VỀ
HAI CHỮ “TỰ DO”
Anh Cả tôi có lần nói với tôi : “Trong tất cả những
câu Hồ Chí Minh nói và được công bố trên báo chí, anh thích câu “KHÔNG CÓ GÌ
QUÝ HƠN ĐỘC LẬP, TỰ DO” và hình như cũng chỉ câu ấy.”
Hôm ấy tôi có nhắc anh rằng mấy chữ “độc lập, tự do” của ông Hồ nói không phải cho từng Con Người mà cho dân tộc, nghĩa là cho “đám đông”, cho “bầy đàn”... Cả mấy chữ ”dân tộc”, rồi “muôn đời” vv… đều là những từ tôi ghét nhất vì thấy chúng toàn là sản phẩm của những ảo tưởng viển vông. “ĐẤU TRANH NAY LÀ TRẬN CUỐI CÙNG” chẳng hạn. Rồi mấy chữ “MUÔN ĐỜI” trong bài thơ của Petophi : “Vì tình yêu lồng lộng/ Ta dâng hiến đời ta/ Vì tự do muôn đời/ Ta hy sinh tình ái…Hai chữ “muôn đời” ở đây cũng thể hiện một cách suy nghĩ “đầy ảo tưởng”. Nhà văn Pháp MONTAIGNE đã viết, Xã hội loài người mãi mãi là một khu vườn không hoàn chỉnh (nguyên văn là JARDIN INPARFAIT) !
Hôm ấy tôi có nhắc anh rằng mấy chữ “độc lập, tự do” của ông Hồ nói không phải cho từng Con Người mà cho dân tộc, nghĩa là cho “đám đông”, cho “bầy đàn”... Cả mấy chữ ”dân tộc”, rồi “muôn đời” vv… đều là những từ tôi ghét nhất vì thấy chúng toàn là sản phẩm của những ảo tưởng viển vông. “ĐẤU TRANH NAY LÀ TRẬN CUỐI CÙNG” chẳng hạn. Rồi mấy chữ “MUÔN ĐỜI” trong bài thơ của Petophi : “Vì tình yêu lồng lộng/ Ta dâng hiến đời ta/ Vì tự do muôn đời/ Ta hy sinh tình ái…Hai chữ “muôn đời” ở đây cũng thể hiện một cách suy nghĩ “đầy ảo tưởng”. Nhà văn Pháp MONTAIGNE đã viết, Xã hội loài người mãi mãi là một khu vườn không hoàn chỉnh (nguyên văn là JARDIN INPARFAIT) !
“Đấu tranh nay là trận cuối cùng”. Cụ nhớ câu ấy chứ ?
- Nhớ quá đi áy chứ ..Ngay Engels, khi về già, cũng đã nói “Hồi thảo bản TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN, MÁC và tôi còn trẻ,còn nhiều ảo tưởng"… và "chúng tôi không hề cho giải pháp nào là "cuối cùng" cả !
- Nhớ quá đi áy chứ ..Ngay Engels, khi về già, cũng đã nói “Hồi thảo bản TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN, MÁC và tôi còn trẻ,còn nhiều ảo tưởng"… và "chúng tôi không hề cho giải pháp nào là "cuối cùng" cả !
Hai chữ “TỰ DO” tuy thế chứ có thể giải nghĩa theo
nhiều cách. Ông Mác bảo “Tự do nghĩa là nhận thức được cái tất yếu.” Tôi cứ
nghĩ mãi về câu này mà không biết hiểu và lý giải nó ra sao.
Một lần tôi hỏi một bạn thân, cùng học
từ thời Trung Học, rồi cùng đi bộ đội và sau khi chuyển ngành, thế naò cả hai lại
đều về Bộ Văn hóa, hôm ấy mới tình cờ gặp lại :
“ Cậu bảo “TỰ DO” nghĩa
là gì ? Có phải là “muốn
làm gì thì làm không ?
Anh bạn cười hóm hỉnh :
-
Mình thì cho “TỰ DO” nghĩa là muốn không làm cái gì đấy cũng vẫn được.- Rồi thấy tôi có
vẻ ngơ ngác, anh nói thêm. - Có những thứ
người ta ép phải làm, nhưng “tự do” tức là không làm thứ ấy cũng vẫn được.
-
Thí dụ ?
-
Thí dụ, phải thủy chung với vợ hoặc chồng, kể cả khi vợ hay chồng đã qua đời…
-
Chỉ kể ra thí dụ ấy thì chưa đủ. Vì nguyên tắc phải thủy chung kể cả khi vợ hoặc
chồng không còn sống trên đời là quy tắc của thời cụ Khổng, cụ Manh. “Chữ Trinh đáng giá ngàn vàng…” Đàn bà góa
phải giữ “tiết” với chồng…Bây giờ mà bắt phụ nữ phải “giữ tiết” như thế thì lại
là vô nhân đạo… Thậm chí cả ngọai tình
cũng được phép. Nghe tin Hàn Quốc vừa rồi bỏ điều luật cấm ngoại tình đấy !
Hai
lão già chúng tôi bàn và tranh luận mãi mà vẫn không ra.
Thì
ra nghĩa của hai chữ TỰ DO không đơn giản !
*
*
Tôi nhớ trong
tác phẩm THẾ GIƠI HÁN HÓA MỚI của Leon VANDERMEERCH (Bản dịch của NXB KH Xã Hội,
Hà Nội – 1992), tác giả kể rằng trong
phong trào “Canh Tân” ở Đông Á mà Nhật là nước đi đầu, các học giả tiền tiến Nhật
đã tìm cách “học” Phương Tây, và họ thấy việc đầu tiên là phải “dịch” những từ
ngữ khoa học, kỹ thuật… (Vì tiếng Nhật sử dụng chữ Hán nên các học giả Trung
Hoa dã dùng luôn cách dịch của người Nhật để sử dụng trong ngôn ngữ Trung Hoa. Sau
đấy các học giả Việt Nam lại bắt chước,
dùng luôn các thuật ngữ ấy.) Việc dịch này gặp khó khăn rất lớn vì ở xã hội
Phương Tây cách tổ chức khác xa ở xã hội Phương Đông
Tác
giả VANDERMEERCH nhận định : “Trong toàn bộ vốn từ vựng ấy, từ FREEDOM tiếng Anh (hay LIBERTE tiếng Pháp)
là ý niệm khó tìm cách diễn tả tương đương sang tiếng Nhật (cũng là chữ Hán) nhất… Phải có môt truyền thống không
phải nghi lễ chủ nghĩa, mà là pháp chế chủ nghĩa thì mới có thể hiểu và cung cấp
cho từ ấy toàn bộ nội dung ý nghĩa cua nó…”
Thoạt
đầu, người ta dịch nó là TỰ CHỦ (Zizhu自主)nhưng
rồi thấy “tự chủ” trong chữ Hán có nghĩa xấu, thí dụ người ta nói một cô con
dâu “tự chủ 自主” có nghĩa cô con dâu ấy bất chấp chồng, mẹ chồng, làm mọi thứ hoàn
toàn theo ý thích riêng . Phải sau một thời gian, thấy không thích hợp người ta
mới thay bằng TỰ DO (tiếng Hoa là ZIYOU (自由)
có nghĩa “tự bản thân”, gần với nghĩa của từ FREEDOM (và LIBERTE) hơn. Còn hai
chữ “tự chủ”, từ bấy giờ chỉ dùng kèm hai chữ “độc lập” để diễn tả một thể chế
chính trị (Independence).
Nguyên
nhân nói trên thật ra chỉ là hình thức chữ nghĩa, còn bản thân từ tiếng Anh
FREEDOM (và từ tiếng Pháp LIBERTE) trong quãng thời gian ấy (thế kỷ 18-19) cũng
thay đổi. Đấy là thời gian trong và sau Đại Cách mạng Pháp 1789, không chỉ từ
LIBERTE mà cả nhiều từ khác cũng thay đổi ý nghĩa của chúng. Thí dụ từ MONSIEUR,
trước Cách mạng 1789 có nghĩa là “ông chủ của tôi” (MON và SIEUR), để đầy tớ dùng gọi
ông chủ, hoặc nông dân gọi Lãnh chúa Chủ
đất, nhưng sau Cách mạng 1789 đã thay đổi hoàn toàn ý nghĩa, và chỉ có nghĩa “ông”
nói chung. Thậm chí bị cáo khi ra hầu tòa cũng được quan tòa gọi là “Monsieur”
chứ không dùng cách xưng hô “kỳ thị” kiểu thời trước Cách mạng 1789.
Cũng chính
vì thế nên chàng trai Tất Thành, khi lần đầu đặt chân lên đất Pháp, vào một hiệu
giải khát ở Hải cảng Marseille, được nhân viên phục vụ đáp “Oui, Monsieur !” đã
rất ngạc nhiên “mình được gọi là MONSIEUR !” (dẫn theo cuốn của Trần Dân Tiên).
Tóm
lại nội dung, ý nghĩa hai chữ TỰ DO, khái niệm về nó hiện nay là “được theo ý
thích, nguyện vọng riêng và không ai, kể cả chính quyền được phép can thiệp hoặc
tước đoạt."
TƯ
DO bây giờ có nghĩa “được sống theo ý mình”, không ai có quyền bắt mình không được
là mình nữa, chỉ cấn anh không vi phạm luật pháp (tất nhiên luật pháp của một chính thể dân chủ, chứ không phải chính thể toàn trị).
NIETZSCHE nói thế nào về "TỰ DO" :
"Kẻ có tinh thần tự do là kẻ suy tưởng khác hẳn với những điều mọi người chờ ở hắn căn cứ vào cội rễ, vào liên hệ, vào địa vị, vào việc làm của hắn vã các lý tưởng tổng trị của thời đại".
Tinh thần tự do là tinh thần đặc biệt độc đáo, trong khi số đông chỉ làm nên tinh thần nô lệ. Số đông này chịu khuất phục mọi ảnh hưởng xã hội. Tinh thần nô lệ bị cuốn vào thời đại, hoàn cành, phong trào... dựa vào thói quen, chứ không do chọn lựa tự do.
TINH THẦN TỰ DO phải thoát khỏi mọi ảnh hưởng của xã hội, của chế độ, của nhà thờ, của quan niệm quần chúng và cảm thấy rõ tính nô lệ ẩn nấp sau các thứ tiền tài, danh vọng, của công việc tư.
Tinh thần tự do chỉ nghe theo ý thức của riêng mình khi ý thức đó bảo : "Hãy là chính mình hơn nữa, hãy trở nên chính mi". Tinh thần đó vượt lên trên mọi chật hẹp, nhỏ nhoi, riêng lẻ.
CHÚ THICH. Tôi chép lại mấy câu này nhưng không nhớ bản dịch của ai.
NIETZSCHE nói thế nào về "TỰ DO" :
"Kẻ có tinh thần tự do là kẻ suy tưởng khác hẳn với những điều mọi người chờ ở hắn căn cứ vào cội rễ, vào liên hệ, vào địa vị, vào việc làm của hắn vã các lý tưởng tổng trị của thời đại".
Tinh thần tự do là tinh thần đặc biệt độc đáo, trong khi số đông chỉ làm nên tinh thần nô lệ. Số đông này chịu khuất phục mọi ảnh hưởng xã hội. Tinh thần nô lệ bị cuốn vào thời đại, hoàn cành, phong trào... dựa vào thói quen, chứ không do chọn lựa tự do.
TINH THẦN TỰ DO phải thoát khỏi mọi ảnh hưởng của xã hội, của chế độ, của nhà thờ, của quan niệm quần chúng và cảm thấy rõ tính nô lệ ẩn nấp sau các thứ tiền tài, danh vọng, của công việc tư.
Tinh thần tự do chỉ nghe theo ý thức của riêng mình khi ý thức đó bảo : "Hãy là chính mình hơn nữa, hãy trở nên chính mi". Tinh thần đó vượt lên trên mọi chật hẹp, nhỏ nhoi, riêng lẻ.
CHÚ THICH. Tôi chép lại mấy câu này nhưng không nhớ bản dịch của ai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét