Tản mạn
CÁI GÌ CỦA TRỜI THÌ TỐT
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Jean Jacques Rousseau (1712- 1778) sinh ở Geneva trong một gia đình theo đạo Calvin (Calvinism như đạo Tin Lành). Ông sống một cuộc đời sóng gió và phiêu bạt từ lúc còn thơ ấu nên không có học vị cao như các bậc vĩ nhân khác. Nhưng ông là một nhà triết lý chánh trị xã hội tiên phong với Le Contrat Social <Xã Ước>, Discours sur l’Origine de l’Inégalité <Diễn Từ về sự Bất Bình Đẳng>); một văn sĩ thời tiền lãng mạn của Pháp với Nouvelle Héloïse (Tân Héloïse. Héloïse d’Argenteuil (1100- 1164) là nữ tu sĩ bất đắc dĩ vào thế kỷ XII, một văn sĩ đẹp và học giả nổi tiếng với những bức thơ tình gởi cho Peter Abelard, một tu sĩ bất đắc dĩ khác) và Confessions <Thú Tội>); một nhà giáo dục với Émile và một nhà soạn nhạc. Tư tưởng của Rousseau ảnh hưởng đến cách mạng 1789 rất nhiều. Ông là vĩ nhân của nước Pháp. Ông chết năm 1778 trước khi cách mạng 1789 bùng nổ. Sau cách mạng mộ của ông được đưa vào Panthéon. Rousseau có một đời tình ái sôi nổi được thú nhận trong Confessions với ménage à trois (mối tình tay ba) giữa ông với nữ ân nhân của ông, bà Françoise Louise de Warens (1699- 1762), và một người đàn ông khác. Bà Françoise Louise de Warens là một người quí tộc theo đạo Tin Lành cải sang đạo Thiên Chúa. Bà đã nuôi dưỡng và cho Rousseau di học khi ông mới 13 tuổi. Năm 1732, khi ông được 20 tuổi, ông trở thành tình nhân của người mà ông từng gọi là maman. Sau mối tình tay ba là mối tình giữa ông và cô thợ may Pháp Thérèse Levasseur. Tư tưởng của Rousseau đánh dấu sự chỗi dậy của tư tưởng triết học cách mạng vào thế kỷ XVIII và sự mở màn của tư tưởng lãng mạn thịnh hành ở Pháp vào thế kỷ XIX. Là người có cuộc sống buông thả ông tôn trọng luật tự nhiên khi viết: “Tout est bien sortant de là main de l’auteur des choses.” (Cái gì xuất phát từ đấng Tạo Hóa thì hoàn hảo) nên ông cổ xúy việc giáo dục trở về với thiên nhiên.
*
Không biết vì lý do gì mà loài người đặt ra hai hình dung từ
PHẢI và TRÁI cho
hai tay, chân, mắt, tai...của mình. Tại sao PHẢI? và tại sao TRÁI? Người Anh nói
PHẢI là right (đúng) và TRÁI là left (bị bỏ rơi). Người Pháp nói PHẢI là Droit,
droite (thẳng) và TRÁI là gauche (vụng về). Nói theo luật Âm Dương của Trung Hoa
thì PHẢI là Dương (+) tức HỮU tức là CÓ và TRÁI là Âm (-) tức TẢ (trái; không
tiện). Nhân loại gặp nhau trong ý tưởng tầm thường nhưng kỳ lạ này. Từ nguyên
thủy loài người đã có ý niệm tôn thờ sức mạnh vì tay PHẢI lúc nào cũng mạnh hơn
tay TRÁI và tôn trọng nam phái vì Dương liên hệ đến Mặt Trời còn Âm liên hệ đến mặt trăng.
Mặt Trời to lớn hơn mặt trăng. Đó là sự suy diễn của loài người chớ không phải
là sự suy tính của đấng Hóa Công. Xưa kia ở Âu Châu lẫn Á Châu vương quyền chỉ
truyền cho nam giới. Mãi đến năm 1553 Mary I (1516- 1558) mới trở thành vị nữ hoàng
đầu tiên của Anh.
Giáo dục phương Tây khác với giáo dục ở phương Đông, điển hình
là ở nước ta chẳng
hạn. Ở nước ta học sinh thuận tay trái bị thầy, cô giáo khẻ tay vì viết tay trái!
Ở phương Tây thầy, cô giáo tôn trọng bản năng thiên phú của đứa trẻ. Nhưng các
nhà giải phẫu Tây phương sẵn sàng giải phẫu con mắt lé của người bị lé bẩm sinh
trở về vị trí bình thường của nó để làm tăng thêm vẻ đẹp chớ không hành hạ người
bị lé bằng lời trêu chọc hay bằng thái độ khinh bỉ rẻ rúng. Không thể xem sự
giải phẫu này là sự vi phạm sự an bài của đấng Hóa Công.
Trong nền giáo dục độc tài người ta chỉ lặp đi lặp lại những
câu nói của người
được chấp nhận là vĩ nhân nhất hô bách nạt. Học sinh
muốn đỗ đạt không thể có tư tưởng mới hay bất cứ sáng kiến gì ngoài những tư
tưởng trung dung, lẩn quẩn theo
mẫu được dạy khi mô tả một con người không cao không thấp, không mập không ốm,
không hiền không dữ, không trẻ không già...hay tệ hơn là nói xu nịnh theo ‘vĩ
nhân’, người lúc nào cũng nói đúng và làm đúng để noi theo. Xã hội loài người
biến thiên không ngừng. Tư tưởng con người không thể dừng lại ở thời điểm nào
cả. Trong xã hội Đông Phương lẫn Tây Phương ngày xưa người ta xem thường phường
xướng ca. Đào Duy Từ không được dự kỳ thi tam trường vì là con của người xướng
ca. Molière chết không được chôn ở đất Thánh chỉ vì ông là người xướng ca mặc dù
có sự can thiệp của vua Louis XIV. Nễ lời vị vua được mệnh danh là Thái Dương Vương (Roi du Soleil) người ta cho
ông được chôn trong đất Thánh nhưng phải chôn lặng lẽ ban đêm. Ngày nay xướng ca
ở Hoa Kỳ hay các nơi khác trên thế giới kể cả Việt Nam là những người hướng dẫn
dư luận, những người giàu có ăn sung mặc đẹp và sống cuộc đời vương giả. Michael Jackson
là ca sĩ Da Đen thành công trong nghề nghiệp và trở nên giàu có. Nhờ giàu có ông ta
trở thành người Da Trắng!
*
Hoa Kỳ tiến bộ về mọi mặt dù là một quốc gia trẻ. Từ địa vị một nhóm người đặt dưới sự thống trị của người Anh họ thành lập một quốc gia giàu mạnh lãnh đạo thế giới nhờ có định chế chánh trị dân chủ khiến cho mọi người đều hăng say góp công sức và sáng kiến của mình cho sự phát triển của vùng đất nuôi dưỡng họ dù họ được sinh ra hay không được sinh ra ở đó. Không phải vô cớ mà người Pháp quyên góp tiền làm tượng Nữ Thần Tự Do tặng cho Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh Cách Mạng Hoa Kỳ tạo cảm hứng cho nhân dân Pháp làm cuộc cách mạng 1789. Lenin mơ ước có được guồng máy tổ chức của Hoa Kỳ. Liên Bang Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ há không phải là mẫu Liên Bang được Lenin cóp nhặt để cho ra đời Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết tức Liên Sô năm 1922 sao? Liên Bang Hoa Kỳ bền vững nhưng Liên Sô chỉ thọ 69 tuổi. Nguyên nhân tại sao tùy theo sự cảm nhận và giải thích của từng người.
Hoa Kỳ tiến bộ về mọi mặt dù là một quốc gia trẻ. Từ địa vị một nhóm người đặt dưới sự thống trị của người Anh họ thành lập một quốc gia giàu mạnh lãnh đạo thế giới nhờ có định chế chánh trị dân chủ khiến cho mọi người đều hăng say góp công sức và sáng kiến của mình cho sự phát triển của vùng đất nuôi dưỡng họ dù họ được sinh ra hay không được sinh ra ở đó. Không phải vô cớ mà người Pháp quyên góp tiền làm tượng Nữ Thần Tự Do tặng cho Hoa Kỳ. Cuộc chiến tranh Cách Mạng Hoa Kỳ tạo cảm hứng cho nhân dân Pháp làm cuộc cách mạng 1789. Lenin mơ ước có được guồng máy tổ chức của Hoa Kỳ. Liên Bang Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ há không phải là mẫu Liên Bang được Lenin cóp nhặt để cho ra đời Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết tức Liên Sô năm 1922 sao? Liên Bang Hoa Kỳ bền vững nhưng Liên Sô chỉ thọ 69 tuổi. Nguyên nhân tại sao tùy theo sự cảm nhận và giải thích của từng người.
Nếu Hoa Kỳ kỳ thị nam- nữ thì họ mất 50% vốn nhân lực và trí lực.
Nếu họ kỳ thị nghề nghiệp thì đất nước họ làm sao phát triển
kỹ nghệ và thương mại được? Nếu họ không trọng pháp thì nền dân chủ trở thành
rối loạn, vô trật tự.
Nếu họ cướp công lao và sáng kiến người khác thì làm thế nào họ hấp dẫn được
nhiều nhân tài trên thế giới hướng về nước họ. Họ không kích thích lòng yêu nước.
Chính đời sống ấm no và tự do, hạnh phúc của người công dân làm cho họ phải yêu
và bảo vệ mảnh đất đã mang tự do, ấm no và hạnh phúc cho họ. Sự giáo dục và cuộc
sống sung túc làm cho người dân ý thức và tôn trọng luật pháp và trật tự nhiều
hơn.
Chỉ có Hoa Kỳ mới có những tư tưởng đột phá độc đáo. Một nhóm người
phiêu bạt nghèo khó dám đứng lên chống lại người Anh trên đỉnh cao của sức mạnh
kinh tế,
quân sự và hàng hải để giành độc lập, lập quốc và nền Cộng Hòa dân chủ. Hoa Kỳ
là một liên bang đa chủng tộc có hiến pháp thành văn được duy tri từ ngày lập
quốc đến nay. Đó là nơi tổng thống tức tổng tư lịnh quân đội không nhất thiết
phải là người từng cầm súng. Bộ trưởng quốc phòng không nhất thiết phải là một
tướng
lãnh. Bộ trưởng bộ ngoại giao không nhất thiết phải là nam giới hay một người
dân sự. Nhân tài không nhất thiết phải thuộc chủng tộc nào, tôn giáo nào,
màu da nào, nam hay nữ, già hay trẻ, xuất thân từ thành phần xã hội nào v.v.
Khác với các dân tộc khác nặng về màu sắc và biểu tượng, người Hoa Kỳ xem mọi
màu sắc đều có vẻ đẹp riêng cũng như mọi con người có một khả năng và lợi ich
riêng nếu sử dụng đúng khả năng, đúng chỗ và đúng lúc thì sự hữu ích gia tăng
hiệu suất của nó. Tất cả những gì hiện hữu trên Địa Cầu đều là sản phẩm của đấng
Hóa Công nên không có vật nhỏ nào trong vũ trụ mà không có công dụng và lợi ích
cả kể cả vật không thấy được như không khí và vật nhỏ li ti và nguy hiểm cho sức
khỏe của con người là vi trùng.
Chỉ có Hoa Kỳ mới có nhiều người Da Đen thành công trong thể thao,
âm nhạc,
truyền thông, giáo dục, và chánh trị để được giải thưởng Nobel như Martin Luther
King, làm tổng thống như Barack Obama hay tỷ phú như Oprah v.v. Người Da Đen có
đại biểu trong Hành
Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Thành phố nào cũng có nghị viên
người Da Đen. Đa số cảnh sát trưởng ở Hoa Kỳ đều là người Da Đen. Nhiều người Da
Đen được bầu làm thị trưởng kể cả thủ đô Washington DC.
Las Vegas nằm trong sa mạc nóng bức lại là nơi hấp dẫn du
khách đến thăm viếng.
Sa mạc Nevada là nơi cung cấp nước cho California. Thực chất California là tiểu
bang có sa mạc rộng lớn không có sông ngòi nhưng đó là tiểu bang đông dân cư và
giàu có trong khi miền hạ lưu sông Mississippi bị xem là vùng sốt rét vào cuối
thế kỷ XIX.
Hoa Kỳ chỉ có 2.5% dân số làm nghề nông nhưng nông sản thừa cung
ứng cho nhu cầu
của trên 300 triệu dân và còn thừa để xuất cảng hay cứu giúp những người cần trên thế giới. Nếu nhân loại ăn
bắp để sống thì tiểu bang Iowa có thể nuôi 3/4
nhân loại bằng số lượng bắp do tiểu bang này sản xuất.
Hoa Kỳ không nhận mình là quốc gia xã hội chủ nghĩa như các nước
Cộng Sản hay theo khuynh hướng xã hội như Pháp nhưng những ngày Quốc Tế Lao Động 01- 05 hay ngày Phụ
Nữ Quốc Tế 08- 03 cử hành ở các nước Cộng Sản đều là thành quả đấu
tranh của lao động và phụ nữ Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ không nhận mình đã đạt thời hoàng kim nhưng dân chúng Hoa Kỳ không
lâm vào nạn đói hay phải gánh chịu lắm cảnh bất công trong xã hội. Người nghèo ở Hoa
Kỳ không đến nỗi đói rách. Không thấy người mặc áo quần rách rưới tả tơi như Chữ
Đồng Tử hay Trần Minh Khố Chuối. Nếu có người mặc quần rách đầu gối hay túi xẻ
lia chia thì đó lại là thời trang (fashion) của tuổi trẻ chớ không do nghèo khó mà ra!
Người ta mặc quần rách
ở đầu gối cho có vẻ bụi đời hơn là vì nghèo không có quần lành! Người nghèo cũng
mập mạp, bị bịnh tiểu đường mà trước kia người Việt
Nam gọi là bịnh nhà giàu, có giày để mang, có xe hơi cũ để đi lại. Họ không đến
đỗi đói rách và chịu bất công xã hội như Jean Valjean để trở thành chủ đề của những
cuốn phim xã hội lâm ly đẫm lệ hay sôi sục hận thù như Les Misérables.
Hoa Kỳ thừa vật chất nhưng không tôn thờ chủ nghĩa duy vật
(materialism). Họ rất khoa
học nhưng không duy vật vô thần. Trái lại lúc nào cũng In God We Trust
và thực thi bác ái cho người cần và người hoạn nạn không cần biết đó là bạn hay thù.
Họ hữu thần nhưng
tôn trọng người vô thần hay khác tôn giáo và luôn luôn
chủ trương chánh quyền thế tục. Người tốt dưới mắt họ không phải là mẫu anh hùng
lấy thân mình lấp miệng súng cà- nông hay làm việc quên ăn, quên ngủ hay quên
thân mình mà là người tầm thường mượn tiền và trả nợ sòng phẳng. Làm được cái
tầm thường ấy là đủ điểm trở thành người tốt trong xã hội loài người. Trong xã
hội Hoa Kỳ người tù tội không hẳn là người bị đời quên lãng. Họ có cơ hội hoàn
lương làm lại cuộc đời trong tinh thần lành mạnh.
Tôi biết một người Hoa Kỳ từng
chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Khi còn là một thanh niên vừa tốt nghiệp đại học anh sống
một cuộc đời buông thả, rày đây mai đó như thả trôi cuộc đời trôi giạt về bến
nào cũng được. Anh đi khắp các nẻo đường đất nước Hoa Kỳ của anh. Anh từng làm
nhà và sống trên cây như Tarzan. Đi quân dịch sang miền Nam Việt Nam về,
anh trở thành người phản chiến tham gia các cuộc biểu tình bạo động phản chiến
và bị bắt cầm tù. Anh nói: “Lần thứ nhất tôi bị cầm tù, tôi thấy không có gì đáng sợ cả. Lần thứ hai
tôi
thấy khổ vì sự đối đãi gay gắt của cai ngục và điều
kiện sống trong khám đường. Lần thứ ba! Ôi thôi! khủng khiếp lắm! Đó là lúc
tôi
sợ ở tù!” Ra tù lần thứ ba anh mất tất cả: mất việc làm, mất danh dự và mất vợ. Anh
bắt đầu làm lại cuộc đời từ số không. Đầu tóc không còn bờm xờm. Râu ria
được cạo gọt sạch sẽ. Lời nói bớt hung hăng và ngạo nghễ. Anh đi học và lấy MA và
tìm được công việc mới để cải thiện cuộc sống. Anh cưới một người vợ Đông Dương theo Phật Giáo Tiểu Thừa. Anh sung sướng
nói với tôi: “Hai đời vợ trước của tôi không chịu sinh con. Và họ đã xa tôi.
Người
vợ Đông Dương này (Indochinese) sinh
cho tôi ba đứa con gái. Tôi đặt tên theo ngôn ngữ của vợ tôi. Tôi nói đôi chút
ngôn ngữ của vợ tôi. Tôi là người Thiên Chúa Giáo nhưng thường theo nhạc phụ tôi
đến chùa Phật Giáo Tiểu Thừa nơi ông sống và tụng niệm hàng ngày. Một hôm tôi
dẫn vợ tôi đi xem một chiếc B-52 về hưu. Bà ấy chỉ vào chiếc máy bay và nói: “Nó thả bom làm chết con bò của
tôi.” Cách đây 10 năm anh cho tôi biết anh đã lấy tiến sĩ Giáo Dục. Đó là hình ảnh của một người hoàn
lương cải tiến cuộc đời trên
xứ cơ hội này.
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét