SỰ THÔNG MINH CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
Thế nào là “thông minh kiểu Trung Quốc”?
Thế nào là “thông minh kiểu Trung Quốc”?
Nhiều người Trung Quốc có cùng một suy nghĩ giống
nhau, đó là hay cười nhạo người Tây phương ngu ngốc, không hiểu chuyện đời,
“não không có nếp nhăn”, và bản thân họ lấy làm tự mãn. Vậy rốt cuộc thông minh
theo kiểu người Trung Quốc là như thế nào?
Gần đây, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về “thông minh kiểu Trung Quốc” và nhận được sự chú ý của đông đảo người sử dụng internet. Tác giả bài viết tự nhận là người Hoa, đã nhận định rằng “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết. Kỳ thực, “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc…
Nhiều người Việt có người thân là Việt Kiều ở Mỹ, có thể đã nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở Mỹ có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lý do. Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó, liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về.
Hệ thống bán hàng ở Mỹ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match. Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy. Do vậy, có một số người, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá.
Những người này dương dương tự đắc với hành vi của bản thân, đi đến đâu cũng tự cho rằng bản thân mình thông minh, thậm chí còn đặt câu hỏi sao những người khác quá “ngu ngốc”, không biết lợi dụng “kẽ hở” này.
Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là “thông minh”, coi gian xảo là có “năng lực lớn”… mọi giá trị dường như đều đảo lộn.
Bài viết của tác giả người Hoa trên truyền thông New Zealand còn liên hệ đến tỷ phú Warren Buffett. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi về tiêu chí chọn đầu tư cổ phiếu của ông Warren Buffett, và thông thường ông hay nhấn mạnh rằng ông rất coi trọng sự thành tín của giám đốc điều hành công ty, nếu không phải công ty làm ăn chân chính, ông nhất định sẽ không lựa chọn đầu tư. Với ông, lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu, mà là chữ tín.
Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Mỹ du lịch và ở tại nhà người thân. Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và nói: “Ở đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta.” Hai tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: “Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc. Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng biết điều đó!”
Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: “Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?”
Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”
“Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?”
“Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết hay sao?”
Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng: “Tokyo mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé.”
Người Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh ấy đã không “ngộ đạo” mà còn dửng dưng nói: “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe. Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy.”
Cơ chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm”. Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, thì xã hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối.
Nếu như chúng ta “giả đổi thành thật, thật cũng giả”, mỗi người đều hư hư thực thực, thì toàn xã hội sẽ vận hành trên cơ sở “hoài nghi”. Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội.
Khi đi tàu điện ngầm tại Rome bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao?
Đây chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình. Đối với người Ý mà nói, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn.
Nếu như bạn thực sự muốn biết có thể đi tàu mà không cần mua vé hay không, thì câu trả lời là có thể, hoàn toàn có thể lên tàu đi một vài trạm, nhưng phải đảm bảo không để cho giới quản lý ở Ý biết được, nếu biết họ nhất định sẽ phạt bạn. Và sau này nếu bị phạt nhiều lần, có thể tạo thành tiếng xấu ở nước ngoài, thật sự là cái được không bõ cho cái mất!
Xây dựng tín nhiệm không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng! Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao, thì quản lý sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa!
(Bạn Sơn Lê gửi qua email cho)
Gần đây, một kênh truyền thông New Zealand đã đăng một bài viết nói về “thông minh kiểu Trung Quốc” và nhận được sự chú ý của đông đảo người sử dụng internet. Tác giả bài viết tự nhận là người Hoa, đã nhận định rằng “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng trắng đen hay thị phi, không cần biết thật giả hay đúng sai, có sơ hở liền lách vào, có tiện nghi liền chiếm lấy. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không màng chính nghĩa hay tà ác, bất cứ lúc nào cũng có thể vì bảo hộ bản thân mình mà làm trái lương tâm. “Thông minh kiểu Trung Quốc” chính là để cho người khác phải phó xuất và gặp nguy hiểm, còn bản thân mình những gì mười phần có lợi sẽ giành lấy hết. Kỳ thực, “thông minh kiểu Trung Quốc” chính là không nói đến thành tín, ức hiếp người thiện lương, chính là các giá trị đều đã đảo lộn, không xét đến quy tắc…
Nhiều người Việt có người thân là Việt Kiều ở Mỹ, có thể đã nghe câu chuyện về việc hàng hóa sau khi mua ở Mỹ có thể được trả và lấy lại tiền mà không cần phải giải thích lý do. Vì vậy, nhiều người khi chuẩn bị tham dự một sự kiện nào đó, liền đến “mua” một bộ quần áo, sau khi tham dự sự kiện xong rồi, lập tức mang trả lại quần áo để lấy tiền về.
Hệ thống bán hàng ở Mỹ còn có một chính sách đáng chú ý, gọi là Price Match. Với chính sách này, nếu bạn mua một sản phẩm sau đó chứng minh được sản phẩm này bán giá rẻ hơn giá tại cửa hàng nào khác, thì có thể được mua sản phẩm với mức giá tương đương mức giá mà bạn tìm thấy. Do vậy, có một số người, khi đi mua hàng với giá đắt hơn những nơi khác, họ không hề mặc cả, mà lại chọn những màu sắc hay kích cỡ (mà ở các cửa hàng khác không có), sau đó khi tìm được cửa hàng nào có mức giá rẻ hơn thì sẽ mang hóa đơn quay lại nơi mua hàng để được giảm giá.
Những người này dương dương tự đắc với hành vi của bản thân, đi đến đâu cũng tự cho rằng bản thân mình thông minh, thậm chí còn đặt câu hỏi sao những người khác quá “ngu ngốc”, không biết lợi dụng “kẽ hở” này.
Coi việc chiếm tiện nghi của người ta là “thông minh”, coi gian xảo là có “năng lực lớn”… mọi giá trị dường như đều đảo lộn.
Bài viết của tác giả người Hoa trên truyền thông New Zealand còn liên hệ đến tỷ phú Warren Buffett. Rất nhiều nhà đầu tư hỏi về tiêu chí chọn đầu tư cổ phiếu của ông Warren Buffett, và thông thường ông hay nhấn mạnh rằng ông rất coi trọng sự thành tín của giám đốc điều hành công ty, nếu không phải công ty làm ăn chân chính, ông nhất định sẽ không lựa chọn đầu tư. Với ông, lợi nhuận không phải là yếu tố hàng đầu, mà là chữ tín.
Một người Hoa đưa đứa con nhỏ mới 3 tuổi đến Mỹ du lịch và ở tại nhà người thân. Người nhà đã đưa cho người Hoa này một chiếc ghế ngồi ô tô dành cho trẻ nhỏ và nói: “Ở đây quy định trẻ nhỏ khi đi xe nhất định phải dùng loại ghế này, tôi đưa cho anh dùng, nhưng vì là ghế đi mượn, nên anh phải giữ gìn cẩn thận, vì chúng ta sẽ phải trả lại cho người ta.” Hai tuần sau khi không dùng xe ô tô nữa, chiếc ghế này đã được đem đến trả lại cửa hàng. Người bán hàng không hỏi lý do tại sao, chỉ đơn giản là đưa đủ số tiền cho người trả hàng. Người nhà liền tự hào nói: “Các cửa hàng ở Mỹ đều như vậy, nếu mua hàng trong vòng 2 tuần thì đều có thể mang hóa đơn đến và trả lại, do đó chúng tôi thường đến đây ‘mượn’ một số đồ đạc. Nhiều người Đại lục thậm chí còn mượn cả TV. Anh nói xem, người Mỹ có ngốc hay không chứ? Trả lại hàng vô điều kiện đúng là sơ hở quá lớn, vậy mà họ còn chẳng biết điều đó!”
Một năm sau, người Hoa này đến Nhật Bản, một số bạn bè đồng hương ở Nhật đã tiếp đón và dùng ô tô để đi lại. Người Hoa này hỏi: “Tokyo đất chật người đông, có phải là rất khó đỗ xe không?”
Đồng hương trả lời: “Không nghiêm trọng đến như vậy đâu, chính phủ quy định cần có chỗ để xe trước rồi sau đó mới được phép mua xe, vì vậy mà không có nhiều xe như anh nghĩ đâu.”
“Ồ, vậy tức là anh có một bãi đỗ xe riêng sao? Chắc là phải đắt đỏ đến mức cắt cổ có đúng không?”
“Anh nghĩ là ai cũng ngốc giống người Nhật Bản sao! Muốn mua xe thì trước tiên đi thuê một chỗ ở bãi đỗ xe, sau khi mua xe xong thì trả lại chỗ đó, vậy chẳng phải là vấn đề được giải quyết hay sao?”
Hai ngày sau, một số bạn bè người Nhật đến đưa người Hoa này đi chơi, họ đi bộ hoặc là đi bằng tàu điện ngầm. Những người bạn Nhật phân trần rằng: “Tokyo mua xe thì dễ, nhưng tìm chỗ đỗ xe thì không dễ dàng gì. Do đó, anh chịu khó đi tàu điện ngầm vậy nhé.”
Người Hoa này lập tức truyền cho anh ấy cách để giải quyết vấn đề. Không ngờ rằng anh ấy đã không “ngộ đạo” mà còn dửng dưng nói: “Nếu muốn lợi dụng sơ hở, thì có nhiều cách lắm. Ví dụ như mẹ tôi sống ở quê, nếu muốn thì có thể dùng hộ khẩu cũ là mua được xe. Nhưng thực tế thì tôi định cư ở Tokyo, không có chỗ đỗ xe mà lại mua xe, vậy thì những người hàng xóm sẽ nhìn tôi như thế nào? Lái xe đi làm, tôi phải đối diện với đồng nghiệp ra sao? Cấp trên và những người đàng hoàng sẽ không làm như vậy.”
Cơ chế trả lại hàng vô điều kiện ở Mỹ và những quy định đầy lỗ hổng ở Nhật, đều được xây dựng trên cơ sở “tín nhiệm”. Nếu sự “tín nhiệm” sụp đổ, thì xã hội cũng sẽ có thể sụp đổ. Do đó, ở xã hội Tây phương, người ta có thể tha thứ cho các chính trị gia làm sai, nhưng không thể tha thứ cho những chính trị gia nói dối.
Nếu như chúng ta “giả đổi thành thật, thật cũng giả”, mỗi người đều hư hư thực thực, thì toàn xã hội sẽ vận hành trên cơ sở “hoài nghi”. Tư duy ảnh hưởng đến hành vi, mà hành vi của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng rộng ra đến dịch vụ kinh doanh và vận hành xã hội.
Khi đi tàu điện ngầm tại Rome bạn sẽ phát hiện rằng có máy bán vé nhưng không có soát vé. Chắc hẳn bạn sẽ thấy lạ lắm phải không? Làm thế này làm sao kiểm soát được xem hành khách lên tàu có mua vé hay không? Vận hành tàu điện ngầm thế này chẳng phải sớm muộn gì cũng bị lỗ hay sao?
Đây chính là cách nghĩ quen thuộc của chúng ta, luôn liên tưởng mọi chuyện theo kiểu khôn vặt hoặc vì tham lợi nhỏ cho bản thân mình. Đối với người Ý mà nói, nếu chúng ta hỏi câu hỏi này thì thật kỳ lạ. Đi xe có thể không mua vé chăng? Đi xe làm sao có thể không mua vé cho được? Cách nghĩ, cách tư duy của hai bên quả có sự khác biệt lớn.
Nếu như bạn thực sự muốn biết có thể đi tàu mà không cần mua vé hay không, thì câu trả lời là có thể, hoàn toàn có thể lên tàu đi một vài trạm, nhưng phải đảm bảo không để cho giới quản lý ở Ý biết được, nếu biết họ nhất định sẽ phạt bạn. Và sau này nếu bị phạt nhiều lần, có thể tạo thành tiếng xấu ở nước ngoài, thật sự là cái được không bõ cho cái mất!
Xây dựng tín nhiệm không dễ, nhưng điều này lại thực sự quan trọng! Mức độ tín nhiệm lẫn nhau càng cao, thì quản lý sẽ càng nới lỏng hơn. Nếu như đi đúng đường, thì sẽ không sợ phải đi xa!
(Bạn Sơn Lê gửi qua email cho)
10 giờ ·
LÝ SỰ CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN “CÒN ĐẢNG, CÒN MÌNH”
Tối qua mình được vợ chồng người bạn của con mời, đi cùng con đến ăn mừng Tân gia. Anh chị mới xây được cái “đôm” mặt sàn 100m2, 2 tầng và tầng áp mái với 600m2 vườn...
Tối qua mình được vợ chồng người bạn của con mời, đi cùng con đến ăn mừng Tân gia. Anh chị mới xây được cái “đôm” mặt sàn 100m2, 2 tầng và tầng áp mái với 600m2 vườn...
Có hơn
chục bạn bè tới dự, trong đó có đến 6 anh và 1 chị là học sinh chuyên toán ở
mấy lò Hà Nội, quen thân nhau, rồi cùng được đi du học tại Liên xô, Ba lan,
Tiệp khắc vào giữa những năm 1980, rồi ở lại làm ăn, khá thành đạt... Tuy
nhiên, họ coi như một thế hệ lỡ làng! Nói sơ như vậy để thấy cuộc tranh luận
sắp diễn ra là giữa những người bạn, chân thành, cởi mở, thông minh, có học
hành, từng trải...
Câu
chuyện bắt đầu khi ngồi vào bàn ăn, anh H. tự giới thiệu, vợ chồng anh ở Việt
Nam. Tết này đi du ngoạn sang Bỉ, qua Tiệp, thăm bạn bè, nơi anh từng du học,
nay sang ăn mừng nhà mới anh bạn học Chu Văn An ngày xưa... Anh bảo, ở nhà bận
lắm, vì làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Bí thư đảng ủy của một trường Đại
học dân lập... Mình đang định hỏi chuyện về giáo dục, thì một anh bảo, cán bộ ở
Việt Nam sang đây, không ai muốn nhắc đến mình là đảng viên, mà ông này khoe
mình là bí thư của cái đảng cộng sản (ĐCS) thối nát ấy! Vậy là “tửu nhập, ngôn
xuất” suốt cuộc nhậu, một mình anh H. chấp cả hội còn lại. Mình chỉ biết ngồi
nghe, chẳng thể nói câu nào. Đêm về nằm nghĩ về cuộc tranh luận, thấy hay hay,
chép ra đây đọc cho vui...
H. bảo;
- Ừ thì nó thối nát đấy, nhưng nó đang cầm quyền. Tôi muốn tồn tại thì phải chấp nhận nó, dựa vào nó...
- Ừ thì nó thối nát đấy, nhưng nó đang cầm quyền. Tôi muốn tồn tại thì phải chấp nhận nó, dựa vào nó...
- Nhưng
anh là trường dân lập chứ có phải “quốc doanh” của ĐCS đâu mà phải phụ thuộc nó?
- Các anh
chả hiểu gì cả. Về đối nội, tôi là Chủ tịch kiêm Bí thư, trước khi đưa ra chủ
trương, tôi thông qua Thường vụ đảng ủy, trong đó có 5 thằng, thì tôi nắm chắc
3 thằng... Quyết định của tôi đưa ra là QĐ của tập thể ĐU nhé, các đảng viên
phải quán triệt, chỉ đạo quần chúng thực hiện... Các anh có biết chuyện biểu
quyết đa số “Bác Hồ quê ở Thanh Hóa” không? Nghệ thuật lãnh đạo tập thể là ở
chỗ ấy! Còn đối ngoại, cái đất nước này, cái gì ĐCS không lãnh đạo, Mình là “cơ
sở đảng vững mạnh”, trên tin tưởng, còn thằng nào ở dưới, dám chọc ngoáy vào
nữa?
- Nhưng
cái ĐCS ngày xưa nó còn giương cao ngọn cờ dân tộc, yêu nước, dân theo nó giành
chính quyền, kháng chiến thành công, nó còn có lý tưởng CS, dù là ảo vọng đi
nữa... Nay ĐCS đã thoái hóa, biến chất thành bọn tư bản “đỏ”, đảng Maphia, nó
chỉ là ĐCS giả hiệu thôi...
- Nó là
Maphia hay ĐCS giả hiệu hay đảng gì đi nữa, nhưng nó đang lãnh đạo đất nước.
Tôi muốn giữ cái nồi cơm của gia đình tôi thì phải lựa theo nó. Tôi chả thích
gì nó, cũng chẳng ngu mà trung thành với nó muôn năm; nhưng hiện giờ tôi dựa
vào nó để tôi tồn tại, để làm ăn yên ổn... Vậy thôi.
- À,
trước kia tôi nghĩ là có 3 loại đảng viên: một là loại ngu tín; hai là loại vụ
lợi; ba là loại hèn nhát, biết ĐCS thối nát, nhưng không dám từ bỏ. Nay thêm
loại nữa như ông H, thuộc loại đảng viên là để bảo vệ quyền lợi của mình. Như
vậy có 4 loại... Nhưng cái đảng này cũng sắp chết rồi!
- Còn lâu
nhé! Các bố ở ngoài cứ ảo tưởng! Nhà tôi 4 đời đảng viên, tôi lại đang ở trong
đảng, tôi chả hiểu rõ hơn các ông à?
- Nhưng
theo quy luật thì triều đại nào rồi cũng suy tàn, làm gì có chuyện ĐCS muôn
năm! Liên xô hùng cường và các nước XHCN đông Âu ai ngờ sụp đổ nhanh thế? Các
chế độ càng độc tài càng nhanh tự hủy diệt mình. ĐCS độc tài, toàn trị, sao
thoát khỏi số phận như mấy tay độc tài châu Phi?
- Theo
quy luật, chả có gì tồn tại vĩnh viễn. Trái đất này mà bất ngờ va vào một thiên
thạch khổng lồ là tiêu ma. Triều đại nào cũng hưng thịnh rồi suy tàn, nhưng có
triều đại phong kiến kéo dài hơn hai trăm năm, có triều đại ngắn ngủi. ĐCS rút
được nhiều kinh nghiệm rồi, tinh khôn lắm, không dễ sụp được đâu. Nó cũng không
ngu như như bọn độc tài châu Phi, quá trắng trợn, tàn bạo... ĐCS VN khôn lắm,
nó thấy dân tình căng, sẽ nới cho một tí; đang bị trói chặt, được cởi nới một
tí thấy dễ chịu và hy vọng. Nhưng khi cần, nó lại xiết vào, Nghĩa là nó biết
thiên biến vạn hóa, chứ không ngu như bọn độc tài Ga-da- phi, Mu- ba- rắc, Mu-
ga- be... Còn nói “muôn năm” là là gieo lòng tin mơ hồ trong tâm lý người ta,
chứ sao “muôn năm” được. Cũng như ngày xưa nói “Hoàng thượng vạn tuế”! Đó chỉ
là cách tuyên truyền. Món này CS siêu lắm..
- CS
chuyên tuyên truyền lừa đảo, dối trá, dùng mưu mô xảo quyệt, cả mưu hèn kế bẩn
để tồn tại, không theo những tiêu chuẩn đúng đắn...
- Anh nào,
đảng nào làm chính trị mà chẳng thủ đoạn, lừa dối... Có điều dân Âu, Mỹ thì nó
thật thà hơn, mức dối trá ít hơn; dân ta quen dối trá, ĐCS càng dối trá siêu
hơn. Trong cuộc cạnh tranh, ĐCS mưu mẹo hơn, tinh khôn hơn, dám liều hơn thì nó
thắng. Cũng như cờ bạc, thằng nào không lừa bịp; đứa nào ngây thơ, khờ khạo thì
thua, mất trắng; thằng nào láu cá hơn thì thắng đậm! Còn tiêu chí, tiêu chuẩn
hay chuẩn mực gì gì thì cũng do anh đặt ra mà thôi. Anh có tiêu chuẩn của anh,
tôi có tiêu chí của tôi. Anh bao tiêu chí của tôi sai, sao tôi vẫn tồn tại, còn
anh thì đổ?
- Nhưng
ĐCS hiện nay cầm quyền không do dân bầu cử minh bạch, không đàng hoàng...
- Anh bảo
ĐCS không đàng hoàng là anh nghĩ vậy thôi. Nó được ghi trong Điều 4 Hiến pháp
đấy chứ. Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đều có bầu cử công khai đàng hoàng đấy
chứ... Còn cách tổ chức bầu thế nào, đó là mẹo của ĐCS. Putine đấy, nhờ ông ta
từng là đảng viên ĐCS, là KGB nên mới vận dụng thông minh, bầu cử lần nào cũng
trúng số phiếu cao. Lần sắp tới chắc cũng thắng thôi.
- Nhưng
ghi vào Hiến pháp là áp đặt, bầu cử chỉ là hình thức, giả dối, không trung
thực...
- Thì tôi
đã bảo ĐCS dùng mọi thủ đoạn, không từ thủ đoạn nào, cốt sao có lợi cho mình.
Các anh khác không biết dùng thủ đoạn là ngu, thua là phải thôi! Còn trung
thực, xin lỗi, chả có thằng nào trung thực! Thằng nào ngu đi kê khai hết tài
sản của nó, vì đều bất minh! Những bài phát biểu, diễn văn nó đọc, đâu có phải
nó nghĩ như vậy. Tôi cũng thế, khi phát biểu trước các đảng viên, cán bộ, tôi
phải nói theo nghị quyết của ĐCS chứ, không thì tôi toi luôn. Nhưng khi tôi
làm, thì tôi phải tính xem cái gì có lợi cho tôi, tôi mới làm chứ. Tôi hỏi các
anh, có anh nào thấy cái việc có hại cho mình, mất nồi cơm của vợ con mình, mà
cứ cắm cổ làm không? Cho nên, chẳng ai nói thật cả đâu. Ai ngu thì cứ tin.
- Tài sản
bất minh do tham nhũng cũng như bệnh dối trá đó là do ĐCS độc tài, toàn trị mà
ra. Nếu có đa đảng cạnh tranh, tam quyền phân lập, quyền lực được kiểm soát,
thì tham nhũng, dối trá sẽ được hạn chế tối đa...
- Tôi đồng
ý đa đảng cạnh tranh, tam quyền phân lập, quyền lực được kiểm soát là tốt hơn
độc tài... Nhưng bây giờ tôi đang là ĐCS độc quyền lãnh đạo, tôi ngu gì lại đi
cho thằng đảng khác cạnh tranh? Thằng lãnh đạo nào chả thích độc quyền, Trump
bây giờ cũng muốn được độc quyền lắm chứ, nhưng vì thể chế của Mỹ nên nó chịu.
Tôi hỏi, anh đang yêu một cô gái hay đang sở hữu một tài sản, anh có muốn có
thằng khác cạnh tranh vào không? Bản chất con người, anh nào cũng tham, cũng
thích độc quyền...
- Chẳng
qua, ở VN chưa có các đảng và phong trào đối lập nên ĐCS tự tung tự tác vậy
thôi. Khi có các chính đảng, các tổ chức chính trị đối lập, họ tập hợp phong
trào quần chúng đủ mạnh để cạnh tranh công bằng, minh bạch xem ĐCS còn độc
quyền lãnh đạo được không?
- ĐCS VN
nó thông minh lắm, dầy dạn kinh nghiệm lắm, nó biết đa đảng cạnh tranh là nguy
hiểm, nên ngay từ khi bắt đầu Đổi mới, nó đã giải tán Đảng Dân chủ và Đảng Xã
hội VN ngay. Còn sau này, cứ nhân vật nào có máu mặt, tỏ ý đa nguyên, dân chủ
là nó vô hiệu hóa ngay, như Trần Xuân Bách, Trần Độ đấy. Võ Nguyên Giáp mấy
chục năm cũng phải chịu hèn, nhẫn nhục, không thì nó cũng thịt. Còn bây giờ mấy
anh nhãi nhép, lộ ra, nó bóp ngay từ trong trứng... Mấy anh phản biện, phê
phán, chẳng qua nó để cho có vẻ dân chủ tí thôi, thích bóp lúc nào thì bóp, chứ
đời nào nó để cho có lực lượng đối lập đủ mạnh để cạnh tranh. Các anh đừng có
ảo tưởng!
- Chả nhẽ
90 triệu dân cứ cam chịu cho mấy triệu đảng viên nó đè đầu cưỡi cổ mãi hay sao.
Toàn dân vùng lên thì...
- Dân
vùng lên thì phải có người lãnh đạo. Có ai đủ tin cậy để dân theo? Bên ngoài
đối lập không có; bên trong nội bộ, tuy nhiều phe phái đấu đá nhau, nhưng tất
cả lại có chung lợi ích. Mất ĐCS, mất chế độ, chế độ khác lên, nó truy tội lại
thì chết cả lũ à? Thế là nó lại phải bảo vệ lẫn nhau, bảo về ĐCS chứ...
- Thế
chẳng lẽ dân phải dùng súng à?
- Anh có
súng, thì ĐCS có nhiều súng hơn, đông quân hơn.
- ĐCS lại
có quan thầy Trung cộng lắm người, nhiều súng bảo hộ...
- Không
có chuyện đó đâu. Lãnh đạo VN ai cũng biết rõ Tàu, họ luôn cảnh giác. Nhưng
người ta chọn bạn, chứ ai chọn được hàng xóm! Đối với Tàu, xưa nay các triều
đại phong kiến của ta, dẫu đánh thắng nó, rồi lại phải nhẫn nhục sang triều
cống, thần phục. Nay mình cũng phải nhún nhường, đừng làm gì phật lòng ông hàng
xóm bá quyền...
- Nói như
anh thì Tàu cộng với ĐCS như kẻ hiếp dâm nhưng không cho người ta kêu và tự đắc
là không sợ trừng phạt...
- Anh
không được phép dùng từ “hiếp dâm” như vậy!.. Anh H. có vẻ nỏi nóng. Mọi người
lại giải tỏa căng thẳng bằng cách xuê xoa, thôi thôi, chuyện tào lao cho vui
thôi mà. Nào tiếp tục nâng ly...
Mình thấy
trên TV đang chiếu trận cầu lông giữa Đan Mạch và Na Uy, môn thể thao mình rất
mê mà lại hiếm thấy ở châu Âu, nên rời bàn ăn ra xem TV. Các bạn vẫn tiếp tục
ăn uống và câu chuyện sôi nổi trở lại khi bàn về vụ án Thăng, Thanh... Rồi
chuyện U23...
Chừng 11 giờ đêm mới tan tiệc. Lúc bắt tay ra về, mình bảo anh H: Lý sự
“còn đảng, còn mình” của anh giỏi lắm, dù bất kể đó là đảng gì! Anh cười, bắt
tay chặt và bảo: Nhà cháu 4 đời đảng viên cơ mà!
19/2/2018
MVT
19/2/2018
MVT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét