Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

VÀI NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC

                         NHẬN ĐỊNH 1


         CHỐNG THAM NHŨNG KIỂU NÀO CHO HIỆU QUẢ ? 

       ... Bởi một số lý do – có lẽ liên quan đến bản chất của thứ mà nhà tâm lý Jonathan HAIDT từ Đại học New York gọi là TƯ DUY CHÍNH NGHĨA” – những tình cảm đạo đức thường khiến chúng ta đồng cảm khi đối mặt với nguy hại hay bất công. Vận động chống lại sự bất công thì dễ hơn vận động vì công lý. Chúng ta nhiệt tình khi chiến đấu với cái xấu – ví dụ như nạn đói và sự nghèo khổ – hơn là khi đấu tranh cho những thứ như các mô hình tăng trưởng và phát triển nhằm tạo ra lương thực dồi dào và sinh kế ổn định.
                                                                          *     
      Khi cái xấu được tạo ra bởi sự thiếu vắng của cái tốt, thì việc tấn công cái hủ bại khác xa việc tạo nên điều thiện lương.
      (Trích : http://nghiencuuquocte.net/2015/08/12/chong-tham-nhung-se-khong-cham-dut-doi-ngheo/#sthash.uMAraIj2.dpuf)

       ***
-
NHẬN XÉT : 
         Chúng ta dễ nhìn thấy những điều "xấu" và mải mê đấu tranh với chúng, quên mất rằng cần xây dựng cơ sở để cái tốt xuất hiện và những cái xấu tự khăc tiêu vong. Đúng thế. Chúng ta mải chống tham nhũng trong khi quên rằng xây dựng  một "trật tự" đúng, cái tham nhũng ấy sẽ tự tiêu vong. bởi tham nhũng, như ở VN là do quan chức có quá nhiều quyền, đến mức vô hạn độ... Nói cách khác là do Đảng chuyên quyền, nếu thực hiện những nguyên tắc dân chủ và thực hiện pháp luật nghiêm minh thì tham nhũng sẽ tự khắc tiêu vong.

         Cố Thủ tướng Singapore LÝ QUANG ĐIỆU hiểu điều ấy khi ông thực hiện ba chính sách để quan chức không thể tham nhũng (sổ sách nghiêm chỉnh), không dám tham nhũng (luật pháp nghiêm minh) và cũng không cần tham nhũng (lương quan chức đủ cao để "hoàn toàn" không phải lo đời sống.kể cả hưởng các phúc lợi (du lịch nước ngoài chẳng hạn...) 
          Chính do biện pjaps thứ ba này mà lương quan chức ở Sing cao nhất thế giới, thí dụ nghe đâu lương Bộ trưởng là một triệu $ /năm.

                                                                             *

NHẬN ĐỊNH 2

                                         VỀ CÁC GIÁ TRỊ CHÂU Á

      Đã có thời một số người đề cao đến tận mây xanh cái gọi là NHỮNG GIÁ TRỊ CHÂU Á. Hai người hăng hái và lớn tiếng nhất là Cố Thủ tướng Singapore LÝ QUANG DIỆU và Cố thủ tướng Malaysia MAHATHIR MOHAMED. Nhưng cả hai ông đều phạm một tội giống nhau là tàn bạo với những chính trị gia đối lập, khiến sau khi MAHATHIR mất, Malaysia rơi vào tình trạng hỗn loạn, suy thoái, đến nay chưa có lối thoát. 

      Còn ông LÝ thì một lần tiếp các nhà báo nước ngoài có mặt ở Sing đã kể một điều ân hận... Chẳng là khi con gái duy nhất của ông yêu một thanh niên cùng học đại hoc Y ở LONDON, là gốcTrung Đông (da nâu), và xin phép cha mẹ, ông đã đáp : "Yêu là quyền của con, cha không phản đối, nhưng cha không thể tưởng tượng trong những bữa ăn gia đình lại chen vào một người mầu da không giống những thành viên khác !". Cô con gái đành khước từ lời cầu hôn của chàng trai "da nâu" kia. Kết quả là cô tập trung váo chuyên môn, trở thành Tiến sĩ, rồi Viện sĩ, cuối cùng là Chủ tịch Viện Hàn lâm Y học Singapore ! Mỗi lần nhìn thấy con gái tóc đã bạc mà vẫn lẻ loi, ông rất thương xót, đâm nghi ngờ "các giá trị Châu Á" mà đã có thời ông xùi bọt mép bênh vực !    

                                                                                ***

NHẬN ĐỊNH 3

                                 ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ

       Tôi rất "chịu" câu nói của Cố Thủ tướng Anh Winston CHURCHILL : "Chế độ dân chủ có rât nhiều khiếm khuyết, chỉ là tốt hơn tất cả các thể chế mà nhân loại đã "từng thử áp dụng " (nguyên văn : tried) cho đến ngày hôm nay".  
      Đúng thế. Chế độ chuyên chế (hay chuyên chính) thì rõ là dã man, quá dã man rồi, nhưng thể chế dân chủ cũng chưa phải hoàn toàn tốt. Vậy thể chế nào "hoàn hảo" đây ? Đến nay loài người chưa nghĩ ra... 
                                                                             *
      Bao giờ nhân loại mới "nghĩ" ra đây ?                                                                

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét