I
Có lẽ trong bẩy anh em, tôi là người
sống với cha tôi nhiều nhất. Tuy nhiên tôi lại biết rất ít về Người.
Không rõ vài ba năm đầu, sau khi chào đời ở Hải Phòng, tôi sống với ai, chỉ biết sau đấy (hình như năm 1935) cha tôi được thuyên chuyển lên Lạng Sơn, chỉ một mình tôi được đi theo Người, còn mẹ tôi thì về quê vì còn phải trông nom anh và chị tôi (tôi là đứa con thứ ba) và cũng chuẩn bị sinh em tôi.
Không rõ vài ba năm đầu, sau khi chào đời ở Hải Phòng, tôi sống với ai, chỉ biết sau đấy (hình như năm 1935) cha tôi được thuyên chuyển lên Lạng Sơn, chỉ một mình tôi được đi theo Người, còn mẹ tôi thì về quê vì còn phải trông nom anh và chị tôi (tôi là đứa con thứ ba) và cũng chuẩn bị sinh em tôi.
*
Cha tôi là nhà giáo được đào tạo bài bản. Người tốt nghiệp Trường Sư Phạm (Ecole Normale) nhưng không nhận về quê dạy ở Trường địa phương, mặc dù Nhà nước đã nâng cấp trường Tiểu học ở đấy, đang từ chỉ có bậc sơ học lên thành Tiểu học đầy đủ, đưa một loạt giáo viên được đào tạo chính quy về dạy. Cha tôi được khuyến khích về đấy dạy học, nhưng Người thoái thác (tại sao, sau này tôi mới biết) và xin đi .. dạy học ở Hải Phòng. Chính vì thế, trong số bẩy đứa con của cha mẹ tôi, tôi là đứa thứ ba và đứa duy nhất không sinh ở quê mà tại Thành phố Cảng.
Cha tôi là nhà giáo được đào tạo bài bản. Người tốt nghiệp Trường Sư Phạm (Ecole Normale) nhưng không nhận về quê dạy ở Trường địa phương, mặc dù Nhà nước đã nâng cấp trường Tiểu học ở đấy, đang từ chỉ có bậc sơ học lên thành Tiểu học đầy đủ, đưa một loạt giáo viên được đào tạo chính quy về dạy. Cha tôi được khuyến khích về đấy dạy học, nhưng Người thoái thác (tại sao, sau này tôi mới biết) và xin đi .. dạy học ở Hải Phòng. Chính vì thế, trong số bẩy đứa con của cha mẹ tôi, tôi là đứa thứ ba và đứa duy nhất không sinh ở quê mà tại Thành phố Cảng.
*
Năm tôi lên bốn, cha tôi bị điều lên Lạng Sơn, vì theo chế độ công chức hồi Pháp, mỗi người phải có ba năm làm việc ở “thượng du”. Lạng Sơn cũng được coi là thượng du, nhưng đỡ “ma thiêng nước độc” hơn so với nhiều tỉnh khác, như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La...
Năm tôi lên bốn, cha tôi bị điều lên Lạng Sơn, vì theo chế độ công chức hồi Pháp, mỗi người phải có ba năm làm việc ở “thượng du”. Lạng Sơn cũng được coi là thượng du, nhưng đỡ “ma thiêng nước độc” hơn so với nhiều tỉnh khác, như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La...
*
Thời gian sống với cha ở Xứ Lạng, tôi còn quá nhỏ nên những ấn tượng về cuộc sống ở đấy lưu lại trong ký ức tôi rất lờ mờ. Chỉ còn nhớ cha tôi đem theo một anh đầy tớ, khoảng 14-15 tuổi, gọi là anh Nhỏ, lo việc cơm nước và quét dọn. Mẹ tôi hình như không lên lần nào, nhưng cha tôi, Chủ Nhật và các ngày nghĩ lễ, đều về quê.
Thời gian sống với cha ở Xứ Lạng, tôi còn quá nhỏ nên những ấn tượng về cuộc sống ở đấy lưu lại trong ký ức tôi rất lờ mờ. Chỉ còn nhớ cha tôi đem theo một anh đầy tớ, khoảng 14-15 tuổi, gọi là anh Nhỏ, lo việc cơm nước và quét dọn. Mẹ tôi hình như không lên lần nào, nhưng cha tôi, Chủ Nhật và các ngày nghĩ lễ, đều về quê.
Tôi còn nhớ ngôi nhà hai cha con
tôi ở khi ấy là của nhà nước Bảo hộ xây cho các công chức thuê, mỗi người một
căn nhỏ, có hai phòng và tiện nghi. Đọng lại trong ký ức tôi là nhà xây trên sườn
đồi thoai thoải, xung quanh là bãi cỏ trống trải, xa xa một chút là bắt đầu các
khu rừng nối tiếp nhau, xa hơn nữa là núi rừng trùng điệp kéo dài đến tít tắp.
*
Ban ngày người lớn đi làm, đa số không đem theo gia đình, cho nên cả khu nhà gần như không có phụ nữ, trẻ con... “Anh Nhỏ” lại rất ít nói, chỉ cặm cụi làm, nên tôi không biết chơi với ai, chỉ một mình lang thang ngoài đồi, ngắm cảnh rừng núi xa tít tắp và những đám mây trắng trôi lềnh bềnh trên trời cao, chúng kích thích óc tò mò và niềm mơ ước lớn lên được “ngao du” đây đó, đến những nơi phía sau những rặng núi xanh biếc kia.
Cha tôi mua nhiều tạp chí tiếng Pháp, tôi thường lật ra xem tranh ảnh và thả hồn theo ước mơ về những phương trời xa lạ ấy..
Ban ngày người lớn đi làm, đa số không đem theo gia đình, cho nên cả khu nhà gần như không có phụ nữ, trẻ con... “Anh Nhỏ” lại rất ít nói, chỉ cặm cụi làm, nên tôi không biết chơi với ai, chỉ một mình lang thang ngoài đồi, ngắm cảnh rừng núi xa tít tắp và những đám mây trắng trôi lềnh bềnh trên trời cao, chúng kích thích óc tò mò và niềm mơ ước lớn lên được “ngao du” đây đó, đến những nơi phía sau những rặng núi xanh biếc kia.
Cha tôi mua nhiều tạp chí tiếng Pháp, tôi thường lật ra xem tranh ảnh và thả hồn theo ước mơ về những phương trời xa lạ ấy..
*
Tuy sống với cha tôi, nhưng ít khi tôi giáp mặt Người. Ban ngày Người đi dạy học, đánh tennis xong mới về nhà ăn bữa chiều, tối lại đến Câu lạc bộ tụ tập với đám bạn bè công chức, đọc sách báo, đánh mạt chược, chơi bóng bàn... Lúc cha tôi về thì thường tôi đã ngủ say. Bạn bè cha tôi bấy giờ đều thuộc loại tiểu trí thức Tây học –nhà giáo hoặc viên chức. Được ngày Chủ Nhật nghỉ dạy học, nếu không cùng đám bạn viên chức tổ chức đi tham quan du lịch nơi nào đấy, thí dụ Động Tam Thanh hay Khu nghỉ mát Mẫu Sơn... cha tôi lại về quê để tôi ở lại với “anh Nhỏ”.
Thông thường chiều Thứ bẩy, dạy học xong là cha tôi ra thẳng ga xe lửa và sáng Thứ hai, ở quê lên theo chuyến tầu sáng sớm, cũng từ nhà ga đến thẳng trường, không ghé qua nhà.
Tuy sống với cha tôi, nhưng ít khi tôi giáp mặt Người. Ban ngày Người đi dạy học, đánh tennis xong mới về nhà ăn bữa chiều, tối lại đến Câu lạc bộ tụ tập với đám bạn bè công chức, đọc sách báo, đánh mạt chược, chơi bóng bàn... Lúc cha tôi về thì thường tôi đã ngủ say. Bạn bè cha tôi bấy giờ đều thuộc loại tiểu trí thức Tây học –nhà giáo hoặc viên chức. Được ngày Chủ Nhật nghỉ dạy học, nếu không cùng đám bạn viên chức tổ chức đi tham quan du lịch nơi nào đấy, thí dụ Động Tam Thanh hay Khu nghỉ mát Mẫu Sơn... cha tôi lại về quê để tôi ở lại với “anh Nhỏ”.
Thông thường chiều Thứ bẩy, dạy học xong là cha tôi ra thẳng ga xe lửa và sáng Thứ hai, ở quê lên theo chuyến tầu sáng sớm, cũng từ nhà ga đến thẳng trường, không ghé qua nhà.
*
Bấy giờ người ta đã xây xong từ lâu Quốc lộ Một (Route Coloniale No I) trải nhựa, có đường xe lửa chạy song song. Thị xã Lạng Sơn và quê tôi cùng nằm trên tuyến đường ấy nên việc đi lại nhanh chóng và rất thuận tiện.
Bấy giờ người ta đã xây xong từ lâu Quốc lộ Một (Route Coloniale No I) trải nhựa, có đường xe lửa chạy song song. Thị xã Lạng Sơn và quê tôi cùng nằm trên tuyến đường ấy nên việc đi lại nhanh chóng và rất thuận tiện.
Rồi chiến tranh lan đến, quân Nhật
tiến vào Lạng Sơn. Nhân dịp ấy, và cũng do bắt đầu bị nhiễm bệnh hen phế quản,
sức khỏe giảm sút, cha tôi xin thôi việc dạy học cho nhà nước, về quê sinh sống.
Tình cờ năm ấy tôi lên 6, đến tuổi đi học, thế là cũng được về quê. Cha mẹ tôi
lúc ấy đã có năm con, sống cùng đại gia đình đông đúc gồm ông bà nội tôi, ba cô
và một chú chưa lập gia đình.
*
Thế là về quê, tôi vẫn tiếp tục sống bên cha tôi. Cũng từ ngày ấy cha tôi bỏ cách sống giao du bè bạn, Người không đi đâu xa và có vẻ Người thay đổi hẳn tính tình, không còn cười đùa sảng khoái như những năm tháng trước đấy, khi còn dạy học và sống trên Xứ Lạng.
Thế là về quê, tôi vẫn tiếp tục sống bên cha tôi. Cũng từ ngày ấy cha tôi bỏ cách sống giao du bè bạn, Người không đi đâu xa và có vẻ Người thay đổi hẳn tính tình, không còn cười đùa sảng khoái như những năm tháng trước đấy, khi còn dạy học và sống trên Xứ Lạng.
_______
Quê tôi nằm trong vùng hoạt động của nhiều tổ chức phe phái chính trị. Tôi nghe nói trước đấy đã có cuộc khởi nghĩa Bắc Ninh và làng tôi – Đáp Cầu – đã từng có cơ sở của nhiều Đảng phái vận động cách mạng nhằm lật đổ chính quyền Pháp, tiếng vang để lại nhiều nhất là Quốc Dân Đảng của ông Nguyễn Thái Học.
Quê tôi nằm trong vùng hoạt động của nhiều tổ chức phe phái chính trị. Tôi nghe nói trước đấy đã có cuộc khởi nghĩa Bắc Ninh và làng tôi – Đáp Cầu – đã từng có cơ sở của nhiều Đảng phái vận động cách mạng nhằm lật đổ chính quyền Pháp, tiếng vang để lại nhiều nhất là Quốc Dân Đảng của ông Nguyễn Thái Học.
Năm 1945, tôi nghe thì thầm về một
ông bác họ, tên là Hạ Bá Cang là Chủ tịch Tổng bộ Việt Minh, dưới cái tên
Hoàng Quốc Việt, rồi một “ông trẻ” (con cô con cậu ruột với ông nội tôi), tên
là Chu Bá Phượng, cũng đang là một trong những lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
(Ông là một trí thức, sau này có thời gian giữ chức Bộ trưởng Kinh tế trong
Chính phủ Liên Hiệp năm 1946)... Hai phái kình địch nhau ghê gớm, và tất nhiển
phái Việt Minh mạnh hơn nhiều và lấn át. Phải chăng vì thế nên cha tôi nhìn thấy
thực chất của chính trị và do bản chất nhút nhát, thích yên ổn, Người muốn
tránh xa nó.
*
Từ khi quân Nhật tràn vào Đông Dương và cha tôi xin thôi hẳn nghề giáo, về quê sống, nhất là từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945, Người càng ít nói, lảng tránh mọi người, thu hẹp giao tiếp chỉ trong hai gia đình “hẹp”, nội và ngoại. Nếu phải tiếp xúc với người bên ngoài, Người vẫn giữ thái độ lịch sự kính cẩn, nhưng xa cách. Tuy vẫn chăm mua sách và chịu khó đọc, nhưng tôi bắt gặp nhiều lúc cha tôi ngồi trầm tư trước cuốn sách để mở. Có vẻ phần lớn là sách khảo cứu... Hình như Người giải trí bằng cách đọc những loại sách “phi văn học”, thay vì sách văn chương. Người chỉ tham gia duy nhất một hoạt động xã hội, đấy là tham gia HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ, tối tối đi dạy cho những người lớn tuổi chưa biết chữ.
Từ khi quân Nhật tràn vào Đông Dương và cha tôi xin thôi hẳn nghề giáo, về quê sống, nhất là từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945, Người càng ít nói, lảng tránh mọi người, thu hẹp giao tiếp chỉ trong hai gia đình “hẹp”, nội và ngoại. Nếu phải tiếp xúc với người bên ngoài, Người vẫn giữ thái độ lịch sự kính cẩn, nhưng xa cách. Tuy vẫn chăm mua sách và chịu khó đọc, nhưng tôi bắt gặp nhiều lúc cha tôi ngồi trầm tư trước cuốn sách để mở. Có vẻ phần lớn là sách khảo cứu... Hình như Người giải trí bằng cách đọc những loại sách “phi văn học”, thay vì sách văn chương. Người chỉ tham gia duy nhất một hoạt động xã hội, đấy là tham gia HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ, tối tối đi dạy cho những người lớn tuổi chưa biết chữ.
Tuy nhiên nhìn chung cha tôi thay đổi hẳn so với trước kia. Có chuyện gì đã xảy ra với cha tôi ? Nhiều lúc tôi tự hỏi.
*
Bây giờ nhớ lại, tôi nhận thấy tuy
sống với cha tôi suốt tuổi thơ và tuổi thiếu niên, nhưng hầu như không lúc nào
hai cha con trò chuyện về bất cứ một vấn đề nào. Tôi hoàn toàn cô độc, tự mình
thả hồn cho óc tưởng tượng non nớt và tự tìm cách nâng cao trình độ hiểu biết về
mọi mặt theo thích thú từng lúc của riêng mình. Hồi ở Hải Phòng thì tôi quá nhỏ,
lên Xứ Lạng thì cha tôi suốt ngày vắng nhà, bây giờ về quê thì Người như thể sống
với những suy nghĩ và tâm trạng riêng tư.
Rất may cho mấy anh chị em chúng tôi là đối với gia đình và con cái, Người
chăm lo mọi điều kiện cần thiết, từ học hành, thi cử, đến chăm chỉ mua đầy đủ
các loại sách báo, nhưng Người không quan tâm con cái đọc thứ gì và tiếp nhận
ra sao.
Năm tôi lên 9, cha tôi cũng cho tôi tham gia tổ chức Sói Con (Louveteaux), để tôi rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết, nhưng không bao giở Người hỏi tôi tiếp nhận được những gì sau mỗi cuộc cắm trại nơi xa, hoặc tôi thích cái gì, không thích cái gì.
Mẹ tôi thì bận việc buôn bán bên ngoài và cơm nước trong nhà, chỉ đủ thời gian và công sức quan tâm đến anh, chị và hai em tôi, còn để mặc tôi tự xoay xở trong học tập cũng như tìm hiểu cuộc sống. Tóm lại, tôi có cảm giác tôi bị “bỏ rơi”. Anh và chị tôi còn được ông bà nội tôi quan tâm, hai em tôi là gái còn được mẹ tôi chăm nom, riêng tôi, đứa con thứ ba, hình như không ai buồn chú ý. Không lúc nào hai cha con hay hai mẹ con trò chuyện, tâm sự, bộc lộ những suy nghĩ của mình cho nhau.
*
Thế rồi năm 12 tuổi, tôi tốt nghiệp bậc Tiểu học, được cha mẹ tôi cho sang Hà Nội học Trung học, tôi càng “xa” cha tôi hơn nữa. Tôi chỉ đánh giá cha tôi qua vài biểu hiện rất “bên ngoài” và thường thông qua cách nhìn rất trẻ con của bản thân, nhiều khi phiến diện, giản đơn, kèm theo chút chê trách.
Thế rồi năm 12 tuổi, tôi tốt nghiệp bậc Tiểu học, được cha mẹ tôi cho sang Hà Nội học Trung học, tôi càng “xa” cha tôi hơn nữa. Tôi chỉ đánh giá cha tôi qua vài biểu hiện rất “bên ngoài” và thường thông qua cách nhìn rất trẻ con của bản thân, nhiều khi phiến diện, giản đơn, kèm theo chút chê trách.
Năm tôi 13 tuổi, khi không khí đã nóng lên đến độ ai cũng thấy chiến tranh sắp bùng nổ, tôi theo mấy anh lớn tuổi trong Ban nhạc Đài Tiếng Nói Việt Nam rủ ra "chiến khu” gia nhập Đội Tuyên truyền Vũ trang, Quân khu XII, một thứ gần như Thiếu Sinh quân. Thế là lưng đeo ba-lô, vai mang (vác thì đúng hơn) đàn, nay đây mai đó trong các làng ở vùng Yên Thế, Bố Hạ, Nhã Nam, Cao Thượng... Thời gian ấy, tôi gần như “cắt hẳn” khỏi gia đình.
Tuy nhiên mấy tháng sau, cha mẹ tôi yêu cầu tôi thôi “công tác” để đi học tiếp tại Trường Trung học Hàn Thuyên, lúc ấy đã “tản cư” ra khỏi thành phố và đóng ở nông thôn. Nhưng tôi vẫn sống xa gia đình, vì nơi tản cư của cha mẹ tôi cách địa điểm của Trường tôi học khá xa
*
Hai năm sau, 16 tuổi, tôi thi “nhẩy”, và đỗ kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, được nhận vào Năm thứ nhất bậc Chuyên khoa cũng tại Trường Hàn Thuyên, lúc này đã được phép lập thêm bậc học này. Nhưng học chưa xong học kỳ đầu thì cuối năm 1949, trong không khí “Chuẩn bị Tổng Phản công” được tuyên truyền rầm rộ, đồng thời nghe tin Nhà nước sắp bỏ hệ thống giáo dục ba bậc hiện nay, thay bằng hệ thống “Chín Năm” theo kiểu Liên Xô, và nhất là sắp thành lập cơ sở Đảng, mà tôi thì rất ghét Đảng, tôi bèn bàn với mấy bạn cùng lớp, quyết định “thoát đi” bằng cách tình nguyện nhập ngũ, vào Đại đoàn 308, lúc ấy là Đại đoàn đầu tiên của Quân đội Việt Nam, nơi nghe nói đang cần “người có học”.
Từ lúc ấy (cuối năm 1949) tôi hoàn toàn thoát ly khỏi gia đình.
Hai năm sau, 16 tuổi, tôi thi “nhẩy”, và đỗ kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông, được nhận vào Năm thứ nhất bậc Chuyên khoa cũng tại Trường Hàn Thuyên, lúc này đã được phép lập thêm bậc học này. Nhưng học chưa xong học kỳ đầu thì cuối năm 1949, trong không khí “Chuẩn bị Tổng Phản công” được tuyên truyền rầm rộ, đồng thời nghe tin Nhà nước sắp bỏ hệ thống giáo dục ba bậc hiện nay, thay bằng hệ thống “Chín Năm” theo kiểu Liên Xô, và nhất là sắp thành lập cơ sở Đảng, mà tôi thì rất ghét Đảng, tôi bèn bàn với mấy bạn cùng lớp, quyết định “thoát đi” bằng cách tình nguyện nhập ngũ, vào Đại đoàn 308, lúc ấy là Đại đoàn đầu tiên của Quân đội Việt Nam, nơi nghe nói đang cần “người có học”.
Từ lúc ấy (cuối năm 1949) tôi hoàn toàn thoát ly khỏi gia đình.
*
Trong thời gian ở bộ đội, tôi được tin cha mẹ tôi về Hà Nội để chăm sóc rồi an táng bà nội tôi, sau đấy ở lại luôn, không ra vùng tự do nữa... Khi về, cha mẹ tôi chỉ đem theo hai con trai út, dưới 10 tuổi, còn để hai em gái tôi đang học trường Hàn Thuyên ở lại học tiếp, rồi từ nội thành cha mẹ tôi sẽ “tiếp tế” ra. Riêng ba con lớn, anh tôi, chị tôi và tôi, đều đã là quân nhân, sống cùng đơn vị.
Trong thời gian ở bộ đội, tôi được tin cha mẹ tôi về Hà Nội để chăm sóc rồi an táng bà nội tôi, sau đấy ở lại luôn, không ra vùng tự do nữa... Khi về, cha mẹ tôi chỉ đem theo hai con trai út, dưới 10 tuổi, còn để hai em gái tôi đang học trường Hàn Thuyên ở lại học tiếp, rồi từ nội thành cha mẹ tôi sẽ “tiếp tế” ra. Riêng ba con lớn, anh tôi, chị tôi và tôi, đều đã là quân nhân, sống cùng đơn vị.
-------
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc ít ngày thì tôi được tin Hiệp định Genève đã được ký kết. Chính phủ quyết đinh chuyển mấy vạn quân nhân ra ngoài, bổ sung cho các cơ quan Dân Chính. Tôi được chuyển ngành, đến nhận công tác tại Nha Tuyên truyền Văn nghệ (cơ quan sau này thành Bộ Văn Hóa. Sau đấy cơ quan này được lệnh chuẩn bị vào tiếp quản Hà Nội.
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc ít ngày thì tôi được tin Hiệp định Genève đã được ký kết. Chính phủ quyết đinh chuyển mấy vạn quân nhân ra ngoài, bổ sung cho các cơ quan Dân Chính. Tôi được chuyển ngành, đến nhận công tác tại Nha Tuyên truyền Văn nghệ (cơ quan sau này thành Bộ Văn Hóa. Sau đấy cơ quan này được lệnh chuẩn bị vào tiếp quản Hà Nội.
Về đến Thủ đô, nhưng phải mươi ngày sau tôi mới được phép về thăm gia đình... sau bốn năm hoàn toàn cách biệt. Lúc ấy cha mẹ và hai em trai nhỏ tôi sống ở số nhà 26 Phố Phùng Hưng...
*
Tôi vẫn yêu quý cha mẹ, nhưng cảm thấy cha mẹ tôi đã thay đổi quá nhiều, nhất là cha tôi. Hôm tôi về thăm nhà lần đầu sau khi tiếp quản Hà Nội, mẹ tôi hết sức mừng rỡ, xúc động, tôi thấy Người rơm rớm nước mắt, nhưng cha tôi thì tuy có xúc động nhưng không nhiều và thái độ dè chừng, lạnh nhạt thế nào ấy, khiến tôi bắt đầu cảm thấy có một sự xa cách khá nặng nề giữa hai cha con...
Tôi vẫn yêu quý cha mẹ, nhưng cảm thấy cha mẹ tôi đã thay đổi quá nhiều, nhất là cha tôi. Hôm tôi về thăm nhà lần đầu sau khi tiếp quản Hà Nội, mẹ tôi hết sức mừng rỡ, xúc động, tôi thấy Người rơm rớm nước mắt, nhưng cha tôi thì tuy có xúc động nhưng không nhiều và thái độ dè chừng, lạnh nhạt thế nào ấy, khiến tôi bắt đầu cảm thấy có một sự xa cách khá nặng nề giữa hai cha con...
------
Cho đến một dịp, tôi bỗng “phát hiện” một cha tôi hoàn toàn khác với nhận thức của tôi xưa nay. Từ hôm ấy, tôi bắt đầu muốn khám phá và giải thích những nét tính cách mà tôi cho là “tiêu cực” và “lạnh lùng” khó hiểu của Người.
*
Cái “dịp” vô cùng may mắn ấy xảy ra vào khoảng năm 1982 hay 1983 thì phải. Tôi không còn nhớ chính xác. Khi ấy tôi đã ở tuổi 50, độ tuổi biết nhìn sự đời một cách bình tĩnh và đồng cảm hơn. Sự nhận biết tuy muộn, nhưng cũng vẫn là may, vì giúp tôi thay đổi cách nhìn đối với cha tôi ít nhất cũng trong năm bẩy năm cuối cùng của cuộc đời Người.
Cho đến một dịp, tôi bỗng “phát hiện” một cha tôi hoàn toàn khác với nhận thức của tôi xưa nay. Từ hôm ấy, tôi bắt đầu muốn khám phá và giải thích những nét tính cách mà tôi cho là “tiêu cực” và “lạnh lùng” khó hiểu của Người.
*
Cái “dịp” vô cùng may mắn ấy xảy ra vào khoảng năm 1982 hay 1983 thì phải. Tôi không còn nhớ chính xác. Khi ấy tôi đã ở tuổi 50, độ tuổi biết nhìn sự đời một cách bình tĩnh và đồng cảm hơn. Sự nhận biết tuy muộn, nhưng cũng vẫn là may, vì giúp tôi thay đổi cách nhìn đối với cha tôi ít nhất cũng trong năm bẩy năm cuối cùng của cuộc đời Người.
Dịp may hiếm có ấy đúng ra chỉ là một
cuộc gặp và trò chuyện với nhà văn Ngọc Giao... một “đồng nghiệp” đàn anh, lớn
tuổi hơn nhiều, tôi may mắn đã được quen từ trước. Cuộc gặp cung cấp cho tôi
nhiều chi tiết trước đây tôi không biết, đồng thời cũng gợi lên cho tôi một
cách nhìn nhận bản chất của cha tôi, nếu gọi đấy là “bản chất”... Cuộc gặp còn
giúp tôi phát hiện một mẫu người “lạc lõng” giữa một cuộc sống đối với họ quá
xa lạ...
*
Hôm ấy ông Ngọc Giao đến tìm tôi tại nhà riêng, nơi tôi đang cùng vợ và hai con nhỏ sống trong một căn hộ ở tầng Ba Nhà A1 Khu lắp ghép Trung Tự. Mục đích ban đầu của ông rất đơn giản : ông muốn xem những an-bom cũ của gia đình. Tôi trả lời là rất tiếc, trong những năm tháng lưu lạc trên đường tản cư ra vùng tự do (trong thời gian Kháng chiến chống Pháp), do liên tục thay đổi chỗ ở, mọi thứ đã mất dần hết.
Hôm ấy ông Ngọc Giao đến tìm tôi tại nhà riêng, nơi tôi đang cùng vợ và hai con nhỏ sống trong một căn hộ ở tầng Ba Nhà A1 Khu lắp ghép Trung Tự. Mục đích ban đầu của ông rất đơn giản : ông muốn xem những an-bom cũ của gia đình. Tôi trả lời là rất tiếc, trong những năm tháng lưu lạc trên đường tản cư ra vùng tự do (trong thời gian Kháng chiến chống Pháp), do liên tục thay đổi chỗ ở, mọi thứ đã mất dần hết.
- Chẳng lẽ không còn cuốn nào ư ?
Ngày trẻ ông thân sinh cậu chụp ảnh nhiều lắm kia mà. Cậu thử cố tìm xem. Nhất
định phải còn một vài tấm nào đấy.
Một phát hiện về cha tôi nay tôi mới
biết : cha tôi say mê chụp ảnh !
- Cam đoan là không còn một cuốn
nào. Hồi Kháng chiến, liên tục thay đổi chỗ ở, bao nhiêu đồ đạc mang theo cuối
cùng rơi rụng hết. Áo quần vật dụng còn không giữ nổi, nói gì đến sách vở,
an-bom ? Năm 1951, gia đình tôi dinh-tê vào Thành, sau này mẹ tôi kể lại, mỗi
người chỉ khoác một chiếc bị cói nhỏ đựng vài bộ quần áo thay đổi.
- Tiếc quá đấy, vì ngày xưa ông
giáo là dân chơi và mê chụp ảnh, lúc nào cũng kè kè trên vai chiếc ROLLEIFLEX,
thấy gì hay hay là chụp. Tôi mới được xem một số ảnh ông cụ cậu chụp, đã thấy
có rất nhiều tư liệu quý. Quý nhất đã bộ ảnh tư liệu được ông ghi lại trong lúc
khảo sát cuộc sống và phong tục các dân tộc thiểu số miền núi Bắc Bộ. Ảnh về
trang phục, những điệu múa, về đám cưới, đám tang của họ. Thôi thì đủ sắc dân :
Tày, Nùng, Lô-lô, Sán Dìu, Mèo, Mán... Nguyên các loại Mán, ông xếp riêng ra từng
nhánh : Mán Tiền, Mán Sơn đầu...Mán gì gì nữa tôi không nhớ. Tấm nào cũng được
ông phóng to cỡ 18x24 rất đẹp, là những tư liệu rất có giá trị về dân tộc học,
bởi đến nay những nét sinh hoạt ấy của họ đã thay đổi, không còn dáng vẻ ngày ấy
nữa... Nếu mất thật đáng tiếc.
*
Tôi bắt đầu tò mò, hỏi "
- Hồi trước ông có quen cha tôi ?
Tôi bắt đầu tò mò, hỏi "
- Hồi trước ông có quen cha tôi ?
- Rất quen là đàng khác. Cùng tỉnh
Bắc Ninh với nhau mà, chỉ khác huyện. Cha cậu ở Võ Giàng, tôi Thuận Thành, cách
nhau chỉ hơn chục cây. Tôi chỉ kém cha cậu vài ba tuổi, lại làm báo nên đi nhiều
và quen biết cũng nhiều. Đâu chứ Đáp Cầu, quê cậu, thì tôi đã đến không biết
bao nhiêu lần, quen rất nhiều người. Ông thân sinh cậu còn viết văn nữa chứ. Tuần
báo Tiểu thuyết Thứ Bẩy đã đăng một số
mẩu truyện, phóng sự của ông nhà, có cả thơ nữa.
Lại một phát hiện nữa !
- Ôi, nếu thế, hôm nào phải hỏi ông
thêm về chuyện viết lách của cha tôi.
- Thật ra cha cậu viết kiểu amateur, tức là “viết chơi”, “kiểu tài tử” nên không có giá trị gì mấy về tư tưởng
hoặc văn chương.
- Thế mà báo lại đăng ?
- Bấy giờ báo lúc nào cũng khát
bài. Với lại những thứ ông nhà viết hầu hết đụng đến tình ái, mà độc giả của Tiểu thuyết Thứ Bảy đại đa số lại là lớp
trẻ, và nữ giới chiếm phần áp đảo, họ cứ thấy có chữ “yêu” chữ “tình” là mua rồi
đem về đọc ngấu nghiến. Không cần sâu sắc, cứ lãng mạn, mơ mộng là hợp “gu” các
bà các cô. Chỗ này phải nói thêm là thời ấy văn hóa Pháp đang tràn vào nước ta.
Sách báo lãng mạn phát triển dữ dội. Phải nói Tiểu Thuyết Thứ Bảy là một sáng kiến hái ra tiền của ông Vũ Đình
Long và cũng cứu đói cho nhiều cây bút, nhất là Lê Văn Trương, và cả Nguyễn
Công Hoan...
*
Tôi chợt nhó đến cái tên VŨ ĐÌNH LONG. Giám đốc Nhà xuất bản TÂN DÂN ở 93 Phố Hàng Bông. Sau này ông Long còn cho ra một loại sách được bọn trẻ chúng tôi rất mê, lấy tên là “TRUYỀN BÁ” trong ấy có mấy cuốn “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, thuở bé tôi đọc say sưa rồi nóng lòng chở tập tiếp theo.
Tôi chợt nhó đến cái tên VŨ ĐÌNH LONG. Giám đốc Nhà xuất bản TÂN DÂN ở 93 Phố Hàng Bông. Sau này ông Long còn cho ra một loại sách được bọn trẻ chúng tôi rất mê, lấy tên là “TRUYỀN BÁ” trong ấy có mấy cuốn “Dế mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài, thuở bé tôi đọc say sưa rồi nóng lòng chở tập tiếp theo.
*
-Chẳng lẽ không còn một cuốn an-bom cũ nào ư ? Cậu thử cố tìm xem.
-Chẳng lẽ không còn một cuốn an-bom cũ nào ư ? Cậu thử cố tìm xem.
Thấy ông nhà văn có vẻ tha thiết,
tôi hỏi :
-Ông cần tìm tư liệu gì ạ ?
-Không phải tư liệu mà là ảnh một
người quen cũ của cha cậu mà tôi tin chắc chắn phải có, nếu không chụp một mình
thì cũng chụp chung trong ít nhất là một bức, nhưng tôi nghĩ phải trong nhiều bức.
- Ai thế ạ ?
- LÝ LỆ HÀ, một trong mấy người vợ
không chính thức của Bảo Đại. Báo HÀ NỘI
MỚI đặt tôi viết bài về bà ta. Bài đã viết xong, nhưng muốn có hình bà ta để
minh họa. Chợt nghĩ, đến tìm ông Giáo Vân chắc chắn phải có.
“Lý Lệ Hà” ! Cái tên tôi đã nghe thấy.
Và tôi chợt nhớ lại một trong vài kỷ niệm để lại dấu ấn rất đậm trong ký ức tôi
vì xảy ra năm đầu Cách mạng, năm 1946. Trong số kỷ niệm ấy, có một dính đến cái
tên “Lý Lệ Hà”.
- Cái tên gợi tôi nhớ lại một chuyện
nhỏ tôi chứng kiến.
- Chuyện nhỏ ? Dính đến bà ta ?
- Vâng.
- Chà, lý thú đấy. Cậu kể lại tôi
nghe, được không ?
- Được ạ.
*
- Hồi ấy tôi đang học năm thứ Hai Trung học CHU VĂN AN. Cha tôi thỉnh thoảng từ Đáp Cầu sang thăm. Một hôm nhân cha tôi sang chơi, hai cha con đi dạo phố. Đang đi trên hè Phố Hàng Bông thì bỗng một chiếc xe hơi loại rất sang ghé vào sát vỉa hè rồi đỗ lại. Một phụ nữ trẻ ngồi trong xe thò đầu ra, gọi to : “Anh Giáo Vân !” Cha tôi ngoái lại nhìn và nhận ra người quen : “Chào Cô !” Rồi hai người trò chuyện với nhau một lúc. Trong câu chuyện tôi thoáng nghe thấy một câu cô ấy nói: “Bảo Đại hồi này mê em lắm !” Chính cái câu này làm tôi chú ý và nhớ cho đến hôm nay.
Lát sau cha tôi và cô ta chia tay. Xe chạy tiếp. Tôi tò mò hỏi : “Ai thế ạ ?” [i] Cha tôi đáp thản nhiên : “Một cô cậu quen hồi dạy học ở Hải Phòng.”
*
- Hồi ấy tôi đang học năm thứ Hai Trung học CHU VĂN AN. Cha tôi thỉnh thoảng từ Đáp Cầu sang thăm. Một hôm nhân cha tôi sang chơi, hai cha con đi dạo phố. Đang đi trên hè Phố Hàng Bông thì bỗng một chiếc xe hơi loại rất sang ghé vào sát vỉa hè rồi đỗ lại. Một phụ nữ trẻ ngồi trong xe thò đầu ra, gọi to : “Anh Giáo Vân !” Cha tôi ngoái lại nhìn và nhận ra người quen : “Chào Cô !” Rồi hai người trò chuyện với nhau một lúc. Trong câu chuyện tôi thoáng nghe thấy một câu cô ấy nói: “Bảo Đại hồi này mê em lắm !” Chính cái câu này làm tôi chú ý và nhớ cho đến hôm nay.
Lát sau cha tôi và cô ta chia tay. Xe chạy tiếp. Tôi tò mò hỏi : “Ai thế ạ ?” [i] Cha tôi đáp thản nhiên : “Một cô cậu quen hồi dạy học ở Hải Phòng.”
- Bà ấy nói đúng đấy. Hồi 46 Cố vấn
Vĩnh Thụy, tức là Bảo Đại, đang mê bà ta. Cậu có nhận xét gì về thái độ của bà
ta hôm gặp ông giáo không ?
- Thái độ gì ạ ?
- Kiêu căng chẳng hạn ?
- Tôi không thấy. Lúc ấy tôi chỉ có
một nhận xét.
- Cậu nhận xét thế nào ?
- Bà ta có vẻ rất quý cha tôi, gặp
lại cha tôi, bà ta lộ vẻ rất mừng rỡ, sau đấy nói giọng rất nhiệt tình, đúng
hơn là rất thân tình. Trong khi ấy cha tôi lại dường như hờ hững, thậm chí lạnh
lùng, hay ít nhất cũng thản nhiên.
- Gì nữa ?
- Rồi bà ta vẫy tay chào. Xe chạy
đi, một mùi nước hoa rất thơm xộc vào mũi tôi. Tôi tưởng cha tôi nhìn theo,
nhưng Người vẫn thản nhiên cùng tôi đi tiếp trên hè phố Hàng Bông.
- Nghĩa là bà ta rất quý, nếu không
nói là rất yêu cha cậu, nhưng ông thì lại không còn chút tình cảm nào với bà ta
nữa.
*
- Vậy theo ông thì cha tôi ngày xưa có yêu bà ta ?
- Vậy theo ông thì cha tôi ngày xưa có yêu bà ta ?
- Tôi tin là thế. Và mọi người đều
nghĩ thế. Tôi không dám khẳng định, nhưng tôi đã vài lần nhìn thấy hai người ôm
nhau quay cuồng trong một điệu nhạc ở tiệm nhẩy đầm, bây giờ gọi là khiêu vũ ấy.
- Bà Lý Lệ Hà này đẹp lắm phải
không ạ ? Cái hôm năm 1946, tôi không nhìn kỹ, vả lại hồi ấy tôi còn nhỏ, mới
13 tuổi.
- Đẹp. Đẹp lắm ấy. – Sau một chút,
ông Ngọc Giao nói. – Bà ta là một phụ nữ rất đặc biệt, tất nhiên là rất đẹp. Rất
đẹp ! Chẳng thế bà ta được bình chọn là số Một trong cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở
Việt Nam.
- Hồi ấy ta cũng tổ chức thi Hoa hậu
ạ ?
- Đúng thế. Cuộc thi tổ chức tại Hà
Đông, năm 1938 thì phải. Các thí sinh đều phải mặc áo dài bằng lụa Hà Đông. Tôi
đoán kỳ thi Hoa Hậu này có lẽ do đám nhà buôn tơ lụa Hà Đông nghĩ ra để quảng
cáo các mặt hàng tơ lụa, và họ chi tiền để tổ chức. Bởi trong cuộc thi hoa hậu
đầu tiên này, thí sinh đều phải mặc áo dài bằng lụa tơ tầm Hà Đông ! Kết quả cuộc
thi Hoa hậu đầu tiên này, nhân vật dành chiến thắng số dách (số một) chính là
Lý Lệ Hà khiến bà ta nổi tiếng lừng lẫy. Nghe nói Bảo Đại được một người trong
Hoàng tộc dẫn bà ta đến giới thiệu với Nhà Vua khi ông này đang nghỉ chân ở Sài
Gòn và ông ta mê bà ta luôn.
Năm 1945 sau khi ông ta thoái vị và ra Hà Nội nhận chức Cố Vấn Tối cao của Chính phủ Hồ Chí Minh, gọi là Cố vấn Vĩnh Thụy, thì gặp lại bà ta và bắt tình với bà ta. Bà ta cũng đáp lại bằng cả trái tim. Năm ấy Lý Lệ Hà 29 tuổi, đang ở vào thời kỳ nhan sắc nở rộ và quyến rũ nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Hai người say mê nhau và suốt thời gian sống ở Hà Nội, không lúc nào rời nhau. Bà ta yêu Bảo Đại đến mức đem cả tài sản, vốn liếng và toàn bộ tiền tiết kiệm ra để “bao” ông ta. Sau đấy vị Cố vấn được cử đi công tác ở Trung Hoa rồi ở lại luôn Hồng Kông, không về Hà Nội. Trong chuyến đi này bà ta cũng đi theo, vừa chung sống vừa “nuôi” ông ta suốt thời gian từ 1945 đến khoảng 1951, khi ông ta được người Pháp đưa về nước làm Quốc Trưởng. Sau này quen thói trăng hoa, ông ta tìm được một bà khác. Lý Lệ Hà bị “ra dìa”. Mối tình khi ấy mới chấm dứt.
Năm 1945 sau khi ông ta thoái vị và ra Hà Nội nhận chức Cố Vấn Tối cao của Chính phủ Hồ Chí Minh, gọi là Cố vấn Vĩnh Thụy, thì gặp lại bà ta và bắt tình với bà ta. Bà ta cũng đáp lại bằng cả trái tim. Năm ấy Lý Lệ Hà 29 tuổi, đang ở vào thời kỳ nhan sắc nở rộ và quyến rũ nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Hai người say mê nhau và suốt thời gian sống ở Hà Nội, không lúc nào rời nhau. Bà ta yêu Bảo Đại đến mức đem cả tài sản, vốn liếng và toàn bộ tiền tiết kiệm ra để “bao” ông ta. Sau đấy vị Cố vấn được cử đi công tác ở Trung Hoa rồi ở lại luôn Hồng Kông, không về Hà Nội. Trong chuyến đi này bà ta cũng đi theo, vừa chung sống vừa “nuôi” ông ta suốt thời gian từ 1945 đến khoảng 1951, khi ông ta được người Pháp đưa về nước làm Quốc Trưởng. Sau này quen thói trăng hoa, ông ta tìm được một bà khác. Lý Lệ Hà bị “ra dìa”. Mối tình khi ấy mới chấm dứt.
- Hồi quen cha tôi, cô Hà ấy làm gì
ạ ?
- Cavalière, tức là vũ nữ trong các Câu lạc
bộ Khiêu vũ, thời xưa gọi là “nhẩy đầm” ấy. Cô ta đẹp khủng khiếp đã đành, lại
rất có duyên. Nhảy đầm cũng siêu. Anh nào cũng muốn mời. Hay cậu cố lục các tủ,
xem còn cuốn an-bom hay tập ảnh rời cũng
được ?
- Không ạ. Chắc
chắn không còn gì.
- Hay cậu thử
hỏi ông nhà xem.
- Sao ông
không tự đến gặp cha tôi ? Hai người quen nhau kia mà. Mà ông vừa nói, cũng hơi
thân ?
- Thú thật với
cậu, mình đã đến, nhưng cha cậu khác xưa nhiều quá. Lạnh lùng kiểu lạ ! Mình
cũng không hiểu tại sao cùng một con người mà thay đổi nhanh đến thế. Phải
chăng...
- Sao ạ ?
- Mình đoán
cha cậu vốn nhát gan và ngại gặp chuyện rắc rối, dù rất nhỏ, phải bận tâm...
- Cha tôi sức khỏe kém. Bệnh hen
xuyễn làm con người ta dễ chán đời lắm. Nhưng ông nói đúng, tôi cũng thấy cha
tôi thay đổi nhiều quá. Hồi ở Hải Phòng thì tôi bé quá không biết, nhưng hồi
cha tôi dạy học ở Lạng Sơn, ông vẫn còn vui vẻ, cởi mở... Bây giờ thì lạnh lùng
kỳ lạ. Kể ông nghe chuyện này. Hồi mới tiếp quản, nhiều bạn cũ cũng tìm đến
thăm hỏi và hàn huyên, nhưng cha tôi đều đối xử lạnh nhạt. Thậm chí tôi biết một
trường hợp cha tôi mới mở cửa nhìn thấy ông khách đã nói vỗ mặt ngay : “Tôi đã bảo không muốn nhìn thấy mặt ông nữa
kia mà !” Rồi đóng sập cửa lại.
- Ông khách ấy là ai ?
- Tôi không biết tên, chỉ nghe nói
hồi mới tiếp quản, chính phủ tổ chức Trường Đại học Nhân dân, để tập hợp công
chức của chính quyền cũ đến học tập chính trị thời sự và tự kiểm điểm. Ông mà
tôi vừa nói đến, trước kia vẫn là bạn thân của cha tôi, nhưng trong một buổi
phê bình góp ý trong tổ đã nói mấy câu phê phán cha tôi nặng lời và chắc là không đúng, rất có thể
ông ta nói trong một lúc “nổi lập trường”. Tính cha tôi nhiều tự ái, không chịu
nổi những kiểu lên án như thế nên sau đấy đã bảo ông bạn kia : “Thôi nhé. Tôi với anh từ nay coi như người
dưng ! Tôi coi như anh không có trên đời và anh cũng nên coi tôi như không có
trên đời !” Ông bạn ấy mấy lần đến xin lỗi, cha tôi đều không nghe và đóng
sập cửa, không tiếp. Ông kia còn nhiều lần nhờ bạn bè đến xin lỗi giúp, cha tôi
cũng chỉ lắc đầu : “Tôi đã quyết định coi
như không có ông ta trên cõi đời này nữa. Ông có nói gì cũng vô ích. Đối với
tôi, không làm gì có cái ông ấy nữa. Xác
định như thế cho nhẹ người...”
*
Ông Ngọc Giao buồn rầu :
Ông Ngọc Giao buồn rầu :
- Cha cậu hơi
cố chấp.
- Tôi cũng
nghĩ thế, nhưng tính Cụ như thế : cố chấp, rất cố chấp ấy chứ ! Nhưng tạm gác lại
cái cá tính ấy mà thử đi tìm căn nguyên xem. Một hôm mấy anh em tôi ngồi trao đổi,
anh cả tôi nhận định nguyên nhân sự đổi tính của cha chúng tôi. Nhận định ấy
tôi cho là chính xác...
- Ông Hài, Giáo sư Vũ Đình Hải, Chủ
nhiệm khoa Tim Mạch Bệnh viện Việt – Xô ấy à ?
- Vâng. Anh ấy là anh cả tôi. Hôm ấy
anh Hải nhận định thế này: “Từ khi lớn
lên, được rời quê ra học ở một trường văn minh, cậu (chúng tôi gọi cha là “cậu”
và mẹ là “mợ”) tiếp thu ngay và cảm thấy rất thoải mái trong cái không khí bình
đẳng giữa thầy trò và giữa sinh viên với nhau. Cậu thấy sung sướng, hồ hởi được
thoát khỏi cái lồng lẽ giáo, tôn ti trật tự ở quê, giống như Anh Ba khi rời khỏi
cái nước Việt Nam, lần đầu đặt chân lên đất Pháp, vừa ngạc nhiên vừa sung sướng
kông ngờ được gọi là “monsieur, nghĩa là không ai trên ai dưới, không ai là
“chú” là “bác” của ai... Cậu đựơc sống
trong một không khí như thế, sau này giáo sư Nhật TSUBOI gọi là “không khí cộng
hòa”, kết quả của Cuộc Cách mạng Pháp 1789 và nhờ công của các triết gia thời
Khai Sáng. Cho nên cậu không chịu được cái kiểu đối xử và xưng hô theo tôn ti
trật tự. Chắc cậu hình dung nếu về quê dạy, đứng trên bục thầy giáo nhưng ngồi
dưới lại có mấy ông “bác”, ông “chú”, thậm chí ông “ông trẻ”...thì biết sưng hô
thế nào và nếu bài làm kém có dám cho điểm xấu không ? Đấy là nguyên nhân cậu
thoái thác quyền ưu tiên về dạy học ở quê mà xin đi Hải Phòng, một thành phố xa
lạ. Trong thời gian ở Hải Phòng, cậu tiếp tục được hưởng cái không khí “Cộng
Hòa” nghĩa là xã hội có luật pháp rõ
ràng, xét xử không theo “tình” mà theo “lý”, theo “chứng”. Nhưng từ khi phải
thôi việc về quê sống, do bệnh hen phế quản và do cả chiến tranh nữa, thì Cụ thấy
lại chui vào cái lồng lễ giáo, tôn ti trật tự mà cậu đã cố gắng tránh cho xa.
Thế rồi cái xã hội Cụ đang làm việc, mọi thứ theo đúng tinh thần bình đẳng của
luật pháp, bỗng biến mất. Từ ngày cách mạng, nước ta theo chế độ toàn trị
(totalitarism) thì không còn luật pháp gì nữa. Hai chữ Pháp chế và Luật pháp chỉ
là từ ngữ nói cho vui chứ không quan chức nào coi nó ra cái gì.... Bây giờ Ủy
ban Phường, rồi Công an Phường muốn bắt ai thế nào người ấy cũng phải chịu... Gặp
đứa xấu làm láo, chẳng biết kêu ai, bởi làm gì có luật pháp ?
-------
Hôm ấy, nghe anh Cả tôi nói đến đấy, chú em út, là Phó Giáo sư ở một Trường Đại học nói thêm : “Cậu có lần kể chuyện với em, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể lại với cậu là hồi Cách mạng tháng Tám mới thành công, ông Trường Chinh mời ông Tường đến giảng cho về triết học. Khi ông Tường nói đến tam quyền phân lập, ông Trường Chinh nói, thế thì còn sự thống nhất trong lãnh đạo thế nào được nữa... Thế là thôi, không mời vị Luật sư Tường đến giảng thêm buổi nào cho nữa...
Hôm ấy, nghe anh Cả tôi nói đến đấy, chú em út, là Phó Giáo sư ở một Trường Đại học nói thêm : “Cậu có lần kể chuyện với em, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể lại với cậu là hồi Cách mạng tháng Tám mới thành công, ông Trường Chinh mời ông Tường đến giảng cho về triết học. Khi ông Tường nói đến tam quyền phân lập, ông Trường Chinh nói, thế thì còn sự thống nhất trong lãnh đạo thế nào được nữa... Thế là thôi, không mời vị Luật sư Tường đến giảng thêm buổi nào cho nữa...
\- Chà...
- Nhân đây, tôi cũng xin kể ông
nghe chuyện này nữa. Hồi tôi bắt đầu viết lách, cha tôi bảo : “Cậu nghĩ con không nên đi vào con đường ấy.
Xem số phận bác Đang đấy thôi.” Rồi
khi tôi được cử đi học Trường Đại học Sân khấu, cha tôi cũng can, tất nhiên nhẹ
nhàng thôi. Cha tôi bảo “Cậu thấy con nên
suy tính cho kỹ. Nghề văn nghệ nguy hiểm lắm. Bác Đang bị tù mười mấy năm dấy
!”
- Đang nào ?
Nguyễn Hữu Đang ấy à ?
- Vâng. Hồi
ông ấy cùng ông Nguyễn Văn Tố lập ra Hội Truyền bá Quốc ngữ, Đáp Cầu là nơi hưởng
ứng tức thì, lập Chi nhánh đầu tiên và hoạt động rất tốt, giúp được rất nhiều
người từ mù chữ thành biết chữ, nên ông Đang rất quý và thường xuyên sang quê
tôi quan sát, theo dõi, lấy kinh nghiệm của Chi Hội Đáp Cầu phổ biến cho các
nơi khác đẻ noi theo. Rồi chính cái ông Đang ấy đã cứu sống ông bác tôi... Chuyện
là thế này. Ông Ngô Thế Chùy gọi bà nội tôi là cô ruột, tức là là anh con cô
con cậu ruột với cha tôi. Ông ấy buôn gỗ và là người giầu nhất Tỉnh lỵ Thái
Nguyên. Để khỏi mất thời giờ, tôi xin tóm tắt như sau. Sau Hội nghị Tân Trào,
ông Đang được bầu làm thành viên của Ủy ban Khởi nghĩa (tức là Chính phủ Lâm thời).
Do đấy, khi về qua Thái Nguyên, ông được Bí thư Tỉnh Ủy đón tiếp trọng thể.
Nhân lúc làm việc, ông Bí thư Tỉnh khoe thành tích “diệt gian” và đưa cho khách
danh sách những tên Việt Gian đã bị nhốt và sắp tới sẽ bị bắn. Trong bản danh
sách có họ tên ông bác tôi. Tuy không biết người tử tù kia là ai, nhưng thấy họ
Ngô và quê quán là Đáp Cầu, ông Đang hỏi, tội gì, Tình Ủy cho biết, đấy là một tên đại tư sản mại bản. Ông
Đang hỏi kỹ rồi bảo : “Như thế chưa đủ kết
tội người ta vào tử hình. Tôi đề nghị tha.” Ngay hôm ấy, ông bác tôi được
thả, lập tức đưa cả gia đình về quê... rồi “chạy” vào Nam luôn, không đợi đến
ngày ký kết hiệp định Genève...
*
Ông Ngọc Giao suy nghĩ rồi chuyển sang đề tài khác. Ông vui vẻ hỏi :
Ông Ngọc Giao suy nghĩ rồi chuyển sang đề tài khác. Ông vui vẻ hỏi :
- Thế bây giờ cậu nổi tiếng lừng lẫy
với bao tác phẩm xuất sắc thì Cha cậu nói sao ? Tôi vừa xem vở cậu viết, do
Đoàn Chuông Vàng diễn, quá hay...
- Thế mà cha
tôi vẫn không đổi ý. Miệng không nói ra nhưng trong bụng không tán thành. Một
con người khác hẳn với cái thời dạy học ở Hải Phòng, nhẩy đầm với Lý Lệ Hà, phải
không, ông ?
- Nhẩy đầm,
đánh tennis loại xuất sắc, rồi chơi kịch...
- Cha tôi
cũng chơi kịch ?
- Sau khi một
đoàn kịch Pháp đến biểu diễn ở Nhà hát Tây Hà Nội rồi xuống Hải Phòng diễn thì
một số trí thức ta cũng bắt chước diễn kịch Tây. Lúc đầu là dịch của MOLIERE,
RACINE... Sau đấy tự viết. Hải Phòng có ông Vi Huyền Đắc... Cha cậu là một
trong những diễn viên đầu tiên của Câu lạc bộ Kịch Tây của Thành phố Cảng. Ôi,
cha cậu hoạt động nhiều thứ lắm. Thời lên dạy học ở Lạng Sơn, ông Vân nghiên cứu
phong tục các dân tộc ít người, chụp hàng trăm tấm ảnh, và viết hàng chục bài
khảo sát và phỏng vấn. Rồi về Đáp Cầu, ông lại nghiên cứu chữ Nôm. Cụ Tố (Nguyễn
Văn Tố) nói với tôi, cái bài “Văn tế Cá Sấu”
là do ông Giáo Vân tìm ra. Đúng là thời thế thay đổi quá. Những người như cha cậu
mà nằm im đúng là lãng phí cho đất nước
-----
Hai người im lặng suy nghĩ.
Sau đấy, nhân đà, nhà văn Ngọc Giao kể khá nhiều chuyện lần đầu tiên tôi được nghe về “cái thời đã qua” ấy. Nhờ thế tôi mới hiểu thêm nhiều điều về cha tôi. Chỉ kém cha tôi vài ba tuổi và lại cùng quê (cùng tỉnh thì đúng hơn), nên ông biết khá rõ về gia đình bên nội và bên ngoại của tôi, hồi ấy cũng là hai gia đình có “tiếng”, vừa giầu có vừa danh giá. Sau này có một người, anh ruột mẹ tôi, là Đại biểu Quốc hội Khóa I rồi làm đến Phó Chủ tịch Tỉnh. Một người nữa cũng bên họ ngoại làm đến Chủ tịch một tỉnh. Ông biết cả nữ họa sĩ Lê Thị Lựu, vợ một ông bác tôi, rồi bác sĩ Thuần, con rể một ông bác khác...
Hai người im lặng suy nghĩ.
Sau đấy, nhân đà, nhà văn Ngọc Giao kể khá nhiều chuyện lần đầu tiên tôi được nghe về “cái thời đã qua” ấy. Nhờ thế tôi mới hiểu thêm nhiều điều về cha tôi. Chỉ kém cha tôi vài ba tuổi và lại cùng quê (cùng tỉnh thì đúng hơn), nên ông biết khá rõ về gia đình bên nội và bên ngoại của tôi, hồi ấy cũng là hai gia đình có “tiếng”, vừa giầu có vừa danh giá. Sau này có một người, anh ruột mẹ tôi, là Đại biểu Quốc hội Khóa I rồi làm đến Phó Chủ tịch Tỉnh. Một người nữa cũng bên họ ngoại làm đến Chủ tịch một tỉnh. Ông biết cả nữ họa sĩ Lê Thị Lựu, vợ một ông bác tôi, rồi bác sĩ Thuần, con rể một ông bác khác...
***
Ông Ngọc Giao trầm ngâm rồi nhỏ nhẹ kể về “thời xưa”. Theo ông kể thì thời bấy giờ Chính phủ Bảo hộ của Đông Pháp (gọi tắt Đông Dương thuộc Pháp), trực thuộc Bộ Hải ngoại Pháp, có hai khuynh hướng tranh cãi và đấu với nhau. Khuynh hướng thứ nhất thiên về khai thác là chính, khuynh hướng thứ hai thiên về khai hóa là chính, cụ thể là muốn biến Đông Dương thành kiểu như một mảnh đất Pháp ở Hải ngoại. Khai hóa có nghĩa nâng cao dân trí, khuyến khích phát triển một tầng lớp trí thức Tây học, để người dân Pháp sang cư trú, có thể yên tâm mang theo cả gia đình và lâu dài, vì thấy xứ này cũng văn minh không khác gì nhiều so với quê hương nước Pháp của họ.
Ông GIAO kể rằng bắt đầu từ nhiệm kỳ Felix Faure sang làm Toàn Quyền (Gouverneur General) Đông Pháp (gọi tắt Đông Dương thuộc Pháp), là đảng viên Đảng Cấp tiến, ông này đã làm cho bộ mặt Đông Dương thay đổi hẳn. Xuất hiện Trường Viễn Đông Bác Cổ, Thư viện Quốc Gia, Viện Hải Dương học Nha Trang... thời bấy giờ tất cả đều những cơ quan văn hóa, khoa học lớn nhất Đông-Nam Á. Ông FAURE thuyết phục được rất nhiều trí thức loại giỏi và nổi tiếng người Pháp sang đây làm việc, mục đích chính là nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á, đồng thời kết hợp giảng dạy. Nhiều tư sản Pháp sang đây lập nhà máy, có một số nhà máy rất lớn, như Nhà máy Gach, Nhà máy Say Sát, Nhà máy Pháo.. Đáp Cầu bấy giờ là một trung tâm quan trọng về giao thông và công thương nghiệp là một trong những nơi người Pháp tìm đến nhất.
Về văn hóa Toàn Quyền Felix Faure chủ trương đẩy mạnh việc cải tạo ngành giáo dục đào tạo bản xứ, tổ chức một mạng lưới các trường Tiểu học và Cao đẳng Tiểu học, cho dân bản xứ, và cả một số trường cho trẻ em Pháp, như Lycée Albert Sarrault dành cho nam học sinh và Trường Felix Faure dành cho nữ sinh Pháp. Nhiều học giả nổi tiêng sau này đã học ở đây như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Tiến Lãng...và nhiều nhà lãnh đạo Cộng sản nữa, như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... Nhờ chủ trương ấy mà Trường Thông ngôn, trước đây chỉ đào tạo nhân viên hành chính nay được nâng cấp thành Trường Sư phạm đào tạo giáo viên của hệ thống Giáo dục Pháp-Việt, và cuối cùng là Lycée du Protectorat (Trường Bưởi).
Ông ta khánh thành Trường Đại học Y, sau thêm Trường Đại học Luật, đặc biệt là Trường Mỹ thuật ĐÔNG DƯƠNG, có công đào tạo nên rất nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi như Nguyễn Gia Trí, Lê Thị Lựu, Bùi Xuân Phái... Cả Thế Lữ, Văn Cao... cũng học tại Trường này. Có thể nói Trường Mỹ Thuật Đông Dương (Ecole des Beaux-Arts) thành như một cái nôi, đào tạo rất nhiều văn nghệ sĩ cho nước ta... Từ đấy, tức là từ thập niên 1920, nhờ chủ trương đào tạo một giới trí thức cho Đông Dương, mà Sài Gòn cũng như Hà Nội là hai trrung tâm được họ chú ý đầu tiên...
*
- Thì ra thế.
- Đúng. Cha cậu thuộc loại trí thức
Tây học. Sau khi tốt nghiệp một trong những khóa đầu tiên của Trường Sư phạm (École Normale) Ông không muốn về tỉnh
nhà, mà xin Nhà nước điều về Thành phố Cảng. Một lần tôi có hỏi ông tại sao, vì
Đáp Cầu đã có hệ thống Giáo dục hẳn hoi, ông trả lời, dân làng ấy vẫn còn giữ
nhiều tục lệ cổ hủ, và thứ làm ông ấy ngán nhất là xưng hô. Một đứa oắt con kém
mình chục tuổi mà tính họ hàng mình vẫn phải gọi là chú, là bác, là ông... và
xưng là cháu thì bực lắm. Xuống Hải Phòng ông ấy được kính trọng, được đối xử
bình đẳng...
II
Sau khi tiễn chân ông Ngọc Giao về, tôi hứa sẽ cố tìm thêm lần nữa và nếu thấy xem trong đống sách báo có ảnh bà Lý Lệ Hà, tôi sẽ báo ngay ông biết...
Lát sau quay vào, tôi suy nghĩ miên
man. Thái độ lạnh lùng chán chường của cha tôi quãng đời về sau có thể nguyên
nhân là ở vấn đề mà Giáo sư Nhật Tsuboi sau này đã nói đến trong cuốn “Việt Nam
giữa Pháp và Trung Hoa”, tức là vấn đề cha tôi đã được hưởng cái không khí “Cộng
hòa”, về sau chịu một cái không khí lạc hậu hơn nó, Người bối rối, thậm chí
hoang mang, và do bản chất bạc nhược, nhát gan và lại lắm tự ái, Người dùng
thái độ “tránh đi cho nó nhẹ người”.
Cha tôi được hưởng cái “không khí Cộng hòa” kia là do Người học trường Pháp, tiếp nhận nền văn hóa Pháp, mọi người bình đẳng, chỉ dưới quyền luật pháp. Đến khi không được hưởng cái không khí ấy, Người gần như đi niềm vui sống... Và quả thật, những sự kiện lịch sử năm 1944-45-46... giống như “một cuộc bể dâu” cụ Nguyễn Du đã nói đến. Khi không khí Cộng hòa mất đi, người ta quay lại trật tự Vua-Quan, phân biệt đối xử giữa trong và ngoài Đảng, cấp trên cấp dưới, rồi các thứ mà sau này ông Phan Khôi gọi là “chủ nghĩa gia tộc”... Chính vì ảnh hưởng của tác phong “Cộng hòa” mà hồi ấy cha tôi không nhận chân dạy học ở quê mà xin đi dạy ở Hải Phòng, một nơi xa lạ. Khi ấy Hải Phòng là một thành phố thứ hai ở Bắc Kỳ, sau Hà Nội và trên Nam Định, áp dụng luật pháp của Pháp... Tôi nhớ giấy khai sinh của cả sáu anh chị em của tôi đều ghi tiếng Việt, riêng của tôi, sinh ra ở Hải Phòng ghi bằng tiếng Pháp : “Acte de Naissance...”.
*
Luật nước Pháp là luật của một nhà nước cộng hòa. Trong loại nhà nước ấy, mọi người đều bình đẳng. Tinh thần cộng hòa khác hẳn tinh thần “lễ giáo” xưa cũ lúc nào cũng phải phân biệt “ai trên ai dưới” và “dưới” phải kính trọng, phục tùng “trên”... Những người làm nên Cách mạng Tháng Tám hứa hẹn “tự do, dân chủ” cho dân cho nước nhưng khi thành công, họ vứt bỏ hai khẩu hiệu ấy, vì không cần dùng chúng để tuyên truyền nữa. Họ lập nên một xã hội Đảng trị (thực chất là xã hội Quân chủ), toàn bộ quyền lực nằm trong tay một số người rất nhỏ, hiểu biết hạn hẹp và khao khát quyền lực, tự cho mình cái quyền muốn cho ai cái gì, muốn tước đoạt của ai cái gì, muốn cấm ai cái gì, mọi người đều phải chịu.
Luật nước Pháp là luật của một nhà nước cộng hòa. Trong loại nhà nước ấy, mọi người đều bình đẳng. Tinh thần cộng hòa khác hẳn tinh thần “lễ giáo” xưa cũ lúc nào cũng phải phân biệt “ai trên ai dưới” và “dưới” phải kính trọng, phục tùng “trên”... Những người làm nên Cách mạng Tháng Tám hứa hẹn “tự do, dân chủ” cho dân cho nước nhưng khi thành công, họ vứt bỏ hai khẩu hiệu ấy, vì không cần dùng chúng để tuyên truyền nữa. Họ lập nên một xã hội Đảng trị (thực chất là xã hội Quân chủ), toàn bộ quyền lực nằm trong tay một số người rất nhỏ, hiểu biết hạn hẹp và khao khát quyền lực, tự cho mình cái quyền muốn cho ai cái gì, muốn tước đoạt của ai cái gì, muốn cấm ai cái gì, mọi người đều phải chịu.
Trước tình trạng ấy, cha tôi thất vọng,
bất lực và do bản chất “ngại đấu tranh” và nhút nhát nên Người đã rút vào cái thế
“cắn răng chịu đựng” cũng không có gì lạ.
[i]
Gia đình tôi, con cái gọi cha mẹ là “cậu mợ”. Sau ngày tiếp quản Thủ đô năm
1954, cha tôi bảo các con đừng gọi thế nữa mà thay bằng “bố và mẹ”, nhưng phải
rất lâu chúng tôi mới quen được cách gọi mới mẻ ấy. Riêng em gái tôi, Vũ Kim
Thoa, thì nhất định không chịu thay đổi, vẫn gọi cha mẹ chúng tôi là “cậu-mợ”
như thời xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét