Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

GIỌT MÁU VIỆT TRONG HOÀNG GIA ĐAN MẠCH




LỤC TRONG KHO TÀNG KÝ ỨC

GIỌT MÁU VIỆT TRONG HOÀNG GIA ĐAN MẠCH

              Trong số kỹ sư trẻ làm ở Nhà máy xi-măng Hải Phòng hồi ấy có một người Đan Mạch. Năm 1942 khi Mỹ mở mặt trận Thái Bình Dương, không quân Mỹ bắt đầu oanh tạc các căn cứ Nhật ở Đông Dương, phá hủy nhiều công trình giao thông quan trọng. Kỷ niệm tôi nhớ nhất là vụ ném bom xuống Chợ Hàng Da, làm rất nhiều người chết. Rồi vụ ném bom làm sập cầu Doumer (Long Biên) bắc qua sông Hồng… Cầu Đáp Cầu bắc qua sông Cầu ở quê tôi cũng bị bom Mỹ ném xuống chặt gãy… Đấy là lần đầu tiên đám lửa chiến tranh (thế giới) lan đến nước ta. Không khí hoảng loạn. Rất nhiều người “chạy loạn”…
              Thành phố Cảng Hải Phòng cũng bị không quân Đồng Minh bắn phá ác liệt. Chàng kỹ sư trẻ người Dan Mạch cũng theo dòng người “chạy loạn”, và lên sống nhờ một gia đình ở vùng Lạng Giang. Trong thời gian ở nhờ nhà dân tại đây, chàng làm cho một phụ nữ có thai, sinh được một bé trai “lai” khỏe mạnh, kháu khỉnh.
            Sau Đảo chính Nhật (9-3-1945) kiều dân Pháp lũ lượt rời khỏi Đông Dương. Chàng kỹ sư Dan Mạch cũng đem con trai nhỏ về nước. Lớn lên, cậu bé được cha cho sang Paris (Pháp) theo học trường Đại học Sorbonne. Tại đây chàng gặp và yêu một nữ sinh viên cùng khóa, người Đan Mạch. Cô chính là con gái Nữ Hoàng đang trị vì Vương quốc Đan Mạch.
              Sau khi tôt nghiệp Sorbonne, hai người về nước và kết hôn. Liền sayu đấy cô tiểu thư khuê các ấy tiếp nhận ngai vàng của Bà mẹ vừa băng hà. Cô bỗng thành Nữ Hoàng. Chàng “giọt máu Việt” kia cũng bỗng thành Đức Ông (tiếng Pháp gọi là “Son Altesse”).
             Tình cờ đọc báo và nghe kể chuyện ở quê, tôi biết được “lai lịch” Đức ông, hôn phu của Nữ Hoàng Đan Mạch đang tại vị. Và trong một lúc vui miệng tôi kể ra với anh bạn Phan Cự Đệ, giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sang thập niên 1980 anh Đệ lập một tổ chức phi chính phủ, lấy tên là TRUNG TÂM QUỐC TẾ VỀ VĂN HÓA (tôi không nhớ chính xác tên của Tổ chức này.) Trung tâm tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo khoa học và mời đại biểu từ những quốc gia có liên quan đến Hà Nội dự. 
            Thấy tôi quan tâm, và cũng vì là bạn thân, cuộc Hội thảo nào anh cũng mời tôi và tôi đọc khá  nhiều tham luận về văn học nghệ thuật của nhiều quốc gia.
            Một lần anh Đệ chợt nhớ đến câu chuyện tôi đã kể từ lâu. Anh bảo tôi kể lại. Anh bèn khai thác luốn : tổ chức một cuộc Hội thảo “quốc tế” về văn học Đan Mạch và gửi giấy mời đến vị ”Đức Ông” kía. Đức ông gửi thư trả lời là rất tiếc không sang Hà Nội dự được, đành gửi một "THƯ CHÚC MỪNG HỘI THẢO",đổng thời tặng Hội thảo một số tiền (tôi không nhớ chính xác bao nhiêu). 
           Trong Hôi thảo tôi có đọc một tham luận giới thiệu nền Văn học Đan Mạch. (Tham luận này sau được một nhà xuất bản in, dưới dạng một cuốn sách mỏng. Tôi không nhớ Nhà xuất bản nào.)
            Chuyện xảy ra vào thập niên 80 thế kỷ 20… cách đây đã trên dưới ba chục năm. Anh Phan Cự Đệ đã  mất và cái “Trung tâm” kia cũng tan vì không có người tiếp tục. (Con trai anh hình như hoạt động trong ngành xây dựng)… 
           Tôi có được xem ảnh Đức Ông và thấy đấy là một người dáng cao lớn, vẻ mặt rất quý phái, và vẫn còn lưu chút ít chất da vàng đâm càng đẹp trai, đẹp một cách "đậm đà" hơn những đàn ông Đan Mạch khác, da có phần nhợt nhạt.
         Hôm nay có lẽ Ngài và Nữ hoàng ngày ấy cũng không còn. Có thể ngai vàng Đan Mạch đã chuyển sang vị Nữ hoàng khác…

VĐP – 8/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét