì . (Định
mở
cửa ngách thì Trần Thị vội vã kéo chàng lại, đẩy vào buồng trong.)
TRẦN THỊ : Vào đây đi. Lão ta đến !
[Khắc Minh vội vào khuất.]
LÊ NGÂN (đẩy cửa bước vào) :
Chào Phu nhân !
TRẦN THỊ
(cay độc) : Kính chào Quan
lớn Nhập nội
Đại
Đô Đốc. Tôi chỉ là đứa nô tì của Quan lớn. Phu nhân phu nhiếc gì đâu ?
[Lê Ngân không nói gì, lặng lẽ bước đến trước ban thờ, cung kính chắp tay
vái ba vái .]
Cảm ơn Quan lớn còn nhớ đến chồng tôi.
KHẮC MINH (đột nhiên bước ra, vái) : Kính lạy Bác !
Cháu xin cúi đầu kính chúc bác an
khang !
LÊ NGÂN (sửng sốt). Khắc
Minh ! Ôi, cháu vẫn yên ổn
chứ
? À, phải rồi, hôm nay cháu về đây thắp hương 49 ngày cha cháu. Thế là rất tốt
! Rất tốt ! Nhưng cháu nghe ta khuyên. Hiện nay ta chưa thể minh oan cho cha
cháu, cháu hãy tạm lánh xa kinh thành ít lâu. Ta hy vọng sẽ đến ngày Hoàng
thượng nghĩ lại. Khi ấy cháu hãy về.
KHẮC MINH (lại vái). Cháu tạ
ơn Bác. Nhưng hôm
nay cháu về đây muốn gặp Bác vì chuyện
khác ...
LÊ NGÂN. Hay cháu vẫn nghi ngờ và
oán giận bác ?
Cháu
tưởng bác có thể quên được bao tình cảm gắn bó với cha cháu từ những ngày bác
với cha cháu còn thanh gươm yên ngựa xông xáo trận tiền hay sao ?
KHẮC MINH. Thưa Bác, không phải thế
mà vì chuyện
khác.
Cháu nhắc bác hết sức cẩn thận kéo rơi vào đúng hoàn cảnh cha cháu. Từ ngày bác
lên nắm triều chính, trừng phạt tội lạm quyền, tham nhũng, nhiều kẻ rất căm
giận bác. Gần đây, tên Đỗ Đặng đang âm mưu hại bác...
LÊ NGÂN. Tên Thái giám mất chức ấy
không làm gì
được
ta đâu. Vả lại ta nghĩ, đã vì xã tắc mà dấn thân thì nếu lỡ phải chịu hậu quả
thế nào ta cũng không oán thán. Làm gì ta chẳng biết bao hiểm nguy đang rình
đón ta không kém ngoài sa trường? Nhưng cháu hiểu cho, ta không còn cách nào
khác.
TRẦN THỊ. Quan lớn Đại Đô Đốc dạy
chí phải. Anh
đừng
lo hão cho Quan lớn. Lúc này Quan lớn đứng đầu triều, con gái ở ngôi Vương Phi. Một tên thái giám quèn, đã
bị Vua đuổi đi, còn quyền lực đâu mà hại được Quan lớn ?
LÊ NGÂN. Ôi, nghĩa là cháu không
oán giận ta, Khắc
Minh
? Riêng điều ấy đã làm ta vui sướng và vô cùng biết ơn cháu. Đã thế cháu còn lo
cho ta, nhắc cẩn thận ! Ta đội ơn cháu biết chừng nào. Cháu nói đúng, tên Đỗ
Đặng ấy thâm hiểm xảo quyệt còn hơn loài rắn độc. Cháu nhắc bác chú ý là rất
đúng. Cảm ơn cháu...
KHẮC MINH. Thưa bác, không phải chỉ
có Đỗ Đặng...
LÊ NGÂN. Đúng thế. Bác nghe lời
cháu, sẽ hết sức cẩn
thận.
Nhưng Khắc Minh ! Quả thật cháu không oán giận ta về chuyện con Nhật Lệ chứ ?
KHẮC MINH. Cháu chỉ lo cho Tiểu Thư.
Nhưng thôi,
trời
chưa sáng hẳn, cháu phải đi kéo lỡ có người biết sẽ liên luỵ đến dì cháu và
bác. Cháu xin chào dì, chào Bác...
LÊ NGÂN. Hôm nay 49 ngày cha cháu,
cháu nên nán
lại
một lát với phu nhân. Ta cáo lỗi, còn sửa soạn vào triều. (Ra.)
[Khắc Minh cung kính vái chào.]
TRẦN THỊ (đợi Lê Ngân đi khuất). Đồ bất hiếu ! (Giận
dữ.) Anh bắt
oan hồn cha anh dưới suối vàng phải ôm mối hận đến bao giờ ? Anh không trả thù
được cho ông ấy thì có bàn tay kẻ khác trả hộ, anh không biết ơn còn cản trở
người ta ! Cút đi! Tôi không muốn nhìn bộ mặt đê hèn của anh thêm một khắc nào
nữa ! Mà tôi báo trước, anh cũng liều liệu cái thân anh ! Đừng cản trở công
việc người khác !
KHẮC MINH. Ôi, dì nói vậy là sao ? Hay dì đồng
tình
với con rắn độc ấy ?
TRẦN THỊ. Đúng ! Tôi giúp nó ! Tôi
mượn bàn tay nó
để
trả mối thù của tôi. Tôi cấm anh không được đụng vào.
KHẮC MINH (đau đớn). Nếu con có cách, con quyết
chặn
bàn tay nó, và nếu dì dính vào, con sẽ phải chặn tay dì.
TRẦN THỊ. Anh đừng hỗn. Mẹ anh không
may qua đời
sớm,
tôi đã chăm nom anh suốt ngần ấy năm trời, vậy mà anh nói với tôi như vậy ư ?
Mà tôi làm gì sai nào ? Chỉ là trả thù cho cha anh, để vong linh cha anh được
ngậm cười nơi chín suối. Có anh là đồ bất hiếu ! Từ nay đừng nhận là con cha
anh nữa. Và tôi cũng cấm cửa anh. Tôi sẽ còn khấn để vong hồn cha anh về bóp cổ
chết thằng con bất hiếu là anh cho mà xem.
[Đột nhiên cửa bật mở. Tên lính lệ chạy vào.]
LÍNH LỆ. A ! Khắc Minh ! Đang có
lệnh truy nã mi. Ta
phải
bắt mi nộp lĩnh thưởng. Ta nghe thấy tiếng người trong này, tưởng ai, thì ra
chính là mi ! (Xấn lại.)
[Khắc Minh rút đoản kiếm đâm
một nhát vào giữa ngực hắn, làm hắn gục xuống, chết ngay.]
KHẮC MINH (cất dao, nói khẽ). Cháu lỡ tay làm phiền
cho
dì. Dì liệu lời ứng đối chuyện này. Cháu đi. (Ra nhanh.)
[Cửa
lại bật mở, lúc này thêm ba lính lệ khác chạy vào.]
LÍNH I. Chuyện gì thế ?
TRẦN THỊ (trỏ xác chết). Tên Khắc Minh vừa vào đây,
tôi
gọi chú này để bắt nó, nhưng chú này vụng, bị nó đâm chết rồi tẩu thoát. (Trỏ cánh cửa ngách vẫn còn hé mở.)
Nó chạy lối này.
LÍNH I. Ra thằng Khắc Minh ! Chúng
bay, ta đuổi theo
bắt
nó nộp quan lĩnh thưởng. (Ra hiệu. Cả ba tên chạy ra theo lối cửa ngách.)
TRẦN THỊ (lẩm bẩm) Thằng già
khốn nạn ! Chính lão
sai
lính vào bắt thằng bé chứ còn ai ? Vậy mà thằng bé vẫn còn mê muội. Thằng già
kia ! Phen này tao quyết làm cho mi không còn chức đầu triều, thậm chí phải
chết còn tàn khốc hơn chồng tao.
CẢNH 9
Vua Thái Tôn ngồi cầm bút phê vào các sớ đặt
trên án thư trong cung riêng. Đột nhiên một bóng người lẻn
vào. Vua thấy động, ngẩng lên, chưa kịp nói gì thì bóng người đã sụp xuống quỳ
lạy.
THÁI TÔN. Ngươi là ai? A, ông Đỗ !..
ĐỖ ĐẶNG. Muôn tâu Thánh thượng tha tội chết cho kẻ
hạ
thần. Vâng, tâu Thánh thượng, thần chính là Đỗ Đặng đây.
THÁI TÔN (cau mặt). Ta đã cấm ngươi không được
vào cung kia mà !
ĐỖ ĐẶNG. Tiểu thần biết, chính vì
vậy mới cúi lạy
Thánh thượng tha tội.
THÁI TÔN. Ngươi muốn tâu việc gì ?
ĐỖ ĐẶNG. Thần nhớ long nhan quá. Và
cũng có việc
nữa. Việc quan trọng đến Bệ hạ, đến xã
tắc.
THÁI TÔN (cau mặt khó chịu).
Việc gì ?
ĐỖ ĐẶNG. Có lá sớ mật tâu lên Thánh
thượng, cáo
giác
một việc ám muội trong triều đình. (Dâng lên bằng hai tay.)
THÁI TÔN (đỡ lấy đọc thầm). Nguyễn Thị là ai ?
ĐỖ ĐẶNG (khúm núm chắp tay). Tâu Thánh thượng bà
ta nguyên là
nàng hầu của Đại Đô Đốc Lê Ngân, nhưng bị kẻ khác gièm pha khiến ông Đại Đô Đốc
nghi ngờ là có tình ý với người khác, nên đuổi đi. Bà ta một lòng chung thuỷ
với ông Đại Đô Đốc, vậy mà bị đuổi một cách oan ức nên uất hận nhưng không làm
gì được. Bà ta khóc lóc với thần và kể nhiều điều xấu xa trong dinh ông Đại Đô
Đốc. Thần bèn giục bà ta viết sớ tâu lên Thánh thượng, vì nếu bà ta biết mà
không cáo giác là có tội lớn với Thánh thượng.
THÁI TÔN. Do thù oán mà vu oan giá
họa thì không
thể
tin. Ngươi để lá sớ đây để ta sai người dò la xem thử có đúng như trong sớ tâu
trình không.
ĐỖ ĐẶNG (dai dẳng). Muôn tâu
Thánh thượng, đây là
chuyện
hệ trọng đến xã tắc, Thánh thượng chớ bỏ qua.
THÁI TÔN. Được, cho ngươi lui.
ĐỖ ĐẶNG. Muôn tâu Thánh thượng,
thần trộm nghĩ,
Thánh
thượng nên sai người dò xét ngay xem thật hư thế nào.
THÁI TÔN. Không phải dò xét gì hết. Ta không tin lời
cáo giác này.
ĐỖ ĐẶNG. Tiểu thần lại tin. Bà
Nguyễn Thị vốn là
người
trong nhà, tất biết rõ sự việc. Thần biết bà ta là người thật thà chất phác. Bà
ta khóc bảo thần rằng chỉ vì sợ biết mà không cáo giác sẽ bị tội nên buộc phải
viết lá sớ kia.
THÁI TÔN (miễn cưỡng). Được.
Ta sẽ sai quan gọi bà
ta đến hỏi thêm.
ĐỖ ĐẶNG. Ấy chết, tâu Thánh thượng,
không nên.
Làm thế tức là đánh động, họ sẽ phi
tang ngay.
THÁI TÔN (khó chịu). Vậy phải
làm thế nào ?
ĐỖ ĐẶNG. Thánh thượng nên sai người
đến khám xét
nhà ông Đại Đô Đốc ngay bây giờ.
THÁI TÔN. Không được. Nếu lời cáo
giác sai thì đâm
ra Vua nghi ngờ bầy tôi .
ĐỖ ĐẶNG. Muôn tâu Thánh thượng,
Thánh thượng là
chúa
của xã tắc. Nhận được cáo giác Thánh thượng lệnh chỉ tiến hành kiểm soát là
chuyện bình thường. Nếu kiểm soát không thấy gì thì ông Đại Đô Đốc càng yên tâm
hơn để giúp giập Thánh thượng.
THÁI TÔN. Vả ta cũng không tin vào các thứ bùa ngải.
ĐỖ ĐẶNG. Thánh thượng cho phép kẻ
hạ thần được
tâu.
Đúng là nhiều bùa ngải chỉ là thứ bịp bợm của bọn phù thuỷ giả danh, đi lừa mấy
bà dân quê thất học. Nhưng cũng có thứ bùa ngải của bậc cao tay, được chế luyện
công phu thì hiệu nghiệm rất lớn. Tâu Thánh thượng, kẻ hạ thần đã chứng kiến
nhiều trường hợp, giá không thấy tận mắt thì khó ngờ là có thật. Quan lớn Đại Đô
Đốc là bậc túc trí, đã dùng bùa tất phải loại của thầy cao tay thật sự. Bà
Nguyễn Thị kể với thần là bùa của Quan lớn Đại Đô Đốc đùng để mê hoặc Bệ hạ là
loại bùa đặc biệt do đích thân thầy nổi tiếng Trần Văn Thường chế ra, bằng máu
của năm loài điểu, năm loài xà, năm loài ngư hoà với mực son để viết. Sau đấy
còn đem chôn đủ ba trăm ngày bên cạnh mộ một cô gái chết lúc còn trinh rồi mới
đem dùng. Loại bùa ấy có thể mê hoặc bất cứ ai, dù bậc học giả uyên thâm hoặc
đế vương.
THÁI TÔN. Những chuyện ấy ta có nghe
nhưng không
tin.
ĐỖ ĐẶNG. Dù sao Thánh thượng cũng
cho phép hạ
thần đem lính đến soát nhà Đại Đô Đốc.
THÁI TÔN (sau một chút). Cũng
được.
ĐỖ ĐẶNG. Thần xin thi hành ngay. (Cúi
lạy rồi ra
nhanh.)
[Vua
đăm chiêu một lúc rồi gọi to.]
THÁI TÔN. Thị nữ đâu ? Mời Huệ Phi
cho ta.
NHẬT LỆ (vào, cúi lạy). Bệ
hạ cho gọi tiện thiếp ?
THÁI TÔN. Nhật Lệ !
NHẬT LỆ. Dạ, tâu Thánh thượng ?
THÁI TÔN. Nàng nhìn thẳng vào mắt ta
xem.
[Nhật Lệ làm theo lời Vua.]
Sao cặp mắt Nàng hôm nay không như mọi khi.
NHẬT LỆ (cười). Tâu Bệ hạ, hôm nay mắt thiếp làm
sao ?
THÁI TÔN. Mọi khi mắt Nàng chân
thật. Xưa nay ta
vẫn tin là như thế.
NHẬT LỆ (mỉm cười). Hôm nay
Bệ hạ nhìn thấy mắt
thiếp gian xảo chăng ?
THÁI TÔN (sửng sốt). Hai chữ
ấy không phải ta nói mà
chính từ miệng Nàng thốt ra.
NHẬT LỆ (ngạc nhiên). Bệ hạ
nói thế nghĩa là sao,
thiếp chưa hiểu ?
THÁI TÔN. Mọi khi Nàng thông minh
lắm kia mà. Chỉ
thoáng qua một cái là hiểu ngay.
NHẬT LỆ. Nhưng Bệ hạ hôm nay cũng
không như mọi
khi.
Bệ hạ gọi thiếp đến, đòi xem cặp mắt của thiếp rồi nói những câu kỳ quái.
THÁI TÔN. "Kỳ quái" ? Hai
chữ này cũng lại do chính
miệng Nàng nói ra.
NHẬT LỆ. Ôi, tiện thiếp không còn
hiểu thế nào nữa !
Bệ
hạ đùa thiếp chăng ? Nhưng Bệ hạ có lối đùa như thế bao giờ đâu ?
THÁI TÔN (đột nhiên). Nàng
không dùng bùa đấy chứ?
NHẬT LỆ. Bùa ?
THÁI TÔN. Bùa ngải ấy.
NHẬT LỆ. Sao bỗng nhiên hôm nay Bệ
hạ lại nói
chuyện với tiện thiếp về bùa ngải ?
THÁI TÔN (lạnh lùng). Nàng hãy trả lời câu ta
vừa
hỏi.
NHẬT LỆ. Không. Tâu Bệ hạ, tiện
thiếp chưa bao giờ
tin
vào những thứ hàm hồ ấy và cũng không bao giờ dùng.
THÁI TÔN. Thân phụ nàng, ông Đại Đô
Đốc có dùng
bao giờ không ?
NHẬT LỆ. Phụ thân thiếp càng không
bao giờ dùng.
Người
không tin. Ngay từ nhỏ thiếp đã nghe thấy phụ thân cấm trong nhà không ai được
tin vào những thứ hàm hồ ấy.
THÁI TÔN. Ta lại tin.
NHẬT LỆ. Bệ hạ tin mà tiện thiếp
không tin cũng
không
ảnh hưởng gì đến tình cảm tiện thiếp đối với Bệ hạ. Vả lại thật ra thiếp cũng
không dám quả quyết rằng bùa ngải hoàn toàn chỉ là chuyện hàm hồ.
THÁI TÔN. Nghĩa là nàng cũng có lúc
tin ?
NHẬT LỆ. Ôi, tâu Bệ hạ ! Hôm nay Bệ hạ hỏi tiện
thiếp những câu thật là...
THÁI TÔN (nhìn thẳng vào mắt nàng). Là sao ?
NHẬT LỆ. Ôi, đúng là tại Bệ hạ lại uống thứ rượu
thuốc
ấy rồi. Thứ rượu ấy đã làm Bệ hạ không được tỉnh táo. Để tiện thiếp sai thị nữ
đi mời quan ngự y.
THÁI TÔN. Ta không cần ngự y.
NHẬT LỆ. Ôi, nếu thế đêm nay Bệ hạ nên đi nghỉ sớm.
Bệ
hạ ngủ một giấc cho yên tĩnh. Gần đây Bệ hạ làm việc quá nhiều. Tiện thiếp phải
thưa với phụ thân tiện thiếp đừng quấy rầy Bệ hạ nhiều quá...
THÁI TÔN. Nàng nói đúng. Ta cần được
yên tĩnh.
NHẬT LỆ. Thiếp xin đàn cho Bệ hạ dễ
ngủ.
THÁI TÔN. Không cần. Cho nàng lui.
[Nhật Lệ ngơ ngác, rồi lặng
lẽ đi ra. Còn lại một mình Vua Thái Tôn.]
(Vua ôm đầu.) Chẳng lẽ
tất cả những thứ kia, từ khuôn mặt kiều diễm, tấm thân ngọc ngà cho đến những
lời lẽ ngọt ngào mà ta vẫn đinh ninh là ngay thẳng, chân thật đều chỉ là do ta
bị lá bùa kia mê hoặc hay sao ? Chẳng lẽ, con người ta vẫn cho là của hiếm trời
ban riêng cho ta chỉ là hiệu quả của một trò phù thuỷ hay sao ? Rồi hai tháng
trời hạnh phúc diệu kỳ cũng chỉ là ảo ảnh không có thật ? Ôi, trên cõi đời này
thói lừa dối lại đạt đến mức tinh vi thế được sao ? Không ! Không có chuyện ấy được
! Lá bùa chỉ là điều vu khống ! Vậy mà lúc nãy ta đã làm ái phi của ta lo lắng
một cách bất công. Ta đã nghi oan cho nàng. Thị nữ đâu ?
[Thị nữ chạy vào, quỳ đợi lệnh chỉ.]
Mời cho ta Huệ Phi...
[Đỗ Đặng đột ngột xuất hiện.]
ĐỖ ĐẶNG. Muôn tâu Thánh thượng...
THỊ NỮ. Tâu Thánh thượng, có
mời...
THÁI TÔN. Khoan, đừng mời vội. Cho ngươi lui !
[Thị nữ cúi lạy rồi ra.]
Thế nào, ông Đỗ ?
ĐỖ ĐẶNG. Tâu Thánh thượng, Thánh
thượng sai hạ
thần soát nhà ông Đại Đô Đốc là rất
sáng suốt.
THÁI TÔN. Ngươi tìm thấy gì sao ?
ĐỖ ĐẶNG. Suýt nữa Bệ hạ không cho
soát nhà ông ta
thì
mối họa này sẽ vô cùng khốc liệt. Bệ hạ mất ngai vàng như chơi. Khi ấy xã tắc
sẽ ra sao ?
THÁI TÔN (sốt ruột). Ngươi
thấy những gì, nói mau.
ĐỖ ĐẶNG. Muôn tâu Thánh thượng,
tuân lệnh chỉ
Thánh
thượng, kẻ hạ thần đem 50 tên lính đến nhà Đại Đô Đốc. Lục soát một hồi lâu
không tìm thấy gì lạ, hạ thần đã nghĩ khéo tờ sớ cáo giác viết bậy. Bà Nguyễn
Thị vì thù riêng mà bịa đặt cho ông Đại Đô Đốc. Nhưng lúc ra sau vườn, hạ thần
thấy một cái miếu nhỏ thờ quỷ thần đúng như lời cáo giác. Xem xét kỹ các mặt
thì thấy mặt sau miếu có dán một lá bùa thật. Thần bèn bóc đem về cung dâng
Thánh thượng. (Dâng bằng cả hai tay.)
THÁI TÔN (giận dữ đập bàn, quát).
Hẳn nào con gái
ông
ta lúng túng khi ta hỏi đến. Đỗ Đặng ! Ngươi truyền sắc chỉ của ta, sai quân
đến trói tên Lê Ngân cùng toàn bộ gia quyến và đầy tớ, giam lại. Sai lính canh
gác cẩn thận, sáng mai ta sẽ đích thân hỏi tội bọn chúng.
ĐỖ ĐẶNG. Muôn tâu Bệ hạ, ông ta là
Đại Đô Đốc, thần
chỉ là chức quan nhỏ...
THÁI TÔN. Vậy ngươi cầm thủ chiếu
này của ta. (Lấy
bút viết ngay tờ chiếu, đưa Đỗ Đặng.)
ĐỖ ĐẶNG (kính cẩn đỡ lấy).
Tạ ân Bệ hạ !
CẢNH 10
Cung điện. Vua Thái Tôn ngồi trên ngai vàng,
hai bên các võ sĩ cầm gươm đứng túc trực. Dưới sàn nhà, Lê Ngân, Trần Thị,
Nguyễn Thị và một số gia nhân quỳ.
THÁI TÔN. Ông Ngân ! Ta được sớ cáo
giác ông xây
miếu
thờ quỷ thần trong nhà và yểm bùa. Vậy thực hư thế nào ?
LÊ NGÂN (giập đầu tâu). Tâu
Bệ hạ, chuyện xây miếu
thì
có, còn chuyện yểm bùa thì không. Thần xin tâu bầy nguyên cớ khiến thần xây
ngôi miếu ấy. Nguyên trước kia thần theo phò đức Thái Tổ...
THÁI TÔN (cau mặt). Chuyện ấy
ta đã biết, ông không
cần
mỗi lần lại nhắc đến. Ta không hề quên công lao của ông trong hơn mười năm đánh
giặc Minh.
LÊ NGÂN. Bệ hạ tha tội, thần chỉ
định nói, do nằm gai
nếm
mật đất Lam Sơn chướng khí, mà nay thần mắc nhiều bệnh...
THÁI TÔN (càng cau mặt hơn).
Chuyện Lam Sơn
chướng
khí và chuyện nằm gai nếm mật, ta cũng nhớ, không cần kể ra nữa.
LÊ NGÂN. Thần nhắc lại những chuyện
ấy không phải
để
kể công mà chỉ định nói rằng, thần nghe có người nói trong khu đất thần đang ở,
khi trước có ngôi miếu thờ Thổ Địa. Nay chỗ ấy bị ô uế, đụng đến oai khí của
Ngài cho nên thần nhiễm nhiều bệnh tật. Thấy vậy, thần đã sai dựng lại cái miếu
cũ để thờ.
THÁI TÔN. Còn việc yểm bùa ?
LÊ NGÂN. Chuyện ấy tuyệt nhiên
không có. Muôn tâu
Bệ hạ, xưa nay chưa bao giờ thần dùng
bùa ngải.
THÁI TÔN (nhấc lá bùa giơ lên). Vậy cái gì đây ? Đám
lính hôm qua
đến lục soát nhà ông đã tìm thấy lá bùa này dán ở sau miếu. Phải chăng ông dán
lá bùa này để làm ta mê mệt con gái ông ?
LÊ NGÂN. Muôn tâu Bệ hạ, chuyện ấy
hoàn toàn
không
có. Thần không bao giờ tin vào bùa ngải. Vả lại việc đưa con gái thần vào cung
là do ý chỉ của Bệ hạ, thần không hề gợi ý...
THÁI TÔN. Trước đây ta quý con gái
ông, nhưng việc
ta
si mê đến mức sủng ái thì chính do lá bùa của ông.
LÊ NGÂN. Lá bùa kia bây giờ thần
mới nhìn thấy. Chắc
chắn
do kẻ xấu lén đưa vào nhà thần để vu tội thần.
ĐỖ ĐẶNG. Ông đừng nói bậy. Ông là
đại thần, nhà ông
ai dám vào khi chưa được ông cho phép.
LÊ NGÂN. Chính ngươi đã đưa vào và
lén dán nó lên
miếu của ta !
ĐỖ ĐẶNG (quỳ xuống tâu Vua).
Muôn tâu Bệ hạ, tội
ông
Đô đốc đã rành rành, thế mà ông ta còn cố cãi, lại còn vấy tội cho hạ thần.
THÁI TÔN. Ông Thái giám hầu hạ ta đã
nhiều năm,
chưa dám dối trá ta điều gì bao giờ.
LÊ NGÂN. Muôn tâu Bệ hạ, thần xin
được giập đầu tâu
lên,
Bệ hạ còn ít tuổi nên chưa tinh tường sự thật giả.
THÁI TÔN (đập bàn quát). Câm ngay. Ông Đô đốc, ta
thấy miệng
lưỡi của ông đã có mùi của tên tặc tử Lê Sát trước đây. Đấy không phải lời lẽ
của bầy tôi đối với Vua !
LÊ NGÂN. Xin Bệ hạ bình tâm nghe
lời thần tâu trình.
Bệ
hạ tuổi Mão, đến ngày thánh tiết này mới đủ 15 tuổi, đấy là sự thật. Cho dù Bệ
hạ thông minh đến mấy cũng chưa thể nhìn thấu mọi lẽ. Chưa kể Bệ hạ lại mải
chơi, ít chịu đọc sách. Tai Bệ hạ thích nghe những lời nịnh hót, tâng bốc, làm
sao Bệ hạ hiểu được lòng người thâm hiểm.
THÁI TÔN (đập bàn quát to hơn).
Lê Ngân ! Ngươi ỷ
thế
công thần dám làm điều hỗn xược với quân vương ! Ta trị vì xã tắc đã bốn năm,
nếu không phân biệt được thật giả, làm sao ta giữ được xã tắc yên bình cho đến
ngày hôm nay ?
LÊ NGÂN (cũng không ghìm được).
Bệ hạ bảo xã tắc
yên
bình ? Mấy năm nay hạn hán liên tiếp, sâu bệnh nối nhau. Mấy tháng vừa rồi ba
lần sét đánh vào vườn cây trước cửa Thái miếu ở Lam Kinh. Nguyên do tại đâu ?
Chính do Bệ hạ dung túng kẻ xấu làm nhiều điều xằng bậy. Pháp luật không
nghiêm. Kỷ cương không chặt. Kẻ có quyền dựa vào thế Bệ hạ bắt nạt dân lành.
Đứa nhẫn tâm tha hồ bức bách người lương thiện.
THÁI TÔN. Ta trị vì xã tắc là do các
đại thần phù tá.
Nhưng các
ông không ai lo cho Vua, chỉ bo bo thu vén cốt lấy nhà cao cửa rộng, tiền bạc
đầy rương. Ông lại là quan đầu triều, nếu xã tắc không yên, ông phải nhận tội
lớn hơn cả.
LÊ NGÂN. Người khác thế nào không
biết, riêng thần
hết
lòng tận tuy vì nước, khốn nỗi nhiều điều tâu lên không được Bệ hạ nghe.
THÁI TÔN (đập bàn, đứng phắt dậy).
Lê Ngân ! Chứng
cứ
rành rành, ông lừa dối ta, vậy mà ông còn dám mở miệng tự nhận là tận tuỵ vì
nước !
LÊ NGÂN (trút mũ quỳ xuống).
Bệ hạ nghi ngờ như
thế, thần xin trả lại mũ áo.
THÁI TÔN (quát). Tội lừa dối
Vua đâu từ chức là đủ ?
NHẬT LỆ (lao từ ngoài cửa vào,
quỳ xuống). Muôn tâu
Bệ hạ cho tiện thiếp được tâu một
lời...
THÁI TÔN (quát) Đứa nào canh
ngoài ấy, sao dám để
đứa
con gái này được tự tiện vào cung riêng của ta ?
NHẬT LỆ. Tiện thiếp không phải
"đứa con gái" nào mà
là Vương phi, là vợ của Bệ hạ.
THÁI TÔN. Không ! Ngươi chỉ là đứa
con gái dùng ma
thuật mê hoặc ta. Đỗ Thái giám !
ĐỖ ĐẶNG (quỳ
xuống). Tiểu thần xin nhận lệnh
chỉ !
THÁI TÔN. Đưa nó đi tạm giữ trong hậu cung, chờ ta
định liệu.
LÊ NGÂN. Thần có tội, cúi xin Bệ hạ
trị tội riêng thần.
Thần
có chết không dám oán thán, chỉ xin Bệ hạ gia ân cho đứa con gái ngu dại của
thần, cho nó được về quê Lam Kinh cầy ruộng nuôi thân.
NHẬT LỆ (bị thái giám Đỗ Đặng
kéo đi). Cha không
cần
van xin gì cho con. Con cũng chẳng thiết gì sống trên đời này nữa. Làm Vua mà
thật giả rành rành ra đấy cũng không phân biệt nổi thì nếu không phải hôm nay,
sớm muộn rồi cha con ta cũng chịu tội oan thôi ! (Bị lôi ra khuất.)
THÁI TÔN. Ta đâu phải kẻ nhẫn tâm. Nhưng phép
nước phải
giữ. Lê Ngân ! Ngươi là bậc đại thần, lại có công lớn từ thời Tiên Đế, càng
không được làm điều xấu. Tội kẻ khác trị một, ngươi phải trị mười. Đỗ Thái giám
! Sai võ sĩ trói tội nhân, giải cùng các nhân chứng đến cho Hình quan tra khảo.
Đứa nào bướng bỉnh không chịu nhận tội, cứ đánh đến chết cho ta.
LÊ NGÂN. Muôn tâu Bệ hạ. Hình quan
hiện giờ đã
nhiều
lần mang tiếng về tội ăn của đút. Ông ta lại sẵn có thù riêng với hạ thần. Cúi
xin Bệ hạ giao cho vị quan khác xét xử.
THÁI TÔN. Không được. Bổn phận Hình
quan là phải
công
minh và ông ta là người công minh, phải không Đỗ Thái giám ?
ĐỖ ĐẶNG. Muôn tâu Thánh thượng, lời
đồn ông Hình
quan
ăn của đút là vô căn cứ, là điều vu khống xằng bậy. Võ sĩ đâu ? Hoàng thượng đã
ra lệnh, các ngươi giải tội nhân đi.
[Các võ sĩ về trói Lê Ngân
và giải các nhân chứng ra.]
LÊ NGÂN (ngẩng lên trời thét to).
Đức Thái Tổ dưới
suối
vàng có thấu nỗi oan ức này không ? (Ra
cùng mọi người.)
[Không khí im lặng nặng nề.]
THÁI TÔN (gục đầu, mệt mỏi).
Ôi, lòng ta đau đớn !
Ta đâu muốn trị tội ai ?
ĐỖ ĐẶNG. Tâu Bệ hạ nhấp một chút
Vạn Thọ tửu cho
dịu
cơn xúc động. Thần xin gọi cung nữ vào múa hát để Bệ hạ khuây khoả.
THÁI TÔN. Lòng dạ ta bồn chồn quá.
Có cách gì làm
ta
khuây khỏa được đây ? Tiếc đứa con gái châu Ngọc Ma ta lại đem trả cho viên tù
trưởng xứ ấy mất rồi.
ĐỖ ĐẶNG. Muôn tâu Thánh thượng, nó
vẫn còn ở
trong
cung. Hôm ấy thần chưa kịp sai người đưa nó về đất Ngọc Ma.
THÁI TÔN (mừng rỡ). Thế ư ?
Nhà ngươi sai gọi nó ra
đây múa cho ta thưởng ngoạn.
[Đỗ
Đặng ra. Cô gái xử Ngọc Ma vào, quỳ lay rồi đứng lên mà điệu múa ma quái.]
Đèn từ từ tắt.
CẢNH PHỤ
Một giọng hò chèo thuyền từ xa vẳng đến chen
vẫn tiếng khua nước.
TIẾNG HÒ. "Hò khoan! Hò khoan!
Một vũng nước trong
Mười dòng nước đục.
Một trăm người tục.
Chưa được một người thanh !
Biết ai tâm sự như mình,
Mua tơ thêu lấy tượng Bình Nguyên Quân.
Hò là hò khoan ! Khoan hò !
Sông sâu sóng cả anh ơi,
Chờ cho sóng lặng,
Buồm xuôi ta xuôi cùng..."
[Hiện lên một dòng sông. Trên con đò ngang có Cô lái đò và Khắc Minh trùm
khăn che kín nửa mặt.]
KHẮC MINH (bỗng thét lên).
Trời cao đất dầy ! Có
thấu
chăng nỗi oan khiên đang chất chồng trên non sông Nam Việt ?
CÔ LÁI ĐÒ (sửng sốt). Ôi, từ
lúc chàng lên thuyền,
không
thấy chàng ra một lời, em đinh ninh chàng bị câm ! Thì ra không phải. Nhưng
chàng nói đến nỗi oan nào vậy ?
KHẮC MINH. Ta vẫn tưởng nỗi oan của
cha ta đã là
cao
như núi, sâu như biển, vậy mà hiện giờ đất Thăng Long đang xảy ra một nỗi oan
xem chừng còn cao hơn, sâu hơn.
CÔ LÁI ĐÒ. Đất Thăng Long ạ ? Hay
chàng muốn nói
đến
vụ án Đại Đô Đốc đầu triều cùng với con gái là Huệ Phi âm mưu lừa dối Vua ? Họ
bị oan sao, thưa chàng ?
KHẮC MINH (uất ức). Chẳng còn
công lý gì hết.
Người ngay
thẳng bị kết tội, kẻ xảo trá được bổng lộc.
CÔ LÁI ĐÒ. Nhưng căn cứ vào đâu chàng
bảo hai cha
con Huệ Phi bị khép tội oan ?
KHẮC MINH. Vì ta biết rõ họ hơn ai
hết. Nhưng sao
con đò đi chậm thế này ?
CÔ LÁI ĐÒ. Em không biết chàng cần
sang sông
nhanh.
(Nhanh tay chèo.) Chàng vội sang đấy để gỡ oan cho họ chăng?
KHẮC MINH. Sức tôi gỡ sao nổi ? Chỉ
là xem có thể
giúp họ được gì không?
[Con đò cập bến.]
Đa tạ cô lái. (Lên bờ.)
CÔ LÁI ĐÒ. Chúc chàng gặp nhiều may
mắn.
CẢNH 11
Trong ngục thất. Lê Ngân bị xiềng. Lính giải
Trần Thị đi ngang qua bên ngoài chấn song.
TRẦN THỊ (gào khóc thảm thiết).
Bác Lê Ngân, bác
chết
thì được lên với đức Thái Tổ, với quan Đại tư đồ chồng tôi. Còn tôi thì phải
xuống âm ty. Quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa sẽ nấu sôi tôi trong vạc dầu. Mà thế là
phải. Tôi ngu ! Tôi đã tiếp tay cho kẻ thù làm hại bạn của chồng tôi.
LÊ NGÂN. Bà đừng nghĩ thế !
TRẦN THỊ. Nhưng con Nguyễn Thị, nàng
hầu hư hỏng
của
ông bị ông đuổi đi mới đúng là con rắn độc. Chính nó đã bầy ra tất cả mưu mô
này. Chính nó đã dụ dỗ tôi. Nó với thằng Thái giám họ Đỗ kia.
[Lính kéo bà ta đi, bà ta
vẫn còn hét lên, tiếng hét vọng lại.]
Tha tội cho tôi, ông Ngân. Tha tội cho tôi...
LÊ NGÂN (thở dài đau đớn).
Khổ !
[Cai ngục dẫn Nhật Lệ vào.]
NHẬT LỆ (lao đến ôm cha, nức nở).
Cha !
LÊ NGÂN. Con tha tội cho cha. Cha
đã lầm. Cha tưởng
có
thể mang tấm lòng son sắt giúp giập người ta, mong cơ nghiệp mười năm gian nan
mới xây dựng lên được khỏi bị đổ nát. Ngờ đâu xã tắc không có luật lệ, kỷ cương
như thế này thì chỉ những kẻ gian xảo, tàn bạo mới có thể giàu sang. Cha đã lầm
và bắt con cùng chịu tai hoạ.
NHẬT LỆ. Chuyện đã qua, không gỡ
lại được, cha
đừng nghĩ ngợi nhiều quá.
LÊ NGÂN. Thân cha cha không tiếc,
cha chỉ ân hận đã
làm
hỏng cả một đời con ! Lẽ ra lúc này con đang được hưởng hạnh phúc với thằng
Khắc Minh. Tội nghiệp nó, khéo đến giờ nó còn oán giận cha đã không tâu Vua
giảm nhẹ án cho cha nó!
NHẬT LỆ. Không đâu, thưa cha. Chồng
con hiểu và
không oán giận cha một chút nhỏ nào
đâu.
LÊ NGÂN (sửng sốt). Con vừa
nói gì ? Chồng con là
ai?
NHẬT LỆ (ngoái lại sau không
thấy ai, nói rất khẽ).
Khắc
Minh ! Con đã mạn phép cha bí mật làm lễ thành hôn tinh thần với chàng rồi.
LÊ NGÂN. Thành hôn tinh thần ư ?
Nghĩa là thế nào ?
Ôi,
cha hiểu rồi. Vậy thì cha đỡ đi được một phần nỗi ân hận. Nghĩa là các con đã
được thành hôn, dù chỉ là tinh thần ? Tin con đem đến làm cái chết của cha
không còn đau đớn nữa. Vậy bây giờ con rể cha ở đâu ?
NHẬT LỆ. Từ buổi hôn lễ đến giờ con
không gặp lại và
cũng
không nhận được một tin tức nhỏ nào về chàng.
LÊ NGÂN. Nó không sao đâu. Nó thừa
đủ trí lự để
thoát khỏi sự truy nã của triều đình.
NHẬT LỆ. Chồng con chết rồi, thưa cha.
LÊ NGÂN. Đừng nói gở.
NHẬT LỆ. Con biết mà, thưa cha. Con
nghiệm thấy,
con
linh cảm điều gì là không bao giờ sai. Vả lại cho dù thoát được sự truy nã thì
cũng còn bao hiểm nguy khác. Không, Khắc Minh chết rồi. Chính vì thế mà hôm nay
con xin với ông cai ngục vào thăm cha đồng thời cũng xin cha cho con được cùng
chết với cha.
LÊ NGÂN (hoảng hốt). Không,
con phải sống ! Con sẽ
gặp
Khắc Minh và hai con sẽ được sống bên nhau. Vua tuy thế cũng sẽ không nỡ giết
con đâu. Hai con sẽ về đất Lam Sơn quê nhà, làm lụng mà sống. (Lảng chuyện.)
Lần cha bị giặc Minh bắt, giam ở Trà Lân, ngay đêm ấy có hai nghĩa sĩ cầm gươm
xông vào ngục đánh tháo cho cha. Cha thoát tay giặc nhưng một trong hai nghĩa sĩ
ấy đã bỏ mình. Sau này cha lập miếu thờ Thổ Địa nhưng cũng thờ luôn bài vị của
người ân nhân vô danh ấy. Nhưng lần này cha bị giam ở đây, không một ai nghĩ
đến chuyện cứu cha !
NHẬT LỆ. Thời thế khác rồi, thưa
cha.
[Cai ngục mở phòng giam, dẫn hai lính thị vệ vào, bắc hương án tuyên
đọc.]
THỊ VỆ (dõng dạc). Tội nhân
Lê Ngân quỳ nghe chiếu
chỉ
của Hoàng thượng. (Mở tờ chiếu đọc.) "Xét tên Lê Ngân tội nặng đáng
phải ra pháp trường và xác đem rao ngoài phố phường Đông Kinh cho trăm họ đều
biết, lấy đấy làm gương. Nhưng vì là đại thần, có nhiều công lớn dưới thời Tiên
Đế, nay gia ân cho được tự chết. Thiệu Bình năm thứ tư, ngày 14 tháng Chạp, năm
Đinh Tỵ". (Cuộn lại tờ chiếu, đi ra cùng cai ngục và thị vệ thứ hai.)
[Nhật Lệ ôm cha khóc thảm thiết.
Cai ngục vào mang theo ba vật để tự sát: Một thanh kiếm, một dải lụa và
một chén thuốc độc, đặt xuống nền nhà, cởi xiềng cho Lê Ngân.]
CAI NGỤC. Xin mời Vương phi ra ngoài
cho.
NHẬT LỆ. Tôi đâu còn là Vương phi ?
CAI NGỤC. Với tôi bà vẫn là Vương
phi. Cũng như với
tôi, Quan lớn đây vẫn là Đại Đô Đốc.
LÊ NGÂN. Ông cai đây đã cùng chiến
đấu với cha
trong trận Bồ Ngải. Ông ấy nhắc lại
cha mới biết.
NHẬT LỆ. Vì tình bạn với cha tôi,
xin ông cho phép tôi
ở lại đây vuốt mắt cho cha tôi.
CAI NGỤC (ngần ngại). Chuyện
này Hình quan mà
biết
tôi sẽ bị khiển trách đây. Nhưng thôi, cũng được. Tôi cũng mệt mỏi lắm rồi.
Đang muốn lui về quê nhà nghỉ ngơi. Vậy xin Vương phi cứ ngồi lại. (Ra.)
LÊ NGÂN (cầm tay con gái).
Cha về với tổ tiên, với
đức
Thái Tổ cùng các anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc chống giặc Minh. Con ở
lại. Dưới suối vàng cha sẽ phù hộ cho con và chồng con.
[Hai cha con ôm ghì lấy nhau thương xót.
Đột nhiên Nhật Lệ lén nhấc chén
thuốc độc đưa lên miệng. Lê Ngân kịp nhìn thấy vội đánh mạnh tay khiến chén
thuốc rơi xuống sàn nhà, vỡ.]
Không được ! Con phải sống ! (Gọi to.)
Ông cai !
[Cai ngục vào.]
Sau
khi tôi chết ông làm ơn đưa con gái tôi ra khỏi đây và tìm cách khuyên giải để
nó khỏi liều mình. Xin chào ông ở lại. (Cầm gươm đâm cổ, ngã vật xuống.)
[Nhật
Lệ ôm xác cha khóc thảm thiết.]
CAI NGỤC (năn nỉ). Vương phi
! Vương phi ! Ông
Trời
có cho ai được sống mãi đâu, rồi ai cũng phải về với đất. Vương phi hãy nén nỗi
đau thương, ra ngoài để anh em người ta đem Quan lớn đi chôn cất .
[Đột nhiên Nhật Lệ vớ thanh gươm nâng lên, nhưng bị cai ngục chặn lại.]
(Hét
to.) Chúng bay ! Giữ lấy Vương phi. Để mắt vào, đừng để bà liều mình.
[Lính vào lôi Nhật Lệ ra ngoài.]
NHẬT LỆ (vừa bị lôi xềnh xệch
vừa gào). Cha ơi ! Cha
ơi ! (Ôm mặt khóc nức nở chạy ra ngoài.)
[Đột nhiên có ba dũng sĩ bịt mặt bước vào, quật ngã hai tên lính canh
trói lại, đồng thời một người giữ chặt cai ngục.]
KHẮC MINH. Ta đến chậm mất rồi. (Hỏi cai ngục.)
Bà
Nhật Lệ đâu ?
CAI NGỤC. Các ông đuổi theo bà ấy
mau. Bà ấy mới ra
khỏi
đây chưa được một khắc. Hãy ngăn bà ấy lại kẻo bà ấy liều mình.
KHẮC MINH (nhìn cai ngục). Ông
có vẻ người tử tế.
CAI NGỤC. Các ông đuổi theo bà ấy
mau. Lúc nãy bà
ấy đã suýt tự vẫn tại đây .
KHẮC MINH. Đa tạ ông ! (Ra hiệu,
cả ba dũng sĩ cùng chạy ra.)
CẢNH 12
(Vĩ Thanh)
Trở lại cảnh tự mộ. Những bó đuốc vẫn bay lượn
khi nhanh khi chậm như ma chơi giữa trời đêm. Hiện lên khuôn mặt của Khắc Minh
và những bóng đen lố nhố của đám binh lính cùng đi. Khắc Minh lúc này đã mặc áo
quần chỉnh tề và mặt mũi không còn nhem nhuốc.
KHẮC MINH. Sau đấy tôi cùng hai người
bạn thân tín
dò
tìm khắp nơi, hỏi thăm các thuyền chài suốt dọc sông Nhĩ Hà ra đến tận cửa
biển, thấy ngôi mộ mới nào cũng hỏi thăm người dân gần đấy xem có phải của nàng
không. Thấy ngôi chùa nào cũng vào hỏi thử, nhưng không thấy tăm hơi nàng đâu.
Cho nên ta đi tìm thế này chỉ vô ích.
HÂN QUẬN CÔNG
(hiện ra trong ánh đuốc). Nhưng
theo
lệnh Hoàng thượng ta cứ cố đi tìm thêm nữa. Dù bà Huệ Phi còn sống hay đã chết,
cũng nhất định phải tìm cho ra. Đấy là ý chỉ của Hoàng Thượng.
KHẮC MINH. Vô ích ! Vô ích ! Nhật Lệ
chết rồi. Tìm
nữa chỉ nhọc công quân sĩ.
[Trong bóng đêm hiện lên một cổng chùa, chính ngôi chùa Khắc Minh và Nhật
Lệ đã đến chơi ngày trước.]
HÂN QUẬN CÔNG.
Kìa, một ngôi chùa nữa. Ta vào
hỏi xem sao. (Đập cửa.)
CHÚ TIỂU (ra mở, giụi mắt, giọng
ngái ngủ). Đêm
hôm
khuya khoắt các ông hỏi gì ? (Nhìn thấy áo gấm của Hân quận công và đám lính
mặc binh phục.) Ôi, lạy các quan !
HÂN QUẬN CÔNG.
Chùa này có nhà sư nào tên là
Nhật Lệ không ?
CHÚ TIỂU. Nhật Lệ à ? Nghe tên lạ
hoắc. Không có ai
tên
như thế đâu. Tên đàn bà à ? Chùa này không có sư nữ ! (Đóng cửa đi vào.)
KHẮC MINH. Tôi đã bảo mà. Nhật Lệ
chết rồi.
HÂN QUẬN CÔNG.
Rất có thể bà ấy đổi tên để giấu
tung
tích. Thậm chí đổi cả áo quần, cải trang thành đàn ông ấy chứ.
KHẮC MINH (chợt nhớ ra). Cũng
có thể. Thuở trẻ, bà
ấy
thích cải nam trang lắm. (Đột nhiên như sực tỉnh, lại gõ cửa chùa.)
[Chú tiểu bước ra, theo sau là Hòa thượng, mặc áo cà sa nâu, đầu trọc,
chắp hai tay để trước ngực.]
HOÀ THƯỢNG. A-di-đà Phật ! Các vị hỏi
gì nhà chùa?
KHẮC MINH (chắp tay). Xin cao tăng thứ lỗi. Tuân
theo
sắc chỉ Hoàng thượng, chúng tôi đi tìm bà Nhật Lệ, nguyên là Huệ Phi của triều
trước...
[Đột nhiên một tiếng thét từ trong vọng ra. Một nhà sư lao đến ôm ghì lấy
Khắc Minh.]
NHÀ SƯ. Khắc Minh, chàng đấy ư ? (Nức
nở.) Ôi, em
đinh
ninh chàng không còn trên cõi đời này nữa. Vậy là những lời cầu nguyện đêm đêm
của em đã động đến tấm lòng từ bi của Phật tổ và Ngài đã run rủi cho chàng đến
đây. (Quay sang Hòa thượng, quỳ xuống chắp tay nói.) Cúi xin sư phụ tha tội cho đệ tử đã
lợi dụng nơi tu hành để ẩn náu ngụ suốt hai chục năm nay.
HOÀ THƯỢNG (phúc hậu). Lòng
thương xót chúng
sinh
của Đức Như Lai rộng như biển cả. Bà hãy trở lại với đời. Phật Tổ đã tha thứ
cho bà rồi.
NHẬT LỆ. Đa tạ Cao tăng ! (Quay
sang Khắc Minh.)
Ôi,
Khắc Minh, chồng em ! Vậy là cha em nói đúng, em sẽ được gặp lại chàng ! Cầu
trời phù hộ cho hương hồn của cha được thanh thản nơi chín suối. (Buông Khắc Minh, lo lắng.) Kìa, sao
chàng không nói gì, Khắc Minh ?
KHẮC MINH (như chợt tỉnh, bước đến
ôm chặt vợ.)
Nhật Lệ, vợ tôi !
[Những bó đuốc lại bay lượn giữa trời đêm.
Từ đâu đây vẳng đến lời Vua Lê Thánh Tôn trong
nền nhạc hân hoan:
"NAY SẮC CHỈ BAN HÀNH BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC ĐỂ
MUÔN DÂN LẤY LÀM CĂN CỨ. TRẪM CÙNG TRIỀU ĐÌNH SOẠN THẢO CÔNG PHU TRONG BA NĂM
TRỜI, ĐỀ RA NHỮNG ĐIỀU MÀ TỪ TRẪM ĐẾN MUÔN DÂN ĐỀU PHẢI TUÂN THEO, NGÕ HẦU GIẢM
BỚT NHỮNG THƯỞNG PHẠT TÙY TIỆN, CHỈ CĂN CỨ VÀO YÊU GHÉT CỦA NGƯỜI TRÊN ĐỐI VỚI
KẺ DƯỚI.
KỶ MÃO HỒNG ĐỨC THẬP TỨ NIÊN
SẮC CHỈ!".
[Tiếng nhạc vang to át mọi thứ. Ánh sáng thu
lại tập trung vào cặp vợ chồng Khắc Minh - Nhật Lệ đang cầm tay nhau, nhìn nhau
say đắm như quên cả đất trời.]
HẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét