Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

GHI CHÉP. Số 0001-2016




Tại sao đàn bà cam chịu đau khi đẻ ?

Ngày 2-1-2015

         Nhớ lại một truyện dân gian, do một người bạn Tiệp Khắc kể. 
         Ngày xưa, đã có lần đàn bà đẻ̉ đau, kêu ca quá, thấy trong khi họ đẻ thì ông chồng nhởn nhơ, họ kiện lên là Trời bất công. Con là của chung, sao bắt một mình  người  mẹ phải chịu ? Ông Trời xét đơn thấy hợp lý bèn ban sắc chỉ : Từ nay bố và mẹ cùng nhau chia xẻ. Đẻ thì là mẹ̀ (đàn bà) đảm nhiệm, nhưng chịu đau phải là bố (đàn ông)"
        Tưởng công bằng. Ai ngờ trần gian loạn cả lên. 
        Có gì đâu. Bà vợ đẻ nhưng ông hàng xóm lại kêu đau ầm ĩ. Các gia đình đều lục đục, đánh chửi nhau dữ dội. Thấy không sống nổi, đàn bà đành họp nhau lại và xin Trời hủy bỏ cái sắc chỉ "tưởng là công bằng" ấy đi. "Chúng con xin tình nguyện chịu đau vậy
       Từ đấy đàn bè đẻ và nín lặng, một mình chịu đau, không còn oán thán và kêu "Trời" nữa. 

*
Ngày 3-1-2016

           (Suy ngẫm sau khi đọc bài "Thủ tục Filibuster và sự điên rồ của nền dân chủ Mỹ")

                           Đỉnh cao hay Điên rồ ?
 
           Hình như con người đã bắt đầu hiểu : hai thứ ấy đã nhập làm một. (Thật ra hai thứ chính là một).Tỷ như thức ăn ngon = có hại (thực phâm chế biến, thêm các hóa chất độc hại...)_ 
           
          Vậy văn minh tốt hay xấu ? 
           Nhiều chuyên gia y học đã nhận tháy từ ngày phát minh ra cái ghế (trước kia là ngồi xổm), các bệnh về cột sống và về tiêu hóa tăng lên dữ dội. Họ khuyên nên ít ngồi ghế, Một chuyên gia Nga còn nghĩ ra một thiết bị đặt trên ghế để người ngồi thấy như đang phi ngựa ! Cũng vì thế người Nhật không dùng "xí bệt" mà vãn dùng "xí xổm", mặc dù "xí bệt" được coi là văn minh hơn...
                                 *
          Càng thấy nên đọc lại Lão Tử (ĐẠO ĐỨC KINH).  Phan Ngọc coi đấy là tác phẩm triết học giá trị nhất của nhân loại cho đến ngày hôm nay. Còn Nguyễn Hữu Đang thì lúc nào cũng mang theo nó bên người cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời (cùng với cuốn NAM HOA  KINH của Trang Tử) và thường xuyên đọc... Nó giúp ông, một trong những người tưởng như bất hạnh nhất, (chết không có vợ con chẳng hạn...) nhưng lại giữ được thăng bằng tinh thần và thọ gần 90 tuôit...
                               *
        Mình nhớ ông thầy triết học đầu tiên của mình, ngay bài giảng đầu tiên đã nói : Nhân loại tiến lên hay lùi đi ? Không biết ! Vì làm gì có ai quy định hướng nào là "tiến", hướng nào là "lùi"?      
       Do đấy hạnh phúc và đau khổ cũng "chỉ trong lòng ta"...
                              *
     (Ý nghĩ hình như "lẩm cẩm" trên thể hiện tính "ba phải" của người già. Nhưng ba phải lại có lý của nó. Tôi nhớ có danh nhân đã nói : "Sagesse (tiếng Pháp, còn tiếng Anh là wisdom, ta nhiều người dịch là "minh triết") thường đến với mỗi con người lúc họ hấp hối (sắp giã từ giã "cõi thực để vào hư" - bắt chước ý trong bài thơ GIÃ TỪ,  bài thơ cuối cùng của XUÂN DIỆU trước khi qua đời) hoặc trước đấy một chút.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét