Mời các bạn
(những ai có thiên hướng suy tư triết
học, ít hoăc nhiều)
thử tham khảo và suy ngẫm về vấn đề này :
“Muốn tiến đến “THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG” – đến việc xây
dựng một “THIÊN ĐƯỜNG TRÊN TRÁI ĐẤT”
theo mơ ước của Chúa Jesus và của vô vàn người, trước hết là
trí thức, trong ấy có MARX… mà cũng là mơ ước của hàng triệu, hàng
tỷ người trên khắp địa cầu, trong có tôi, - liệu có nhất thiết phải
thiết lập chế độ độc tài, đảng trị, phải thực hiện “chuyên chính”,
phải có cả một bầy cán bộ tuyên huấn đông đảo, chuyên để dụ dỗ,
lòe bịp, hứa hão, xuyên tạc… đánh vào trí óc non nớt, ngây thơ, cả
tin của đông đảo quần chúng thất học ? Liệu có nhất thiết phải lập
ra cả một bộ máy công an hung hãn để trấn áp, bắt, bỏ tù, giết…
những ai suy nghĩ khác và bị “đảng” vu cho là “diễn biến…” để mọi
người luôn sống trong nỗi sợ, không
dám làm gì khác với “Ý Đảng” mà
họ gọi một cách liều lĩnh là “lòng
Dân” ?
Nhiều nhà khoa học, nhà văn đã chứng minh là KHÔNG
NHẤT THIẾT ! Thậm chí “chuyên chính” còn nguy hại ! Và nhiều người trong chúng ta cũng đã
thấy mức độ nguy hại ấy sau hơn 70 qua.
*
Cách nhìn nhận về Cách mạng vô sản khác cách nhìn
“chính thống” bộc lộ rõ (có lẽ rõ nhất) ở một nhà cách mạng tiền
bối khác là BOGDANOV (1873 - 1928). Ông không phải kẻ “cha căng chú
kiết” nào mà là nhà cách mạng
cùng thời và từng rất thân thiết của LÊNIN. Hai người cùng hoạt
động, cùng ngồi tù, thậm chí cùng được bầu vào BAN CHẤP HÀNH T. Ư.
đầu tiên của ĐẢNG XÃ HỘI DÂN CHỦ NGA năm 1905. Tuy nhiên cách nhìn
nhận về cách mạng của hai người không hoàn toàn trùng khớp, một số
quan điểm của Bogdanov bị Lênin phê phán là “duy tâm”, dẫn đến việc ông
bị khai trừ khỏi Đảng XHDC Nga năm 1909. Về sau nhiều lần Lênin ngỏ ý
“mời” ông quay lại Đảng, nhưng ông thoái thác. Sau Cách mạng tháng 10
BOGDANOV còn bị Ủy ban An ninh Nhà nước (đứng đầu là Dzerginxki) bắt
giam 5 tuẫn lễ đế tra vấn.. Sau khi ra tù, Bogdanov thôi không hoạt động
chính trị nữa mà chuyển hướng, chỉ chuyên làm nghiên cứu khoa học và
viết văn…
Một trong những tác phẩm nối tiếng
nhất của Bogdanov là cuốn tiểu thuyết “TINH CẦU ĐỎ” (Красная звезда
– 1908), được xếp vào thể loại “viễn tưởng”. Tác phẩm này
bị Stalin phê phán là “không trong dòng hiện thực XHCN”… nhưng lại được
nhiều người hâm mộ và được dịch ra nhiểu ngôn ngữ trên thế giới… Gần
đây tôi cố tìm và cuối cùng đã tìm thấy nó trong trang mạng “VĂN HỌC
NGA VÀ SLAV” (LA BIBLIOTHÈQUE RUSSE ET SLAVE. — LITTÉRATURE
RUSSE ) của Nga.
Điều thú vị là ngay trong Chương đầu : SỰ TAN VỠ (La
RUPTURE) của PHẦN MỘT (PREMIÈRE PARTIE -I. RUPTURE) tác giả nói lên
rất rõ quan điểm của ông về cách mạng khác với của Lênin như thế
nào, thông qua việc miêu tả sự khác nhau trong quan niệm của nhân vật
chính LEONIDE và của một nhân vật khác, ANNA NIKOLAEWNA, vừa là “đồng chí” vừa là
người tình, dẫn đến sự tan vỡ đau đớn.
Tôi cảm thấy “sự khác nhau” này hình như rất giống
sự khác nhau (nhiều khi thành “đối đầu” giữa hai cách nhìn nhận về
cách mạng và về cuộc sống nói chung, giữa những người thấy không
nhất thiết phải dùng đến “chuyên chế’, thậm chí không nên dùng, và
những người chủ trương nhất thiết phải dùng) Có lẽ cũng tức là
giữa cách nghĩ của tôi và cách nghĩ của “bầy đàn” (mà theo tôi hiểu
là giưã những ai đã được KHAI PHÓNG và những ai chưa được KHAI PHÓNG).
*
Bởi trong khi tôi và rất nhiều người khác đánh giá
phong trào KHAI SÁNG là trào lưu cực kỳ tiến bộ, chính nó đã thúc
đẩy nên hai cuộc cách mạng vĩ đại của Hoa Kỳ (1776) và của Pháp (1789) đập tan chế độ chuyên chế, lối
phân biệt đối xử, và khẳng định quyền tự do cuả từng con người… (Ban
nào quan tâm có thể đọc tài liệu “Khai sáng là gì” của Imanuelle KANT
trên trang mạng PRO & CONTRA). Thì các nhà Mác-xít Liên Xô đánh giá
ngược lại. Trong cuốn TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC do Liên Xô xuất bản (Nhà
xuất bản TIẾN BỘ – MOSKVA, bản dịch tiếng Việt do Nhà CẦU VỒNG –
MOSKVA xuất bản năm 1975) đã phê phán nó dữ dội, cho KHAI SÁNG là
“TRÀO LƯU DUY TÂM” ! Cách nghĩ của Bogdanov khác cách nghĩ của Lenin chính là ở chỗ
ấy.
Tiếc rằng bản tôi đọc được trên mạng lại là bản
dịch sang tiếng Pháp. Để dễ dàng cho những bạn không sử dụng được
tiếng Pháp, và vì tôi nghĩ “GOOGLE TRANSLATE” dịch quá thô thiển, thậm
chí nhiều khi sai, tôi xin phép được đích thân dịch sang tiếng Việt
cái đoạn tôi cho là tuyệt vời ấy.
Mời các bạn cùng đọc :
***
"Anna bước vào cuộc cách mạng dưới ngọn cờ của sự
hy sinh và của bổn phận, còn tôi, tham gia cách
mạng hoàn toàn là nhu cầu của niềm khao khát tự
do. Cô ấy tham gia các phong trào lớn của giai cấp vô sản với
tư cách một nhà đạo đức, và
tìm kiếm sự hài lòng trong đạo đức lớn nhất của nó - tôi lại không coi
trọng chuyện “đạo đức” và tôi tham gia cách mạng thuần túy chỉ là do
lòng yêu cuộc sống. Tôi cho rằng cách mạng là con đường tuyệt vời để nhân loại tiến
lên. “Đạo đức vô sản” là thiêng liêng đối với
Anna Nicolaïewna; thì đối với tôi chỉ là
một thực tế rất hữu ích,đúng thế, nó cần thiết cho giai cấp vô sản
trong cuộc đấu tranh, nhưng nó vẫn chỉ là phương tiện chứ không
phải mục đích của cuộc chiến đấu ấy. Thậm chí, Anna
Nicolaïewna, còn tiên đoán đạo đức của giai cấp vô sản sẽ
hòa nhập vào đạo đức nhân loại nói chung;
Tôi cãi rằng chính ra giai cấp vô sản đang tìm
cách tiêu diệt tất cả mọi quan niệm về đạo đức, xóa đi
vĩnh viến hai chữ ”đạo đức” trong đầu óc con người, nhằm tiến tới
trạng thái mọi người đoàn kết, thân ái chính là trong
lao động, trong nỗi đau khổ cũng như
trong niềm vui được tự do phát triển. Cái gọi là “đạo
đức” kia thật ra chỉ là thứ cổ hủ, của kẻ thiểu năng trí tuệ.
Những khác biệt kể trên đã gây cho hai chúng
tôi những cách đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau đối
với các sự kiện chính trị và xã hội diễn ra xung
quanh. Sự khác biệt thậm chí còn nghiêm trọng hơn trong mối quan hệ riêng
tư giữa hai chúng tôi.
Anna cho rằng tình yêu đòi hỏi sự hy sinh, sự nhẫn nhục và trước hết, nàng cho rằng nó đòi hỏi lòng chung thủy giữa hai bên nam nữ. Để tránh tranh cãi căng thẳng tôi chỉ nói nhẹ nhàng là tôi không coi “chung thủy” lại hệ trọng đến thế. Nghe có vẻ như tôi chủ trương đa thê ! Thật ra, việc một người có thể có nhiều mối “quan hệ”, về nguyên tắc, tiến bộ hơn so với chỉ được quan hệ với một người, bởi vì nó có khả năng cung cấp cho con người (nam cũng như nữ) một sự phong phú hơn về cuộc sống và đa dạng hơn về mối quan hệ tình cảm, thậm chí có lợi hơn, cả trong lĩnh vực phát triển và làm phong phú thêm cho nòi giống. Đối với tôi, những quan niệm hủ lậu về đạo đức kia mới xứng đáng xếp vào quan niệm của tầng lớp thị dân (bourgeois), chúng đang cản trở tự do luyến ái. Chính các quan niệm hủ lậu ấy còn là mầm mống đẻ ra nạn đặc quyền đặc lợi và nạn bóc lột giữa người với người dẫn đến suy thoái.
Anna cho rằng tình yêu đòi hỏi sự hy sinh, sự nhẫn nhục và trước hết, nàng cho rằng nó đòi hỏi lòng chung thủy giữa hai bên nam nữ. Để tránh tranh cãi căng thẳng tôi chỉ nói nhẹ nhàng là tôi không coi “chung thủy” lại hệ trọng đến thế. Nghe có vẻ như tôi chủ trương đa thê ! Thật ra, việc một người có thể có nhiều mối “quan hệ”, về nguyên tắc, tiến bộ hơn so với chỉ được quan hệ với một người, bởi vì nó có khả năng cung cấp cho con người (nam cũng như nữ) một sự phong phú hơn về cuộc sống và đa dạng hơn về mối quan hệ tình cảm, thậm chí có lợi hơn, cả trong lĩnh vực phát triển và làm phong phú thêm cho nòi giống. Đối với tôi, những quan niệm hủ lậu về đạo đức kia mới xứng đáng xếp vào quan niệm của tầng lớp thị dân (bourgeois), chúng đang cản trở tự do luyến ái. Chính các quan niệm hủ lậu ấy còn là mầm mống đẻ ra nạn đặc quyền đặc lợi và nạn bóc lột giữa người với người dẫn đến suy thoái.
V.Đ.P.
TB. Cần nói thêm rằng sau cuộc tan vỡ ấy, NÀNG bỏ đi và "chàng" nhận lời đi với một người bạn đến "TINH CẦU ĐỎ, cũng chính là SAO HỎA...
Bài viết rất hay !
Trả lờiXóa