XUNG QUANH VẤN ĐỀ "HÔN NHÂN" VÀ "GIA ĐÌNH"
I
- Chào Cụ ! Khoe với Cụ : Tôi vừa có
một phát kiến “động trời” !
(Nghe
thấy thế, tôi vội bấm máy ghi âm vẫn mang theo bên mình)
- Khiếp thế à ? “Phát kiến” ? Lại “động
trời” ! Thế thì Cụ sắp được giải Nobel rồi !
- Nói vui thôi. Thật ra chỉ là phát
hiện của riêng tôi, nhưng hết sức quan trọng đối với tôi. Chứ không phải “phát
kiến” “phát cung” gì hết. Nhưng vì Cụ là người tôi tin cậy và tâm sự hầu như mọi
suy tư, nhiều khi chỉ là những ý tưởng chưa nghĩ chín.
-
Cảm ơn Cụ. Thì tôi cũng nói vui ấy mà. Nhưng quả thật, mới nghe Cụ nói thế tôi
đã thấy tò mò. Cụ luôn có những ý kiến rất lạ và hết sức bất ngờ. Đây lại là điều
phát hiện có ý nghĩa quan trọng đối với Cụ. Vậy xin hỏi, thuộc lĩnh vực nào ? Chính
trị, triết học hay tâm lý ? Hay về lĩnh vực nào ?
- Có lẽ về lịch sử. Đúng hơn thì về
những lầm tưởng của loài người…trên con đường phát triển…
- Cụ thể ?
- Về hiện tượng “GIA ĐÌNH" !
- Cụ gọi “gia đình” là một hiện tượng
? Con người ta phải có gia đình để sinh con đẻ cháu, duy trì nòi giống. Đấy
không phải “hiện tượng” mà là quy luật, quy tắc của cuộc sống. Nó là vĩnh cửu.
- Thế thời ăn lông ở lỗ thì có gia
đình không ?
- Có chứ ! Nhưng thôi, tôi muốn hỏi
Cụ do đâu Cụ lại “phát hiện” ra thế ?
- Sau khi đọc về bộ tộc MOSUO ở tỉnh
Vân Nam Trung Hoa. Một bộ tộc nhỏ, chỉ vài vạn dân và sống ở một địa điểm hẻo
lánh, đường đi hiểm trở, rất khó đến… Và thú thật với Cụ, tôi thấy đấy là một
xã hội lý tưởng đối với tôi, và tôi mong ước được sống trong ấy.
- Bộ tộc này không có gia đình ?
- Có, nhưng không phải kiểu gia đình
như chúng ta quan niệm. Thậm chí hình như trong ngôn ngữ của họ không có từ
“Gia đình”. Họ vẫn còn ở thời kỳ “mẫu hệ”, con chỉ biết có mẹ chứ không biết cha
chúng là ai và cũng không cần biết. Phụ nữ sinh con không hề quan tâm ai là cha
đứa bé. Và đứa trẻ cũng không cần biết cha nó là ai.
- Và họ không có hôn nhân ?
- Không ! Đứa trẻ ra đời được các cậu,
tức là các anh em trai của mẹ dạy bảo. Gọi là các anh em trai ở đấy cũng chỉ là
“cùng mẹ”…
- Hiểu ! Bây giờ thì tôi hiểu. Tôi
hơi nhớ có lần đã nghe nói đến bộ tộc Mosuo, được mệnh danh là bộ tộc “người
tình một đêm”. Đàn ông quan hệ với bất kể người phụ nữ nào của bộ tộc này cũng
không có trách nhiệm gì hết. Nếu có thai, chị ta sinh con rồi tự nuôi, không cần
biết cha đứa trẻ là ai, vì các người tình của chị ta chỉ là “tình một đêm” hoặc
hai ba đêm, thì cũng coi như một, vì ở đấy không có cái thứ dở hơi gọi là
“tình yêu”
- Cụ gọi tình yêu là dở hơi ?
- Chứ còn gì nữa ? Cụ biết không, chữ
“ÁI” chữ Hán là ghép hai chữ vào làm một NỮ+TỬ, có nghĩa ÁI là tình mẹ con, chứ
không phải tình nam nữ như bây giờ chúng ta bịa ra. Xa xưa, loài người làm gì
có khái niệm về tình yêu. Người NỮ quan hệ với bất cứ ai tùy ý, rồi tự nuôi
con….Giống như cái bộ tộc Mosuo ta vừa nói đến. Sau đấy một thời gian rất lâu, hàng
triệu năm, phụ nữ mới thấy cần “kéo” đàn ông vào để giúp đỡ mình nuôi con. Thế
là xuất hiện GIA ĐÌNH. Ông Engels nhận định, chế độ một vợ một chồng là thắng lợi của nữ giới đối với nam giới…
- Có nghĩa nữ giới chiến thắng và
gông cổ nam giới bắt họ giúp nuôi con…
- Chính xác !
- Thật ra “gia đình” là thứ xuất hiện
khá muộn. Từ kiểu quần hôn tiến đến gia đình đối ngẫu, một vợ một chồng. Tôi nhớ
Ăng-ghen còn nhận định. “Người phụ nữ “buộc chân” anh chồng để độc chiếm và
khai thác cơ bắp của anh ta…” Ăng ghen còn nói, đại ý, chính vì thế, nam giới rất
ít người tôn trọng cái quy tắc ấy, riêng những người đàn ông Ăng-ghen quen biết,
không thấy có ai. Ăng-ghen cho biết chưa thấy một nam giới nào cả đời chỉ “quan
hệ tình dục” với một người đàn bà duy nhất…
- Chà. Rất có lý. Cụ chẳng hạn, Cụ
“quan hệ” với mấy người đàn bà ? Có đến chục không ?
- Ôi thôi, chuyện ấy thì khó nói ra
lắm. Chỉ cần thú nhận với Cụ là không chỉ với vợ tôi.
- Tôi hỏi đùa Cụ thôi. Tôi cũng cho
là Ăng-ghen nhận xét đúng. Tôi phải nói với Cụ là hiện tượng “gia đình” tôi
cũng đã từng quan tâm tìm hiểu. Nhà triết học Cổ đại Hy Lạp Socrates khi viết
tác phẩm “The Republic” cũng chủ
trương mọi thành viên nam nữ trong cái nước Cộng
hòa lý tưởng ấy đều tự do. Họ quan hệ bình thường với nhau và không chia ra
thành gia đình. Rồi tôi nghiên cứu các tín ngưỡng cổ đại, thì tất cả đều gạt phụ
nữ ra ngoài. Đạo Phật chẳng hạn, mãi sau khi Phật mất mấy trăm năm mới chịu nhận
phụ nữ vào tu trong Chùa. Hay đạo Ki-tô, hầu như cấm ngặt phụ nữ làm tu sĩ cho
mãi đến gần đây…
- Chính vì thế “MẬT MÃ DA VINCI” của Dan Brown mới thành công đến thế.
Chỉ vì trong bức họa “Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa với các thánh tông đồ” người
đời sau phát hiện trong các thánh tông đồ có một nhân vật là nữ cải nam trang !
Phải chăng tác giả bức tranh, danh họa Da Vinci muốn gửi một bức thư mật mã cho hậu thế ? Vì nếu đấy là nữ thì chắc chắn không phải vợ cũng là người tình của Chúa Jesus. Và tác giả Brown, đang tính sẽ viết một cuốn sách bán chạy nhất thế giới, bèn khai thác tình huống ấy. Ông cho người đàn bà “bí hiểm” kia chính là người tình của Chúa. Bà ta phải cải nam trang để che mắt các tín đồ. Rồi bà ta đẻ con… và phải đẻ giấu, nhất là đứa con ấy lại là gái. Hai mẹ con phải sống chui lủi, tránh sự xục xạo hết sức tỷ mẩn của đám giáo sĩ Ki-tô. Những “tên” này, tức là các giáo sĩ Ki-tô giáo, tìm mọi cách bí mật điều tra nhằm diệt “cái mầm tội lỗi” ấy của Chúa ! Hai mẹ con phải lẩn trốn rất vất vả, rồi đến đứa cháu gái cũng buộc phải sống chui lủi như thế để tránh đám mật vụ của Giáo hội... Rồi đến con của nó, cũng là gái, phải sống chui lủi và phiêu bạt mọi nơi… Cứ thế kéo dài qua nhiều thế kỷ, cho đến gần đây, khi Giáo hội thuê những hãng tình báo hàng đầu thế giới tiến hành điều tra để giết sạch những hậu duệ bí mật của Chúa, là thứ mang tiếng, làm nhơ bẩn Giáo hội… Cuốn truyện dẫn cuộc đấu tranh căng thẳng, bí mật giữa hai bên… qua nhiều quốc gia cho nên cực kỳ lôi cuốn, nhất là đụng đến mối tình vụng trộm của đích thân Đức Chúa Trời. người lẽ ra phải được coi là đạo đức, gương mẫu nhất !
*
Phải chăng tác giả bức tranh, danh họa Da Vinci muốn gửi một bức thư mật mã cho hậu thế ? Vì nếu đấy là nữ thì chắc chắn không phải vợ cũng là người tình của Chúa Jesus. Và tác giả Brown, đang tính sẽ viết một cuốn sách bán chạy nhất thế giới, bèn khai thác tình huống ấy. Ông cho người đàn bà “bí hiểm” kia chính là người tình của Chúa. Bà ta phải cải nam trang để che mắt các tín đồ. Rồi bà ta đẻ con… và phải đẻ giấu, nhất là đứa con ấy lại là gái. Hai mẹ con phải sống chui lủi, tránh sự xục xạo hết sức tỷ mẩn của đám giáo sĩ Ki-tô. Những “tên” này, tức là các giáo sĩ Ki-tô giáo, tìm mọi cách bí mật điều tra nhằm diệt “cái mầm tội lỗi” ấy của Chúa ! Hai mẹ con phải lẩn trốn rất vất vả, rồi đến đứa cháu gái cũng buộc phải sống chui lủi như thế để tránh đám mật vụ của Giáo hội... Rồi đến con của nó, cũng là gái, phải sống chui lủi và phiêu bạt mọi nơi… Cứ thế kéo dài qua nhiều thế kỷ, cho đến gần đây, khi Giáo hội thuê những hãng tình báo hàng đầu thế giới tiến hành điều tra để giết sạch những hậu duệ bí mật của Chúa, là thứ mang tiếng, làm nhơ bẩn Giáo hội… Cuốn truyện dẫn cuộc đấu tranh căng thẳng, bí mật giữa hai bên… qua nhiều quốc gia cho nên cực kỳ lôi cuốn, nhất là đụng đến mối tình vụng trộm của đích thân Đức Chúa Trời. người lẽ ra phải được coi là đạo đức, gương mẫu nhất !
*
- Trong thời gian qua, nhân loại chứng
kiến hiện tượng nam giới ngày càng không muốn lấy vợ, nếu lấy cũng phải khi anh
ta đã khá cao tuổi… khi nhu cầu sinh lý giảm thiểu và do có tuổi, cần có người
làm bạn cho đỡ cô đơn và giúp đỡ khi cần thiết...
- Rất nhiều quốc gia hiện rơi vào
tình trạng ấy. Các nước Tây Âu dân số cứ giảm dần đến mức phải sử dụng lao động
nhập cư và lại nảy sinh vấn đề sắc tộc, tín ngưỡng…càng tai hại. Còn ở Nhật, thống
kê cho thấy quá nửa nam giới không lấy vợ. Nhà văn Mỹ gốc Nga Ayn Rand còn
cho cái mà ông gọi là “chủ nghĩa gia đình” là một thứ chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc ! Ông ta viết rằng, lối sùng bái gia đình, coi cùng trong một gia đình là “ta”
còn ngoài gia đình là “nó”, không khác gì chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chỉ coi
trọng một chủng tộc…
- …kiểu như Hitler xưa coi chủng tộc
Arien là cao quý và thuần khiết, các chủng tộc khác đều “dơ bẩn”…
- Đúng thế. Cụ Phan Khôi từng phê
phán rất mạnh chủ nghĩa gia tộc, thật ra cũng là chủ nghĩa gia đình, gia đình
“mở rộng” ! Cái lối đưa con cháu, thân thích vào nắm giữ các vị trí trong bộ
máy ở ta hiện nay là thứ “chủ nghĩa gia tộc” đã khiến bao kẻ bất tài, vừa dốt vừa
ngu…
- Vừa tham nữa chứ ! THAM là chính.
- Cụ nói chí lý ; THAM ! Nạm tham
nhũng đang nở rộ và hoành hành ở ta thường do bọn quan lại khốn kiếp kéo anh
em, con cháu, họ hàng thân thuộc vào chiếm những vị trí béo bở. Đám này do bất
tài và không hiểu gì về công việc nên chì chăm chăm “ăn bớt, ăn xén” của nhà nước…
- Tức là của dân ! Chứ Nhà nước lấy
đâu ra tiền mà bao cái đám “con ông nọ, cháu bà kia”
- Nhưng thôi, ta tạm quay lại chuyện nước Nhật.
Để khỏi bị vợ chi phối… Họ sản xuất ra mặt hàng “phụ nữ nhân tạo”, gọi là búp bê tình dục. Hãng sản xuất còn quảng
cáo là “làm tình với búp-bê”, chỉ một lần thôi cũng đủ về sau không còn muốn với
người thật nữa. Và ở Nhật, chuyện bán dâm được pháp luật cho phép và diễn ra
công khai. Thành phố, thị trấn nào cũng có những khu “đèn đỏ”, và bán dâm không
chi nữ mà cả nam.
- Nhi nữ thường tình, anh hùng trí
đoản…
- Chính xác ! Gần đây Luật pháp Hàn
Quốc cũng bỏ quy định cấm ngoại tình.
- Chữ trinh đáng giá ngàn vàng ! Có
nghĩa “giữ trinh tiết” là sai ?
- Sai hay không chưa biết, chỉ biết
là “không cần thiết” ! Cổ lỗ, lạc hậu quá rồi ! Cổ lỗ đến nỗi bây giờ không ai
theo.
- Phụ nữ đề ra quy tắc chung thủy để
buộc anh chồng gắn chặt vào mình. Hôm trước sang chơi với con ở Sing, tôi tình
cờ đọc báo thấy đưa tin về một cậu trai ở Anh giết vợ rồi chặt làm ba khúc cho
vào tủ lạnh. Lúc bị phát hiện và Tòa hỏi, cậu ta khai là do ngày trước nghe đồn
phụ nữ Phương Đông hiền dịu, chăm chỉ… Thế là cái lần đến Hông Kong du lịch, cậu
ta cố tìm một cô gái người Hoa có vẻ dễ thương. Hai người kết hôn và cậu ta đưa
cô về Anh. Nhưng sống ít lâu, cậu ta thấy cô ta chỉ muốn “làm bà chủ” và hành hạ,
cấm đoán cậu ta đủ đường. Mà ly hôn thì không được vì cô ta nhất định không chịu
thì Tòa không chấp nhận… Cuối cùng không có cách nào khác…
- Phang một nhát rồi chặt ra, cho
vào tủ lạnh… Chà, đấy mới thật sự là bi kịch.
- Bi kịch của một nam giời không hiểu
gì về phụ nữ. Bị báo chí và dư luận đánh lừa.
- Rõ ràng nữ cần nam hơn nam cần nữ.
Có lần tôi nằm bệnh viện, một bác sĩ kể, sau nhiều năm làm nghề y, chứng kiến
nhiều cái chết, anh ta nhận thấy vợ khóc chồng thảm thương, trong khi chồng chỉ
buồn có mức độ… Cũng có thể là nam có nghị lực và biết tự chủ hơn, nhưng tôi
thì cho rằng nữ cần chồng hơn nam cần vợ… Mấy bà mấy cô nghe thấy hẳn sẽ phản đối
: “các ông cần chúng tôi chứ chúng tôi cần
gì các ông !” Thì thế. Họ không chịu nhìn ra sự thật như Ăng-ghen. Chính vì
thế, tôi thấy cái xã hội của bộ tộc Mosuo ở Vân Nam kia là hợp lý và yên ổn…
- Ôi chao, vấn đề này khó bàn lắm.
Phụ nữ thì khẳng định, các anh cần chúng tôi, chính các anh tán tỉnh theo đuổi chúng
tôi chứ chúng tôi có ai tán tỉnh, theo đuổi các anh đâu ?
- Bây giờ thì có đấy, mà có nhiều ấy
chứ.
- Ôi thôi, cái chuyện này mà sa đà
vào thì mất thời gian lắm. Còn lúc nào đi bộ và thể dục nữa, phải không, Cụ ? Với
lại đề tài này có thể bàn thêm rất nhiều, vì nó thiết thân đến niềm vui của cuộc
sống chúng ta, Cụ tán thành không ? Vậy ta để dành hôm khác trao đổi tiếp nhé ?
II
HÔM SAU :
- Ta
tiếp câu chuyện hôm qua nhé ? Mấy hôm trước tôi nghe thấy bà hàng xóm trò chuyện
với vợ tôi, nói : “Làm kiếp đàn bà khổ quá, bà nhỉ ?” Vợ tôi đồng tình ngay :
“Quá khổ ấy chứ !” Bà khách về rồi, tôi hỏi vợ : “Em khổ cái gì nào ?” – “Đàn
bà trăm thứ khổ, nhưng khổ nhất là chiều chồng !” – “Thế thì đừng chiều nữa !”
– “Anh không hiểu gì hết. Lúc nào cũng chỉ sợ chồng quát…Lần nào cũng run bắn cả
người lên ! Anh không biết đâu. Bao nhiêu lần em khóc sưng cả mắt…”
- Rồi Cụ im à ?
- Còn biết nói sao ? Về già, vợ tôi
dâm dở chứng. Cách đây mấy hôm bà ấy bảo : “Anh có yêu em đâu ! Anh lấy em chỉ
vì cần lấy vợ… Chính miệng anh có lần nói “Tình
yêu là tình bạn giữa hai người khác giới”. Nghĩa là đối với anh không hề có
tình yêu.”
- Bà ấy hờn đấy. Vì gì, Cụ biết
không ? Phụ nữ cần tình cảm. Lúc hai vợ chồng còn trẻ, sinh hoạt bình thường
thì không sao. Bây giờ ta yếu sinh lý, ít chiều chuộng, mà nữ thì nhu cầu được
chiều dai dẳng lắm… Hết kinh rồi nhưng vẫn cần được nựng, được âu yếm, chiều
chuộng.
- Cũng là một nguyên nhân. Cái ông đang
tập kia kìa, ông ấy còn kể với tôi, vợ ông ấy ghi trong nhật ký : “Cũng đầu đen
máu đỏ mà sao số tôi khốn khổ thế này ?” Nhiều nhiều câu nữa, toàn bi thảm, oán
Trời oán Đất, ông ấy kể ra nhưng tôi không nhớ hết.
- Chà ! Vợ với chồng ! Các cụ ta xưa
có câu : “Gái có chồng như gông đeo cổ,
trai có vợ như dợ buộc chân..” Thế thì lấy nhau làm gì để một bên đeo gông,
một bên bị dây buộc cẳng ? Hôm qua Cụ bảo cái bộ tộc gì ở Vân Nam thế mà hay. Tôi
suy ngẫm thấy Cụ nói đúng.
- Hôm nọ tôi đọc thấy ở đâu, một nhà
báo Mỹ còn nhận định gia đình là tàn dư của xã hội cũ, ngày nay đang tan rã. Thế
là rất tốt. Cứ độc thân là nhẹ người. Hay cứ như cái bộ tộc Mosuo ấy lại hay.
Riêng rẽ khỏe ăn. Dính vào nhau chỉ thêm mệt. Ông nhà báo kia còn nhận thấy
hàng triệu nam giới tốn tiền mua thuốc an thần rồi tiền nằm bệnh viện chỉ do những
bức xúc trong gia đình đấy.
- Tôi có ông bạn, hồi sau 1975, được
phân về một cơ quan ở Sài Gòn. Ông ta ở phòng bên cạnh tôi nên tôi biết. Mỗi bữa
cơm ông ấy chỉ đặt một quả trứng vịt lộn vào nồi cơm điện, cơm chín là trứng
cũng chín. Mở nắp ra chén, thế là xong một bữa. Mà ông ấy sống gần hai tháng trời
kiểu như thế, tôi đi ngang qua nhìn thấy, ông ấy cười bảo, “Thế là gọn. Xa vợ mấy
năm cũng được, càng nhàn.”
- Chà…Nhưng tôi thấy nhiều ông xử lý
chuyện gia đình rất tài. Vẫn bồ bịch mà vợ không làm gì. Lần đầu thì cũng khóc
lóc, nhưng rồi sau quen đi. May là ông ấy gặp được một bà chỉ cần con… Rất sợ vợ
chồng lục đục hay ly tán thì con cái sẽ đau khổ… Nhưng tôi phục ông ấy ở chỗ biết
cách nói năng thế nào để nhẹ cái tội bồ bịch ấy đi… Có lần tôi bảo : “Cậu không
yêu bà ấy thì ly dị quách đi !” Thế là ông ấy bảo tôi, về già rất cần có vợ, vì
cần vợ để mình được sống comfort…Mà quả thật,
bây giờ ông ấy sức yếu, chỉ nằm một chỗ, nhưng được vợ chăm sóc chu đáo lắm,
cơm nước, giặt giũ… đâu vào đấy. Bọn bạn bè chúng tôi gặp nhau trao đổi, đều phục
ông ấy sát đất : vừa giỏi vừa khéo… Giá vợ mình nổi cơn ghen thì mình quát
tháo, nhưng ông ấy vẫn nhẹ nhàng, sau một vụ bị bắt quả tang với bồ, chỉ cần tỏ
vẻ nhận lỗi rồi rủ vợ cùng nhau đi nghỉ mát Nha Trang… Tài chưa ? Cụ chịu ông ấy
chưa ?
-
Chịu !
-
À quên, ông ấy còn bảo tôi : “Trai làm sao không thỉnh thoảng “rẽ ngang” được.
Mà bà vợ nào khi biết chuyện chẳng ghen ? Vấn đề là ở chỗ xử sự cách sao để cơn
giận dữ ấy không bùng lên quá mức. Nhưng tâm lý phụ nữ là rất sợ ly hôn… Liệu
chồng sau có ra gì không ? Mà quả lắm cô ly dị chồng xong, lấy anh khác, phần
thì do mang tiếng “đã có một đời chồng” nên mất giá, lại thêm “cô ấy có sao,
anh trước mới bỏ chứ”, cho nên lúc ấy kiếm được anh chồng hẳn hoi không dễ, đã
chắc gì hơn anh trước… Mà nam giới cánh ta có thể sống không có vợ, chứ nữ thì
khó sống không chồng lắm… Họ biết rất rõ
như thế…"
-
Chà một kinh nghiệm rất hay.
-
Nhưng không phải ai cũng áp dụng được. Phải rất khéo nói, khéo xoa…
-
Khéo đóng kịch nữa chứ !
-
Mà như thế không cần phải sống trong một bộ tộc như Mosuo…
-
Cụ nói có lý. Nhưng bước phát triển của nhân loại sắp tới là hôn nhân sẽ biến mất…
-
Hôn nhân biến mất ? Còn lâu lắm !
-
Tôi cho rằng chỉ một hai thế hệ nữa thôi.
-
Cụ căn cứ vào đâu ?
-
Vì phụ nữ bây giờ đều đi làm, thừa sức tự lập, không cần dựa vào sức vóc của
anh chồng. Tội gì gông đeo cổ ? Tôi
biết hiện nay đã khá nhiều cô li dị chồng xong, quyết định không “đi bước nữa”
mà sống độc thân cho thoải mái. Muốn có con thì đẻ một hai đứa rồi tự nuôi hoặc
thuê ô-sin. Xã hội bây giờ lắm dịch vụ tha hồ khai thác. Cần cóc gì chồng cho
phải chiều, để rồi than vãn là “khổ quá” ? Chẳng bao lâu nữa, tình yêu sẽ đúng
là tình bạn giữa hai người khác giới…
Như ở Thụy Điển và nhiều quốc gia khác. Không cần bộ tộc Mosuo mà vẫn thoải
mái… Cụ ạ !
- Cụ nói có lý. Hôm trước tôi xem một
phim Mỹ được đánh giá rất cao, chủ yếu vì cả bốn nhân vật chính đều do “bốn
ngôi sao màn ảnh” nổi tiếng đảm nhiệm. Phong cảnh thiên nhiên rất nhiều và đều
tuyệt đẹp, tuyệt thơ mộng. Cốt truyện chỉ là hai cô bạn thân, chỉ thiết, cô này
dan díu với con trai cô kia. Họ sống rất hạnh phúc. Cả bộ tứ cùng đi du lịch,
đi nghỉ mát với nhau rất hạnh phúc…
- Thế xưng hô thế nào ?
- Tôi nghĩ đến lúc ấy, tiếng Việt
cũng phải thay đổi, và theo mong ước của ông Phạm Văn Đồng, trong bài phát biểu
về “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”
đã có nhận xét hệ thống đại từ nhân xưng của tiếng Việt phức tạp quá, rắc rối
quá, do thiếu loại đại từ nhân xưng
“trung tính” và ông hy vọng một ngày
gần đây, đại từ “NÓ” sẽ dược dùng rộng rãi. Thí dụ “Bác Hồ sang thăm Liên Xô, Người hội đàm với Tổng bí thư Brejnev
và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Kossyghin” thì chữ “Người” sẽ thay bằng chữ “nó”, Câu văn sẽ là “… nó hội đàm…” Nếu đại từ “nó”
được dùng phổ biến sẽ rất thuận tiện…” Khi ấy đôi nam nữ “quan hệ” có thể xưng
hô với nhau là gì đấy, tương tự như You và I trong tiếng Anh…
- Như thế sẽ không còn sự tế nhị và
thứ tự trên dưới nữa à ?
- Tế nhị ? Tôi cho đấy là “tế nhị hỏng
việc”. Cơ quan tôi có một đôi. Cô ta công tác cùng cơ quan với ông bố cậu kia, nên
xưng hô với nhau là cô – cháu. Nhưng
rồi chơi thân với nhau, lại cùng làm thơ, cùng đọc thơ cho nhau nghe, rồi cùng
bình thơ, dần dần chuyển sang chị - em. Rồi họ thành người tình của nhau thì đột
nhiên biến thành em – anh ! Rồi cô
kia li dị chồng, lấy cậu này và tôi thấy họ xưng hô “anh-em”. “em-anh” với nhau
“ngọt sớt”, mặc dù cô kia hơn cậu ta 8-9 tuổi… Tất nhiên cả hai đều là nhà văn
và đều có cách suy nghĩ thoáng…
- Đúng là cách xưng hô của tiếng Việt
ta cần thay đổi, đơn giản đi. Chứ như hiện nay thì tôi biết nhiều người chỉ do
ngại cách xưng hô mà “lờ đi” một số người thân, thí dụ với một người ít tuổi
hơn mà theo lối tính họ hàng thì lại phải gọi là chú, là bác, thậm chí ông trẻ, và xưng là cháu, mặc dù “cháu” thừa tuổi đẻ ra chú, ra bác… Thậm chí tôi biết một số người còn
tránh cả về quê, vì xưng hô phức tạp quá.
- Chính xác. Tôi rất ủng hộ cách suy
nghĩ của ông Cựu Thủ tướng. Kể Cụ nghe, thỉnh thoảng tôi dịch sách nước ngoài.
Nhất là dịch kịch, khó đến nát óc khi phải truyền đạt cách xưng hô giữa các
nhân vật. Thí dụ uncle là chú hay là
bác ? sister là chị hay em gái ? Cuối
cùng tôi phải dùng cách này. Cứ tạm dịch đại khái rồi cuối cùng lựa cách xưng
hô thế nào cho thích hợp mới sửa lại toàn bộ trong tác phẩm…
- Về cái ấy thì rất có thể nhiều người
phản đối, riêng tôi thì giơ cả hai tay. Hai chân nữa ! Vì hiện nay quá trình
toàn cầu hóa đang diễn ra ngày một nhanh, chúng ta không thể không tiếp nhận
văn hóa các nước. Buồn cười mấy đứa con tôi làm việc cho doanh nghiệp nước
ngoài, khi chúng kể lại cuộc trò chuyện hoặc tranh cãi với mấy người nước
ngoài, chúng cứ dịch “You” là “mày”
và “I” là “Tao”. Nghe nhiều lúc rất
chướng. Thí dụ : “Con vừa đến văn phòng
thì Trưởng Bộ phận chào rồi hỏi ngay : “Mày trả lời bức điện hôm qua của Ngân
hàng Z. chưa ? – Con bảo : “Tao bận làm cái đề án về vay tiền của Ngân hàng Y
nên chưa trả lời được.”… Cứ “tao” với “mày” nghe chướng tai quá.
- Y hệt mấy đứa con và cháu tôi.
Nghe rất chối. Tôi kêu thì chúng bảo : “Dùng tiếng Việt thì phức tạp lắm, bố ạ.
Xưng là gì rất khó. Cháu hay Em ? Trong tiếng Anh cứ “You và I” là thuận tiện”. Chúng nó nói thế, mình chẳng biết nói gì
thêm, đành chấp nhận chúng “dịch” như thế. Cách xưng hô trong tiếng Việt mình
phức tạp, rối rắm quá. Nghe bảo người Trung Quốc cũng chỉ xưng hô “Nỉ với Wo” phải không nhỉ ? Chà ! Lúc nãy Cụ bảo nhiều anh không muốn về quê
hoặc tiếp xúc với họ hàng. Tôi cũng trong cái số ấy. Một hôm dự đám cưới con một
bạn đồng ngũ ngày xưa, cái cô ngồi cùng bàn, đối diện với tôi, hỏi : “Anh P. có
biết tôi là ai không ?” Tôi mang máng nhớ, hình như tôi phải gọi cô ta là
“bác”, mặc dù cô ta chỉ tuổi con tôi, vì hình như tính họ hàng, cô ta còn là
“chị họ” của cha tôi. Tôi sẵng giọng đáp luôn : “Không ! Tôi không có họ hàng với ai hết !” Rồi đứng lên, bỏ về…mặc
dù rất có thể cô ta không hề có ý định xưng hô “bác-cháu” hay “cô – cháu”,
nhưng tình huống đụng đến nỗi khó chịu âm ỉ từ lâu của tôi.
HÔM SAU NỮA
- Câu chuyện ta trao đổi hôm trước
đúng là lý thú. Về nhà tôi vội lấy ra một cuốn sách tôi mua đã lâu nhưng chưa đọc…
Mấy lần định lấy ra đọc rồi lại có sách khác mình quan tâm hơn…
- Cuốn gì thế, Cụ ?
- Cuốn này tôi tình cờ nhìn thấy ở một
hiệu sách trong dịp tôi đi du lịch Tây Âu. Nói về đúng vấn đề hai ta quan tâm.
THE FIRST SEX. Nghe tên là lạ, bèn mua luôn.
- Hôm trước tôi có đọc cuốn GIỚI THỨ HAI của NXB
Phụ Nữ, dịch của Pháp.
- Cuốn ấy tôi có biết và đã đọc. Tác
giả là Simone de BEAUVOIR, vợ nhà văn Pháp nổi tiếng J.-P. SARTRE. Chính vì đã
đọc cuốn ấy rồi, nên khi thấy cuốn này tôi bèn mua luôn, vì có vẻ cùng một chủ
đề. Cuốn của Beauvoir gọi nữ giới là “giới thứ hai”, còn cuốn này lại gọi nữ giới
là “giới thứ nhất”. Hôm qua đọc
xong, tôi thấy cuốn này khác hẳn cuốn kia. Cuốn kia chủ yếu là kêu ca về thái độ
bất công của xã hội đối với nữ giới, nhưng cuốn thứ hai, của một nữ tác giả Mỹ,
thì ngược lại, chứng minh “phụ nữ đúng
ra phải được coi là “giới thứ nhất" vì những phẩm chất ưu việt của nó
so với nam giới, và nam giới đúng ra chỉ nên được coi là “giới thứ hai”, đứng
sau nữ giới.
- Chà, lý thú đấy. Rất tiếc tôi lại
kém tiếng Anh, giá có bản dịch tiếng Nga, tôi còn đọc tàm tạm được. Cho nên Cụ
vui lòng cho biết cuốn ấy nói những gì, và phẩm chất ưu việt của nữ so với nam
cụ thể là những gì… Tất nhiên Cụ kể những cái chính thôi.
- Trước hết, trong hai giới của loài
người thì thiên nhiên đã định vị nữ mới là
chính, nam chỉ là phụ..
- Tác giả căn cứ vào đâu ?
-
Khi người mẹ thụ thai, thời gian đầu bào thai trong bụng chưa có bộ phận của
nam giới. Phải đến tháng thứ mấy mới xuất hiện. Và nếu không xuất hiện thì đứa
trẻ sau này vẫn là nữ. Vì nữ là “sản phẩm toàn diện” nên có rất nhiều phẩm chất
vượt trội so với nam. Tôi tóm tắt mấy phẩm chất vượt trội ấy Cụ nghe. Một là sức
sống bền và dai hơn. Nữ sống lâu hơn nam và dai sức hơn…
- Điều này thì tôi chứng kiến. Hồi đi
công tác dọc theo Đường mòn trên đỉnh Trường Sơn. Sau mỗi cuộc hành quân dài,
nam giới gần như kiệt sức thì nữ vẫn có vẻ không mệt gì lắm. Đến địa điểm dừng
chân, nam giới anh nào cũng nằm vật ra trong khi mấy cô nữ đội viên TN Xung
Phong vẫn nhanh nhẹn kiếm củi, nấu cơm, đun nước cho toàn đơn vị.
- Đúng thế. Hồi ở lính, tôi đã nhiều
lần chứng kiến dân công nữ rất dai sức…
- Phẩm chất vượt trội thứ hai ?
- Tinh mắt, thính tai, tiếp nhận thế
giới xung quanh nhanh và nhạy bén, chi tiết hơn nam giới nhiều. Tác giả phân
tích số tế bào tiếp nhận “thông tin” của thị giác, thính giác, xúc giác…của nữ
đều có số lượng vượt trội so với ở nam, cho nên phụ nữ tinh mắt hơn, thính tai
hơn… Trí nhớ cũng tốt hơn. Khi cần tìm một vật gì trong nhà, trong khi anh chồng
cố nhớ chưa ra thì vợ đã nhớ rất đầy đủ, chính xác… Đến một chỗ đông người, phụ
nữ chỉ cần đưa mắt là biết ngay có những người quen nào, trong khi nam giới rất
chậm nhận ra…
- Điểm này tôi công nhận là chính
xác. Tôi nhớ một lần đến dự một đám cưới. Trong khi tôi khẽ hỏi vợ : “Ông X
không đến nhỉ ?” Thì vợ tôi nói ngay : “Anh không nhìn thấy à ? Ông ấy đứng ở
góc bên phải, cuối phòng, cùng với cô con gái…" Về nhà, vợ tôi còn kể vanh vách cuộc
vui hôm ấy có những ai, thậm chí ai mặc quần áo mầu gì… Thì ra đến chỗ hội họp
đông người, bà ấy chỉ cần đưa mắt là thấy ngay có những ai, bà nào, cô nào, ông
nào, cậu nào, ai mặc quần áo kiểu gì, tâm trạng vui hay buồn…
- Nhưng phẩm chất của phụ nữ vượt trội
so với nam là khả năng “làm nhiều việc cùng một lúc”. Nam giới làm việc gì chỉ
chăm chú vào việc ấy và không để ý thấy gì khác bên ngòai công việc ấy. Phụ nữ
thì có thể chú ý cùng một lúc đến nhiều thứ. Vừa nấu ăn (thậm chí mấy món ăn một
lúc) vừa xem TiVi, vừa nói chuyện với bè bạn hoặc con cái… Mục tiêu chú ý của
phụ nữ phong phú và đa dạng hơn nam giới nhiều. Một đặc điểm nữa : Phụ nữ rất
không thích sự đơn điệu.
- Về mặt này thì con gái tôi đã có
nhận xét về chồng nó. Con gái tôi kể : “Chồng con. không cần thay đổi thực đơn. Cứ ăn
mãi một món, cũng không chán…” Hay bên cạnh nhà tôi có một gia đình.
Hai vợ chồng có hai cô con gái. Nhà cứ đổi món luôn. Thỉnh thoảng tôi đi ngang
qua cửa, thấy anh chồng đứng bên ngoài nói, miệng cười méo xệch : “Hôm nay nhà
này lại đổi bữa” , (có nghĩa không ăn
cơm như thường lệ mà thay bằng bún, mì, hoặc thứ gì khác…) Anh chồng thì không
thích thú gì cái chuyện đổi bữa ấy, nhưng
phải miễn cưỡng theo, vì tính anh vốn lành hiền, thêm nữa, trong gia đình anh, nữ
lại chiếm đa số (3 nữ +1 nam). Tóm lại nam giời không ngại, thậm chí còn thích
“đơn điệu”, trong khi phụ nữ thì ngược lại, thích mỗi hôm mỗi khác… Chính vì thế
phụ nữ thích hội hè, các trò vui chơi đông người, trong khi nam giới thường
thích yên tĩnh…
- Đúng thế. Cho nên lễ hội chủ yếu
do phụ nữ… “bịa” ra để vui chơi và đàn đúm. Hiểu ! Chỉ qua mấy nét Cụ phác ra
tôi đã thấy sự khác biệt cơ bản giữa nam và nữ… Nam thích cô đơn trong khi phụ
nữ rất sợ sự cô đơn… Chà, thấy được bản chất của nữ giới so với nam giới cánh
ta rồi.
- Còn một nét này của phụ nữ tôi thấy
ít người nói đến.
- Nét gì, Cụ ?
- Trong khi tôi lại thấy đấy mới là
nét chính yếu của nữ giới. Đấy là tình yêu.
- Sao Cụ bảo tình yêu chỉ là thứ người
ta bịa ra ?
- Đấy là thứ tình yêu “giả”, thuần
túy giữa nam nữ, được mấy vị “ra cái điều” bịa ra, vì thấy nhiều người ca ngợi
nó quá. Đối với mấy tay thích ra cái điều, thích vây vo, tỏ ra ta đây này nọ. Nào “Em
là người duy nhất, Anh giữ chặt em trong tim…” Không ! Theo tôi, đấy không
phải tình yêu đích thực…
- Vậy theo Cụ tình yêu “đích thực” của
phụ nữ nó như thế nào ? Vuông, tròn hay méo ?
- Tôi nói theo suy nghĩ thật của
tôi. Tôi cũng băn khoăn nhiều về chuyện này, rồi tôi đột nhiên “thấy” trong một
phân tích về tâm lý phụ nữ của một người, theo tôi là am hiểu và không bị lóe mắt
vì những câu “ra cái vẻ”. Khi phân tích nhu cầu tình cảm của phụ nữ, ông này
nói đến nhu cầu được…tiếng Anh là “nurture” có nghĩa là chăm sóc, chiều
chuộng… Và rồi tôi bắt gặp một câu nữa, của ai đấy tôi không nhớ : “Người phụ nữ
chỉ yêu anh thật sự khi anh tự nguyện đứng vào vị trí con của cô ta !” Mà đúng
thế, trong tình yêu của phụ nữ có lòng mong muốn được chăm sóc, chiều chuộng…
Tôi nhớ đọc được trong kịch bản của Nguyễn Đình Thi, tên kịch bản là gì tôi
không nhớ, có một câu đối thoại làm tôi thích vô cùng và in dấu rất sâu vào ký ức
tôi.
- Lý thú đấy nhỉ ? Câu gì vậy ?
- Đôi bạn thân thiết nhưng hoàn cảnh
không cho họ được chung sống. Tình cờ gặp nhau (hình như trên đường đi chiến dịch)
họ ngồi bên nhau, hưởng cảm giác ấm cúng… Nhưng chỉ ngồi với nhau được một lát
rồi phải chia tay… Họ là bộ đội và đang thời gian chiến trận. Lúc đứng lên để
ly biệt, cô gái nói một câu mà tôi không bao giờ quên : “Em chỉ ao ước một hôm nào đấy được nấu cơm cho anh ăn !”. Đấy đích
thực là tình yêu. Cô yêu anh và mong ước lớn nhất không phải là ôm hôn (hay được
anh ôm hôn) mà là được “chiều”, được nurture
anh, như một bà mẹ chiều chuộng, phục vụ, chăm sóc đứa con. Riêng tôi thấy
đấy mới là tình yêu đích thực của người phụ nữ. Trong một tác phẩm khác, tiểu
thuyết MỞ HẦM của… NGUYỄN DẬU thì phải,
cũng có một câu, khiến tôi đọc đến, thấy “lạnh” người. Đấy là khi cô gái bị ép
lấy một thợ mỏ, sau khi Vùng Mỏ được giải phóng, chính quyền thu xếp để cô
“thoát khỏi số phận tôi đòi”. Lúc chia tay nhau, cô rất mừng là “được thoát”
nhưng cũng trào lên một tình cảm đã âm ỉ trong suốt nhưng năm tháng tủi nhục kia,
dù sao tình cảm ấy cũng đã nảy nở. Cô nhìn anh công nhân “thô bạo” thương xót nói
: “Tôi đi rồi, thì lúc đi ngủ, nhớ mắc
màn, kéo muỗi nó đốt cho đấy...” Câu cô nói khiến tôi xúc động lạ thường. Đấy
chính là “tình yêu đich thực”, mặc dù trong hoàn cảnh này nó chỉ lóe lên trong
khoảnh khắc, trước lúc chia tay nhau vĩnh viễn…
- Chà… Suy nghĩ của Cụ lạ đấy !
- Vì bây giờ con người ta yêu nhau,
lấy nhau vì vật chất là chính. Cụ thể là vì DANH VỊ, vì LỢI. Mà LỢI nghĩ cho
cùng cũng là DANH VỊ, và là vật chất. Do đấy thực chất của tình yêu bị bỏ qua
và ít ai thấy cần đến nó. Nhưng nếu bỗng nhiên xuất hiện một tình yêu “đích thực”
thì sẽ như thế đấy : khi ấy YÊU là muốn chiều chuộng, muốn chăm sóc… Và như thế,
tình yêu trở lại ý nghĩa ban đầu của chữ ÁI viết theo kiểu chữ Hán, gồm hai phần
ghép lại, một bên chữ NỮ là PHỤ NỮ và một bên chữ TỬ là con…Tình yêu đích thực
của phụ nữ bao giờ cũng có tố chất của người mẹ đối với đứa con mình đẻ ra, thể
hiện qua việc chiều chuộng nó, chăm sóc, phục vụ, cưu mang nó. Mong ước lớn nhất
và tha thiết nhất của nhân vật “cô gái” trong kịch bản của ông Thi chỉ là “một ngày nào đấy được nấu cơm cho anh ăn”…
Không phải hôn, không phải làm tình, cũng không phải sóng đôi trình diễn ngoài
phố để khoe “đẹp đôi”, để ra cái điều “ta đây”, mà là “nấu cơm cho anh ăn”… Cô gái không yêu anh bộ đội ấy theo cách một
cô gái lãng mạn, yêu một Hoàng Tử trong mộng ! Đấy chỉ là thứ tình yêu tưởng tượng,
tình yêu do mấy ông thi sĩ dởm miêu tả và ca ngợi, khác xa tình yêu chân chính
của người con gái, hoặc của mọi người phụ nữ. Cái tình yêu đã bị quyền và lợi
làm lu mờ, chỉ còn tồn tại rất hiếm hoi trong cuộc sống hôm nay, và nếu ai có cảm
thấy thì gạt ngay đi, coi là “viển vông”, mất thời giờ!
- Chà.. Nghe Cụ nói tôi rất tán
thành và tôi lờ mờ thấy hình như tôi đã được hưởng một hoặc hai lần nào đấy thứ
tình yêu đích thực ấy. Rất tiếc là hoàn cảnh đã không cho phép tình yêu ấy nẩy
nở. Chà… Cuộc trò chuyện hôm nay rất bổ ích… Rất rất bổ ích… Cảm ơn Cụ…
HÔM CUỐI CÙNG :
-
Chào Cụ ! Đi dược nhiều chưa ?
- Nhiều.
- Ta nghỉ chân một chút chứ ? Tôi nhận
ra được một cái sai của mình suốt cả cuộc đời. Hôm qua nghe Cụ nói và ta bàn
nhau, tôi mới vỡ lẽ. Sai lầm trầm trọng. May mà trước khi chết còn nhận ra để
chỉnh đốn đôi chút…
- Sai lầm gì mà ghê thế ?
- Hình như không của riêng tôi mà của
rất nhiều người nam giới chúng ta. Đấy là tội không hiểu nhu cầu quan trọng bậc nhất của phụ nữ là nhu cầu được chiều chuộng,
chăm sóc chồng con mà cánh nam giới
chúng ta lại ngăn trở, thậm chí cấm đoán nó… Đấy chính là thiếu sót trầm trọng
khiến bao nhiêu phụ nữ cảm thấy “làm đàn bà khổ quá” ! Tôi kể cụ nghe một chuyện
trong gia đình tôi. Sau hôm cha tôi mất, các việc tang lễ xong xuôi, mấy anh em
tôi mới thu dọn đồ đạc của cha, thì tôi phát hiện một lá thư của mẹ tôi gửi cho
ông, trước khi mẹ tôi mất vài tháng. Một lá thư rất lạ. Câu mở đầu đã là : “Cậu (chúng tôi gọi cha mẹ là “cậu mợ”) đã
làm hỏng cả cuộc đời tôi…” Bà mẹ tôi viết rất nhiều, toàn những lời lẽ đau
đớn, hờn oán, xót xa. Tôi vội cất kín, sau đấy chỉ đưa ông anh và bà chị tôi đọc
rồi tính đợi lúc nào thuận tiện mới cho các em tôi đọc lá thư “quái đản” ấy.
Tôi cứ băn khoăn mãi, tại sao mẹ tôi lại oán trách cha tôi đến thế ? Anh và chị
tôi lý giải, nhưng chưa làm tôi hết băn khoăn. Bức thư ám ảnh tôi cho mãi đến gần
đây. Hôm qua, sau cuộc trò chuyện với Cụ ở đây về, tôi suy nghĩ, mới nhận ra
nguyên nhân nỗi oán hờn của mẹ tôi đối với cha tôi là do đâu. Và cả của vợ tôi
gần đây, cũng hờn giận và nói tôi y hệt như mẹ tôi viết trong lá thư kia.
- Cụ tìm ra được nguyên nhân ?
- Vâng. Là cha tôi ngày trước cũng
như tôi hiện nay đã đem lối suy nghĩ giản đơn ngăn trở mẹ tôi trước kia và vợ
tôi hiện giờ. Tiêu biểu nhất là ngày Tết. Trong khi mẹ tôi và vợ tôi làm bữa ăn
cầu kỳ hơn ngày thường, chỉ cốt được thấy các con và cả gia đình hưởng vài món
ăn đặc biệt, thì như mẹ tôi viết trong lá thư kia, kể lại : “Cậu (cha) không gắp thứ
gì, mặt lạnh lùng…làm cả nhà mất vui, mất luôn cả ngày Tết…” Cha tôi hồi ấy và
tôi bây giờ chỉ thấy Tết là để nghỉ ngơi. “Các cụ nghĩ ra bánh chưng bánh dầy,
chè lam ngũ vị là để Tết không phải lăn vào bếp nấu nướng. Ấy thế mà mấy mẹ con
lại chúi đầu vào bếp nấu nấu nướng nướng, coi miếng ăn quá trọng…” Cụ thấy
không, kiểu suy nghĩ của đàn ông ! Không thấy nhu cầu của phụ nữ là được “tất bật,
vất vả, coi đấy là vui. Niềm vui được trang
trí nhà cửa, được thấy cả gia đình, trước hết là con cái ăn uống ngon lành,
thích thú… cười cười nói nói…cùng chung vui với nhau…” Thái độ bất hợp
tác”, “tẩy chạy của cha tôi ngày xưa cũng như của tôi hiện nay đã làm tan biến
niềm thích thú kia, hết sức cơ bản đối với phụ nữ, nhất là đang tuổi làm mẹ… Thậm
chí còn gây không khí căng thẳng… là thứ tối kỵ trong những ngay lẽ ra phải vui
như thế này…
- Cụ nghĩ rất đúng. Nam giới chúng
ta căn cứ vào quan niệm của mình, không thông cảm vơi niềm vui của phụ nữ…
Nhưng xin lỗi Cụ, tôi nghĩ hơi khác. Đấy là thời xưa, khi mỗi con người còn phải
phụ thuộc vào nhau. Ngày nay mỗi con người đã bắt đầu thấy được “tự lập hoàn
toàn”. Tất nhiên nữ giời sống bằng cảm tính nên thích giao tiếp. Rủ nhau cùng
đi, cùng làm… Chiều nhau…
- Cụ nói đúng. Nhưng với lối suy
nghĩ cổ xưa quen thuộc, dân ta còn lâu mới có được thái độ tự lập và sung sướng
trong khả năng tự lập ấy. Và phụ nữ ở ta vẫn tha thiết với con cái, thậm chí
nhiều bà nhiều cô vạch ra con đường tương lại cho chúng, và “ép” chúng quá nhiều,
từ ăn uống cho đến học hành, giao tiếp... Trong khi ấy, các nước tư tưởng đã được
giải phóng, người mẹ “buông” con cho chúng tự quyết định mọi thứ từ rất sớm, chỉ
lúc chúng lên 5, lên 6. Bởi chúng sẽ tự chúng điều chỉnh cách suy nghĩ, tự rút
kinh nghiệm …
- Chà … Với lại đòi hỏi “phải thông
cảm”, phải từ bỏ cách sống, cách suy nghĩ của mình để “chiều” theo cách suy
nghĩ, cách sống của người khác để làm gì kia chứ? Tốn vào đấy bao nhiêu ca-lo để
đi đến đâu ? Càng nghĩ càng thấy ghép một nam một nữ vào thành “vợ chồng” và phải
sống với nhau “cho đến tóc bạc răng long” đang tạo ra và sẽ còn tạo ra bao
nhiêu bi kịch… Tôi thấy quan niệm mới Cụ kể hôm nọ là đúng. Ít nhất thì cũng hợp
với thời thế hôm nay… Còn cái Cụ gọi là “tình yêu đích thực” kia công nhận là quý,
nhưng cũng không thể kéo dài mãi mãi
- Cụ nói có lý. Nhất là bây giờ, hiến
pháp và luật pháp cho phép mỗi con người được chọn cách sống, không “buộc” phải
tuân theo tục lệ cổ lỗ ngày xưa. Đúng là hình thức “gia đình” đang thành vật cản
trở cho quyền tự do và nhu cầu bình thường của mỗi con người, chẳng bao lâu nữa
sẽ tan biến. Sẽ không ai theo nữa. Mà thời đại mới, tội gì một bên “gông đeo cổ” còn bên kia “dợ
buộc chân”, phải không Cụ ? Cái thời con
trai đến tuổi phải tìm vợ, con gái đến tuổi phải tìm chồng đang qua, và sẽ
qua rất nhanh, Cụ tán thành không ?
- Tán thành ! Rất-rất tán thành ấy
chứ. Tôi rất thích cái câu nhận xét: “Tế
nhị hỏng việc!” của một sinh viên hạt nhân ở Liên Xô khi nghe mấy vị cổ lỗ
bảo “cách xưng hô của ta tế nhị”. Bao nhiêu công sức bỏ ra chỉ cốt để “tế nhị”,
liệu có bõ không ? Còn đâu trí óc cho nghiên cứu, nâng cao hiểu biết ? Tôi nghĩ
là không ! Tôi rất tán thành quan niệm của Hegel : con người ngày càng muốn tự do, muốn vứt bỏ mọi xiềng xich cản trở nó.
Mục tiêu tất cả chúng ta, tất cả loài người đang hướng đến là TỰ DO ! Là thoát
khỏi mọi trói buộc. Và như Tổng thống Mỹ Barack OBAMA nói hôm ở Trường Đại học
Rangoon, là xã hội loài người sẽ tiến đến chỗ không còn nỗi SỢ nào nữa… vÌ sợ là vật cản giữa tư duy và sáng tạo. Đã "sợ" thì không còn tự do là thứ cần thiết cho sáng tạo...Các nỗi
sợ sẽ giảm dần, bị thanh toán dần… và hướng con người đang tiến đến chỉ là Tự Do
HOÀN TOÀN TỰ DO…
- Về mặt này, tất nhiên phụ nữ tiến
chậm hơn và đàn ông chúng ta cần phải thông cảm với họ. Thông cảm chứ không phải
“theo đuôi” họ, và cũng chỉ một thời gian thôi. Tôn trọng các ý thích của họ
nhưng không vì thế mà mất đi bản chất của mình. Tôn trọng chứ không phải chiều
theo. Cụ tán thành chứ ? Vẫn cứ phải “là mình”
- Tán thành ! Vả lại họ tiến chậm
hơn nhưng cũng sẽ tiến theo hướng “độc lập”, tự do, tự chủ, tự quyết định số phận
mình… và rồi họ cũng sẽ tôn trọng người khác, dù đấy là chồng hay con… giống
như phụ nữ Nhật và nhiều nước tiền tiến hiện nay…
II
II
Về tập tục
...
- Hôm trước tôi đọc thấy cái câu
Lê-nin nói ra cuối đời, năm 1923, tức là trước khi mất chưa đến một năm, tối
hôm qua đọc lại. Câu ấy đại khái là “Phải
thừa nhận chúng ta đã thất bại. Không thể ngay một lúc thay đổi một nếp sống đã
bắt rễ hàng ngàn năm của người dân Nga. Cũng có thể dùng biện pháp cưỡng bức để
buộc người ta thay đổi, nhưng như thế nước Nga sẽ biến thành một bể máu…”[i]
- Câu ấy tôi có đọc, tôi nhớ là đăng
trên báo “VĂN HỌC” của Liên Xô vào cuối năm 1989, tức là vào thời điểm tình
hình Liên Xô đang hết sức rối ren, những “quyết sách” của Gorbatsov tưởng đem lại
trật tự, ai ngờ chỉ làm rối thêm. Rồi hơn một năm sau, ông ta phải từ chức, và
nhân danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Liên bang Xô-viết tuyên bố chấm
dứt sự tồn tại của cái Đảng to lớn ấy …
- Trước khi qua đời, Lê-nin nói ra
câu ấy, chính vì ông ta có tham vọng
- Tham vọng hay ảo tưởng ?
- Đúng, ảo tưởng. Ông ta tưởng, sau khi “cướp” được chính quyền sẽ dễ dàng tiến hành thay đổi tận gốc cách suy nghĩ của người dân Nga thành cách nghĩ tự do, dân chủ, phóng khoáng, theo kiểu đã định hình ở Phương Tây, mà nhờ cách nghĩ ấy, đã thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế phồn vinh...
- Tham vọng hay ảo tưởng ?
- Đúng, ảo tưởng. Ông ta tưởng, sau khi “cướp” được chính quyền sẽ dễ dàng tiến hành thay đổi tận gốc cách suy nghĩ của người dân Nga thành cách nghĩ tự do, dân chủ, phóng khoáng, theo kiểu đã định hình ở Phương Tây, mà nhờ cách nghĩ ấy, đã thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế phồn vinh...
- Tức là ông ta tưởng sử dụng "chuyên chính" có thể “cải tạo” dễ dàng cách nghĩ cũ kỹ,
tủn mủn, đầy chất mê tín và sùng bái bất cứ ai “có sức mạnh” (tiếng Nga là сильные) cố hữu của nông dân Nga theo hướng cho phép mỗi người đều
thấy mình có quyền tự do quyết định cuộc đời mình, chứ không chịu lệ thuộc vào dư luận,
không còn chịu ép mình trong khuôn khổ gia tộc, làng xóm…Đúng là ảo tưởng của tầng lớp "thầy giáo làng"...
- Nước ta cũng đang rất cần sự thay
đổi như thế. Cụ tán thành không ? Lối đâu hễ ai dám dũng cảm tự quyết định cuộc đời
mình thì bị phê là "cá nhân chủ nghĩa", là bỏ mất truyền thống “thuần phong mỹ tục”…
- Mấy cái chữ “thuần phong mỹ tục” ấy
nghe bùi tai nhưng chẳng khác gì thuốc độc làm lớp trẻ không dám sống theo ý
riêng của chúng. Chỉ sợ bị đám già hủ lậu mắng mỏ… Ăn mặc kiểu nào thì mặc xác chúng
nó chứ, phải không, Cụ ? Tôi biết ở Pháp còn có một thành phố tôi quên mất tên…
Tổng thống Pháp đã ra quyết định cho phép thành phố ban hành điều luật, quy định mọi người trong ấy
không ai được mặc quần áo.
- Chà ! Một quyết định táo bạo !
- Cụ nói đúng. Táo bạo nhưng cần thiết. Thế là tất cả mọi người cứ phải tồng ngồng ra chợ mua bán, vào siêu thị, lên xe buýt… Mà có phải ai cũng có thân thể đẹp đẽ như hoa hậu đâu. Nhiều bà thỗn thện, đùi thì to tổ bố… nhiều ông bụng phệ trông phát khiếp lên được, nhưng vẫn không được mặc quần áo… Để tôi tìm lại trong Gu-gần xem cái Thị trấn ấy tên là gì. [ii]
- Chà ! Một quyết định táo bạo !
- Cụ nói đúng. Táo bạo nhưng cần thiết. Thế là tất cả mọi người cứ phải tồng ngồng ra chợ mua bán, vào siêu thị, lên xe buýt… Mà có phải ai cũng có thân thể đẹp đẽ như hoa hậu đâu. Nhiều bà thỗn thện, đùi thì to tổ bố… nhiều ông bụng phệ trông phát khiếp lên được, nhưng vẫn không được mặc quần áo… Để tôi tìm lại trong Gu-gần xem cái Thị trấn ấy tên là gì. [ii]
- Chà, kiểu như Cụ với tôi mà nhìn cũng
thấy chướng, tại chưa quen mà.
- Cụ Lê-nin nói đúng, tập tục từ
hàng ngàn đời, đâu dễ dàng biến đổi…
- Mấy vị tôi biết, suy nghĩ theo kiểu
già nua, cổ hủ, vin vào cái gọi là “truyền thống”, chê trách đám trẻ hết lời rồi đổ lỗi cho
gia đình không giáo dục, nhà trường không khuyên răn…
- Khốn khổ ! Định o ép con người ta
đến bao giờ không biết !
- Sao mấy thằng cha ấy lạc hậu thế
nhỉ ? Thế kỷ 21 mà bắt đám trẻ sống theo kiểu thế kỷ 19…
- 19 gì ? 17, 16, 15… ấy chứ. Ngày
xưa Cụ có học câu “Con ơi muốn nên thân
người, lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha. Gái thì giúp việc trong nhà, trai
thì đèn sách để mà kịp khoa…” Này, Cụ ạ, tôi vừa đọc báo thấy ở Phần Lan lại
vừa tiến hành cải cách giáo dục bước nữa, từ nay các môn Toán Lý Hóa đều không
bắt buộc. Thầy trò ngồi thoải mái trong phòng học trò chuyện trao đổi và tranh
cãi bình đẳng…
- Ôi, tôi mong ước trường của ta được
tổ chức như thế quá. Tôi nhớ cách đây khá lâu, đọc thấy một bài trên báo Văn
Nghệ của ta... Tác giả lấy tên bài báo ấy là "Học thầy không tầy học bạn",ca tụng cách xưng hô “thầy – con” và lý lẽ “không thầy
đố mày làm nên”… Đọc xong, tôi tức quá, liền viết một bài phản bác, nhưng ông Tổng
biên tập đọc xong bản thảo, cười, bảo : “Anh nói mạnh quá ! Mới quá ! Chưa được
đâu !” Và đề nghị tôi rút !
- Nhân đây tôi kể lại một kỷ niệm nhỏ
nhé. Tôi đã kể với Cụ, tôi sống trên Thượng du, lên sáu tuổi, đến năm phải đi học
mới được cha tôi cho về quê sống với ông bà nội. Tôi thấy dân làng lạc hậu quá.
Và tôi rất khó chịu lối xưng hô. “Tại sao lại là “con” nhỉ ? Ông ấy có đẻ ra mình đâu ?” Thế là đến lớp,
thấy đám bạn cùng học lớp Đồng ấu, hồi ấy gọi là Classe Enfantine cứ xun xoe
vây quanh thầy, nịnh thầy, tôi tránh. Chỉ khi bất đắc dĩ lắm. buộc phải “thưa
Thầy” tôi mới xưng “con” cho qua quít, vì thầy có cái roi ! Và ông thầy của tôi
về sau cũng cảm thấy thế, nhưng vì cha tôi cũng từng là thầy giáo và giỏi hơn
thấy kia, cụ tốt nghiệp Trường Sư phạm của Pháp hẳn hoi, và tôi lại học giỏi,
bài làm nào cũng tốt, không để thầy có cớ dùng roi, hay thước kẻ… nên dần dần thầy
cũng nể, lờ đi… Tôi thú thật với Cụ sau này gặp lại bạn thuở nhỏ, kể lại những
kỷ niệm đẹp về các thày, tôi chỉ nghe không nói, vì ngay hồi ấy tôi đã thấy nhiều
thầy dốt hơn tôi. Chẳng là nhà tôi rất nhiều sách và tôi rất ham đọc, hiểu nhiều
thứ hơn thầy…Cả về khoa học, lịch sử…
- Chà, trở lại chuyện Lê-nin. Bi kịch,
đúng là bi kịch. Ý định thì tốt, thì “trong sáng” nhưng thực hiện thì không
xong, toàn hỏng.
- Vì bản thân cái ý muốn ấy tốt,
nhưng “viển vông”. Tôi thấy ai dùng hai chữ “viển vông” ấy chính xác quá, khó
tìm được chữ gì thích hợp hơn.
- Thì chính Ăng-ghen, sau khi Mác mất, có nói
hồi thảo ra bản “TUYÊN NGÔN CỘNG SẢN” hai ông còn trẻ, còn nhiều ảo tưởng, tức là đều suy nghĩ viển vông…
- Có lý. Năm 1848 ấy cả hai ông đều
chỉ 30 tuổi ! Nhưng theo tôi, nguyên nhân thất bại chính của nó là thời thế đã
thay đổi mà do bị đám "thầy giáo làng" coi là “đạo” kiểu như các linh mục, giám mục coi "dạo "Ki-tô" cho nên không ai dám sửa.
- Không chỉ thất bại mà từ tốt thành
xấu, từ nhân đạo thành vô nhân…
- Tôi cho rằng nguyên nhân chính là
do họ, mấy thầy giáo làng kia, quá tự tin. Tự tin đến mức trở thành ác độc, cho
rằng chỉ ý kiến mình là đúng, mọi ý kiến người khác là sai, thậm chí là xấu.
Thú thật với Cụ, từ thuở nhỏ tôi đã rất ghét cái lối cả vú lấp miệng em. Cãi nhau với cái đám ấy chỉ dại, vừa mất thời giờ
vừa bực… Cho nên về sau cứ cuộc trò chuyện nào sắp biến thành tranh luận là tôi
lảng, đỡ mất thời giờ vô ích.
- Tôi cũng giống Cụ, rất ghét thằng
nào cứ khư khư ý kiến của mình, nhưng ghét nhất, và khinh nhất là những thằng
còn lấy sức đè người. Lý lẽ chưa đủ còn dùng cẳng chân, bắp tay…
- Dã man nhất là dùng vũ lực, súng ống,
nhà tù…
- Đúng thế. Đám ấy gọi là dã man
chưa đủ, có lẽ phải dùng một từ gì khác độc địa hơn nữa kia, khốn nỗi tôi chưa
nghĩ ra…
- Cho nên cái ông Đại tá “I-nốc” từng
được quân Pháp gọi là “con hổ Đường số Bốn… tôi quên mất tên, hình như họ Đặng…
- Đặng Văn Việt !
- Đúng, ông Việt khẳng định cái gọi
là Chủ nghĩa Mác-Lê thật ra phải gọi là “đạo” vì có toàn bộ giáo lý, rồi hệ thống
tổ chức, kể cả những “pháp quan” không thiếu yếu tố nào.
- “Đạo” ! Hay ! Chính xác !
- Nhưng tôi kể với Cụ chuyện gần đây nhé. Chẳng là thỉnh thoảng ông ấy đến nhà tôi. Tôi quý ông ấy nên hay khen, thế là ông ấy thích, lâu lâu lại đến. Tháng trước, lúc ông ấy ngồi chơi, nói "Ừ thì ai thích chủ nghĩa Mác cứ thích, nhưng đừng "bắt" người khác cũng phải thích." Bỗng nhiên hôm ấy, ngứa miệng hay sao tôi bỗng phang : "Ai bắt đâu ? Mà có "bắt" đi nữa mà mình không theo thì đã sao ? Mình cứ giữ quan điểm của mình chứ. Đằng này anh lại nghe theo họ, tức là anh bị họ "xui dại"... Lỗi ở anh chứ anh còn trách ai !" Thế là ông ấy đứng dậy ra về. Ra đến cửa, ông ấy còn nói thêm một câu "gỡ sĩ diện" : "Đặng Văn Việt này lúc nào cũng ngẩng cao đầu, không khuất phục bất cứ đứa nào đâu ! Nói cho cậu biết !". Tôi định nói câu gì xin lỗi, nhưng chợt nghĩ, không cần ! Tiếp loại người ấy, tuy là chỉ huy cũ, nhưng cũng mất thời giờ !
- Chà ! Cụ dùng chữ "xui dại" sao chính xác đến thế. Nguyên do chỉ là do trình độ cánh ta hiểu biết chưa đến nơi đến chốn, nghe "đám đông" ca ngợi thì vội cho là hay, là giỏi... Ối người trình độ hiểu biết hơn hai cánh ta mà còn bị "xui dại" nữa là. Nhưng thôi, trò chuyện với Cụ thì đến tối chưa chắc đã xong một đề tài. Mà cái đề tài này cực kỳ lý thú đấy. Bàn mãi không chán. Vả lại đám khọm già chúng mình còn ối thời gian, phải không Cụ ? Không gì thú vị và bổ ích bằng nhìn lại cuộc đời, hiểu ra những điều lúc trẻ mình chưa hiểu. Thôi, tôi phải đi bộ thể dục đây. Cụ đi chưa ? Nếu chưa thì ta cùng đi. Nhưng tôi nhắc lại : câu chuyện giữa hai khọm chúng ta chưa phải đã chấm dứt đâu đấy nhé!
- Nhưng tôi kể với Cụ chuyện gần đây nhé. Chẳng là thỉnh thoảng ông ấy đến nhà tôi. Tôi quý ông ấy nên hay khen, thế là ông ấy thích, lâu lâu lại đến. Tháng trước, lúc ông ấy ngồi chơi, nói "Ừ thì ai thích chủ nghĩa Mác cứ thích, nhưng đừng "bắt" người khác cũng phải thích." Bỗng nhiên hôm ấy, ngứa miệng hay sao tôi bỗng phang : "Ai bắt đâu ? Mà có "bắt" đi nữa mà mình không theo thì đã sao ? Mình cứ giữ quan điểm của mình chứ. Đằng này anh lại nghe theo họ, tức là anh bị họ "xui dại"... Lỗi ở anh chứ anh còn trách ai !" Thế là ông ấy đứng dậy ra về. Ra đến cửa, ông ấy còn nói thêm một câu "gỡ sĩ diện" : "Đặng Văn Việt này lúc nào cũng ngẩng cao đầu, không khuất phục bất cứ đứa nào đâu ! Nói cho cậu biết !". Tôi định nói câu gì xin lỗi, nhưng chợt nghĩ, không cần ! Tiếp loại người ấy, tuy là chỉ huy cũ, nhưng cũng mất thời giờ !
- Chà ! Cụ dùng chữ "xui dại" sao chính xác đến thế. Nguyên do chỉ là do trình độ cánh ta hiểu biết chưa đến nơi đến chốn, nghe "đám đông" ca ngợi thì vội cho là hay, là giỏi... Ối người trình độ hiểu biết hơn hai cánh ta mà còn bị "xui dại" nữa là. Nhưng thôi, trò chuyện với Cụ thì đến tối chưa chắc đã xong một đề tài. Mà cái đề tài này cực kỳ lý thú đấy. Bàn mãi không chán. Vả lại đám khọm già chúng mình còn ối thời gian, phải không Cụ ? Không gì thú vị và bổ ích bằng nhìn lại cuộc đời, hiểu ra những điều lúc trẻ mình chưa hiểu. Thôi, tôi phải đi bộ thể dục đây. Cụ đi chưa ? Nếu chưa thì ta cùng đi. Nhưng tôi nhắc lại : câu chuyện giữa hai khọm chúng ta chưa phải đã chấm dứt đâu đấy nhé!
[i] “конечно
мы провалились...мы должны ясно видеть... что так вдруг переменить психологию
людеи, навыки их вековой жизни нельзя.
Можно попробовать загнать население в новый строй силой, но это приведет
к всероссийской мясорубке.”
[ii]
Đấy là Cap d'Agde, người ta khỏa thân ở mọi nơi, khi đi tắm biển, tắm nắng, đi
mua sắm, hay kể cả là rút tiền tại ngân hàng, mà không một chút ngại ngùng hay
xấu hổ.
Bạn có thể bắt gặp cảnh những người “trần như
nhộng” đứng xếp hàng trước máy ATM để rút tiền. Tại các cửa hàng bán quần áo,
người ta thử đồ, mua đồ và bỏ vào giỏ rồi lại đi ra trong tình trạng không mảnh
vải che thân.
Vào buổi tối, Cap D’Agde trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết với các
buổi hòa nhạc, những điệu nhảy disco và lễ hội tưng bừng.
Tạm biệt thế giới của vải vóc, khuynh hướng “về
với thiên nhiên” của Cap d’Adge nở rộ từ những năm 1950 và kéo dài cho đến ngày
nay. Ngay cả trẻ em cho đến người già cũng thích phơi nắng không mảnh vải che
thân trên bãi biển.
Theo đó, rất nhiều gia đình ở nơi khác vẫn thường
cho con cái đến đây trong kì nghỉ cuối tuần, với mục đích là cho đám trẻ được
hòa mình với thiên nhiên, được tiếp xúc với gió, với nắng, với cát bằng toàn bộ
cơ thể; để trở nên gần gũi và yêu quý thiên nhiên hơn.
Trong khi sự phân biệt đẳng cấp xã hội, sự chênh
lệch giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ thì ở Cap d’Agde, người ta xóa bỏ tất cả sự
phân biệt đó bởi vì ai cũng giống nhau khi cởi bỏ hết quần áo. Được biết, Cap
D’Agde được hình thành từ những năm 1970. Tuy nhiên, năm 1973, bãi biển khỏa
thân Cap D'Agde mới chính thức đi vào hoạt động. Tại đây có 4 loại hình nhà ở
cho khách du lịch bao gồm khu căn hộ, biệt thự ngoại ô, khu cắm trại và một
khách sạn có tên Hotel EVE... (Theo GOOGLE)