KỶ NIỆM VỀ MỘT BỨC KÝ HỌA
Vào thập niên 1970 và nửa đầu thập
niên 1980, một loạt tiết mục sân khấu do tôi làm đạo diễn có được đôi chút tiếng
vang chính bản thân tôi cũng không ngờ. Có kịch bản do tôi tự sáng tác, như “Đôi
tai Hoàng Tử” dựng cho Nhà hát Chèo T.Ư, “Sao Thần Nông” dựng cho
Đoàn Kịch Quảng Ninh... cũng có những kịch bản của tác giả bẻ bạn như “Đêm
Tiền Hải” dựng cho Đoàn Cải lương tỉnh Thái Bình”... có kịch bản của tác giả
nước ngoài, tôi dịch, hoặc từ tiếng Anh như “Con tôi cả” (còn có tên
khác “Tất cả đều là con tôi”) của Arthur Miller, dựng cho Đoàn Kịch Hà Nội,
hoặc từ tiếng Nga, như “Hòn đảo Thần Vệ Nữ” của Parnix, dựng cho Đoàn Kịch
nói Nam Bộ, “Nơi cuộc đời ẩn náu” của Victor Rozov, dựng cho Đoàn Kịch
Hà Nội, “Biên bản một cuộc họp Đảng Ủy” của Ghelman dựng cho Đoàn Kịch Hải
Phòng ...
Một số họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ chân dung
tôi, nhưng tôi tìm cách thoái thác. Riêng đối với họa sĩ Ngọc Linh, vốn là bạn thân,
tôi đã từ chối nhưng không được. Anh cho biết đang “âm thầm” hoàn thành một “bộ”
chân dung những văn nghệ sĩ anh đánh giá là tiêu biểu những năm gần đây, và tên
tôi nằm trong cái ”danh sách” ấy. Cuối cùng tôi đành nhận lời. Anh hẹn một ngày
sẽ đến nhà tôi, lúc ấy tôi cùng gia đình sống tại một căn hộ trên tầng 3, nhà
A1, khu lắp ghép Trung Tự.
Hôm đến, anh đem theo tập giấy và mấy
cây bút. Nhưng loay hoay, hí hoáy vẽ rồi lại bực tức, vò vứt vào sọt rác, sau gần
một chục bức ký họa không đạt đã nằm trong sọt, anh nhăn nhó : “Chịu ! Hôm
nay cậu làm sao ấy, mặt cứ lạnh như tiền, không một chút biểu cảm nào, mình
không sao bắt được “cái chất” chỉ riêng của cậu. Thành thử khó vẽ quá.” Rồi
anh quăng bút : “Hôm nay coi như thất bại... Nhưng mình không bỏ đâu. Hôm
khác đến đây, hy vọng cậu cởi mở hơn, để lộ ra phần nào “cái hồn” của cậu.”
Hai lần sau anh đến, nhưng chỉ trò chuyện và quan sát. Cuối cùng anh chán nản
nói : “Chịu ! Vẫn không sao bắt được nét độc đáo nào của cậu...”
Tôi rất hiểu và biết nguyên do chỉ là
tại tôi. Tôi có thói quen sống kín đáo, với người ngoài thường giữ vẻ mặt bình
thản, lạnh nhạt. Hình như tôi chỉ cảm thấy thoải mái và tự cho phép mình buông
thả, thậm chí đôi khi “bốc”, khi dàn tập với diễn viên, những người tôi coi là
ruột thịt, thân thiết, không cần phải giữ gìn gì hết.
Năm 1986, tôi đủ tuổi có thể về hưu,
vì được tính gộp cả mấy năm đi bộ đội, thế là tôi xin “hưu non”. Lương hưu thấp,
cuộc sống rất khó khăn, nhiều đoàn sân khấu mời tôi làm đạo diễn nhưng sức khỏe
kém nên tôi không dám nhận. Hai con còn nhỏ, cuộc sống cực kỳ khó khăn. Đang lúc lúng
túng, vợ con nheo nhóc thì có anh bạn thân, làm Phó Giám đốc một nhà xuất bản lớn,
gợi ý tôi dịch và đặt tôi dịch cuốn cuối cùng trong bộ “Ăng-giê-lích”
lúc ấy đang “ăn khách”. Tôi dịch xong, được một khoản tiền đủ để trả nợ ông anh
bà chị. Tiếp theo, một bạn trẻ đặt tôi dịch “Nhẩy múa với bầy sói”... và
nhiều nhà xuất bản khác cũng đặt tôi dịch. Tôi dịch nhanh, cặm cụi từ sáng đến
tối gõ máy liên tục, đến nỗi có cháu học sinh ở gần đấy tưởng tôi đánh máy
thuê, đến “nhờ bác đánh giúp cháu” !
`Cuộc sống bớt khó khăn, lại thêm đỡ
phải chịu đựng cảnh kèn cựa ghen ghét, thậm chí “bắt nạt” và nhiều chuyện không
vui khác ở cơ quan, tôi thấy tâm hồn thanh thản và dần dần trở lại với chính
mình : gặp bè bạn là kể chuyện hài hước (bản chất của tôi từ nhỏ). Sướng nhất
là anh em trong cơ quan cũ không còn “tranh chấp”, “kèn cựa” gì với tôi, bởi
trong lĩnh vực dịch, các bạn ấy không đủ trình độ ngoại ngữ để theo kịp tôi. Từ
khi các nhà xuất bản có chủ trương giới thiệu tác phẩm nước ngoài, một số anh
em chúng tôi bỗng như được gỡ bí. Thậm chí anh Phan Ngọc một lần rủ tôi đến nhà
(khi ấy ở phố Bùi Thị Xuân) đã khoe căn gác xép mới làm thêm để có chỗ ngồi viết
và dịch cho yên tĩnh, cười vui vẻ nói : “Lộc của cụ Tư Mã Thiên đấy !”
Tôi ngày càng trở về với chính mình và
lấy lại được phong độ vui tươi vốn có.
*
Thế rồi một hôm, nhân đến Tổng Công ty Phát hành Sách (khi ấy ở 44 phố Tràng Tiền) lấy sách mới in và nhận tiền thù lao, tôi gặp mấy người quen đang ngồi quanh bộ xa-lông trò chuyện. Toàn bạn thân nên tôi cảm thấy hết sức thoải mái. Hôm ấy, không biết có phải vì Nguyễn Huy Thiệp viết lời đề tặng tôi tập truyện ngắn “Như những ngọn gió” mới in của anh ta, hay vì không khí vui vẻ, đầm ấm, mà cũng có thể thêm vào đấy câu nói của cháu Nhi, lúc ấy cũng công tác ở đấy... Chẳng là thấy cháu có vẻ thân mật với tôi, mấy cô bạn cùng phòng chế giễu, Nhi đã quát : “Đừng có nói bậy. Chú Phòng thân với cha tau như anh em ruột, tau coi chú ấy như cha tau. Đừng có mà nghĩ bậy !” Câu nói ấy đưa tôi về với những kỷ niệm êm đềm khi ông Lưu Trọng Lư còn sống và hai anh em thân thiết với nhau, đi đâu cũng có nhau.
*
Thế rồi một hôm, nhân đến Tổng Công ty Phát hành Sách (khi ấy ở 44 phố Tràng Tiền) lấy sách mới in và nhận tiền thù lao, tôi gặp mấy người quen đang ngồi quanh bộ xa-lông trò chuyện. Toàn bạn thân nên tôi cảm thấy hết sức thoải mái. Hôm ấy, không biết có phải vì Nguyễn Huy Thiệp viết lời đề tặng tôi tập truyện ngắn “Như những ngọn gió” mới in của anh ta, hay vì không khí vui vẻ, đầm ấm, mà cũng có thể thêm vào đấy câu nói của cháu Nhi, lúc ấy cũng công tác ở đấy... Chẳng là thấy cháu có vẻ thân mật với tôi, mấy cô bạn cùng phòng chế giễu, Nhi đã quát : “Đừng có nói bậy. Chú Phòng thân với cha tau như anh em ruột, tau coi chú ấy như cha tau. Đừng có mà nghĩ bậy !” Câu nói ấy đưa tôi về với những kỷ niệm êm đềm khi ông Lưu Trọng Lư còn sống và hai anh em thân thiết với nhau, đi đâu cũng có nhau.
Vì lẽ gì không biết, chỉ biết sáng hôm
ấy tôi thấy tâm hồn sảng khoái lạ thường và nhân có vài bạn cũng quý mình, tôi
mất hết mọi “giữ ý”. Câu chuyện sang đề tài “hài hước”, tôi kể một câu chuyện
và mọi người cùng cười rộ tán thưởng. Bỗng họa sĩ Hồng Hưng, tôi thấy anh không
cười mà chăm chú nhìn tôi, đột nhiên nói : “Ôi, hôm nay thì em gặp may : em
bắt được cái “thần” của anh Phòng rồi ! Chị Nhi, cho tôi xin tờ giấy !”
Chàng họa sĩ, đang rất nổi tiếng về tài vẽ chân dung, đỡ tờ giấy A4 rồi rút bút
bi ra hý hoáy. Chỉ một phút sau, anh đưa tôi xem thử. Tôi nhìn và reo lên : “Giống
mình quá !” Hưng cười nói : “Nếu anh thích thì tặng anh” rồi ghi xuống
dưới “Tặng anh Phòng.”
*
*
Về nhà tôi đưa bức ký họa khoe vợ con.
Con út tôi nhăn mặt “Chú ấy vẽ bố xấu quá !” Nhưng cháu lớn của tôi cầm
lấy bức vẽ xem rồi nói : “Chị lại thấy chú ấy vẽ bố rất giống”. Chẳng là
con gái lớn hiểu bố nó nhiều hơn. Vợ tôi xem, chỉ cười, không nói gì.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét