NƯỚC NGA VÀ PUTIN
Nghe gọi đích danh, tôi dừng bước,
ngoái nhìn. Hai cụ hưu trí ngồi trên ghế đá đang tranh cãi.
Một cụ nói :
- Hai chúng tôi đang tranh luận một vấn đề rất lý thú, Cụ ngồi xuống đây tham gia luôn.
- Chuyện chiếc máy bay mất tích hay chuyện Crimê ?
- Đúng ra là chuyện nước Nga. Cụ đây bảo Putin giỏi và cách chiếm bán đảo Crimê quá hay, quá giỏi. Phương Tây chịu chết. Đưa ra vài biện pháp trừng phạt chỉ cốt lấy sĩ diện, chứ rõ ràng là chịu thua rồi.
- Tôi cũng nghĩ thế. Tôi cũng cho rằng Putin thông minh. Và cực kỳ sáng suốt. Ông ta hiểu rõ tâm lý người Nga và hiểu cặn kẽ, chính xác. Người Nga không cần dân chủ, không cần gì hết, chỉ cần yên ổn. Hôm nọ tôi đọc một bài nói về tâm hồn Nga, tôi thấy hoàn toàn có lý.
- Cụ thì hiểu rõ tâm lý người Nga hơn chúng tôi.
- Tôi sống ở Nga nhiều. Lại do học nghề đạo diễn sân khấu. Trường tôi, dịp lế hay nghỉ hè, nghỉ Đông thường tổ chức những tốp sinh viên hai khoa Đạo diên và Diễn viên tình nguyện đi đến các địa phương xa xôi, heo hút, biểu diễn “phục vụ” cho dân xem, không bán vé. Tính tôi có máu giang hồ nên hay ghi tên tham gia các nhóm ấy. Do đấy có thể nói tôi đã có dịp đi gần như khắp nước Nga, cả miền Siberie mênh mông, hiểu khá rõ cuộc sống của họ.
- Cụ nhận xét họ thế nào ? Người Nga ấy ?
- Chất phác, hiền lành, nhẫn nhịn, sùng đạo. Hoàn cảnh thế nào họ cam chịu như thế, không đòi hỏi gì hết. Nhất là dân ở miền Siberie mênh mông, hoang vắng, toàn rừng thông và bạch dương bát ngát. Mỗi gia đình sống trong một cái nhà nhỏ tự làm, gọi là “izba”, cách rất xa nhau, chỉ cần gần một nguồn nước là đủ. Họ sống khá khép kín, rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng không ham đi đây đi đó... Do đấy tầm nhìn hạn hẹp và suy nghĩ nông cạn. Nhưng hiền lành, chất phác, cả tin, hầu như không biết dối trả, nhất là dễ sùng phục người “có vẻ” hiểu biết hơn mình. Thêm vào đấy là hết lòng kính Chúa và phục Nga Hoàng đến mức mê muội... Nhà nào cũng có một cuốn Kinh Thánh đặt ở chỗ tôn nghiêm nhất…
- Nhưng đấy là thập niên 50-60 trở về trước, ngày nay thì chắc phải khác lắm rồi.
- Vừa rồi, tôi có dịp quay lại Nga, tôi cũng tò mò quan sát và dò hỏi. Hầu hết bảo, hồi mới mở cửa, dân háo hức lắm, choáng ngợp trước các cửa hiệu sang trọng, hàng hóa bạt ngàn, nhưng chỉ ít lâu sau họ thấy cuộc sống mới phức tạp quá, lại muốn quay về sống yên ổn như thời xô-viết. Thiếu thốn đủ thứ nhưng yên ổn...
- Có lẽ người Phương Đông là như thế. Quý nhất là yên ổn... Giàu sang thì thích đấy, nhưng nếu mất yên ổn thì thà cứ nghèo còn hơn...
- Tôi lại nghĩ khác. Kiểu suy nghĩ như Cụ vừa nói quả có một số người, nhưng tôi không tin là tất cả.
- Đúng là không phải tất cả, nhưng đại đa số, tối đại đa số. Xã hội tiến lên, giầu có hơn nhưng chưa chắc đã là hạnh phúc. Hôm trước tôi đọc báo Nga, thấy một tổ chức thăm dò quốc tế tổng kết là ở Nga 72 phần trăm dân chúng bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Họ bảo cái thời Liên Xô mới sụp đổ, xã hội hỗn loạn, may thay cái lão Enxin lại truyền ngôi cho Putin... một nhà lãnh đạo có thể xếp ngang với các Xa hoàng kiệt suất ngày xưa. Một thành viên trong tổ chức điều tra quốc tế ấy hỏi ý kiến một bà già, bà cụ bảo, cuộc đời có lúc này lúc nọ, nhưng cứ như hiện nay là tốt lắm rồi. Bà cụ bảo hy vọng Tổng thống Putin ngồi mãi cái ghế hiện nay. Chỉ lo ông ấy chết, người khác lên thì chưa biết có còn được yên ổn như thế này không. Ông ấy lên một cái là cử chuyên gia thăm dò địa chất, thấy trữ lượng khí đốt của nước Nga khai thác hàng trăm năm không hết. Rồi lại còn vàng, Tôi đọc báo thấy nói giới khoa học Mỹ bảo trữ lượng vàng vửa thăm dò được ở Nga lớn nhất thế giới. Trữ lượng kim cương cũng thế...
- Nhưng giới quan chức Nga ăn cắp nhiều quá.
- Tránh sao được ? Vừa rồi, trong cuộc Tổng thống Putin tiếp xúc với cử tri, cũng có người hỏi, chính phủ có biện pháp nào ngăn chặn nạn hối lộ và ăn cắp của công không, thì Putin trả lời thế nào, hai Cụ biết không ? Ông ta đáp đơn giản “Ăn cắp thì thời nào và ở đâu cũng có” (Nguyên văn tiếng Nga là “vezde vorujut”). Mà đúng là như thế. Thời Nga hoàng rồi thời Liên Xô, tình trạng ăn cắp đều có. Và ăn cắp có cả ở Mỹ, ở Anh, ở Pháp, ở cả Thụy Sĩ, Thụy Điển... Chuyện ăn cắp là muôn thuở và mọi nơi. Có gì là lạ ? Không ai và không bao giờ có thể thay đổi được...
- Chà. Nghe Cụ nói mà thấy hoang mang. Vậy loài người có tiến lên không ? Và tiến lên bằng cách nào. Xưa là con vật, tiến lên là con người thế rồi dừng lại hay sao ?
- Cụ đòi hỏi hơi quá đấy. Các cụ ta xưa có câu, được cái này mất cái khác. Ngay cứ nói “dân chủ”, “dân chủ”, nhưng tôi nghe nói ở Pháp có nhà kinh tế viết cuốn sách, dẫn ra đầy đủ số liệu, chứng tỏ bất công, tức là chênh lệnh giầu nghèo đang tăng lên ghê gớm và bắt đầu giống như đầu thế kỷ 19 rồi, cái thế kỷ gọi là “tư bản man rợ” ấy...
- Cụ nói có lý. Đúng là số phận. Gặp may thì giầu, không gặp may thì nghèo, chẳng nên trách ai. Mà đã gọi là số phận thì rơi vào ai người ấy phải chịu. Như cái con nhãi ranh T. P. mới dúm tuổi đầu, lấy đâu tiền mà góp những 3.000 tỷ đồng vào cái Ngân hàng gì gì ấy. Cái số nó thế, chứ oắt con như nó mà sống ở làng quê, bố là nông dân chân lấm tay bùn thì giá định mua con gà về nấu cháo cho đứa con đang ốm cũng phải tính toán mãi... Mà cuối cùng khéo phải chặc lưỡi, bỏ đi, tay không về nhà, nấu cháo gừng cho con vậy... Tất cả là cái số. Nhưng sao nghe Cụ nói, tôi cứ thấy cay cay cái mũi thế nào ấy. Vậy là số kiếp người dân cứ khốn khổ, bị đè nén muôn đời như thế này mãi hay sao ? Cuộc đời con cháu chúng ta rồi cũng khốn khổ không hơn gì chúng ta hôm nay sao ?
- Chứ còn gì nữa ? Với lại cái chính là yên ổn. Và phải biết chịu đựng. Các cụ ta xưa có câu tôi cứ nhớ mãi vì ông nội tôi hay nhắc lại :Tri nhàn tiện nhàn hà thì nhàn, tri túc tiện túc hà thì túc... Sướng hay khổ do tự mình cả. Còn bà nội tôi thì luôn miệng : Cái ăn cái mặc đều do có số cả
- Chà ! Nghe Cụ nói thì rất có lý, tôi không cãi được. Nhưng tôi thấy buồn buồn thế nào ấy. Đau nữa chứ... À quên, còn Cụ nghĩ thế nào ? Chẳng lẽ số kiếp chúng ta như thế, ta đành chịu hay sao ? Cứ nghĩ theo cách Putin nói : “ở mọi nơi, mọi thời đại đều có ăn cắp cả” là xong hay sao ? Không có cách gì ngăn chặn, hay ít nhất cũng hạn chế nạn đút lót và ăn cắp của công hay sao ?
Thấy Cụ quay sang hỏi, tôi lúng túng đáp :
- Quả là câu hỏi quá khó. Nhưng nếu loài người không tiến lên, cứ bị đám quan lại áp chế, bóc lột mãi thì đau quá... Tôi biết mình hy vọng xã hội sẽ mỗi lúc một tốt đẹp hơn có khi là hy vọng hão huyền, nhưng dù sao nghĩ như Cụ kia nói thì chán đời quá. Lấy câu ông Putin nói để tự an ủi : “Ăn cắp luôn có ở mọi nơi, mọi thời đại...” Chà, cái câu giải đáp khủng khiếp... Cứ nghĩ đến cái câu ấy, tôi bắt đầu thấy sợ ông ta rồi...
- Nhưng Cụ phải thấy ông ta đang đưa nước Nga đến chỗ vinh quang, cả thế giới phải sợ. Và chẳng bao lâu nữa Nga sẽ vượt Mỹ, đứng số Một thế giới.
- Nói đến vinh quang tôi lại nhớ mấy câu đối thoại trong vở kịch biên niên của Sếch-xpia.
- Vở gì ?
- “HENRY IV”, và trong lớp gọi theo nhà chuyên môn sân khấu là “lớp quần chúng hoặc lớp ngoài màn”.
- Tức là lớp phụ ?
- Đúng. Khi nghe nói đến vinh quang, một nhân vật nói : “Vinh quang à ? Nó là cái gì ? Để tôi giảng cậu nghe nhé. Nó là một từ, nghĩa là một âm thanh, nghĩa là hơi thở trong cổ họng bật ra, cũng nghĩa là “không khí”. Giá trị của “vinh quang” không hơn mấy chữ to tát ghi trên tấm bia mộ của một người đã ngoẻo.”
- Hay ! Đúng là nhà viết kịch vĩ đại. Vinh quang là một từ, nghĩa là một thanh âm, cũng là hơi thở, hoặc một luồng không khí vọt qua cuống họng. Tóm lại là không có cái gì cả . Và người ta dùng nó để “lòe”, để “nhử” người khác. Thật ra nó chẳng là cái gì cả. Hay ! Quá hay ! Sếchsxpia xứng đáng là nhà viết kịch số Một thế giới... Hay ! Kỳ này, tranh thủ lúc mắt chưa mờ hẳn, tôi phải tìm đọc kịch của ông ta mới được. Cụ bảo trong vở gì nhỉ ?
- “HENRY IV... Kịch biên niên”.
- Nhớ rồi. Henri IV ! Chắc chắn ngoài cái câu Cụ vừa dẫn còn nhiều câu tuyệt vời khác nữa.
Tôi đánh bạo chen vào :
Một cụ nói :
- Hai chúng tôi đang tranh luận một vấn đề rất lý thú, Cụ ngồi xuống đây tham gia luôn.
- Chuyện chiếc máy bay mất tích hay chuyện Crimê ?
- Đúng ra là chuyện nước Nga. Cụ đây bảo Putin giỏi và cách chiếm bán đảo Crimê quá hay, quá giỏi. Phương Tây chịu chết. Đưa ra vài biện pháp trừng phạt chỉ cốt lấy sĩ diện, chứ rõ ràng là chịu thua rồi.
- Tôi cũng nghĩ thế. Tôi cũng cho rằng Putin thông minh. Và cực kỳ sáng suốt. Ông ta hiểu rõ tâm lý người Nga và hiểu cặn kẽ, chính xác. Người Nga không cần dân chủ, không cần gì hết, chỉ cần yên ổn. Hôm nọ tôi đọc một bài nói về tâm hồn Nga, tôi thấy hoàn toàn có lý.
- Cụ thì hiểu rõ tâm lý người Nga hơn chúng tôi.
- Tôi sống ở Nga nhiều. Lại do học nghề đạo diễn sân khấu. Trường tôi, dịp lế hay nghỉ hè, nghỉ Đông thường tổ chức những tốp sinh viên hai khoa Đạo diên và Diễn viên tình nguyện đi đến các địa phương xa xôi, heo hút, biểu diễn “phục vụ” cho dân xem, không bán vé. Tính tôi có máu giang hồ nên hay ghi tên tham gia các nhóm ấy. Do đấy có thể nói tôi đã có dịp đi gần như khắp nước Nga, cả miền Siberie mênh mông, hiểu khá rõ cuộc sống của họ.
- Cụ nhận xét họ thế nào ? Người Nga ấy ?
- Chất phác, hiền lành, nhẫn nhịn, sùng đạo. Hoàn cảnh thế nào họ cam chịu như thế, không đòi hỏi gì hết. Nhất là dân ở miền Siberie mênh mông, hoang vắng, toàn rừng thông và bạch dương bát ngát. Mỗi gia đình sống trong một cái nhà nhỏ tự làm, gọi là “izba”, cách rất xa nhau, chỉ cần gần một nguồn nước là đủ. Họ sống khá khép kín, rất ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng không ham đi đây đi đó... Do đấy tầm nhìn hạn hẹp và suy nghĩ nông cạn. Nhưng hiền lành, chất phác, cả tin, hầu như không biết dối trả, nhất là dễ sùng phục người “có vẻ” hiểu biết hơn mình. Thêm vào đấy là hết lòng kính Chúa và phục Nga Hoàng đến mức mê muội... Nhà nào cũng có một cuốn Kinh Thánh đặt ở chỗ tôn nghiêm nhất…
- Nhưng đấy là thập niên 50-60 trở về trước, ngày nay thì chắc phải khác lắm rồi.
- Vừa rồi, tôi có dịp quay lại Nga, tôi cũng tò mò quan sát và dò hỏi. Hầu hết bảo, hồi mới mở cửa, dân háo hức lắm, choáng ngợp trước các cửa hiệu sang trọng, hàng hóa bạt ngàn, nhưng chỉ ít lâu sau họ thấy cuộc sống mới phức tạp quá, lại muốn quay về sống yên ổn như thời xô-viết. Thiếu thốn đủ thứ nhưng yên ổn...
- Có lẽ người Phương Đông là như thế. Quý nhất là yên ổn... Giàu sang thì thích đấy, nhưng nếu mất yên ổn thì thà cứ nghèo còn hơn...
- Tôi lại nghĩ khác. Kiểu suy nghĩ như Cụ vừa nói quả có một số người, nhưng tôi không tin là tất cả.
- Đúng là không phải tất cả, nhưng đại đa số, tối đại đa số. Xã hội tiến lên, giầu có hơn nhưng chưa chắc đã là hạnh phúc. Hôm trước tôi đọc báo Nga, thấy một tổ chức thăm dò quốc tế tổng kết là ở Nga 72 phần trăm dân chúng bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Họ bảo cái thời Liên Xô mới sụp đổ, xã hội hỗn loạn, may thay cái lão Enxin lại truyền ngôi cho Putin... một nhà lãnh đạo có thể xếp ngang với các Xa hoàng kiệt suất ngày xưa. Một thành viên trong tổ chức điều tra quốc tế ấy hỏi ý kiến một bà già, bà cụ bảo, cuộc đời có lúc này lúc nọ, nhưng cứ như hiện nay là tốt lắm rồi. Bà cụ bảo hy vọng Tổng thống Putin ngồi mãi cái ghế hiện nay. Chỉ lo ông ấy chết, người khác lên thì chưa biết có còn được yên ổn như thế này không. Ông ấy lên một cái là cử chuyên gia thăm dò địa chất, thấy trữ lượng khí đốt của nước Nga khai thác hàng trăm năm không hết. Rồi lại còn vàng, Tôi đọc báo thấy nói giới khoa học Mỹ bảo trữ lượng vàng vửa thăm dò được ở Nga lớn nhất thế giới. Trữ lượng kim cương cũng thế...
- Nhưng giới quan chức Nga ăn cắp nhiều quá.
- Tránh sao được ? Vừa rồi, trong cuộc Tổng thống Putin tiếp xúc với cử tri, cũng có người hỏi, chính phủ có biện pháp nào ngăn chặn nạn hối lộ và ăn cắp của công không, thì Putin trả lời thế nào, hai Cụ biết không ? Ông ta đáp đơn giản “Ăn cắp thì thời nào và ở đâu cũng có” (Nguyên văn tiếng Nga là “vezde vorujut”). Mà đúng là như thế. Thời Nga hoàng rồi thời Liên Xô, tình trạng ăn cắp đều có. Và ăn cắp có cả ở Mỹ, ở Anh, ở Pháp, ở cả Thụy Sĩ, Thụy Điển... Chuyện ăn cắp là muôn thuở và mọi nơi. Có gì là lạ ? Không ai và không bao giờ có thể thay đổi được...
- Chà. Nghe Cụ nói mà thấy hoang mang. Vậy loài người có tiến lên không ? Và tiến lên bằng cách nào. Xưa là con vật, tiến lên là con người thế rồi dừng lại hay sao ?
- Cụ đòi hỏi hơi quá đấy. Các cụ ta xưa có câu, được cái này mất cái khác. Ngay cứ nói “dân chủ”, “dân chủ”, nhưng tôi nghe nói ở Pháp có nhà kinh tế viết cuốn sách, dẫn ra đầy đủ số liệu, chứng tỏ bất công, tức là chênh lệnh giầu nghèo đang tăng lên ghê gớm và bắt đầu giống như đầu thế kỷ 19 rồi, cái thế kỷ gọi là “tư bản man rợ” ấy...
- Cụ nói có lý. Đúng là số phận. Gặp may thì giầu, không gặp may thì nghèo, chẳng nên trách ai. Mà đã gọi là số phận thì rơi vào ai người ấy phải chịu. Như cái con nhãi ranh T. P. mới dúm tuổi đầu, lấy đâu tiền mà góp những 3.000 tỷ đồng vào cái Ngân hàng gì gì ấy. Cái số nó thế, chứ oắt con như nó mà sống ở làng quê, bố là nông dân chân lấm tay bùn thì giá định mua con gà về nấu cháo cho đứa con đang ốm cũng phải tính toán mãi... Mà cuối cùng khéo phải chặc lưỡi, bỏ đi, tay không về nhà, nấu cháo gừng cho con vậy... Tất cả là cái số. Nhưng sao nghe Cụ nói, tôi cứ thấy cay cay cái mũi thế nào ấy. Vậy là số kiếp người dân cứ khốn khổ, bị đè nén muôn đời như thế này mãi hay sao ? Cuộc đời con cháu chúng ta rồi cũng khốn khổ không hơn gì chúng ta hôm nay sao ?
- Chứ còn gì nữa ? Với lại cái chính là yên ổn. Và phải biết chịu đựng. Các cụ ta xưa có câu tôi cứ nhớ mãi vì ông nội tôi hay nhắc lại :Tri nhàn tiện nhàn hà thì nhàn, tri túc tiện túc hà thì túc... Sướng hay khổ do tự mình cả. Còn bà nội tôi thì luôn miệng : Cái ăn cái mặc đều do có số cả
- Chà ! Nghe Cụ nói thì rất có lý, tôi không cãi được. Nhưng tôi thấy buồn buồn thế nào ấy. Đau nữa chứ... À quên, còn Cụ nghĩ thế nào ? Chẳng lẽ số kiếp chúng ta như thế, ta đành chịu hay sao ? Cứ nghĩ theo cách Putin nói : “ở mọi nơi, mọi thời đại đều có ăn cắp cả” là xong hay sao ? Không có cách gì ngăn chặn, hay ít nhất cũng hạn chế nạn đút lót và ăn cắp của công hay sao ?
Thấy Cụ quay sang hỏi, tôi lúng túng đáp :
- Quả là câu hỏi quá khó. Nhưng nếu loài người không tiến lên, cứ bị đám quan lại áp chế, bóc lột mãi thì đau quá... Tôi biết mình hy vọng xã hội sẽ mỗi lúc một tốt đẹp hơn có khi là hy vọng hão huyền, nhưng dù sao nghĩ như Cụ kia nói thì chán đời quá. Lấy câu ông Putin nói để tự an ủi : “Ăn cắp luôn có ở mọi nơi, mọi thời đại...” Chà, cái câu giải đáp khủng khiếp... Cứ nghĩ đến cái câu ấy, tôi bắt đầu thấy sợ ông ta rồi...
- Nhưng Cụ phải thấy ông ta đang đưa nước Nga đến chỗ vinh quang, cả thế giới phải sợ. Và chẳng bao lâu nữa Nga sẽ vượt Mỹ, đứng số Một thế giới.
- Nói đến vinh quang tôi lại nhớ mấy câu đối thoại trong vở kịch biên niên của Sếch-xpia.
- Vở gì ?
- “HENRY IV”, và trong lớp gọi theo nhà chuyên môn sân khấu là “lớp quần chúng hoặc lớp ngoài màn”.
- Tức là lớp phụ ?
- Đúng. Khi nghe nói đến vinh quang, một nhân vật nói : “Vinh quang à ? Nó là cái gì ? Để tôi giảng cậu nghe nhé. Nó là một từ, nghĩa là một âm thanh, nghĩa là hơi thở trong cổ họng bật ra, cũng nghĩa là “không khí”. Giá trị của “vinh quang” không hơn mấy chữ to tát ghi trên tấm bia mộ của một người đã ngoẻo.”
- Hay ! Đúng là nhà viết kịch vĩ đại. Vinh quang là một từ, nghĩa là một thanh âm, cũng là hơi thở, hoặc một luồng không khí vọt qua cuống họng. Tóm lại là không có cái gì cả . Và người ta dùng nó để “lòe”, để “nhử” người khác. Thật ra nó chẳng là cái gì cả. Hay ! Quá hay ! Sếchsxpia xứng đáng là nhà viết kịch số Một thế giới... Hay ! Kỳ này, tranh thủ lúc mắt chưa mờ hẳn, tôi phải tìm đọc kịch của ông ta mới được. Cụ bảo trong vở gì nhỉ ?
- “HENRY IV... Kịch biên niên”.
- Nhớ rồi. Henri IV ! Chắc chắn ngoài cái câu Cụ vừa dẫn còn nhiều câu tuyệt vời khác nữa.
Tôi đánh bạo chen vào :
- Đúng thế. Vấn đề hai Cụ đề cập hôm
nay đúng là lý thú. Nhưng chẳng lẽ đút lót, ăn cắp là muôn thuở và nọi nơi,
như tay cựu trung tá An ninh bây giờ “cái số” đưa lên ngôi Tổng thống, nắm
quyền sinh quyền sát của cả một cái nước thuộc loại rộng nhất thế giới ấy, hắn
đưa ra để an ủi dân chúng của hắn. “Các bạn thấy có quá nhiều bất công chứ gì ?
Đấy là chuyện bình thường. Mọi nơi và mọi thời đều có những bất công như thế.
Đút lót và ăn cắp (của dân) là khắp nơi và muôn thuở !” Cụ vừa bảo nguyên
văn tiếng Nga do Putin nói ra là thế nào nhỉ ?
- “Vezde vorujut”.
- Tôi nhớ rồi. Tôi cũng võ vẽ tiếng Nga. “Vezde vorujut” Bài thuốc an thần đấy. Hàm ý của nó là “đừng hy vọng cuộc sống sẽ có cải tiến gì hết”. Giỏi. Cách đối đáp của ông ta giỏi, cực giỏi ! Khó có nguyên thủ quốc gia nào nghĩ ra và dám trả lời dân chúng như thế.
“Hối lộ và ăn cắp là muôn thuở và có ở mọi nơi. Hết ! Các vị còn thắc mắc gì nữa không ? Không hả ? Xin chào. Chúc mọi sự tốt lành...” Rồi y cắp đít đi ra trong tiếng vỗ tay như sấm rền của một đám người vừa được uống một liều thuốc an thần ! Và tự hào dân ta có một nguyên thủ vượt xa tất cả các Nga Hoàng từ xưa cộng lại...
- “Vezde vorujut”.
- Tôi nhớ rồi. Tôi cũng võ vẽ tiếng Nga. “Vezde vorujut” Bài thuốc an thần đấy. Hàm ý của nó là “đừng hy vọng cuộc sống sẽ có cải tiến gì hết”. Giỏi. Cách đối đáp của ông ta giỏi, cực giỏi ! Khó có nguyên thủ quốc gia nào nghĩ ra và dám trả lời dân chúng như thế.
“Hối lộ và ăn cắp là muôn thuở và có ở mọi nơi. Hết ! Các vị còn thắc mắc gì nữa không ? Không hả ? Xin chào. Chúc mọi sự tốt lành...” Rồi y cắp đít đi ra trong tiếng vỗ tay như sấm rền của một đám người vừa được uống một liều thuốc an thần ! Và tự hào dân ta có một nguyên thủ vượt xa tất cả các Nga Hoàng từ xưa cộng lại...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét