TRÍCH MỘT ĐOẠN TRONG CUỐN SÁCH CỦA NGUYỄN GIA KIỂNG : "TỔ QUỐC ĂN NĂN
...
CÁC GIÁ TRỊ CHÂU Á?
...Có một lần tôi được coi một hoạt cảnh tức cười trong một phim hài
hước. Một nhà mô phạm đang thao thao bất tuyệt giảng giải giá trị thiêng
liêng của gia đình trước một cử tọa trẻ. Ông đang hùng hồn thuyết phục
đám thanh niên về những tệ hại của quan hệ tình dục ngoài khuôn khổ vợ
chồng thì một bất ngờ xảy đến. Một chàng trai, với tất cả bộ dạng của
một người đồng tính luỵến ái, từ ngoài xông vô nắm lấy ông đánh ghen.
Thì ra ông không những ngoại tình mà còn ngoại tình với người cùng phái.
Bài giảng dĩ nhiên chấm dứt ở đây.
Cuộc
khủng hoảng kinh tế châu Á bắt đầu từ mùa hè 1997 cũng đã cắt ngang cuộc
tranh luận đang sôi nổi về các giá trị châu Á một cách tương tự. Nó lố
bịch hóa những người đang rêu rao là các quốc gia Đông Á đã phát triển
mạnh nhờ các giá trị Châu Á, và như thế người châu Á không cần những giá
trị phương Tây như dân chủ và nhân quyền.
Nhưng kết thúc một cuộc tranh
cãi vì một bên tranh luận bị quê là một kết thúc không ổn. Người tranh
luận bị cụt hứng nhưng chắc gì nhưng điều họ nói đã sai? Như thể cuộc
tranh luận về các giá trị châu á có thể sẽ còn được phát động lại trong
tương lai, trong một hoàn cảnh khác và với mục mục đích khác Do đó chúng
ta cũng cần xem thực chất của cuộc tranh cãi này là cái gì.
ĐIỂM THỨ NHẤT
Là cuộc tranh cãi về các giá trị châu Á đã được tung ra hồi
đầu thập niên 1990, hầu như cùng một lúc tại Singapore và Malaysia.
Đây
là một điều nghịch lý bởi vì Singapore và Malaysia chính là hai nước có
ít tư cách nhất để phát biểu nhân danh văn hóa và truyền thống châu á. Singapore
là một thương cảng hơn là một quốc gia, do người phương Tây thành lập
cách đây hai thế kỷ, bắt đầu từ một làng đánh cá nhỏ với vài chục ngư
dân. Nó đã được tạo ra và cai trị hoàn toàn theo khuôn mẫu phương Tây.
Dân chúng Singapore, ba triệu người hiện nay, chu yếu là những người Hoa
đã chạy trốn hệ thống chính trị và văn hóa châu Á tại quê hương cũ. Malaysia
cho tới cuối thế kỷ 14 chỉ là một bán đảo hoang vu và là trạm dừng chân
cho các thuyền buôn qua lại giữa Ấn Độ và Sumatra.
Dữ kiện lịch sử đầu
tiên là cuộc thăm viếng của một sứ giả Trung Quốc dưới triều Minh năm
1405. Lúc đó Malaysia chỉ có vài vương quốc nhỏ hoàn toàn cô lập với
phần còn lại của châu Á. cho tói khi được tuyên bố là thuộc địa của Anh,
đặt dưới quyền quản trị của công ty BRITISH NORTH BORNEO COMPANY, vào
năm 1881, Malaysia không có gì giống với một quốc gia cả.
MALAYSIA không có lịch sử và cũng không có một văn hóa riêng, chưa nói tới văn hóa châu Á. Như Singapore, Malaysia được thành lập và cai trị hoàn toàn theo khuôn mâu phương Tây. Cũng giống như Singapore, người Malaysia rất hài lòng với chính quyền thuộc địa Anh và không đòi độc lập họ đã chỉ được độc lập sau một quyết định của nước Anh. Hệ thống chính trị của họ không khác bao nhiêu di sản mà người Anh để lại.
Tóm lại, các giá trị châu Á đã được đề cao bởi hai nước không hề thể hiện chúng.
Điểm
nghịch lý thứ hai là cả Lee Khan Yew (Lý Quang Diệu) của Singapore lẫn
Mahathir Muhamad của Malaysia, hai người hô hào tích cực nhất cho những
giá trị châu A, đều là những người đã rất Tây phương hóa. Cả hai đều đã
đóng vai trò then chốt trong việc Tây phương hóa sinh hoạt của đất nước
họ. Lý Quang Diệu chỉ bắt đầu nói tới các giá trị Khổng Giáo sau khi ông
từ chức thủ tướng. Việc ông nhấn mạnh tới truyền thống tôn trọng các
bậc trưởng thượng của người châu Á có thể được nhìn như một phản ứng tự
vệ dể cố kéo dài ảnh hưởng trên chính trường.
*
Lý Quang Diệu tỏ ra khó chịu trong qui chế hai bên của ông: ông đi kháp nơi, ban phát những lời khuyên cho mọi người trên mọi vấn đề. Các lập luận về các giá trị châu Á của ông có vẻ đã thành công cho cá nhân ông vì ít ra chúng đã làm ông nổi bật..
Mahathir thuộc một thiểu số trong sắc tộc Mã Lai được giáo dục
theo văn hóa Anh. Nếp sống của ông hoàn toàn là nếp sống của người Anh.
Các con ông cũng thế, con gái út ông có chồng người Pháp. Mahathir rất
sợ bị coi như là một người Mã Lai mất gốc. Vì thế những lời tuyên bố của
ông về các giá trị châu á cũng chỉ nhằm một mục đích sửa đổi hình ảnh
của ông, để ông có vẻ Mã Lai và Hồi Giáo hơn là sự thực. Từ một năm nay
vụ án Anwar Ibrahim đã gây rất nhiều tiếng vang. Dư luận thế giới coi
Anwar như một chính khách tiến bộ và hiện đại, nạn nhân của Mahathir,
một người cầm quyền thủ cựu. Thực ra Anwar từng là một người Hồi Giáo
toàn nguyên và quá khích trong giai đoạn đầu của sự nghiệp chính trị.
Ông ngưỡng mộ Khomeini và phấn khởi vì cuộc cách mạng Hồi Giáo tại Iran
đến nỗi ông từng hành hương sang Teheran để bày tỏ sự cảm phục đối với
Khomeini.
Mahathir đã chỉ chọn Anwar làm người thừa kế chính thức của
mình để tranh thủ cử tri Hồi Giáo Mã Lai cho ông. Chính vì thế mà ông đã
rất giận dữ và thù ghét Anwar khi Anwar muốn tỏ ra hiện đại hơn ông..
Tóm
lại, hai nhân vật đề cao các giá trị châu Á nhất cũng là những người
không chấp nhận chúng cho chính mình. Cuộc tranh cãi đã thiếu thực thà
ngay từ đầu.
*
Điểm thứ ba mà tôi muốn lưu ý
độc giả là các giá trị châu Á chỉ là một diễn văn chứ hoàn toàn không
phải là một chủ thuyết. Không hề có một luận cương hay một cẩm nang nào
cả. Tất cả chỉ là những bài viết ngắn và những cuộc phỏng vấn bằng tiếng
Anh được đăng trên nhật báo The Intemational Herald Tribune và tập san
Foreign Affairs.
Trong số những người chủ xướng và hô hào cho các giá
trị châu Á, người ta không thấy một triết gia, một nhà tư tưởng hay một
nhà văn lớn nào, người ta chỉ thấy những công chức thuộc hai chính quyền
Singapore và Malaysia. Cuộc vận động cho các giá trị châu Á giống như
một chiến dịch tuyên truyền hơn là một cuộc thảo luận trí tuệ.
***
Một
đặc điểm khác là những ồn ào về các giá trị châu Á đã chỉ giới hạn
trong khuôn khổ ASEAN. Các quốc gia châu Á khác đã không tham gia cuộc
hòa tấu này. Không có khuôn mặt chính trị hoặc trí thức lớn nào của Nhật
tỏ ra quan tâm. Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh hoàn toàn không biết tới.
Nam Cao Ly và Đài Loan gạt bỏ thẳng thừng các luận điệu về các giá trị
châu á và quả quyết chọn lựa con đường dân chủ hóa.
Ngay trong khối
ASEAN, Indonesia, Thái Lan và Phi-líp-pin tỏ ra dửng dưng.
*
Chỉ có Hà
Nội, Bắc Kinh và Rangoon tỏ ra hưởng ứng.
Báo chí và quan chức Việt Nam
thỉnh thoảng ca tụng nhưng quan điểm đứng đắn của Lý Quang Diệu và
Mahathir, dù không đề cập đến cụm từ "giá trị châu Á".
Cũng nên lưu ý rằng trong mọi phát biểu về các giá trị châu Á của họ, cả Lý Quang Diệu lẫn Mahathir cùng những cộng sự viên của hai ông đều không bao giờ đề cập đến Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Đối với họ, hình như châu Á chỉ là Đông Á.
Cũng nên lưu ý rằng trong mọi phát biểu về các giá trị châu Á của họ, cả Lý Quang Diệu lẫn Mahathir cùng những cộng sự viên của hai ông đều không bao giờ đề cập đến Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Đối với họ, hình như châu Á chỉ là Đông Á.
Nhưng những giá trị châu Á được nêu ra là gì?
Lý
Quang Diệu và Mahathir lại xung khắc một cách trầm trọng về nội dung
của chúng.
Đối với họ Lý, các giá trị châu Á chỉ có thể là các giá trị
Khổng Giáo trong khi đối với Mahathir chúng lại chủ yếu là các giá trị
Hồi Giáo.
Hai nhân vật này tuy ghét nhau nhưng hình như cũng đồng ý với
nhau rằng người châu Á quan tâm đến xã hội, cố gắng, giáo dục, tiết
kiệm, phát triển và ổn định hơn là tới cá nhân, tiện nghi, tiêu thụ,
nhân quyền và dân chủ; ngoài ra người châu Á kính trọng tổ tiên, người
lớn tuổi và chính quyền. Dân chủ và nhân quyền có vẻ như là hai đối
tượng đánh phá quan trọng nhất của những diễn văn về các giá trị châu Á.
Nhưng ở đây các quan chức Singapore và Malaysia lại tỏ ra bối rối.
Thông thường họ phản bác dân chủ và nhân quyền như những giá trị của phương Tây, nhưng cũng có khi họ lại nói đó là những giá trị phổ cập chỉ cần thích nghi với hoàn cảnh châu Á.
*
Lý
Quang Diệu hô hào một cách rất hăng say cho kinh tế thị trường và sự
minh bạch (transparency), hai cột trụ của dân chủ. Có những lúc ông nói
rằng dân chủ và nhân quyền cũng quan trọng đấy nhưng không quan trọng
bằng kỷ luật và sản xuất.
Người kế vị ông, đương kim thủ tướng Singapore Goh Chok Tong còn đi xa hơn.
Đối với ông: Các quyền kinh tế và xã hội
cũng quan trọng không kém các quyền dân sự và chính trị . Không kém
nhưng cũng không hơn. Ở một dịp khác ông Goh Chok Tong còn tuyên bố mạnh
dạn hơn: Chúng tôi tin tưởng ở dân chủ, nhưng dưới một hình thức đảm
bảo được kỷ luật và đồng thuận.
Bà Chan Hăng Chen, cựu giám đốc Viện
Nghiên Cứu Đông Nam Á và đại sứ Singapore tại Liên Hiệp Quốc, tuyên bố
trong một cuộc phỏng vấn trên The Intemationa Herald Tribune: "Dân chủ và
nhân quyền là những giá trị phổ cập nhưng những điều kiện để thể hiện
chúng tại châu Á có phần khác."
*
Còn Mahathir?
Trong một dịp, ông đã chỉ
xin thêm thời gian: Đừng đòi hỏi chúng tôi phải thay đổi ngay tức khắc.
Chúng tôi sẽ thay đổi, nhưng chúng tôi sẽ không thay đổi nhanh như người
ta đòi chúng tôi. Có lẽ ít ai đòi Mahathir phải thay đổi ngay tức khắc
vì thực ra Malaysia, hơn cả Singapore, đã là nước dân chủ hóa sớm nhất
trong khối ASEAN.
Chính nhưng lời tuyên bố mâu thuẫn này đã khiến Bắc
Kinh, Hà Nội và Rangoon, những chế độ thực sự chống dân chủ và nhân
quyền, không ủng hộ nhiệt tình những phát biểu về các giá trị châu Á của
Singapore và Malaysia.
Hiển nhiên là cộng
đồng, kỷ luật, cố gắng, giáo dục, và ngay cả gia đình, không phải là
những giá trị đặc biệt của châu Á. Người phương Tây cũng quí trọng những
giá trị này, có khi còn hơn. Lấy một thí dụ: liên đới xã hội là yếu tố
cốt lõi của xã hội, như thế tinh thần liên đới trên nguyên tắc phải rất
cao trong các xã hội châu á vì tại đó cộng đồng được coi là một giá trị
nền tảng, nhưng sự thực là liên đới mạnh hơn hẳn ở phương Tây so với
châu Á.
Trong những nước châu Á, khi một người bị sa thải hay gặp tai
nạn đó chỉ là chuyện cá nhân của người đó, không có an sinh xã hội,
không có trợ giúp của nhà nước, hoàn cảnh bi đát của người đó không là
quan tâm của bất cứ ai.
Hiển nhiên, về cơ
bản, những cái gọi là giá trị châu Á không có nội dung nào đặc biệt.
Nhưng sự gay gắt đã thay thế cho lý luận. Phương Tây được mô tả là đang
suy thoái vì dựa trên những giá trị bệnh hoạn, châu á sẽ qua mặt phương
Tây vì xã hội châu Á được xây dựng trên những giá trị lành mạnh. Kế đó
là cáo trạng. Người phương Tây đã tỏ ra xấc xược và bá quyền khi mưu
toan áp đặt những giá trị của họ lên toàn thế giới, nhưng sự ngạo mạn
này không thể tiếp tục được nữa vì tình thế đã thay đổi và tương lai sẽ
thuộc về châu á v.v.. cả những người hô hào các giá trị châu Á, Kishore
Mahbubani, đại sứ Singapore tại Liên Hiệp Quốc, là người quá khích nhất.
Ông hô hào: Bạn trẻ ơi, hãy quay về phương Đông!
*
Ông quả quyết:! Địa
Trung Hải là biển của quá khứ, Đại Tây Dương là đại dương của hiện tại,
Thái Bình Dương là đại dương của tương lai.
Những người khác tỏ ra ôn hòa hơn nhưng tất cả đều cùng một luận điêu chống phương Tây và cũng đều cùng một giọng điều đắc tháng.Thái độ đác thắng này dĩ nhiên là lố lăng vì, trừ trường hợp của Nhật và hai thành phố Singapore và Hồng Kông, tất cả các quốc gia châu Á vẫn còn thua xa các nước dân chủ phương Tây.
Malaysia chẳng hạn, chỉ có một sản lượng trên mỗi đầu người tương đương
với 20% mức độ của Hoa Kỳ và các nước Tây Âu.Nhưng
tại sao cuộc tranh luận về các giá trị châu Á đã ồn ào như vậy?
Chúng
ta sẽ sai lầm nếu gạt phăng đi với thái độ khinh thường. Có ít nhất hai
lý do đã khiến cuộc tranh luận về các giá trị châu Á gây sôi nổi trên
báo chí.
*
Lý do thứ nhất là châu Á đang đòi
hỏi một chỗ đứng xứng đáng hơn. Hơn hai thập niên tập trung đều đặn ở
một tỷ lệ cao đã gia tăng rất nhiều trọng lượng của châu Á. Từ 4% năm
1960, tổng sản lượng của các nước châu á đã lên mức 25% tổng sản lượng
của thế giới vào năm 1992 khi cuộc tranh cãi về các giá trị châu á vừa
bắt đầu.
Châu Á cũng đạt tới 25 % trọng lượng của ngoại thương trên thế
giới vào năm 1994 và cũng giữ trong tay một phần ba trữ kim của thế
giới. Năm 1990, châu Á đã mua của các nước phương Tây một số lượng hàng
hóa và dịch vụ trị giá 650 tỷ USD, gấp đôi con sổ của con số năm 1980,
nhưng chỉ xấp xỉ bằng một nửa con số hiện nay. Châu Á đã trở thành một
thị trường hấp dẫn cho các nước phương Tây và trọng lượng của nó sẽ càng
ngày càng tăng lên. Rõ ràng là Châu Á xứng đáng được trọng nể hơn.
Quan
hệ giữa châu Á và phương Tây phải thay đổi để phù hợp với tương quan
lực lượng mới. Các nước phương Tây đều hiểu như vậy. Đó là lý do khiến
họ đã chú ý đặc biệt đến những diễn văn về giá trị châu á. Mặt khác cũng
vì sức mạnh thực sự của diễn văn về các giá trị châu á là sự thành công
về mặt kinh tế của các nước châu á mà nó đã yếu hẳn đi sau cuộc khủng
hoảng tài chính bắt đầu hồi tháng 7-1997.
*
*
Lý
do thứ hai là những phát biểu về các giá trị châu Á thực ra chỉ là một
phần của một cuộc tranh luận quan trọng và to lớn hơn nhiều đang diễn ra
tại châu Á và sẽ có ảnh hưởng lớn trên tương lai của thế giới. Các quốc
gia châu Á đang ở trong một khúc quanh lịch sử đặc biệt quan trọng.
Tăng trưởng kinh tế đã cải thiện một cách đáng kể đời sống con người
nhưng đồng thời cũng mang đến những đòi hỏi thay đổi chính trị mạnh mẽ
theo chiều hướng gia tăng tự do, dân chủ và nhân quyền.
Cuộc chuyển hóa
đe dọa nền tảng chính đáng của nhiều người cầm quyền và buộc họ đi tìm
một biện minh văn hóa và tư tưởng cho quyền lực của họ. Trong bối cảnh
ấy, so với ảo tưởng đấm máu của ý thức hệ cộng sản trước đây, các giá
trị châu Á là một phản ứng khá hiền lành, một chủ thuyết ít độc hại hơn
hẳn.
Thực sự có những giá trị châu Á không
và những giá trị nào?
Các nước châu Á được thành lập một cách riêng
biệt và chỉ có một sự hiểu biết lẫn nhau rất sơ sài. Nhiều quốc gia châu Á đã do người phương Tây lập ra và phần lớn các biên giới quốc gia đều
hoặc do người phương Tây quyết định hoặc chịu ảnh hưởng của họ. Nếu chỉ
muốn nói một cách sơ sài thì ta có thể nói. Đông Á chịu ảnh hưởng Trung
Hoa và, ở những mức độ khác nhau, mang nhưng đặc tính của văn hóa Khổng
Giáo; Tây Á là một sự đan xen giữa văn hóa ấn Độ Giáo và văn hóa Hồi
Giáo, trong khi ở phía Nam, Indonesia à Malaysia là những quốc gia Hồi
Giáo.
*
Nhưng ngay cả cách mô tả sơ sài đó cùng không đúng,
Thái Lan và
Miến Điện là hai nước Phật Giáo, trong khi Phi-líp-pin lại là một nước
đa số Công Giáo.
Và cũng không nên quên từ thế kỷ 20 văn hóa và các
phương pháp làm việc của phương Tây cũng đã mọc rễ khắp nơi.
Mặt
khác cũng không hề có một tình cảm liên đởi nào giữa các quốc gia châu Á. Người Nhật cho rằng họ là một dân tộc riêng biệt, thông minh và hùng
mạnh hơn mọi dân tộc khác. Người Thái cũng nghĩ rằng họ là một dân tộc
tinh nhuệ hơn hẳn, đã giữ được độc lập trước cuộc chinh phục của phương
Tây.
Quan hệ đáng kể nhất của Miến Điện với thế giới bên ngoài nói chung
và châu Á nói riêng trong lịch sử dài hơn một ngàn năm của họ là những
cuộc chiến tranh với Thái Lan, mà những thù hận vẫn chưa chấm dứt hằn.
Còn người Trung Hoa thì dù đã trải qua nhiều thăng trầm và tủi hổ họ vẫn
chưa bỏ hẳn được mặc cảm tự tôn của thời xa xưa khi họ tự coi là trung
tâm của thế giới trong khi các dân tộc láng giềng chỉ là những thiểu số
man rợ. Coi châu á như một thực thể tự nó đã là điều vô lý. Chỉ có những
người thiếu hiểu biết mới có thể nói tới một văn hóa hay một triết lý
phương Đông. Tuy nhiên, nếu chúng ta cố
hết sức để nhận ra nhưng nét giống nhau trong nếp sống và suy nghĩ của
các dân tộc châu Á thì chúng ta cũng có thể tìm thấy một số điểm.
Những
điểm này, phải nói ngay, không phải chỉ có ở châu Á mà hiện diện ở mọi
xã hội ngoài phương Tây và ở cả phương Tây trước đây vài thế kỷ, dù có
lẽ ở một mức độ thấp hơn. Đó là: Cơ cấu
đại gia đình liên hệ cá nhân trước hết với người cùng một dòng máu.
*
*
Tâm
lý này có thể nhận thấy trong hầu hết các nước châu Á với những hậu quả
quan trọng về cả kinh tế lẫn chính trị.
Các công ty lớn ở Nhật, Hồng
Kông, Nam Cao Ly được điều hành như những vương quốc gia đình. Các nhà
độc tài trước hết dựa trên gia đình, dành cho con cái, họ hàng những đặc
quyền lớn. Các bà nội trợ thay chồng, con trai và con gái kế vị cha mẹ
làm lãnh tụ các chính đảng hay làm tổng thống tại Phi-líp-pin,
Indonesia, Bangladesh, Pakistan, ấn Độ, Miến Điện và Bắc Cao Ly.
Quan
niệm quyền lực chính trị như là sự tưởng thưởng cho địa vị và thành
tích trong quá khứ hơn là một trách nhiệm đòi hỏi khả năng và tầm nhìn.
Chức quyền thay vì chức trách.
Do đó người lãnh đạo quốc gia không cần phải thành công mà chỉ cần sống xứng đáng với địa vị của mình. Sự chống đối lại chính quyền bị xem như chống lại trật tự xã hội và như một thái độ không phải đạo. Chừng nào người cầm đầu quốc gia chưa mắc phải những tội ác tày trời thì không có lý do gì chính đáng để đòi thay thế ông ta hay bà ta.
Do đó người lãnh đạo quốc gia không cần phải thành công mà chỉ cần sống xứng đáng với địa vị của mình. Sự chống đối lại chính quyền bị xem như chống lại trật tự xã hội và như một thái độ không phải đạo. Chừng nào người cầm đầu quốc gia chưa mắc phải những tội ác tày trời thì không có lý do gì chính đáng để đòi thay thế ông ta hay bà ta.
Tâm lý này giải thích sự kiện một đảng hay một lãnh tụ có thể
cầm quyền liên tục trong nhiều thập niên. Dĩ nhiên tâm lý người châu Á
đã thay đổi nhiều, nhưng một thắng lợi như của Bill Clinton trước George
Bush năm 1992 vẫn còn là điều không thể có tại Châu Á.
*
Sự lẫn lộn giữa tôn giáo và chính trị. Về điểm này phải nói rằng sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, giữa Thiên Chúa và Ceasar, quả là một đặc tính của tư tưởng phương Tây. Tại các nước châu Á, Thượng Đế và Vua liên hệ rất mật thiết với nhau, khi không phải là một.
Sự lẫn lộn giữa tôn giáo và chính trị. Về điểm này phải nói rằng sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, giữa Thiên Chúa và Ceasar, quả là một đặc tính của tư tưởng phương Tây. Tại các nước châu Á, Thượng Đế và Vua liên hệ rất mật thiết với nhau, khi không phải là một.
Tại Trung Quốc, dưới ảnh hưởng Khổng Giáo, vua là thượng đế; tại các nước Hồi Giáo như Pakistan và Bangladesh, thượng đế là vua, còn tại Ấn Độ và hai nước theo Phật Giáo là Thái Lan và Miến Điện, thượng đế chỉ là phụ tá ngoan ngoãn của vua.
*
Người ta có thể nghĩ rằng sở dĩ chủ nghĩa cộng sản đã thành công và đứng
vững tại Đông Á hơn là lại Tây Âu, nơi nó được phát minh ra, là vì
chính nó cũng là một hệ thống nửa tôn giáo nửa chính trị như Khổng Giáo
trước đây.
Về điểm này cũng thế, đã có nhiều thay đổi, nhưng chưa thay
đổi hẳn.Cả ba yếu tố trên đây xét cho
cùng đều là những trở ngại cho phát triển và tiến bộ. Cần nhận xét là
những quốc gia từ bỏ chúng sớm nhất cũng là những quốc gia phát triển
nhất. Khối ASEAN trước cuộc khủng hoảng kinh tế được các ông 1ý Quang
Diệu và Mahathir coi, đúng hơn là lạm coi, như là thành trì của cái mà
các ông ấy gọi là các giá tri châu Á.
Nhưng tình thế đã thay đổi.
*
*
Ngày
nay cả năm nước sáng lập và có trọng lượng nhất trong khối đều đã là
những nước dân chủ. Khi Việt nam xin gia nhập ASEAN, ban lãnh đạo cộng
sản hy vọng tìm được ở ASEAN một chỗ dựa cho chế độ độc tài; từ nay và
sắp tới, trong những cuộc gặp gỡ thường xuyên của khối, họ sẽ chỉ gặp
những nhà lãnh đạo dân chủ thôi thúc họ cải tổ nhanh hơn.
Từ nay, trong
không khí mới của ASEAN, độc tài không còn gì là oai hùng nữa mà chỉ là
lố bịch, thiếu văn minh, mất vệ sinh.
*
*
Ngày
nay, nếu có một giá trị châu Á mới nhưng đích thực, thì đó là khát vọng
của mọi người châu Á muốn được sung túc hơn và được kính trọng hơn.
Khát vọng này đang thôi thúc mọi dân tộc châu Á. Họ đã ý thức được tiềm
năng chưa được khai thác của họ, họ cảm thấy hổ nhục vì nghèo khổ và
thiếu tự do, họ tin rằng họ có thể, và phải, rút ngắn khoảng cách với
các dân tộc phương Tây.
Họ không quan tâm gì đến những cái gọi là giá
trị châu Á, họ chỉ quan tâm đến những giá trị làm cho cuộc sống của họ
đáng sống và đáng tự hào hơn.
*
Ngay cả một cô hầu bàn tại Sài Gòn hay một
anh tài xế xe tuk-tuk tại Bangkok cũng đã hiểu rằng phát triển và phồn
vinh phải đi đôi với dân chủ và nhân quyền.