Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

K PHỔI VÀ LÁ ĐU ĐỦ



CHỬA UNG THƯ PHỔI BẰNG LÁ ĐU ĐỦ

Bệnh viện “chê”, về nhà chờ… chết


Ông Nguyễn Ngọc Phát (62 tuổi, ngụ TX. Dĩ An, Bình Dương) kể lại thời điểm ông bất ngờ phát hiện ra mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối



“Tôi còn nhớ lúc ấy đang mùa World cup 2010 ở Nam Phi. Vào một tối khuya, đang xem đá bóng thì bỗng dưng tôi bị ho liên tục, cảm thấy rất khó chịu ở ngực. Tôi cứ nghĩ đơn giản là cảm mạo do thời tiết hay do mấy đêm thức khuya. Ngày hôm sau tôi vẫn ho không dứt. Lúc đó đang làm hiệu trưởng nên tôi tranh thủ sau giờ làm đi khám ở bệnh viện gần trường. Bác sỹ nói tôi bị viêm phổi và cho thuốc uống trong vòng 1 tuần.



Thế nhưng sau 1 tuần tôi vẫn không bớt ho, thậm chí ho nhiều hơn. Cảm thấy bất thường, tôi đi xuống Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) khám lại. Lần đầu khám chỉ nghi là bị viêm phổi, sau đó là nghi ngờ bị áp xe phổi và có khối u. Nhưng sau nhiều lần chụp X-quang, CT, nội soi cùng nhiều xét nghiệm sinh thiết thì bác sĩ phát hiện ra tôi đã bị ung thư phổi giai đoạn cuối rồi”.


Ông Phát cho biết, khi ấy các bác sĩ đã gọi riêng vợ ông ra và nói rằng thời gian sống của ông chỉ còn khoảng 3-6 tháng. Bác sĩ cũng khuyên gia đình nên tính cách đưa ông về nhà chăm sóc được ngày nào hay ngày đó, vì mọi biện pháp mổ xẻ hay điều trị hoá xạ trị cho ông lúc này chỉ tốn tiền của chứ không mang lại kết quả gì.

Trước những điều bác sĩ trao đổi, vợ ông như chết lặng. Rồi bà cùng các con oà khóc nức nở, hoảng loạn trước bệnh tình của chồng, của cha. Các giáo viên ở trường THCS Võ Trường Toản (TX.Dĩ An, Bình Dương) cũng bàng hoàng, không thể tin thầy hiệu trưởng Phát mới đây còn khoẻ mạnh, tươi tỉnh mà lại bị bệnh hiểm nghèo, không thể cứu vãn nổi.

Ông Phát từng làm công tác quản lý, hiệu trưởng rất nhiều trường ở nhiều địa phương, từ các trường ở Long Thành, Biên Hoà (Đồng Nai) cho đến quê nhà là TX. Dĩ An. Hơn 30 năm làm nghề giáo, nơi đâu ông cũng để lại thiện cảm trong mắt đồng nghiệp và học trò. Thế nên khi mọi người hay tin ông đang trong cơn thập tử nhất sinh vì bạo bệnh, nhiều người đã tìm đến tận bệnh viện, đến nhà để thăm ông lần sau cùng. “Chính lúc đó tôi đã chuẩn bị tâm lý là mình sẽ chết rồi”, ông Phát nói.

Uống nước lá đu đủ tươi, vết thương trong phổi lành hẳn

Được các bác sĩ khuyên không nên hoá xạ trị nhưng gia đình ông Phát vẫn nỗ lực chạy chữa đến cùng. Trong lúc sắp điều trị hoá trị, rất tình cờ ông Phát và gia đình đọc được thông tin về một trường hợp thoát chết nhờ sử dụng bài thuốc từ lá đu đủ.

“Đó là câu chuyện về ông Na - bộ đội ở tỉnh Hà Nam bị ung thư phổi, bệnh viện trả về chờ chết. Thế nhưng ông này đã hồi phục nhờ áp dụng bài thuốc trị ung thư từ lá đu đủ của đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái. Bài thuốc chỉ có 1 vị thuốc duy nhất là lá đu đủ mà thôi. Ông anh vợ của ông Na là bác sĩ Nguyễn Đức Lợi đã chỉ bài thuốc này cho gia đình.
Sau 3 tháng uống nước lá đủ đủ như thế thì sức khoẻ ông Na dần bình phục. Ông ấy tỉnh dần, đỡ ho, nói được, miệng hết sưng, đại tiểu tiện bình thường hơn. Ông ta ăn cháo rồi dần có cảm giác ăn cơm được. Ngạc nhiên nhất là sau 3 tháng ròng như thế, ông ta đi khám lại tại bệnh viện thì được bác sỹ thông báo ông ấy không còn ung thư nữa”, ông Phát kể.

         Lúc đầu đọc thông tin ấy, ông Phát cũng bán tín bán nghi. Thế nhưng nghĩ mình cũng sắp chết, nên ông mạnh dạn kết hợp dùng bài thuốc từ lá đu đủ này trong quá trình hoá trị. Tháng đầu tiên mỗi ngày ông Phát lấy 6 lá đu đủ tươi (có cả cọng) rửa sạch sẽ, tuốt vỏ bỏ đi rồi lấy lá và lõi. Ông chia làm 3 lần rồi cho vào ấm để sắc như sắc thuốc và uống nước, ăn lẫn cái. Từ tháng thứ hai, cũng với liều lượng lá như vậy, ông cho vào ấm chuyên hãm nước sôi như pha trà và uống cả ngày thay nước.

       Áp dụng như thế trong 3 tháng liền, đến khi vào bệnh viện siêu âm lại, ông Phát cùng người nhà quá đỗi bất ngờ khi bác sĩ kết luận phổi của ông đã tốt lên rất nhiều. Kể lại khoảnh khắc hạnh phúc ấy, ông Phát nói: “Tôi nhớ như in là vị bác sĩ đã rất ngạc nhiên và dùng từ “ngoạn mục” để nói về sự tiến triển bệnh tốt lên không thể ngờ của tôi. Các lần siêu âm sau, bác sĩ cho hay vết thương trong phổi tôi đã lành hẳn, chỉ còn là vết sẹo mờ. Tôi đã được tái sinh, tôi tin bài thuốc từ lá đu đủ đã tác động lớn đến bệnh tình của tôi”.

        Chia sẻ cặn kẽ thêm về bài thuốc, ông Phát cho biết ông chỉ uống lá đu đủ tươi. Ông không bỏ thêm vài cọng sả như một số người áp dụng. Riêng cọng đu đủ, ông vẫn cho vào nấu cùng lá. Và lấy lá đu đủ nào cũng được, không phân biệt lá từ cây đực hay cây cái.

        Ông Phát bảo, lúc ông bị bệnh, cả trăm nhân viên, giáo viên ở trường đã thay nhau tìm rồi mang lá đu đủ đến cho ông trong suốt hơn 3 tháng. “Nhờ mọi người tốt với tôi như vậy nên việc tìm lá có khó khăn gì đâu. Áp dụng theo bài thuốc cũng không cầu kì gì cả mà hiệu quả thật sự khó tin nổi. Đã 2 năm nay tôi không đi khám lại nữa vì thấy sức khoẻ ổn định. Từ trải nghiệm bản thân, tôi có niềm tin là lá đu đủ tốt cho bệnh ung thư phổi”. 

       Hiện nay, ông Phát duy trì cách sinh hoạt điều độ, hạn chế ăn thịt đỏ, thay vào đó là ăn nhiều rau củ và tập thể dục nhẹ nhàng. Ông thường nghe kinh Phật để tâm hồn thanh thản. Trước khi bị bệnh ông nặng 65kg, lúc điều trị còn chưa đầy 50kg và bây giờ duy trì ở mức 60kg. Trông vóc người ông rất khỏe khoắn, nhanh nhẹn.

*****

CÂY ĐU ĐỦ

           Nghĩ về bệnh tật, sự sống cái chết, ông Phát mỉm cười tỏ bày: “Trước cái chết, bệnh tật thì ai mà không sợ. Nhưng nếu mình quá sợ hãi mình sẽ chết vì sợ trước khi chết vì bệnh. Bản thân tôi luôn có niềm tin nên khi nghe mình mắc bệnh, tôi đã mạnh mẽ tự nhủ không nên bi quan. Thấy bài thuốc lá đu đủ có người mắc bệnh y như mình chữa khỏi, tôi uống với niềm tin biết đâu mình cũng may mắn như thế. 

         Ai vào hoá chất cũng đau đớn, kêu khóc với nỗi đau tận xương tuỷ, trong phòng bệnh ngày nào cũng có người qua đời trước mắt. Nhìn vậy cũng sợ hãi lắm chứ nhưng tôi thấy mình cần phải mạnh mẽ lên. Lúc vào hoá chất là tôi uống cùng nước lá đu đủ ngay. Rất kì lạ là tôi có bị đau đớn hành hạ nhưng vẫn có thể chịu nổi. Lúc đó tưởng tượng đi vài bước còn ngã thế mà sau 3 tháng tôi dần hồi phục rõ”.

         Ông kể tiếp: “Tuy nhiên người mắc bệnh ung thư cũng cần có sự lạc quan, tinh thần vững vàng để đẩy lùi bệnh tật. Tôi đã đọc trên báo có nêu rằng, theo tìm hiểu thì có đến 50% bệnh nhân ung thư chết do quá bi quan, sợ hãi với bệnh tật. Vừa rồi tôi có người cháu trai mới xét nghiệm biết bị ung thư, vậy là lo lắng hoảng loạn không ăn uống được. Tôi nghe thế mới động viên, giảng giải và giúp cháu ổn định tinh thần. Thấy tôi là một ví dụ thực tế vượt qua ung thư nên cháu đã bình tĩnh hơn và bớt hoảng loạn”. 

       Ông Phát cũng cho biết thêm có một cô giáo tại trường cũ của ông cũng đã dứt bệnh ung thư vú sau khi uống nước lá đu đủ.

     “Lá đu đủ là một vị thuốc đặc biệt. Tôi may mắn nên gặp được bài thuốc cứu mạng này. Tôi được biết có người dân tộc thiểu số ở Yên Bái còn luộc lá đu đủ chấm muối vừng ăn hằng ngày để bổ phổi. Tôi mong sao có sự kiểm chứng của nhiều người bệnh hơn về công dụng của lá đu đủ. Biết đâu những bài thuốc đơn giản dễ tìm từ lá đu đủ có thể góp phần cứu sống nhiều người khỏi bạo bệnh như tôi. Tôi mong các nhà đông y, khoa học sẽ nghiên cứu nhiều hơn về loại lá cây này”, ông Phát tâm sự.

CÂY MẢNH CỘNG

Có 1 loại cây mọc dại tự nhiên chẳng mấy ai thèm để ý, bỗng chốc trở thành tâm điểm của sự chú ý và được người dân toàn Châu Á săn lùng ráo riết. Thậm chí còn có người còn bay sang tận Malaysia để gặp đúng người đã nhờ nó mà “thoát chết” xác nhận lại.
Bà Vương Tú Cầm ( bệnh nhân người Trung Quốc bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3, sau 10 tháng phát hiện thì bệnh chuyển biến xấu và sang ung thư giai đoạn cuối.
clinacanthus-nutans
Cây xương khỉ.
Một ngày, bà nhận được thư điện tử của một người bạn có nhắc về chuyện ông Lưu Liên Huy ở Malaysia (cũng bị ung thư) đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất nhờ ăn lá mảnh cộng trong 13 ngày.
Nghe tin, bà Vương đã ngay lập tức mua vé máy bay đi Penang, sau đó di chuyển đến Taiping (Malaysia) để tìm ông Lưu với hy vọng mình cũng sẽ tìm được may mắn giống như người cùng cảnh ngộ, dù chưa biết thực hư ra làm sao.
Khi gặp được ông Lưu, bà không chỉ được người này nhiệt tình hướng dẫn cách ăn loại rau này cho đúng, mà còn được động viên là yên tâm rồi bệnh nhất định sẽ đỡ. Bà Vương đã ở lại Malaysia và ăn mảnh cộng liên tục 10 ngày, sau đó xin thêm một bọc lá để mang về nhà uống tiếp thêm 5 ngày nữa.
Trong lần hóa trị thứ 2 trước khi khi bà xét nghiệm CA125, chỉ số bệnh đã giảm 45%, khối u kích thước 4*5cm cũng đã biến mất.
Trước khi vào đợt hóa trị lần 2, bác sĩ hỏi bà có bị rụng tóc không nhưng bà Vương cho biết tóc không hề rụng như các bệnh nhân ung thư đang làm hóa trị khác.
Sang lần hóa trị thứ 3, các bác sĩ khẳng định: lần hóa trị thứ 3 sẽ rất nặng, tóc chắc chắn sẽ bị rụng, tuy nhiên, sau khi hóa trị thì tóc bà lại tiếp tục giữ được an toàn một cách đáng kinh ngạc.
Tiếp tục lần 4 hóa trị, chỉ số xét nghiệm máu CA125 của bà Vương đã trở lại bình thường, chỉ số hiện tại giảm xuống còn 16,8 (trong khi đó chỉ số an toàn của người bình thường là dưới 36).
Các bác sĩ cho biết, bệnh của bà Vương đã tiến triển theo chiều hướng rất tốt, theo phác đồ điều trị ban đầu của bệnh án là phải hóa trị 6 lần nhưng chỉ làm đến lần thứ 4 là có thể dừng lại vì hiệu quả chữa bệnh tốt ngoài mong đợi. Kết quả này hoàn toàn nằm ngoài dự kiến của các bác sĩ và mọi người.
Bà Vương cảm thấy rất biết ơn trời đất vì đã nghe bạn mà tin tưởng chữa bệnh theo cách này, đồng thời bà cũng mang một ít cây về trồng tại nhà, tiếp tục ăn thêm trong vòng 4 tuần để nâng cao tác dụng phòng bệnh.
Sau sự kiện đó, báo chí Trung Quốc cũng đã đăng tin về cây mảnh cộng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như trị chứng thấp khớp, vàng da, đau xương, rối loạn kinh nguyệt, bệnh thận.
Người bệnh có thể ăn cây mảnh cộng bằng cách ép lấy nước uống, hoặc nấu như một món canh ăn hàng ngày.
Đây chỉ là bài chia sẻ riêng của bà Vương và bà cũng cho rằng cách chữa bệnh của bà không dặ trên bất kì căn cứ hay nghiên cứu khoa học nào cả, mà chỉ là cá nhân lựa chọn trong lúc mắc bệnh hiểm nghèo.
Chuyện dùng cây mảnh cộng chữa ung thư cũng chưa được giới khoa học xác nhận.
Ngoài trường hợp của bà Vương, hiện tại ở Malaysia có rất nhiều bệnh nhân ung thư thực hiện theo cách chữa bệnh bằng lá tự nhiên này. Ông Lưu cho biết, hàng ngày có hàng trăm cuộc gọi điện hỏi mua lá mảnh cộng. Có người bệnh còn chia sẻ: “Dù không khỏi thì cũng chẳng có hại, đằng nào cũng sắp chết nên không có gì là không dám thử”.
cay-nguaungthu
Cây xương khỉ.
Tác dụng chữa bệnh ung thư của cây mảnh cộng còn được bệnh nhân viết riêng 1 trang blog để chia sẻ với cộng đồng. Những trường hợp chứng minh lá mảnh cộng có thể chữa ung thư cũng được các trang mạng xã hội đưa tin nhiều.
Trên báo NewLife của Malaysia ngày 25/5/2011 cũng đã đăng tải về tác dụng của cây mảnh cộng có thể chữa ung thư với tỉ lệ khỏe mạnh lên đến 90% nếu sử dụng đúng cách từ 4-6 tuần. Nhưng đồng thời cũng khuyến cáo độc giả rằng mỗi thể trạng bệnh đều khác nhau, và ăn cây mảnh cộng không phải là một bài thuốc được giới khoa học công nhận.
Hiện tại các nhà khoa học ở Thái Lan, Đài Loan và nhiều quốc gia khác cũng đang quan tâm nghiên cứu về tác dụng của loại cây này, nhưng vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.
Cây mảnh cộng có thể tìm thấy ở Việt Nam
Cây mảnh cộng (tên khoa học là Clinacanthus nutans, có tên khác là cây bìm bịp, cây xương khỉ).
Đây là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, chiều cao có thể dài tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, có màu xanh thẫm. Ngày xưa, cây này mọc hoang rất phổ biến ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam và châu Á, giờ đô thị hóa nên ít tìm thấy hơn. Hoa mảnh cộng có màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.
Theo y học dân gian, cây mảnh cộng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm mát gan, tăng tiết mật, khử ứ, tiêu thũng, chống đau, trị mụn rộp ở mép, miệng.
Rau mảnh cộng có mùi thơm nhẹ, có thể được ăn sống (khó ăn) và chủ yếu được dùng để luộc hay nấu canh. Hiện nay, nhiều nơi dùng rau mảnh cộng để ăn kèm với lẩu hoặc nấu canh với thịt bằm, nấu với tôm hay nấu canh cua rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Chắc nhiều người còn nhớ, mảnh cộng là loại rau rừng quen thuộc với bộ đội trong thời kì chiến tranh ở Việt Nam. Trong chiến trường ác liệt loài rau này được dùng thay cho một phần lương thực bị thiếu hụt.
Trên đây chỉ là những thông tin để mọi người tham khảo. Để xác định được rau mảnh cộng (bìm bịp, xương khỉ) có khả năng chữa ung thư được thật hay không thì còn phải chờ phản hồi từ những người có chuyên môn. Do vậy, các chị không nên tự ý dùng bừa bãi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Hiện tại các nhà khoa học ở Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác cũng đã quan tâm nghiên cứu về tác dụng của cây bìm bịp nhưng chưa đưa ra kết luận cuối cùng.
Bài viết tổng hợp thông tin trên mang, thông tin mang tính chất tham khảo.
 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét